–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

18. THẬP BÁT LA HÁN NGHIÊM TÚC THẢO

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9507)
18. THẬP BÁT LA HÁN NGHIÊM TÚC THẢO
Khi bấy giờ Thiền Sư nhập xong Chánh Định, chánh định là nơi ra vào quán xuyến trùm khắp, quán xuyến từ thân mạng đến các hình tướng, hằng hà sa số các thân mạng Tứ loài sống chết từng lớp, tồn sanh sanh diệt nơi tất cả chúng sanh, họ chỉ nương nơi Túc Mạng mà ấn định, sự ấn định nó không ngoài Thần Túc tư tưởng và trình độ trực thuộc gìn giữ, nên mới có từng Cảnh Giới, từng mỗi Cõi, rộng hẹp khác biệt nhau của mỗi Cõi, mỗi một Cõi đồng Chủng Tộc, trùm khắp đồng thể tánh. Thiền Sư Ngài đã tận tường từ chốn, nên sự giao cảm đối với Ngài thời trùm khắp vũ trụ Tam Thiên, không ngoài từng Pháp Giới vận chuyển Pháp Thân.

Thiền Sư đã từng nhiếp độ thâm nhập chu đáo tận tường của mỗi giới sanh, ảnh hưởng thâm nhiễm nên mới có một Chủng Tộc, toàn diện pháp giới như thế có hằng hà sa số vô lượng vô biên Chủng Tộc, tuy nhiên sai khác nhau nhưng đồng đẳng, an lành nơi pháp thân gọi là Pháp Thân Phật. Đối với Thiền Sư là Bậc Chánh Giác.

Đứng nơi Phật Pháp bất ly thế gian giác để diễn giải Pháp Thân thì nó không khác mấy với Hoàn Cầu thế giới trên quả địa cầu gọi là Pháp Thân. Mỗi một Nước có một đường hướng chế độ, hoặc mỗi một gia đình có một nếp sống trong gia đình gọi là Pháp Giới. Mỗi một con người có mỗi định hướng theo trình độ giai cấp mình, do Bản Tánh chủ định gọi là Chúng Sanh Giới. Từ trong Chúng Sanh Giới đến Pháp Giới kết nạp nhau trở thành Pháp Thân Phật. Bậc Chánh Giác tận tường chu đáo từ nơi chúng sanh giới toàn diện pháp giới không thiếu sót gọi là Chánh Giác. Đối với Thiền Sư cũng như thế.

Khi bấy giờ Thiền Sư quá tường tận sự xuất nhập nơi Như Lai Tạng, phân chia định hướng cùng bất định hướng dung thông cùng bất dung thông Như Lai. Nên chi Thiền Sư hộp hóa Như Lai, ứng hiện nơi Pháp Thân thị hiện, toàn thân Như Lai Chánh Giác. Từ mỗi một lỗ chân lông của Thiền Sư đến bá thiên vạn triệu hằng hà sa số không còn bờ ngăn nên đồng ứng hiện Bá Thiên Cảnh Giới, sa số các Cõi thị hiện vẫn từ mỗi lỗ Chân Lông bước ra được gọi là Ứng Hiện Pháp Thân của Bậc Chánh Giác.

Lúc bấy giờ toàn thân nơi Thiền Sư thảy đều mỗi lỗ chân lông có một vị thị hiện, chung quanh Thiền Sư có hằng hà sa số ứng trực thị hiện lễ bái, ứng trực thọ trì tán thán công đức vô lượng Thiền Sư, tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo. Thiền Sư minh thuyết giải bày, nói năng xong từng lớp lớp thọ trì, lớp lớp ái kính. Tất cả thảy đều thưa gởi. Mỗi Chủng Tộc của mỗi giới sanh mình. Thiền Sư cười vỗ tay, tất cả đều vỗ tay xưng tán. Thiền Sư nói: Lạ thay! Trên con đường giải thoát. Ngài liền thọ ký cho tất cả Chúng Sanh Tánh sẽ thành Phật.

Thiền Sư đứng lên, bước ra ngoài sân lều lá, miệng lẩm bẩm. Tuyệt tác thay! Đấng Chí Tôn Vô Thượng, Ngài đã thành Phật, Ngài thọ ký Chúng Sanh sẽ thành Phật. Nay Ta lại thọ ký chúng sanh tánh sẽ thành Phật, tuy nhiên hai lối trong ngoài, chung lại chỉ có một điều duy nhất, phải chăng tiêu biểu hoàn tất Ba Thân?

Tại sao như thế? Giác thời có Giác mà vốn chỗ Tận Thành vẫn chưa. Tướng Tánh vốn Tương Song khi đang diệu dụng hành dụng, mà Thân Tâm tự chia hai lối thành thử Thực Hành và Trí Tuệ nó phải chưa đồng, làm cho các bậc tu hành dù cho tín thành cực điểm, đầy đủ trên con đường giải thoát chăng, vẫn suy nghĩ hai chiều làm sao Tận Thành cho đặng. Ta thật rõ tận tường có nên phơi bày để đời nầy cùng đời sau thực hiện tận giác chăng?

Khó khăn thay một khúc eo vĩnh cửu chổ Giác với Tận Thành. Nói đến các bậc Giác thời thật nhiều mà Tận Thành quá hiếm, đừng nên hoài tưởng Giác chính là Thành. Các bậc dùng Trí tu hành vẫn từ nơi Giác Trí đặng Như Trí. Bằng dùng Hạnh để tu Đạo Hạnh thời nó lại đứng vào hàng Nhất Tướng về với Như Tướng, tướng mà như như là Trang Nghiêm Tướng nơi Thập Bát La Hán chớ nào Tận Giác. Đến hàng Bồ Tát từ nơi Sơ Trụ Bồ Tát cho đến Đại Bồ Tát Ma Ha Tát vẫn tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo, chớ Pháp Thân chưa Tận Dụng vẫn chưa Tận Thành thì sao? Duy Nhất chỉ có Đức Chí Tôn Bổn Sư Vô Thượng mà thôi.

Ta phải nói sao đây, phải bày biện như thế nào, thật khó khăn thay cho từng lớp lớp căn cơ tu chứng, phân phối với dung hòa. Lời Ta diễn giải toàn lời Công Năng Tu Đạt toàn diện không hai. Khi Ta diễn giải với Tâm Chí Thân Tâm của Ta thì nó nghe ưu tú đặng Bảy Mươi phần trăm. Bằng Ta viết ra từng lời nói diễn giải nó không ngoài văn tự minh thuyết. Các Bậc từ đời nầy cho đến đời sau đọc tụng chưa hẳn đã lãnh hội vẹn toàn, dù bậc tín tâm thông hiểu chăng vẫn thông hiểu với hàng Thinh Văn gặp đặng Duyên mà Giác, chớ chưa tận sâu lời Ta đã nói, đây là lời Ta nói với hàng đã từng biết xem kinh, đã từng tu với Tự Tánh. Nếu bậc tu Y Kinh chưa Liễu Nghĩa thì làm sao thấu đặng lời Ta? Thiền Sư tự thán xong cũng vừa đúng ngọ thọ trai.

Cơm nước do các nhà hảo tâm mang đến cúng dường, tuy không đầy đủ lắm, nhưng Thiền Sư thực dụng tạm qua ngày đơn giản. Theo như thường lệ, mỗi lần thọ trai xong, Thiền Sư thả chiếc võng treo xuống, hai tay nhún hai đầu võng thật kỹ càng mới đặt lưng nằm xuống, có một lúc, có một cụ già ở cuối xóm, mang chiếc võng lên cúng dường, Cụ Già thưa với Thiền Sư:Bạch Thiền Sư, con từ thuở còn trai, làm nghề đan võng, đến nay tuổi già không còn làm nghề đan võng nữa. Con niệm tình ái kính đối với Thiền Sư, mua một ít dây gai, tự tay đan chiếc võng để cúng dường, xin Thiền Sư thương con thâu nhận. Thiền Sư gật đầu, cụ bái tạ ra về.

Thiền Sư lấy một sợi dây, cắt chia làm hai đoạn, buộc hai đầu võng để treo, xong đâu đấy đặt mình nằm xuống võng, chẳng may dây đầu võng bị tuột, làm cho Thiền Sư bổ té. Từ đó trước khi nằm võng phải nhúng kỹ mới lên nằm, phần cụ già kia đã quá vãng, chiếc võng vẫn đang còn. Đôi khi Thiền Sư nhớ lại, lòng mình man mát thương cụ đã qua đời, Thiền Sư không lạ chi cả, nên nói:

Vẫn một sớm chiều man mát tính.
Do lòng đồng hóa đẹp duyên trinh.


Ngọn gió thoảng mát dưới ánh nắng vàng, chung quanh tĩnh tịch, có những chiếc lá khô khua của lều lá, vẫy ve nhau, Thiền Sư nằm trên chiếc võng, võng đưa đầu võng lúc lắc, Thiền Sư lẩm nhẩm tư tưởng phát sinh, đang giải nói hồn mơ.

Thật hay thay! Như Lai Dụng. Lời nầy của kinh pháp mà Đức Thế Tôn ấn chỉ có hai lối Hành Dụng và Thực Dụng của Như Lai, chung gồm chỉ có chữ Dụng.

Từ Hành Dụng của Như Lai là vận chuyển Vạn Pháp trùm khắp Tam Thiên, thế gian xuất thế gian, rồng người, tất cả các sự việc hoàn cảnh hằng ngày cho đến đi đứng nằm ngồi mỗi mỗi lớn nhỏ thảy đều Hành Dụng của Như Lai, chung gồm không trong ngoài của Như Lai Hành Dụng. Còn về Thực Dụng nơi Tứ Loài chúng sanh ăn uống Thực Dụng hằng ngày sinh sống thảy thảy được gọi là Thực Dụng.

Các Bậc Tu Hành đến các Vị Thiền Sư đa số Giác Ngộ nương nhờ nơi va chạm nghịch cảnh bối cảnh Hành Dụng mà Trực Ngộ, hiếm bậc khi đang Thực Dụng mà Trực Giác, nơi các món ăn Như Lai Thực Dụng. Vì sao? Vì Thực Dụng là Bổn Lai. Lạ thay nơi hiểu biết hoặc giả nghiên cứu nơi văn tự nó trực thuộc về bộ óc tạm biết, mà các hàng Thinh Văn Duyên Giác đã từng tu. Nếu đem sự hiểu biết áp dụng thực hành nơi hiểu biết thực hiện thì tự biết kia đặng nương vào Công Đức Hành Dụng Như Lai mà Trực Ngộ thì thâm sâu biết chừng nào, vấn đề nầy đã có nhiều bậc tu hành theo pháp môn Như Lai Trực Giác không ít, còn tu Tận Thành rất hiếm, vì sao? Vì Trực Giác nương Công Đức Như Lai mà Giác, còn Tận Thành bậc tu đã tỏ ngộ tường tận Thông Đạt vạn pháp diễn hành mới có đầy đủ Công Năng, chính mình xây dựng Tận Thành Chánh Giác. Lúc đến đây Thiền Sư nở nụ cười tươi, ngọn gió thoảng qua, nơi hư không đủ màu, đủ sắc quay quần vũ trụ tạo thành luồng gió nhẹ nhàng, thoải mái với Thiền Sư.

Thiền Sư bừng tỉnh, bóng cây đã ngã dài, Ngài đứng lên treo lại chiếc võng về chỗ cũ, Thiền Sư vẽ mặt trầm ngâm suy nghĩ, Ngài bước lại hạ thấp mái hiên đóng khuông cửa sổ, cùng hai cánh cửa lớn của lều lá, Ngài đưa tay lấy chiếc gậy cùng chiếc nón đội lên đầu, nhẹ bước ra đi về hướng tây bắc.

Đối với Thiền Sư Ngài chưa già lắm, chỉ trên dưới Năm Mươi, có một hôm vào khu rừng, cách lều lá độ chừng 500 thước, Ngài nhìn thấy cành cây khô vừa tầm làm chiếc gậy Ngài liền bẻ mang về tự tay điêu khắc, chiếc gậy có một đầu quéo một đầu trơn không nhọn lắm, phòng ngừa lúc vào rừng để dẹp những cành gai hay đá sỏi cốt để cho con đường mòn dễ đi. Ngài xem con đường vào rừng sâu tảng đá, lên thác xuống gành không khác với con đường đạo ngày trước đã từng qua, tuy chân vẫn đi, nơi tay phải có sẵn lợi khí, lợi khí nầy là trí tuệ tan dẹp đóng ngăn, lợi khí chiếc gậy là vạch đường trổ ngõ sau cho kẻ khác họ đi. Lợi khí trí tuệ giải quyết từng giai đoạn thoát khỏi quan niệm chính mình vấp phải đứng yên, cho đó là:Trí Tuệ cứu cánh giải thoát, chớ chẳng chi giải thoát.

Mỗi lần Thiền Sư ngài suy nghĩ như thế, bản thân Ngài thấy nó hay hay, Ngài cho đó là Niệm Niệm. Chư Phật nghìn xưa vẫn niệm niệm, hôm nay Ngài vẫn niệm niệm gọi là Niệm Niệm Phật.

Thiền Sư đang đi nửa đoạn đường, gặp hai chàng trai gánh than đi tới, nhìn thấy Ngài, vội để gánh bên đường chờ Thiền Sư đi qua kính bái. Có đôi lúc Ngài nghĩ lại, khi Ngài mới đến an trú tại địa phương nầy, có người cho Thiền Sư là Ông Thợ Mộc, kẻ cho là Thầy Thuốc Nam, đủ thứ, đủ người nghĩ đến Thiền Sư. Đến sau nầy dựng nên Lều Lá, khi dân địa phương dừng bước ghé chân đỡ cơn mệt nhọc mới rõ là Bậc Thầy Tu, may thay có người ưa thích đạo, ưa tìm hiểu lý chân, chuộng pháp môn tu thiền, kính nhờ Thiền Sư chỉ giáo, nên chi có một số người mang thức ăn cúng dường, mới đặng ở yên sống tạm trong địa phương nhỏ bé.

Thiền Sư vừa đến chân rừng thì trời chiều mát dịu, có những con chim nhỏ quấy rầy ríu rít trên cành cây, Ngài mãi đi đến đồi đất cao nhất an tọa đỡ hơi, lặng nhìn xa xa có những xóm nhà lẻ tẻ chen lẫn cây xanh. Thiền Sư lẩm bẩm, ta hãy đi đến với Mười Tám Vị La Hán, họ đang Hội Thảo xem xét có những gì, nghĩ xong Ngài trầm ngâm lặng lẽ, nét mặt thay đổi không ngừng, Thiền Sư lắc đầu nói:Vi Diệu thay cho Pháp Thân ứng Trực, làm thế nào tất cả những bậc tu hành thâm sâu tận thấu, cho đến Chư Bồ Tát khẩn cầu hết mình tu cầu chánh quả, hết toàn năng kiến tạo Bát Đại Niết Bàn cũng chẳng thấm vào đâu, thời làm sao Nhân Sinh Tứ Loài phàm phu hiểu đặng.

Hôm nay chính Ta tận thấu, nó khác hẳn với lúc đang tu, rất tận tường trọng lượng bản chất linh động thể chất hộp hóa vị diệu dung thông vô cùng không tận, ứng hiện trực hiện cảm hóa hiện đến tận thành thực hiện nơi Pháp Thân chu toàn cho tất cả từng lớp lớp chúng sanh cầu vái đến Chư Thiên Tiên ứng hiện, Chư Thiên liền ứng hiện, do nơi ứng hiện của trình độ qui chế chúng sanh giới mà pháp thân tùy nơi ứng hiện, thành thử các bậc tu hành chuyên ròng tế lễ cầu lấy linh thiên ứng hiện hơn là Trực Hiện. Ứng Hiện là quy chế của Thế Gian cho đến hàng Thinh Văn Duyên Giác cùng A La Hán. Ứng Hiện là chỗ tu hành cầu vái van xin. Còn Trực Hiện là nơi Trực Giác Tam Muội Pháp Môn. Nên Quán Thế Âm mới tự nguyện tùy nơi Sở Nguyện của chúng sanh mà ứng hiện. Đến hàng tu tự tín bản năng, tự tín Công Năng Công Đức kết tạo thời thọ hưởng nơi quy chế Trực Hiện. Trực Hiện là nơi Bồ Tát Sơ Trụ đến Đại Bồ Tát thường dùng Trực Hiện cùng CẢM HÓA HIỆN, cảm hóa hiện chính bậc thường thông cảm Tam Thế Tam Thiên. Xuất Định dạo khắp các Cảnh Giới, gọi là Cảm Hóa Hiện cho đến bậc tận thành, lúc bấy giờ mới THẬT HIỆN. Bốn Tướng Hiện trên vẫn còn nơi Pháp Thân Phật chu toàn thị hiện đồng đẳng từng lớp Tu Chứng, từng lớp chưa tu chứng đảo điên vẫn đặng thừa hưởng Hiện. Nơi hiện cảnh ứng hiện chia ra làm hai nơi, gọi là Chánh Báo cùng thọ báo hiện. Chớ chưa hẳn Tâm Hiện hay Tâm Pháp, Pháp Tâm hiện, vốn như nhiên pháp thân tùy thuận hiện. Vì sao? Vì Như Nhiên hộp hóa Bản Năng thể tánh đồng hiện thôi, Thiền Sư giải xong thi vịnh:

Ta soi nơi tấm gương dày.
Đưa tay, nhảy múa, phơi bày mặt gương.
Pháp Thân vi diệu khôn tường.
Tùy Công Năng Đức.Tùy phương hiện hình.

Ngài thi vịnh xong bốn câu, Ngài đứng lên sửa bộ áo, lấy chiếc gậy cầm tay, thong thả đi vào rừng sâu là nơi Thiền Sư an dưỡng Tọa Thiền, dọc đường Ngài gỡ những cành gai, của những người hái củi vứt bừa bãi, cho đến khi vào tận chỗ, Ngài nhặt một ít củi khô để lại phòng đêm lạnh đốt lên, xong đâu đó, hớp một hơi nước, Ngài ngồi Tĩnh Tọa trên tảng đá, như nhiên tịch tịnh, thả theo gió thoảng lần lần trong khi Xuất Định. Phong Cảnh ở khu rừng trãng, có những mõm đá lô nhô, bắt đầu in tuồng theo cơn định của Thiền Sư.

Thiền Sư đến ngôi chùa cổ, mái chùa cong cong hai cánh, vừa rộng vừa thấp, tựa như Chim Phụng Hoàng trãi cánh che chở khách thập phương. Ngài bước vào bên trong chùa có Mười Tám Vị chia ra Ba Nhóm đang Hội Thảo, về chân lý đường tu. Ngài dùng Nhĩ Viễn Thông, Nhãn Tạng Tam Muội Định, thấy rõ, tai nghe không thiếu sót, Thập Bát La Hán không hề hay biết, trong hội thảo có vị Đại Đại La Hán dự.

Các vị La Hán, về phương diện Y Phục thì đủ màu sắc, tùy theo Địa Phương Giới. Phần sở thích mặc do Cử Chỉ Hành, mỗi vị đều có nét vẻ trang nghiêm ngôn hạnh, tất cả ai nhìn thấy phải kính nhường.

Trong Ba Nhóm, mỗi nhóm có sáu vị, sáu vị ngồi hình tròn, nhóm ngồi phía Tả, nhóm ngồi về phía Hữu, còn một nhóm ngồi ngay trước Chánh Điện Trung Ương. Dưới nền chùa trãi bằng ngọc thạch màu xanh, những cây cột là toàn Mã Não đính kim cương trở thành đỏ trắng lấm tấm sáng, mùi thơm hương thoảng, có những tiếng nhạc do các cây cảnh giao động tự trở thành, thật thanh tịnh tao nhã thay cho Như Lai thị hiện cảnh đoan trang khả ái của Bậc La Hán tận thành Như Tướng.

Nhóm thứ nhất về phía Tả hội thảo: Thân Tứ Đại giả tướng, chốn trần lao ô Trược nhiễm Trược khó tu, chúng ta hãy tìm phương thức Xuất Thế Ly Thân trừ vọng, Ta truy tầm bản chất bất diệt hư không kiến tạo Tinh Khí Thần, ta sống nơi tinh khí thần viễn thông bất biến thời làm sao thân mạng hủy tiêu?

Nhóm thứ hai về phía Hữu hội thảo. Nhóm nầy Sở Đắc Thần Thông, toàn diện Sáu Vị phát quang từng tia sáng, thâu nhận đặng nhóm Tả đã hội thảo trên, đồng vỗ tay cười xòa nói: Tinh Khí Thần ở đâu mà có? Nếu có chăng thời có cả từng lớp thân mạng của Tứ Loài chúng sanh trùm khắp, chớ nào phải hư không có, còn các chốn lại không? Tinh Khí Thần là một thể chất Túc Thần, cùng Túc Mạng được gọi là Thần Túc Thông cùng Túc Mạng Thông. Nay chúng ta phải huân tập nơi Thân Mạng, huân tập thiện căn, mới nhiếp thâu trí tuệ tu đạt Túc Thần làm căn bản, lấy Đạo Hạnh trang nghiêm làm bước đi tư tưởng định tưởng làm quả vị, tu như thế làm như vậy, mới mong tu đạt huyền cơ. Ta chớ nên vì Ô Trược, Mạng Trược xa lánh ngồi yên trở thành Chồi Khô Mộng Lép. Trước kia chúng ta truy tầm chân đế, vẫn suy tính như trên, có lúc lăn mình tìm thuốc trường sanh bất lão, nay chúng ta thảy đều rõ biết, trường sanh ở nơi đầu não chúng sanh sẵn có Tinh Thần khí phách, khi ta sa sút tinh thần chưa bồi dưỡng sung mãn liền đâm ra nãn chí, lúc Tinh Khí Thần sung mãn thì phát sanh trí tuệ viên thông, lúc Đức Trí viên thông đương nhiên Tu Đạt.

Nhóm thứ ba, là nhóm Trung Ương, ngồi chính giữa, nhóm nầy ngồi yên, lặng yên thu nhận rất an nhiên, thu nhận từ ngọn gió thoảng đưa hay di chuyển, chung gồm đầy đủ Sáu Pháp Thần Thông. Nên chi đồng nghe tiếng nhạc trời trỗi khắp mười phương, họ lại đồng thấy thanh quang, huỳnh quang, bạch quang, hồng quang cùng mỗi mỗi hào quang di chuyển, báo hiệu điềm lành hoặc hung bạo, họ vẫn nghe, vẫn nhìn nhận cuộc hội thảo của hai nhóm kia không thiếu sót. Nhiều khi nhóm nầy thường nghĩ Lạ Thay, Lạ thay! Xuất Ly rồi Nhập Cảnh, đến thanh thoát, đặng bình an, do đó nhóm trung ương công dụng an lành duy nhất.

Bỗng nhiên có một vị trong nhóm. Vị nầy đứng vào hàng đầu bậc La Hán, khuôn mặt thay đổi từng lúc từng hồi, từ chỗ ngạc nhiên nầy sang ngạc nhiên khác nói lên? Lành thay, lành thay! Huyền Cơ vận chuyển ánh Quang chúng ta bị mờ thay vào dòng quang rạng rỡ vận chuyển cho đến nổi mặt đất rung rinh, thân hình nhẹ nhỏm. Các ông nào hay biết, thì làm thế nào vọng tưởng tu đạt huyền cơ vũ trụ, làm thế nào đòi ngự trị vạn pháp trọn vẹn bất sanh an lành bất tử? Vị nầy nói vừa dứt Huỳnh Quang tỏa khắp phơi bày, làm cho tất cả hào quang của các bậc La Hán chưa còn nhìn thấy. Tiếng nhạc cùng với hương đàm lần đưa thơm ngát, có từng cánh hoa từ hư không rãi xuống khắp sân chùa, tựa như trãi tấm nhung hoa. Ngôi chùa PHỤNG HOÀNG TỰ biến dần trở thành TÒA LÂU ĐÀI LONG BỬU TỰ, tất cả toàn diện đính ngọc Bảo Châu, nền thêu dệt bằng kim cương ngọc bích hoa vàng lấm tấm mã não trân châu. Các vị A La Hán đứng lên, trở về đơn vị gần cổng chùa LONG BỬU, thật cao qúy thay cho Bảy dòng quang đưa lượn theo chiều sóng nhạc đẩy đưa, in tuồng đón mừng Bậc Chánh Giác.

Khi bấy giờ Mười Phương Chư Phật, đồng nói lên câu chúc tụng Phật Vương, xong đâu đó nói với chư vị Bồ Tát. Nầy các Ông hãy đi đến Khánh Trang Tỉnh, Long Phụng Sơn, Long Bửu Pháp, có Vị Phật Pháp Hiệu Phật Vương thị hiện thời Hạ Lai. Vị nầy có nhiệm vụ chỉnh trang Phật Pháp, chứng thị Hạ Lai, tuyên thời Tứ Hạnh làm cho tất cả đang sống vật vờ, đang tu lầm lạc trở thành Chánh Pháp Tịnh Vương, Nhất Tôn Tứ Hạnh, cốt mang đến điềm lành đưa về Chánh Giác, các ông nên đến kính bái chiêm ngưỡng thọ trì Tứ Hạnh Ngài đã bổ ban Chư Bồ Tát đồng đảnh lễ, phóng quang, nương nơi huỳnh quang, đồng đến bái lễ.

Tất cả các hàng Chư Thiên, Tiên Rồng Thánh Hóa nhìn về Đông Nam, hương đàm trùm tỏa, nghe tiếng trên hư không phổ truyền, tất cả đều mang các phẩm cúng dường đồng đến bái lễ.

Khi bấy giờ Tòa Long Bửu, các cách hoa tự động kết thành tràng hoa to bằng Quả Hồng Đào, tựu như quả mâm xôi. Phật Vương thị hiện, mặc y áo Bạch Nhung đầu đội mão Bảo Trì màu trắng hồng nhạt, trên mão có Chín búp hoa, mỗi búp hoa tỏa ra mỗi hào quang tia sáng gồm có Huỳnh Quang, Huỳnh Huỳnh Quang, Thanh Quang có sắc thanh thanh quang. Hồng Quang có sắc hồng hồng quang, Hắc Quang có sắc hắc hắc quang, còn riêng Nhất Bạch Quang không có sắc Bạch Quang. Ngài thị hiện đầy đủ 32 tướng tốt bước lên hoa, hào quang tia màu vàng. Chư Bồ Tát, Chư Thiên Tiên cùng Chư Long Thần cho đến hàng A La Hán cùng Thinh Văn Duyên Giác, nhìn không nháy mắt đồng thanh xưng tán, chưa bao giờ nhìn thấy nay nhìn thấy. Bỗng trên hư không xưng tán, do công đức Vô Lượng Phật mà thị hiện Vô Thượng Tôn, Vô Thượng Sắc Vô Lượng Hương đầy đủ không thiếu sót. Ngài lên Tòa Sư Tử an tọa. Tất cả các hàng chiêm ngưỡng lễ bái, xong đâu đấy theo thứ lớp, theo thứ tự đồng nhau tĩnh tọa.

Khi bấy giờ Đức Vương Phật nhẫn mười hai triệu phút, mặt Ngài an nhiên bình dị hòa đồng với tất cả, làm cho các hàng thứ lớp thảy đều hoan hỷ, phấn khởi ái kính không còn mãy may hư vọng hoài vọng tạp khởi, Ngài liền nói: Ta khá khen cho thời Hạ Lai Lạc Pháp nầy mà Thập Bát La Hán Hội Thảo. Chư Vị Bồ Tát đang hiện hành, hàng hàng lớp lớp tu trì không nhàm chán, gìn giữ Bảo Pháp trường tồn. Đối với các Vị, căn cơ chưa đầy đủ, trí tuệ chẳng viên thông nên chi Trí Hóa sanh ra vạn pháp an lành, đặng Chánh Báo Nhân Thiên, đặng tu chứng từng Phẩm Hạnh. Bằng Trí Tuệ tối tăm trí hóa tự sanh các Nghiệp. Sống trong cơn thăng trầm đủ lối. Tu nơi vạn ý uyên thâm vòng quanh khó thoát sanh tu đạt chánh giác. Lý Sự Tín Tâm Nhất Tâm đảnh lễ Chư Phật thì có, nhưng đường lối chưa tận thâm làm sao đắc quả? Ta vì các ông Thị Hiện đầy đủ, CƯ NHÂN TƯỚNG, đầy đủ hoàn cảnh thâm, vào Sắc Thinh Hương Vị mà bảo các ông đừng Xúc Pháp, từ hàng Thiện Nam Tử đến hàng Thiện Nữ Nhơn, tu cầu ứng hiện, tu lấy thọ lãnh Nhân Thiên rất hiếm bậc đang tu nơi trực hiện.

Ngài nói đến đây có vị Bồ Tát bước ra đi vòng bảy lễ chiêm ngưỡng lễ bái thưa gởi: Bạch Thế Tôn con đã tu sạch tất cả chúng sanh truy tầm lấy mỗi một chúng sanh đều không có, con kính nhờ Chí Tôn thương con khai thị cho con, làm như thế nào, tu bằng cách nào cho đặng tận giác quả Bồ Đề Nguyện.

Hay thay khéo thay, nầy Bồ Tát Bửu Tịnh. Ông tu sạch lý chúng sanh, chớ chưa tu đạt Bổn Lai của mỗi chúng sanh giới. Mỗi chúng sanh giới, bá thiên vạn chúng sanh hộp hóa trở thành Pháp Giới. Mỗi một pháp giới có hằng hà sa số chúng sanh. Ông tận giác chúng sanh bổn lai diện mục. Ông tận thấu pháp giới diễn hành khi bấy giờ Ông Thị Chứng mới Tận Thành Tận Giác. Bồ Tát Bửu Tịnh toàn thân thảy đều nở ra hoa Bửu Pháp, nhẹ nhàng tươi tỉnh vui mừng xưng tán. Chưa bao giờ đặng nghe hôm nay mới đặng, Chí Tôn Vô Thượng Thị. Xong đâu đấy đảnh lễ ngồi lại một bên chiêm ngưỡng.

Các hàng La Hán, các hành Thinh Văn, các hàng Duyên Giác cùng với Hộ Pháp, cho đến Hộ Pháp Bồ Tát đồng đảnh lễ thưa thỉnh:Trong khi thưa thỉnh có cả Chư Thiên cùng hàng Chư Tiên lễ ứng cầu thỉnh:

Bạch Thế Tôn thương xót chúng con khai thị cho chúng con có điểm lành, có nơi nương tựa trên con đường Chánh Pháp, có một lối sống, từ đời nầy cho đến đời sau nương nơi lời vàng của Đức Thế Tôn ban hành tường tận, khỏi lạc, khỏi sai, khỏi ngờ, tránh chấp, một khí chúng con trưởng thành Phật Đạo, tỏ rõ lối đi dù chúng con hiện tại say mê, ngày mai Trực Giác. Thưa gởi xong, bỗng nhiên toàn thân Phật huỳnh quang rạng rỡ ngay nơi ngực Ngài phát hiện thanh quang,bạch quang tỏa khắp Bảo Tòa. Ngài nói:hay thay lời các Ông thưa thỉnh có lợi ích cho Chánh Pháp, có một lối sống tu đến tận thành, ta vì tất cả thị hiện xây dựng cho tất cả, các Ông hãy nghe đây:

Đối với trên con đường Phật Đạo trưởng thành thật là Vô Lượng Công Đức, Vô Lượng Công Năng, nó lại có Vô Lượng chốn sai chỗ đúng, Vô Biên sai lạc, lạc sai, nghi chấp và chấp nghi. Nơi Nghi Chấp chính là chỗ tu hành có Hạn Lượng. Chốn Chấp Nghi là nơi thiếu Tinh Tấn. Hai lẽ trên trở thành nghi chấp cùng chấp nghi. Bằng Công Năng Công Đức đầy đủ, Tinh Tấn không ngừng thì làm sao không thành đạt. Công Năng Công Đức Tinh Tấn là chìa khóa giải mê lầm. Nó ví như: Kẻ nọ có đi thời có đến. Bằng chưa đi làm sao đến đặng mà mong, Tinh Tấn nó cũng như thế. Tinh Tấn quá ư hệ trọng, Công Năng Công Đức không vừa. Nên chi Đức PHỔ HIỀN nguyện độ phẩm Tinh Tấn, đưa chúng sanh Bất Thối Bồ Đề, giúp Chư Bồ Tát Bất Thối Bồ Tát vào biển cả thành Phật. Khi gần thành Phật, đến lúc thành Phật mới chu đáo PHỔ HIỀN HẠNH là chính yếu đường tu không hai con đường giải thoát. Vì sao? Vì Tinh Tấn mới nhiếp thu TỨ HẠNH, hoàn mỹ vẹn vừa Pháp Thân tỏ rõ Thật Hiện mà Chánh Giác.

THẾ NÀO LÀ TỨ HẠNH?

- Thứ nhất: La Hán Hạnh.
- Thứ hai: Thinh Văn Hạnh.
- Thứ ba: Duyên Giác Hạnh.
- Thứ tư: Bồ Tát Hạnh.

Chung gồm Bốn Hạnh được gọi là TỨ HẠNH, vì sao? Vì Phẩm Hạnh của những Bậc A La Hán, gọi là Hạnh Tướng Phật. Nếu an trụ tướng ấy thành đạt Tướng Phật thời gọi là BÍCH CHI PHẬT, Bằng tu hành Hạnh La Hán nó lại tùy nơi tu chứng cấp bậc an trụ thì chánh báo từ hàng Thiên Tiên, Địa Tiên, trở nơi Ứng Hiện Trực Hiện Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới gọi là Tam Giới.

Bậc tu La Hán Hạnh, nương nơi Tứ Hạnh tu cầu chánh giác, thời tận dụng kinh điển làm ngón tay chỉ, xem kinh cốt liễu nghĩa không chấp tự kinh thâu nhận Trực Giác, gọi đó là thực hiện Thinh Văn Hạnh.

Bằng tùy duyên cảnh thuận nghịch mà trực giác không vì Thuận, chẳng vì Nghịch, tâm phân đối chướng ngại nơi Tịnh Bất tịnh mà thối chuyển chấp nghi, duy nhất trực giác mà đặng, gọi là thực hiện Duyên Giác Hạnh.

Khi ba phẩm hạnh trên đầy đủ, đương nhiên phát tâm dũng mãnh vào con đường tu hành Bồ Tát Hạnh, vì sao? Vì Hạnh Bồ Tát tùy căn mà trực hiện bổn lai diện mục nơi Bồ Tát. Khi Bồ Tát trực hiện Ứng Thân nơi Bồ Tát, Bồ Tát giả mê, như nhiên có Phẩm Hạnh đầy đủ, có uy nghi, có những lời chánh đáng nằm sẵn Tự Tánh của Bồ Tát xuất ra, không lệ thuộc giáo điều, nhưng không làm hại kinh pháp của Đức Thế Tôn hướng dẫn. Vì sao? Vì những lời Trực Giác kia toàn lời thị hiện chư Phật nay Bồ Tát thừa hành nên phát lời nói ấy. Các Ông chớ nên phê phán lời Trực Giác, tự giác nói ra, hoặc giả chấp nghi mà dừng trụ thời không bao giờ đến quả Bồ Đề, nay Ta vì thương các ông nên nhắc nhở để các ông khỏi tổn thương con đường tu đạt. Ngài vừa nói đến đây thời trong hàng Thinh Văn Duyên Giác cùng La Hán, Chư Thiên đều đứng lên thưa gởi:

Bạch Đức VƯƠNG PHẬT. Chúng con đang đi trên đường nầy. Chúng con đang đứng trong đàng nầy, chúng con đang tu trên con đường nầy. Nếu chờ cho mãn kiếp, nếu chờ cho đúng thời, nếu đợi cho đến lúc, chưa đặng gặp Phật, chưa đặng gặp Đại Tăng thì mới làm sao tu cầu Chánh Giác? Xin chờ Đức Phật Vương cứu giúp chúng con khai thị.

Ngài liền phóng quang nơi Pháp Đảnh, tỉa ra Chín dòng quang, nét mặt tươi đẹp vô cùng tận, nở nụ cười tựa như triệu nghìn hoa đàm xòa cánh Ngài nói:

May thay, may thay! các Ông là những bậc gặp lúc, những bậc đặng gieo căn duyên lành vô triệu kiếp bị lung lạc trong các lối đi, gặp bậc Thiện Tri Thức chỉ đường hướng dẫn thì làm sao lạc lối mà sợ sệt van xin? Ngài vừa nói đến đây tất cả vui mừng vô kể, đồng đảnh lễ, đồng chiêm ngưỡng, đồng ái kính chẳng khác Cha Lành cứu bầy con đói khổ. Các Tuần Trời reo tiếng nhạc, các Cõi Tiên trãi hoa đầy đủ màu sắc, toàn là các giàn hoa quí nhất thảy đều trãi đến cúng dường. Ngài lặng yên thọ ký công đức cho tất cả, Ngài nói:

Các Ông hãy nghe, các Ông hãy thọ trì đọc tụng. Tứ Hạnh đồng đẳng như nhau, không lớn chẳng nhỏ, không cao chẳng thấp, bằng thiếu khuyết một trong Tứ Hạnh khó mà thành. Phải chăng các Ông đã đặng sự đồng đẳng tu hành thực hiện Tứ Hạnh mà Giác Ngộ Chánh Giác chăng? Tất cả đảnh lễ thọ trì, phụng hành kính bái.

Lúc bấy giờ trời vừa rạng sáng, những bầy chim gọi đàn ríu rít kêu nhau, những con thú nhỏ chạy trong rừng cây sột soạt. Ngài đứng lên, thở một hơi dài dưỡng khí sạch trong của gió rừng mát mẻ, xong đâu đó Ngài cầm chiếc gậy với nón lá đội lên đầu, bước theo đường mòn trở về Lều Lá, Ngài sắp đến nơi, Ngài vừa đến chỗ, lòng nơi Ngài bâng khuâng tự thán:

Lá chen Lều Lá Cảnh xinh xinh.
Ngày đến, năm đi chuyến lộ trình.
Hai mái duyên lành che nắng gió.
Một Vùng Rừng trãi đội trời xanh.

Ta tuyên Bảo Pháp, toàn dân thỉnh.

Về với Gia Trung mỗi một mình.
Chí Nguyện khai thông Đời-sống Đạo.
Tâm Tình thắc thẻo Tấm Lòng xinh.


NAM MÔ TỲ NÔ GIÁ NA PHẬT
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN, ngày 20 tháng 06