–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

24. CON ĐƯỜNG DUY NHẤT XÂY DỰNG BẢN NĂNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9109)
24. CON ĐƯỜNG DUY NHẤT XÂY DỰNG BẢN NĂNG
BẢN NĂNG thời chung khắp. Từ Tam Thế Phật đến Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, lục đạo tứ loài, Thiên Nhân, A Tu La, Ngạ Quỷ, Súc Sanh đến Địa Ngục, rồng người súc vật, chỉ chung hiệp có Nghe Thấy Biết đều có Bản Năng.

BẢN NĂNG Thượng Trung Hạ, yếu kém hay lành mạnh Ương hèn hay Lười trễ, Tịnh hoặc giả Bất Tịnh, bỗng nhiên hộp hóa mà thành không phân biệt, Bản Năng là Bản Chất với Công Năng phối hợp nên rất bình đẳng, Chư Phật chư Bồ Tát vẫn phụng hành tu đạt Vô Thượng Chánh Giác.

Khi Thái Tử Tất Đạt Đa Ngài Thiền Tọa, Tĩnh Tọa An Tọa dưới cội Bồ Đề đoạt Vô Thượng Chánh Giác. Ngài nói: Lạ thay Vô Thượng đã từng sẵn có từ lâu, hôm nay Ta mới đạt. Chánh Giác Toàn Chơn, Toàn Thiện ngày nay Ta mới tận thành. Phải chăng do Ta chưa đồng đẳng Bản Năng nên phải tu đồng mà chứng?

Sau khi Ngài đã chứng, lời Ngài đều Vô Thượng Đẳng, từ ngay hơi thở nơi Ngài, cho đến lời Ngài Ấn Chỉ đều là PHẬT. Toàn thân đều là Kim Thân, toàn diện đều tỏa Cửu Phẩm Liên Hoa chung hộp Chín màu quang tỏa đầy đủ Vi Trần Phật ứng hiện, Thị Hiện đồng hiện, Ngài xướng Danh hiệu: BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Đức Bổn Sư ra đời Ngài nói: Ta Phật đã thành, Các Ông Phật sẽ thành. Lời Công Bố tuyệt tác thay, nhưng nào đâu phải dễ, vì sao? Vì Địa Vị, thứ vị, phẩm giá. Phải vươn mình vượt tầm, xuất Chúng, bước qua Chín Bậc bảy báu trang nghiêm nhiếp độ, tận độ mới thành đạt Quả Vị từng lớp. Bằng Bản Năng chưa toàn diện trọn vẹn làm sao thành? Đức Bổn Sư trãi qua 49 năm dạy dỗ bản chất và Công Năng phối hợp đồng đẳng nhiều ít, từng lớp lớp đặng Ứng Thân Tu Chứng hàng Tri Kiến, Giải Thoát. Đứng trước một Vị Phật toàn năng cao đẹp lớp lang Ngài Ấn Chỉ đủ điều không thiếu sót, còn dặn dò từng bước một lưu lại Chư Bồ Tát Thọ Trì chỉ dạy với mục tiêu chính cho tất cả chúng sanh thảy đều thành Phật.

Khi bấy giờ Hội Trường Linh Sơn có hàng hàng lớp lớp Tứ Chúng. Công Năng chưa đồng, Bản Chất chia ra vô số vô biên Thể Chất của mỗi vị. Sự nhất tâm đảnh lễ cầu tri kiến giải thoát thì có, nhưng công năng bản chất thiếu khuyết mới làm sao? Ngài Tự Thán: CHÚNG SANH ĐA BỆNH. PHẬT ĐA HẠNH, lời than nầy cảm thấu chư Phật Mười Phương rung chuyển. Chư Bồ Tát đập tay vỗ trán tự nguyện giải pháp cứu giúp chúng sanh bằng cách mỗi Bồ Tát cứu giúp chúng sanh mỗi Long Mạch như sau:

Bồ Tát Phổ Hiền Nguyện. Giúp đỡ các bậc tu hành về Tinh Tấn Nguyện. Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Nguyện, giúp đỡ về Trí Tuệ Nguyện. Thế Chí Nguyện Tổng Trì Trí Hóa Nguyện. Quán Thế Âm Nguyện Cứu Khổ Giải Ách Nguyện. Còn tất cả chư Bồ Tát Nguyện tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo Nguyện. Khi bấy giờ Đông Độ phóng Huỳnh Huỳnh Quang Bạch Bạch Quang Nguyện cứu độ chúng sanh Trực Giác Nguyện. Tây Độ A Di Đà, Vãng Sanh Cực Lạc Quốc Độ Nguyện. Tất cả Chư Thiên, chư Tiên Thần Rồng Người chưa hề hay biết, làm sao các bậc tu hành trong Tứ Chúng hiểu thấu sự việc chư Phật đã làm, chư Bồ Tát nguyện giúp đỡ chúng sanh thay lần Bản Chất, kiến tạo công năng. Công Năng nó chỉ có một, nó chẳng khác nào Chiếc xe đầy đủ Mã Lực. Còn Bản Chất thường nhiễm, thường thay đổi di chuyển, mỗi một khi nó đứng yên bản chất bị lâm vào hai đường Chánh Báo hay Thọ Báo, lúc nó nhận định sai lầm chạy quanh thời bản chất đảo điên, điên đảo gọi nó là Vô Lượng Nghĩa. Từ nơi Vô Lượng Thọ đến Vô Lượng Báo cùng vô lượng nghĩa kia nó làm cho tất cả các bậc tu hành khó tu đạt đến Chánh Giác.

Xây Dựng Công Năng và Bản Chất, diện mục nơi nó trực thuộc về chúng sanh Tứ Loài phải vươn mình xây dựng đối với Chư Phật cùng chư Bồ Tát không thể xây dựng cho chúng sanh đặng, nên chi các bậc tu hành dù cho tín tâm chưa chịu vươn mình lướt qua vạn pháp hoàn cảnh, chưa tự chính mình hóa giải mê lầm nằm yên cầu vái thảy đều chưa đặng lấy một ngày tu.

Đức Bổn Sư khi Ngài chưa thành Phật, chưa đạt Vô Thượng Đẳng Chánh Giác Ngài phải tu, Ngài phải xây dựng Bản Chất với Công Năng nương nhờ Công Đức trãi qua chẳng biết bao nhiêu kiếp Tiền Thân. Có rất nhiều kiếp làm Tiên Thần Thánh Hóa, làm chư Tăng, làm tất cả nơi hiện thân Ngài đầy đủ trong Lục Đạo Ba Cõi Rồng Người. Ngài đã từng bị Bản Chất tốt xấu điểm tô, thăng trầm vô kể, nơi Tam Tạng Kinh Điển Ngài tự nói lên thời Hiện Thân nơi kiếp Tiền Thân, để bày tỏ con đường sanh tử lầm lạc vốn chưa biết tạo Công Năng, xây dựng bản chất, gọi là một con đường duy nhất chư Phật đã làm, chư Bồ Tát phải làm. Các hàng chúng sanh phát tâm tu hành, nương theo học làm để đến chốn phải làm, nhiếp thâu thành Phật.

Sau lúc tu đạt Vô Thượng Đẳng Chánh Giác Thành Phật. Ngài công nhận sự lầm lạc chính nơi Ngài vô số kể vì sao? Vì Bản Chất Như Lai phát hiện hằng hà sa số vô lượng vô biên Chất Phẩm, chung khắp toàn diện không trên, chẳng dưới cùng trong ngoài nào cả. Còn Bản Chất nơi Chúng Sanh có trọng lượng, có cao thấp trong ngoài trên và dưới phải trái được mất vô biên lầm lạc từng lớp lớp hàng hàng tu nơi Chánh Báo, Thọ Báo đến lúc đoạt quả phải thọ lãnh Vô Lượng Nghĩa, nào là Nương Tựa Căn, Háo Danh Căn từng lớp Căn Tánh làm chúng sanh giới khó tu đạt Chánh Giác.

PHẨM CHẤT Như Lai như vậy. Bản Chất chúng sanh như thế. Khi chúng sanh thu nhiếp hằng hà sa số vô lượng vô biên, mới trưởng thành Phẩm Chất Như Lai hộp hóa mà thành. Vì sao? Vì Bản Chất đó là Hạt Giống Như Lai hay hộp hóa dung thông tự tại. Chúng Sanh tu cầu con đường Tri Kiến phải thực hiện ra vào các hoàn cảnh mà Tâm không quái ngại, Tâm còn quái ngại thời bản chất chưa phát huy bản chất chưa phát huy chính là Bản Ngã.

Phật dạy Bồ Tát lìa Bản Ngã, Không Trụ mà Trụ, Trụ mà Không Trụ, đó chính là ra vào hoàn cảnh tâm không quái ngại thọ pháp Đại Bi Tổng Trì Bản Chất. Nên chi có câu: Bồ Tát Vô Ngã nhiếp thâu về Đại Ngã Bát Đại. Còn chúng sanh Hữu Ngã lầm mê.

Bồ Tát thường đặc địa vị mình. Cương Vị mình hay Thân Mạng mình trong hoàn cảnh của chúng sanh, soi rõ, hiểu rõ, đồng biết rõ, để hóa giải cứu giúp chúng sanh không phân biệt lành dữ tốt xấu tịnh bất tịnh, làm cho chúng sanh được lợi, Bồ Tát không hổ thẹn vui mừng vì chúng sanh mà Bồ Tát gánh chịu, do đó nên chi Bồ Tát ra vào nhiều kiếp thọ lãnh pháp độ, nhiều tận độ chúng sanh mà Bồ Tát không có tội, chỉ có phước điền quá ư to lớn khó mà ai sánh kịp với Bồ Tát, mới gọi là Bồ Tát cúng dường Như Lai, làm cho Như Lai tán thán Bồ tát, nên Bồ Tát sở đắc: Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Tam Muội.

Tại sao con đường duy nhất Phật Thừa dễ nghe khó làm, hoặc giả dễ làm mà khó nghe? Vì Công Năng chưa đầy đủ theo từng lớp Tu Chứng nên chi dễ nghe mà khó làm. Bằng chưa thấu tầm quan trọng Chánh Báo Thọ Báo trong Vô Lượng Nghĩa nên dễ làm theo dục vọng mà khó nghe lời Phật dạy.

Hai điểm trên rất quan trọng, rất nguy hiểm trên con đường tu Phật nên chi phải tùy theo trình độ trọng lượng Công Năng mới bảo trì quả vị. Phải hóa giải phá nghi chấp tùy Công Năng mới thực hiện, nó chưa phải lâu mau, chậm hoặc tiến mà đặng. Công Năng trên đã nói nó là một Chiếc Xe Mã Lực, tốc độ nơi nó tùy theo Mã Lực, Các bậc tu Phật phải tùy Mã lực của Công Năng mà lần tiến, không thể chuyên chở nhiều, cũng không thể chuyên chở ít hay đứng yên mà xây dựng, nên chi Phật dạy câu Bất Tăng Bất Giảm, Bất Cấu, Bất Tịnh, sự lý TĂNG GIẢM CẤU TỊNH nầy có một ý nghĩa. Công Năng và Bản Chất phải tương đồng vừa nhiếp thâu Bản Chất, vừa nâng đỡ vươn mình qua trở lực kiến tạo Công Năng Xây Dựng cán cân dung hòa trí tuệ liền dung thông về với Chánh Giác.

Vì sao? Vì BẢN CHẤT chung khắp vô lượng vô biên Chất, những Thể Chất nầy đồng đẳng, do mỗi chúng sanh lãnh lấy một chất, chướng đối bất đồng nên chi nó bất đồng đẳng với Chúng Sanh Giới gọi nó là BẢN THỂ TÂM.

Khi Tâm kia năng biến, chúng sanh bị biến, theo tâm, nên chi trước khi phải Tu Tâm chung gồm tận thấu Tâm mà Tỏ Tánh, lúc tỏ tánh về với Như Tánh thông đạt Tâm đồng tánh là một. Pháp cùng Tâm không hai, Lý và Sự đồng Nhất, gọi là Tu Đạt Bản Thể Tâm. Bậc tu đạt Bản Thể Tâm tận thấu Diện Mục Bổn Lai của Bản Chất mỗi nơi, Mỗi chúng sanh giới đều có một bản chất, chia ra trở thành Chủng Tánh Chúng Sanh. Chủng Tánh Bồ Tát và Chủng Tánh Phật sự nhìn nhận khác biệt nhau, lý trí xa vời nhau, không ngoài Vô Lượng Nghĩa, Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Báo.

Các Bậc Tu Hành chớ nên dùng lý trí mà tự quán sáng soi. Chớ nên dụng vươn mình tận lực cầu báo Quả Vị, hãy đánh đổi từng cơn, dẹp tan lười trễ, cố tạo lấy Công Năng cùng Trí Tuệ mà: Như Nhiên tự biết. Bỗng Nhiên bản chất phát sanh. Hồn Nhiên thấu đạt Bản Thể Chũng Tánh ba thứ lớp trên đã nói. Vì sao? Vì Chúng Sanh Tánh luôn luôn nhìn nhận, thấy mình sống trong Hoàn Cảnh, sướng khổ được mất thành thử chúng sanh ấy dù có tu đầy đủ Công Năng chăng vẫn còn nằm nơi tu cầu Phước Báo Nhân Thiên làm sự kết quả đường tu nơi mình, ngoài ra chưa hiểu biết chi cả. Còn hàng Bồ Tát lại nhìn nhận vạn pháp quay cuồng sanh tử, cốt nương nơi pháp tỏ pháp đặng tri kiến giải thoát mà thôi, do đó nên chi mới phát nguyện độ sanh, ra vào vạn pháp thuận nghịch, sướng khổ bất luận hoàn cảnh nào chăng vẫn an nhiên không thấy hoàn cảnh, vì sao? Vì Bồ Tát thâu nhận lấy Giác Tướng, tỏ pháp thành thử thoát sanh tâm không chướng ngại hoàn cảnh mà tự nguyện độ vạn pháp thuận nghịch đến chốn an lành, thâu nhận tỏ ngộ thôi. Về Chủng Tánh Phật. Không thấy Chúng Sanh, không thấy Bồ Tát, chỉ thấy tất cả thảy đều Đại Diện Như Lai Ứng Hiện Như Lai, phẩm Cúng Dường Như Lai, bình đẳng Chư Phật. Do đó nên chi Chư Phật đối với Chúng Sanh quá gần, quá bình đẳng, quá an nhiên, quá thân cận, không thể nào dạy chúng sanh, không thể độ chúng sanh, duy chỉ hàng Bồ Tát mới độ chúng sanh mà thôi.

Tuyệt Mỹ thay Mê và Ngộ. An Lành thay Hộp Hóa Bản Năng, chính mình mê lầm chớ chúng sanh nào mê loạn? Vì Chúng Sanh Ứng Hiện của Như Lai, nên đã làm tất cả mà khó nghe lời Ấn Chỉ. Còn hàng Bồ Tát dễ nghe mà khó thực hiện nên phải thực hành Chánh Giác Hòa Hiệp Như Lai. Đây một Ấn Chỉ không hai, nên chú tâm Phật Niệm.

NAM MÔ PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI
VÔ THƯỢNG TÔN PHẬT