–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

27. MINH THUYẾT TỰ ĐỘ

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9093)
27. MINH THUYẾT TỰ ĐỘ
Tự Độ cho đến Độ Tha là một sự hiếm. Bậc đã tự độ là bậc Đắc Pháp, còn bậc Độ Tha là bậc Chánh Giác hoàn toàn, do đó quí hơn Ngọc Bảo Châu, khó gặp, khó được bậc nầy chỉ giáo tu hành. Bậc Tự Độ đã từng biết cứu chữa bệnh mê lầm bản thân mình, nương nhờ Tha Độ giúp đỡ, Bậc Độ Tha là Vị Đại Lương Y đang chữa bệnh hàng trăm nghìn kẻ khác, bậc nầy không mang lấy một bệnh.

Nói đến Bậc Tu Phật, bước qua con đường tu cầu giải thoát, rất khó nhận định trong lúc họ đang tu, đến giai đoạn Đắc Pháp tỏ rõ nguồn gốc mới thật tường tận khác nhau trên bước đường Tu Phật.

Những Vị Tu Phật, tu như thế nào thảy đều kết quả như thế ấy, vì Phật Đạo Độ Tha từng lớp lớp theo sở nguyện mỗi người, tu nhỏ bé hưởng đặng Phước Điền, tu qua từng lớp đặng Phước Báo Nhân Thiên, tu nương nhờ nơi Công Đức Công Năng qua các trở lực bối cảnh Tự Tánh Tỏ Tánh vào con đường tu cầu Tri Kiến, hoàn mỹ Hạnh Nguyện đến Giải Thoát Môn.

Bậc Tu Phật cần kiến tạo Thiết Tha-Thành Thật Tâm làm mức tiến. Đạo Đức căn bản thân tâm làm Quả Vị Chứng Tri, lướt qua Vạn Pháp Thuận Nghịch thảy đều không mắc miếu là con đường Giải Thoát.

Bằng những Vị Tu Phật y kinh nương vào Kinh Pháp Tam Tạng Kinh Điển chăng chưa tỏ rõ Thể Tánh Vạn Pháp, chưa sáng soi Vô Minh hóa giải, chỉ tu cầu Tha Độ, nhất tâm đảnh lễ, tha thiết giải thoát, chưa bao giờ giải thoát. Vì sao? Vì chưa hay biết chi để cứu chữa bệnh mê lầm làm sao giải thoát? Nơi căn tánh tu cầu Bị Biết nên chi thân tâm hàm chứa Y Kinh. Đức Thế Tôn Ngài mới nói nơi Kinh: ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN KINH. Dù cho tu cầu Kinh Pháp đến lúc thành đạt vẫn là thành đạt Báo Ân Kinh.

Tu Phật với con đường Phật Đạo, những bậc xem kinh liễu nghĩa kinh cũng chưa chu đáo với tinh thần Kinh Pháp nơi Chí Tôn Phật, vì sao? Vì thứ vị của từng lớp tu hành nhận định nghĩa kinh nơi mình mà liễu nghĩa, cho đến bậc xem Kinh trực nhận phải nương theo tu hành đến thời gian trực ngộ, may ra còn thâm nhập nơi Kinh Pháp mà thôi.

Bậc tu Phật nương nơi vạn pháp cốt tỏ tánh vạn pháp mà trực ngộ, do lẽ ấy nên chi Phật dạy đồng thời khuyến khích các bậc tu hành chớ nên Trụ Chấp, nếu trụ chấp đứng yên không bao giờ trực ngộ, vì vậy xem kinh liễu nghĩa, cấp nào lần hiểu theo thứ vị ấy chớ nên cho đó là đặng, mãi kiên trì tu có ngày phải đến trực ngộ, cho đến nỗi thời Đức Thế Tôn còn tại thế. Ông Xá Lợi Phất, gặp Ngài Duy Ma, nói nơi Phẩm Tư Nghị về vấn đề cầu Pháp như sau:

Nầy Ngài Xá Lợi Phất: Cầu Pháp chớ nên đứng yên mà cầu, vì sao? Vì Pháp là TỊCH DIỆT, nếu thật hành Pháp Sanh Diệt là tu cầu sanh diệt, không phải cầu Pháp. Pháp vốn không nhiễm, nếu nhiễm nơi cầu pháp, cho đến trực thuộc Niết Bàn, đó chính là nhiễm đắm không pháp pháp tu cầu. Pháp không chỗ làm, nếu làm nơi Pháp đó là tu luyện, là chốn làm không phải cầu pháp. Pháp không Thủ Xả, nếu Thủ hoặc Xả đó là thủ xả không phải cầu pháp. Nầy Ngài Xá Lợi Phất: Nếu bậc cầu Pháp, đối với tất cả Pháp không cầu mà đến.

Đối với tu cầu trên con đường Phật Đạo, duy nhất tạo Công Năng Tinh Tấn Bi-Chí-Dũng, miễn sao có đủ công năng lãnh hội, có đủ Bi-Chí-Dũng thực hành siêng năng tinh tấn tu hành mãi mãi không ngừng mà sở đắc, nó không khác mấy với: HỒ SEN kia, cây sen đủ sức nhiếp thu dung dưỡng tất cả chất Bùn, từ Tịnh đến Bất Tịnh, Từ Phật Pháp ly Phật Pháp, từ nơi thơm tho cho đến chỗ hôi tanh không nhiễm trước, gọi là gần Phàm Phu không mất Thánh Ý đặng Phi Đạo Suốt Đạo Viên Thông, chẳng lựa Sắc Thái Tướng Hình, không vì chỗ thích cùng chưa thích thú lấy mỗi một Chất nào mà nhiễm trước cầu Đạo. Pháp Tịch Diệt cũng thế.

Các bậc Tu Phật đem so, tinh thần của hai vị đương thời Lục Tổ Huệ Năng làm nơi Tài Liệu Tu Phật cốt hiểu rõ một trong hai hướng tu như sau:

Thời Huệ Năng Lục Tổ với Ngài Thần Tú đồng tu dưới sự chỉ đạo của Ngài Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Đứng về Ngài Thần Tú thì Kinh Pháp Liễu Nghĩa, vai thế của Ngài Lục Tổ Huệ Năng Chơn Tâm Trực Ngộ Đốn Giáo. Khi bấy giờ Ngài Ngũ Tổ mở cuộc Đàn Thi, bằng Khai Hoang lời Kệ giải. Nay trích hai bài kệ để các bậc tu hành nhận định hai đường hướng quan điểm để tu như sau:

- Ngài Thần Tú kệ:

Thân là cây Bồ Đề
Tâm như cái gương tỏ
Thường khi lo phủi chùi
Đừng để đóng bụi lọ.


- Ngài Huệ Năng kệ:

Vốn không cây Bồ Đề
Cũng chẳng Đài gương tỏ
Vốn không có vật gì
Chỗ nào đóng bụi lọ?


Một trong hai Vị, mỗi Vị tu theo mỗi thế, ngài Thần Tú đứng về TIỆM, Còn Ngài Huệ Năng thuộc về ĐỐN, Ngài Thần Tú tu nơi Đạo Hạnh, ngài Huệ Năng về Giác Chơn Thể Tánh Tịch Diệt nơi Vạn Pháp. Một bên dụng Tướng Tỏ Chơn, còn một bên truy chơn tỏ tánh. Rốt cuộc lại Ngài Lục Tổ vẫn thực hành Đạo Hạnh TƯỚNG cùng CHƠN. Phần ngài Thần Tú Tầm CHƠN hợp TƯỚNG, đó chính là một con đường duy nhất Phật Thừa không hai lối.

Sau khi Kệ giải, Ngài Ngũ Tổ trao Bình Bát cho Ngài Lục Tổ Huệ Năng, Ngũ Tổ dặn dò đi về hướng Nam khai Đạo. Ngài Lục Tổ bái thưa:Bạch Ngài, lúc con mê lầm Ngài độ, nay con trực ngộ, con phải tự độ lấy con. Ngũ Tổ gật đầu, ngài Lục Tổ ra đi, về hướng Nam khai đạo gọi là Nam Tông Đông Độ, còn Ngài Thần Tú gìn giữ Bắc Tông.

Đến nay Đạo Phật đã trải qua hơn hai mươi thế kỷ thay đổi nhiều sự sai lệch lớp lang. Phái Thiền Tông ra đời cấp tiến, những bậc tu hành tinh tiến lần lượt thấu rõ lối tu, một là tìm Chơn Tánh để tu, hai rõ đặng Pháp Tánh biến diễn, ba là tỏ đặng Bổn Tánh Tịch Diệt nơi Vạn Pháp tu cầu liền liễu ngộ. Bằng những kẻ tu nơi thích muốn, tu đắm cơn thiền, tu cầu vạn cảnh khó thành đạt, sự lầm lạc của Phái Thiền Tông chưa hẳn là nhỏ.

Đứng về phái Chùa Chiền, tùy theo bậc Chỉ Đạo, không ngoài Đốn Tiệm, Hiển Giáo cùng Mật Tôn, nơi căn bản vẫn có Mười Hai Tông hình thức Đạo Phật nguyên vẹn. Nhưng trên con đường tu tập chưa rành mạch Tôn Chỉ Mục Đích hướng dẫn để tu, rất hiếm bậc thực hiện pháp môn tu, vì sao? Vì đa số ưa chuộng những pháp môn nào không tu mà chứng do đó nên mới mất cơ bản chân truyền. Trái lại có bậc chuyên trì tu tập lại cố định đứng yên chuyên hành đọc tụng thành thử lạc pháp.

Nếu tất cả những bậc tu cầu đến con đường Tri kiến thời hãy tu. Một trăm môn trở về với một môn liền thành đạt. Bằng tu đúng một môn tu cầu mỗi một môn chưa bao giờ thấu đạt. Vì sao? Vì Tu Thiền tu cầu chăng vẫn là Tu Thiền, chớ chưa đủ môn giải thoát. Tu Hiển Giáo hiểu biết nơi Hiển Giáo, tu cầu Hiển Giáo, chớ chưa đủ môn để giải thoát. Dù tu Tịnh Độ vẫn Tịnh Độ chớ chưa đủ môn để giải thoát. Dù Mật Tôn Thiên Biến vạn hóa đi nữa chăng,vẫn là Mật Tôn, chớ chưa đủ môn giải thoát. Dù cho Đạo Hạnh tu trì chăng, vẫn là Đạo Hạnh, chớ chưa đủ môn để giải thoát. Phật Đạo tỏ rõ từng môn của từng môn nên mới chỉ dạy Bồ Tát thực hành tu Bát Nhã chung gồm tất cả các Môn là Tri Kiến Giải Thoát.

Đạo Phật với con đường Giải Thoát cần có Trí Tuệ căn bản cốt giải mê, có lập trường kiểm chứng sáng soi về hoài vọng, tự ngã kiêu căn sanh nghiệp thức, nghiệp lậu cùng kiết sử cố định, khỏi nơi tu hành cuồng tín, trí tuệ căn bản nó hóa giải quan niệm lầm mê qua từng giai đoạn lầm chấp được sạch sẽ mà Chánh Giác. Nơi Chánh Giác là chốn Toàn Thiện, Toàn Chơn chung gồm Vạn Hạnh mới gọi là Toàn Giác.

Nơi Tu Phật tu cầu toàn chơn, toàn thiện phải thực hành Tự Lợi, cùng Tha Lợi, tự lợi tha lợi là một con đường sống chung vừa có lợi giữa bậc tu hành và người lãnh hội Phật Pháp để tu. Khi bậc không vì quyền lợi tham lam để tu, không vì Cá Tánh Cá Nhân cầu Đạo đem nơi hiểu biết mình đã từng có lợi, cứu giúp cho kẻ mê lầm sống trong Ngũ Dục thoát ra khỏi Ngũ Dục, đó chính là Tha Lợi chính mình đặng lợi.

Những bậc Tu Phật đã từng phát tâm Tự Lợi Tha Lợi để tu rất hiếm, những hàng nầy đã sẵn có Căn Tánh từ hàng nghìn xưa nay vì từ tâm cứu giúp cho tất cả đặng lợi, còn chính mình có lợi không đáng kể. Nếu các bậc tu hành đã từng tu trên con đường: Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác sẽ nhìn thấy có hàng ngàn bậc tu hành rất hiếm bậc chuyên khoa truyền giáo. Sự truyền giáo có nhiều tư cách có nhiều thuyết ngôn hay minh thuyết. Bậc truyền giáo thuyết ngôn gây cho tất cả Tín Đồ xây dựng Phước Thiện Từ Ngôn, còn bậc Minh Thuyết nằm nơi căn bản Tỏ Tánh con đường hóa giải. Ngoài ra những bậc truyền giáo bằng Tà Thuật, Ảo Thuật Thần Linh phù pháp chưa hẳn là bậc truyền giáo Phật Đạo, đó gọi là Ngoại Giáo.

Tự Lợi cùng Tha Lợi là một cán cân rất tế nhị làm cho tất cả những bậc tu hành chuyên chính sai lầm vì nó, đối với bậc tu hành đa phần thảy đều rõ biết Tự Lợi Tha Lợi, nhưng thực hiện chưa hẳn đã đúng theo chỗ biết của mình. Vì sao? Vì trên đã nói: Pháp Tịch Diệt lời nguyện từ nơi Chân Thành Tự Nguyện, trong lúc hiện tại chăng nhưng khó thực hiện. Vì Vạn Pháp vốn di chuyển không ngừng, như bóng cây dưới nước, như tia chớp Chân Trời, từng Sát Na sanh diệt, lời nó hay phát nguyện đều chung thể tánh vạn pháp vẫn phải diệt sanh, khó mà thi hành theo nguyện. Do lẽ ấy nên chi phải tu hành, tu nơi chí nguyện, phải thọ trì Tự Lợi cùng Lợi Tha Tha Lợi, con đường tu là một con đường lần bước nơi sanh diệt gọi là nương theo Vạn Pháp để tu cho tròn sanh diệt, diệt sanh về nơi Bất Sanh Diệt. Khi bấy giờ chẳng còn nguyện Tự Lợi Tha lợi thân tâm vẫn thi hành, Như Nhiên Tự Lợi, Hồn Nhiên tha lợi với Lợi Tha gọi là nhiếp thâu chung khắp. Bậc tu hành Chí nung thấu đạt tất cả, về với tất cả thời Môn nào vẫn phải tu. Vì có tu mới có chứng, đến lúc chứng thì lại không chứng vốn không tu.

Tự Lợi chính nó phát sanh Dục Lợi, nó bao quản sự mê lầm Cá Nhân Cá Tánh Thọ Ngã cùng Bản Ngã kiên cố tự mãn tự ái, sống theo chỗ sống mộng tưởng điên đảo tham lam ích kỷ Niết Bàn thụ chấp. Tự Lợi là một then chốt kiến dục từ vật chất đến tinh thần hoài vọng hơn thực tế, cầu mong hơn là thực hiện tỏ tánh, tự lợi nó rất tế nhị cho đến nổi Thân Tâm mình nó lừa mình mà chưa hay biết. Đức Thế Tôn Ngài thật tận tường nơi chốn lầm mê tham lam kỳ vọng chúng sanh Được Mừng Mất Buồn Hơn Thua do Tự Lợi, Ngài dùng phương tiện chỉ giáo: Lìa Ngã cùng Ngã Sở (Ta và của Ta) hoặc giả không đến mà đến, bằng tự cho mình đến mà không đến, hay Pháp Bố Thí gồm có: Pháp Thí. Tài Thí cùng Vô úy Thí là Tự Lợi cùng Tha Lợi song tu làm cho tất cả bậc Tín Tâm tu theo Tự Lợi mà sở đắc Chứng Tri Tha Lợi cùng Tự Lợi nhiếp thu vạn pháp.

Từ chỗ Tự Lợi các bậc tín tâm tha thiết tu cầu Tha Độ, nương nhờ Chư Phật cứu giúp chúng sanh giai thành Phật Đạo, nào ngờ tự lợi cùng với tha lợi hòa hộp nhau đương nhiên Tha Độ cứu giúp cứu độ. Bằng tự lợi tu cầu Tha Độ chư Phật cứu độ chăng, vẫn cứu độ nơi thành tâm đảnh lễ có như thế nên đa số tu cầu hữu lậu, tu cầu phước báo nơi Tha Độ của chư Phật cứu độ, hiếm bậc có tâm chí Tha Lợi giúp người với tinh thần vô tư, không mảy may cầu lợi, những hàng này chưa phải là Bồ Tát, nhưng chí nguyện đã có sẵn trong hàng Bồ Tát. Đương thời Thái Tử Tất Đạt Đa, lúc chưa tu đã có sẵn Vị Tha cùng Tha Lợi nên Ngài tìm phương thức cứu độ chúng sanh thoát khỏi Sanh Tử Bệnh Lão Khổ, nhờ tâm chí sẵn có phát minh mà tu đạt Chánh Giác, Ngài thực hiện đủ Bốn Hướng từ Tự Lợi đến Tha Lợi mà bước vào con đường Tự Độ cùng Độ Tha thành Phật.

Đạo Phật tu có hạng lượng cùng vô hạng lượng đó chính là một điều sát minh rất chân thật. Vì sao? Vì đang lầm mê, trí tuệ kém phải thực hành Tu Trì, Tu Tập và Tu Hành nhiếp thu cho đầy đủ Phẩm Chất Trọng Lượng có tương xứng với hàng Bồ Tát được vào hàng Bồ Tát trưởng thành đặng Bồ Tát. Bằng chưa tương xứng Siêu Phiệt. Toàn Chân Toàn Thiện, bao quản chung khắp làm sao tu đạt vào Chánh Giác? Có bậc đã sẵn có nơi Đạo Tràng nhiều kiếp thành thục đầy đủ, đến hiện kiếp Lai Sanh liền phát tâm dũng mãnh tu đạt nhanh chóng Chánh Giác là như thế, gọi là con đường tu chứng vô hạng lượng cùng là có hạng lượng cũng thế.

Đối với Pháp Thân Phật, Sơn Hà Đại Địa gọi là Bản Thể chung khắp, từ Tướng đến Tánh nó thảy đều Thọ Ngã Giả Tướng, nên chi từ Sự đến Việc vốn phải từ mỗi một khởi điểm nhỏ, đến lúc hình thành rộng rãi bao la to lớn cho đến vô biên. Chưa bao giờ Sự Việc tìm lớn đặng lớn, bỏ nhỏ đặng lớn đâu. Nên Đức Thế Tôn Ngài thành Phật Ngài nói: Ta thật biết, biết tỉ mỉ, còn biết hơn thế nữa, Ta không chấp trước mới hoàn toàn giải thoát. Do đó các bậc tu hành, chỉ nương theo tận tận thể tánh di chuyển Tịch Diệt khỏi lầm nơi Sanh Diệt mà hoàn giác.

NAM MÔ VÔ THƯỢNG TÔN PHẬT