–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 20247)
DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG
ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHÁP TẠNG THỜI HAI (Thời Một: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thời Hai: Đức Di Lạc Tôn Phật.)

Sự tu hành theo Phật Đạo có nhiều lối và nhiều Pháp Môn. Tu lối nào hay pháp môn nào cũng chủ yếu về Tâm. Vậy Pháp Môn hay đường lối tu tập đều là PHƯƠNG TIỆN để phá mê chấp đặng Giác Ngộ, nên tu lối nào cũng đặng, chỉ mau hoặc chậm mà thôi.

Tuy hiểu rằng: TỎ TÂM là GIÁC, mà làm thế nào để TÂM tỏ? Vì TÂM thì kinh KIM CANG có nói: “ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM”. Nghĩa là: TÂM không chỗ chỉ mới sanh TÂM. Như vậy, đã không chỗ chỉ, lấy chi để làm TÂM mà tu cho TỎ TÂM đến Giác Ngộ?

Vì sự khó ấy mà kẻ tu hành phải có đường lối hay Pháp Môn. Nơi đường lối hay Pháp Môn phải có vị TĂNG CHỦ hoặc Bậc THIỆN TRÍ THỨC đã GIÁC NGỘ chỉ bày tu hành mới thành tựu cùng tỏ Tâm Giác Ngộ. Nếu chẳng vậy: Thời tu cho có chứng tu, hay tu để cầu Phước . Vì sao? Vì đang MÊ tu bằng cách nào cũng vẫn trong thời Mê. Cũng như: Kẻ đang bị lạc đường không lối thoát, thì dù có dìu dẫn kẻ khác theo cùng với mình cho có bạn thôi, nó cũng không hơn kém. Do vậy, kẻ tu hành tối cần nương tựa theo PHÁP MÔN VÀ TĂNG CHỦ THIỆN TRÍ THỨC đã Tỏ Ngộ mới mong CHÂN GIÁC.

Nếu theo PHÁP MÔN DUY NHẤT PHÁP TẠNG mà tu, thời chung gồm tất cả CĂN NGHIỆP của Chân Tử liền dùng ĐẠI PHƯƠNG TIỆN chỉ bày. Chân Tử phải phát BỒ ĐỀ TÂM và Kiên Dũng lập GIỚI ĐỊNH TUỆ, nhất tâm tu không ngừng nghĩ

Lại nữa, kẻ tu cần phải sửa đổi để tạo lấy THIỆN CĂN cùng phải chịu tất cả các thử thách khi THUẬN lúc NGHỊCH của thế gian hiện hành để đặng Hiểu Biết thế nào là PHÁP. Nếu tỏ PHÁP liền đặng tỏ TÂM, như vậy gọi là: NƯƠNG PHÁP TỎ PHÁP, tức NGỘ PHÁP. Những điểm chính yếu con đường tu theo PHÁP TẠNG NHƯ LAI vậy.

Sự tu hành Pháp Môn PHÁP TẠNG y Tôn Chỉnh PHẬT THỪA DUY NHẤT, lại dùng ĐẠI PHƯƠNG TIỆN diễn nói :“PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC”.

Tất cả các bậc tu từ lớn, nhỏ, trước,sau, đều theo phương tiện GIẢI THOÁT thôi. Đó chính là lấy TÂM tu TÂM, khi TỎ Tâm TẠNG GIÁC. Nếu kẻ tu không lập pháp cho TẠNG GIÁC thì khó mà thành tựu. Vì sao? Vì Trí Tuệ bị lầm các SỞ CHẤP nên TẠNG cách biệt mà BỊ BIỆT. Đã bị biệt liền mắc miếu thành mê mờ. Lúc đã phát Bồ Đề Tâm mà tu, trước tiên phải KIÊN DŨNG cho TẠNG GIÁC, lại làm căn bản để con đường tu hành không ngừng. Cũng cần tu trên căn bản GIỚI ĐỊNH TUỆ là mới Dung Thông cùng sự Quyết Định thành tựu CHÁNH GIÁC.

Khi nương nhờ Quyết Định mà TÂM Ý đặng thuần túy đến Hiểu Biết, và cũng có đôi chút Trí Tuệ suy ngẫm ấy để PHÁ CHẤP. Khi lần lượt Phá Chấp sạch Lý liền đặng Tỏ Tâm. Đó cũng là mức tu thứ hai căn bản duy nhất con đường tu PHÁP TẠNG, cũng là PHƯƠNG PHÁP và TÔN CHỈ PHẬT THỪA, nó cũng là cầm đuốc TRÍ TUỆ soi lần tới mà đi vậy.

Con đường DUY NHẤT là một lối tu Điều Hòa, không nặng nhẹ bên nào. Vì vậy mà không mắc miếu thọ chấp, đến chốn VIÊN DUNG TỊCH TỊNH, chẳng có TẬP KHÍ SANH TỬ. Lại nữa, kẻ tu chớ nên chán nản tự dìm mình xuống thấp quá, cũng chớ nên tự cao, tự nâng mình quá tầm hiểu biết.

Kinh DUY MA có câu: “Chớ nên cho mình là PHÀM PHU, cũng chớ tưởng mình là THÁNH. Vì tưởng Phàm bị thối, tưởng Thánh bị Tăng”. Do chỗ chấp đó mà tu bị nặng nhẹ không đều, khó Viên Dung vào CHÂN GIÁC.

Về con đường đến Chân Giác nó thật là vi diệu, thường gần đối với bậc ĐẠI CĂN THÙ THẮNG. Những Bậc ấy không có ảo vọng xa xuôi, chỉ lấy HIỆN TẠI làm căn bản tu. Cũng như : Đạp gai lấy gai mà lễ, hết gai liền hết nhức.

ĐỨC THẾ TÔN Ngài vẫn nói rất đơn giản như câu: BỊ LẦM NƠI PHÁP HUYỄN HÓA, LẤY PHÁP HUYỄN MÀ TU, KHI HUYỄN SẠCH HẾT TỨC LÀ NGỘ”. Như chúng ta lầm mê vì trót nhận Huyễn Hóa là CHƠN, chẳng khác nào như kẻ đạp phải gai thời bị nhức, lễ gai đặng thì liền hết nhức. Khi hết gai thì cũng không còn gai để mà lễ. Nếu kẻ tu mà so như vậy chính là TU PHẬT.

Kẻ tu hành rất cần nơi cỗi giải các Chướng Nghiệp vặt mắc, đố tật. Những NGHIỆP ấy làm cho Tâm Tham sinh ra sân hận nó lại làm cho kẻ tu hành BỊ CHƯỚNG và cũng BỊ NGĂN trên hoàn cảnh Hành Đạo cùng với Trí Tuệ không Thông Đạt đặng.

Kẻ tu mà kiên cố cỗi giải thì liền TÂM Ý rỗng rang, TRÍ TUỆ mở. Cũng lại tu hành chớ nên vọng ước cao siêu một khi mà Tâm còn ngăn cách mê mờ, lí bí, mà phải bị sa vào lối tu TƯỞNG VỌNG. Những lối tu ấy rất nhiều kẻ bị mắc phải không thể nào đoạt đến CHÂN LÝ, mà còn bị lầm tu trên ẤN TƯỞNG, lại còn Thụ Chấp con đường tu PHẬT là vậy.

Do sự lầm sai biệt ấy mà PHẬT mới nói để chỉ thẳng cho các Chân Tử khỏi lầm, hoặc tu hành khỏi bị chìm đắm nơi Huyễn Pháp mà mắc phải nơi Ấn Tưởng ấy.

Kinh KIM CANG có Bốn câu như sau:

NHẤT THIẾT HỮU VI PHÁP
NHƯ MỘNG HUYỄN BÀO ẢNH
NHƯ LỘ DIỆT NHƯ ĐIỂN
ƯNG TÁC THỊ NHƯ QUÁN

Nghĩa là tất cả các Pháp Hữu Vi đều là mộng không thực, như hình bóng, như tia chớp, không thực có, nếu nhận lấy đều mù quáng.

Lời nói của Đức THÍCH CA Ngài thấy tỏ rõ chỗ lầm nhận vọng cầu của chúng sanh trên con đường tu hành sai lạc ấy mà Ngài chỉ bày thẳng, cốt để lại cho khỏi lầm, cho tất cả kẻ tu đặng đến CHÂN GIÁC.

Vậy kẻ tu nên thận trọng, chớ nên thọ chấp các Huyển Hóa mà nhận lãnh làm cho càng tu càng mê mờ thêm nữa, thà rằng đừng tu còn hơn.

Bốn câu trên là một hồi chuông thức tỉnh Hộ Trì cho các Chân Tử khi đã ngộ nhận lỡ thời mau gạt bỏ cầu tiến, chớ nên cầu mong phép tài nhỏ mọn, nó có thể làm cho con đường TRI KIẾN bị ngăn.

PHẬT còn nói ra từng PHÁP MÔN để chứng minh lối tu sai hay đúng như:

HIỂN GIÁO  là Pháp Môn Hiểu Biết mà Ngộ.
VIÊN GIÁO  là sự Hiểu và sự làm tròn khắp mà Ngộ.
ĐỐN GIÁO là tìm đặng Chơn Tánh tu mà Ngộ.
MẬT GIÁO là tu Tự Biết mà Ngộ.
THÔNG GIÁO là Phá Chấp tỏ rõ mà Ngộ.
TỊNH GIÁO  là dùng Công cho Tịch Tịnh mà Ngộ.
TIỆM GIÁO  là thủng thẳng tu không ngừng Nghĩ mà Ngộ.

Chớ chẳng bao giờ tìm thấy Kinh Sách nào PHẬT nói đến THẦN THÔNG GIÁO hay PHÉP TÀI GIÁO. Nếu tu hành y theo các Pháp Môn hay Tông Giáo trên mà tu thì đặng sự lợi ích khó nghĩ bàn.

Con đường PHÁP TẠNG là một con đường tùy thuận mỗi hoàn cảnh, mỗi nghiệp căn của kẻ tu mà chỉ bày. Lại cũng tùy mỗi GIÁO của mỗi Chân Tử ưa thích chỉ bày để mà tu.

Chung gồm tất cả các GIÁO trên của PHẬT dạy mà gom lại: DUY NHẤT PHẬT THỪA, cũng gọi là Pháp Môn KHÔNG HAI. Nơi PHÁP TẠNG LẬP pháp THIỀN TỌA để TỎ PHÁP tức là TỎ TÂM.

Đối với tình DUY NHẤT PHÁP TẠNG kẻ tu hành phải TIN VÂNG KÍNH theo sự chỉ bày của TĂNG CHỦ và phải dẹp bỏ tất cả LÝ CHƯỚNG để tu tập đến: SỰ LÝ KHÔNG CHƯỚNG đó là con đường tu tỏ TÂM cùng khắp .

DUY NHẤT ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHÁP TẠNG dụng TIN VÂNG KÍNH chỉ bày Quyết Định tu TRI KIẾN GIẢI THOÁT . Nếu Tin Vâng Kính chẳng trọn khó thành tựu.

BA ĐIỂM để cầu NHƯ LAI mà tu đến CHÂN GIÁC. Một là THUẬN. Hai là HÀNH. Ba là DỤNG.

1 - THUẬN: Thuận nương vào Như Lai để cầu NHƯ LAI. Không lấy SẮC TƯỚNG ÂM THANH mà cầu. Duy nhất chỉ THUẬN DÒNG mà đặng.

2 - HÀNH: Hành với NHƯ LAI để cầu NHƯ LAI. Không lấy chỗ CÔNG ĐỨC mà cầu. Duy Nhất nương vào CÔNG ĐỨC NHƯ LAI chung cùng mà đặng.

3 - DỤNG: Dụng NHƯ LAI sẵn ĐỒNG DỤNG. Nguyện nương vào NHƯ LAI để cầu THUẬN NGHỊCH ĐỒNG SONG đặng CHÂN GIÁC.

Hóa Thân Đức TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN Chứng Ký
Chính là Đức DI LẠC TÔN PHẬT
Hạ lai trần thế 1918 -1993