–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

12 TÂM PHÁP BẤT NHỊ TÂM CẢNH KHÔNG HAI

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 18170)
12 TÂM PHÁP BẤT NHỊ TÂM CẢNH KHÔNG HAI
Tâm chẳng khác nào như NƯỚC BIỂN CẢ, còn Pháp tựa SÓNG CỒN trên mặt biển. Tuy phân biệt nó là: HAI, SÓNG hay NƯỚC, nhưng vốn Đồng Chung một THỂ.

Đứng về Tánh giao động và Hình Dáng của nó mà phân biệt, hoặc Danh Ngã biệt phân: bên phẳng lặng còn bên nổi Cồn cho rằng Sóng cùng Nước thành thử Tương Đối Pháp. Chớ thật chính nó là Nước khởi sanh thôi, nơi Tâm Pháp cũng vậy. Vì tự cho nó là Pháp chớ thật ra nó chính là Tâm, Tâm thời có cùng khắp chung gồm tất cả như thế, nên Tâm không có chỗ chỉ vậy.

Các Bậc tu hành rất cần đến sự rõ biết, cái biết ấy cũng gọi là Trí Tuệ để xét đoán lần đến chân thật đặng vào nơi CHÂN LÝ BẤT NHỊ. Nếu các bậc tu mà nương theo TÂM PHÁP KHÔNG HAI, chính là con đường Tri Kiến. Tối cần nên tự hỏi và tự giải đáp như sau, gọi là Nghi Chấp để Phá Chấp:

TÂM LÀ GÌ? Tâm là Pháp, mà Pháp cũng là Tâm.

TẠI SAO BỊ MẮC NẰM TRONG TÂM? Tại do mình Tự Khởi, lầm vào trong Khởi đó chấp nhận là chân thật, phải mê mà bị nằm, gọi là Khởi Tâm lại nằm trong Tâm vậy .

PHÁP LÀ GÌ? Pháp vốn là Tâm Sanh, do ngăn phân nên có Pháp, nếu chẳng biệt phân thời Pháp cũng không.

TẠI SAO TÂM PHÁP HAY BỊ LẦM LẪN? Vì

bờ ngăn trong Thân và Cảnh Ngoài. Trong Thân mới nhận là : Tâm, còn ngoại cảnh cho nó là Pháp, nên Chướng Đối bị ngăn ngại trở thành lẫn lầm chỗ Tâm Pháp và Pháp Tâm chẳng quyết định. Bậc tu cốt tìm Tâm nhưng tìm chẳng đặng Tâm. Vì sao? Vì một là tìm nơi Tư Tưởng, cho Tư Tưởng đó là Tâm. Hai lại nhận trong Thân ngăn biệt nó là Tâm. Tư Tưởng thời khi có, lúc không, khi còn, lúc mất quanh quẩn điên loạn. Còn trong thân thì Ruột Gan Phèo Phổi nào có Tâm?

Đó chính là những lối chưa biết nên có Bờ Ngăn của Vô Minh che lấp mà thọ chấp riêng khác trong ngoài thành thử tìm chẳng đặng Tâm để tu. Do tìm không được như vậy nên Phật nói: TÌM ĐẶNG CHƠN TÁNH MÀ TU LÀ KHÓ.

CHƠN TÁNH nó cũng là một phương tiện để đến Tâm Cảnh đồng nhất. Nó là một lối tu, tự soi bên ngoài để biết bên trong, nó làm cho Thân Tâm thỏa mãn với ngoại cảnh không mắc miếu, lấy ngoài để hiểu biết trong, lấy trong để so ngoài, làm cho Tự Tánh Bình Đẳng, không khinh khi hoặc vay trả oán thù, cỗi giải cho Tâm Thức nhẹ nhàng khỏi bên suy nghĩ mệt nhọc mắc miếu thâm tâm, hay suy nghĩ những lẽ phải để hiểu biết.

Ví như: Ai đánh đập Ta, Ta biết đau, Ta không nên đánh đập kẻ khác vì kẻ nọ cũng biết đau như Ta.

Cũng như: Ai làm khổ Ta, Ta biết khổ. Thời ta chớ làm khổ cho họ, vì họ cũng biết khổ như ta. Đó gọi là tìm đặng Chơn tánh mà tu vậy.

Còn nói về tìm Tâm và Điều Ngự đặng Tâm, khiến cho Tâm Viên Tịch Tự Tại Vô Ngại Tri Kiến Giải Thoát, thì phải nương vào TÂM PHÁP BẤT NHỊ để mà tu.

Phải tập làm Hạnh Nguyện Độ Sanh, phải thực hành Lục Ba La Mật Đa, phải Tứ Nhiếp Pháp, phải Trí Tuệ và Thiền Định để tỏ rõ ngoại cảnh mà cỗi giải nội tâm. Đó là những bậc sẽ Biết Tâm mà Tỏ Tâm, cũng như Biết Pháp để Tỏ Pháp, khéo làm cho Tâm Pháp viên tịch vậy.

SAU ĐÂY LÀ PHẨM ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHÁP TẠNG ĐỂ VÍ DỤ:

Chẳng khác nào kẻ kia Chưa Biết nước Biển và Sóng đều một gốc phát sanh. Kẻ ấy đến Biển để múc Nước về làm thuốc. Lúc đến nơi: Nhìn thấy toàn là Sóng, bèn lầm tưởng Sóng không phải là Nước, đứng chờ mãi cho hết Sóng đặng lấy nước.

Gặp một Trưởng Giả nọ đi ngang qua, kẻ kia bèn cung kính hỏi han Trưởng Giả nhờ sự giúp đỡ để lấy Nước Biển. Trưởng Giả trầm ngâm thương hại bèn giảng giải rằng:Chính SÓNG ấy nó là NƯỚC, vì nó do Khởi mà phát sanh như vậy đó. Ông chớ sợ nó, Ông cứ thử múc xem. Kẻ ấy vâng lời vì Tin Tưởng Trưởng Giả là Bậc Đại Nhân, tác phong đoan chánh, lời nói ôn hòa hiền hậu đầy đủ các sự cảm hóa. Liền xuống múc. Lúc múc xong nhìn lại trong thùng thấy không có Sóng, vui mừng vô kể, bèn thầm nghĩ thật là điên dại, từ bấy lúc nay, ta cứ đứng chờ cho Sóng lặng để lấy Nước, nào ngờ khi ta đặng Biết nó mà thực hành liền đoạt như ý nguyện, chỉ tại ta Chưa Biết thôi.

Bậc tu hành muốn điều Ngự Tâm cũng thế. Trước khi thu nhiếp Tâm đặng điều ngự lấy nó, thời cần phải siêng tu Pháp Giới, lúc thâm nhập Tỏ Biết Pháp Giới thì Tâm liền thông đạt dung thông,chớ chẳng cần gò nó.

Trong Kinh DUY MA có một đoạn Phá Chấp ngồi yên ngự Tâm lặng lẻ như sau:

PHẬT bảo Ông XÁ LỢI PHẤT rằng: Ông đến thăm bệnh Ông DUY MA CẬT. XÁ LỢI PHẤT Bạch:
Bạch Đức Thế Tôn, con không kham lãnh đến thăm bệnh. Là vì sao? Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên dưới gốc cây. Khi ấy Ông DUY MA đến bảo con rằng: Nầy Ông XÁ LỢI PHẤT! Bất tất ông ngồi sửng đó mới là ngồi yên? Vả chăng yên ngồi là chẳng ở trong Ba Cõi mà hiện Thân Ý mới là yên ngồi. Không khởi Tận Diệt Định mà hiện các oai nghi mới là yên ngồi. Không rời Đạo Pháp mà đồng hiện các việc Phàm Phu mới là yên ngồi. Tâm không trụ trong, cũng không ở ngoài mới là ngồi yên. Đối với các kiến chấp không động mà tu BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO mới là ngồi yên. Không đoạn Phiền Não mà vào Niết Bàn mới là ngồi yên. Nếu ngồi đặng như thế là chỗ Phật ấn khả.

So đoạn kinh trên đủ chứng tỏ sự tu hành gò bó ngồi yên cho Tâm tịch tịnh, nhưng ngược lại Tâm càng mắc miếu lép khô. Chẳng khác nào núi TU DI chống gió, Ngọc LƯU LY bị phủ bùn hạn lượng ánh quang, cây Bồ Đề trồng trong chậu kiểng vậy.

Đoạn kinh DUY MA có câu để chỉ thẳng mà phá chấp như câu: Không rời Đạo Pháp mà chung việc với phàm phu mới là yên ngồi. Câu ấy chứng tỏ bậc tu hành qua các Pháp Giới chẳng chướng ngại trong Hạnh Nguyện Độ sanh, chẳng biệt phân Phàm Thánh khen chê để cầu Tỏ Tâm Thông Pháp.

LẠI CÓ CÂU: Tướng Pháp nó làm cho ta phiền não mà Ta không phiền não ấy là NIẾT BÀN. Vì sao? Vì Tâm là Pháp, mà Pháp cũng do Tâm. Ta vui thì cảnh vui, ta buồn bị cảnh buồn. Pháp có gốc tại ta chưa biết, Pháp không gốc do Ta biệt phân. Khi tỏ Tâm và Pháp là MỘT thì đặng tự tại viên thông chẳng còn nghi ngờ Tâm Pháp vậy.

TÂM PHÁP BẤT NHỊ CHƯ BỒ TÁT PHẬT ĐÃ BIẾT NÊN TRÒN KHẮP, CHÚNG SANH CHƯA BIẾT MÀ PHÂN BIỆT NÊN BỊ BIỆT THÔI.