–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

21. BẤT ĐỘNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 17834)
21. BẤT ĐỘNG
NÓI đến Pháp BẤT ĐỘNG duy chỉ Bậc Sở Đắc tận cùng rốt ráo THẬT BIẾT CHÂN CHÁNH nó là như vậy, như thế hoặc như kia. Bậc ấy khi dùng đến các Pháp vẫn tùy lúc hay tùy hồi quyết định không còn nghi ngờ. Pháp Bất Động là một Pháp vượt tầm lý luận hay ngôn thuyết suông để giảng giải ra nó mà đặng. Vì sao? Vì nó SẲN CÓ nơi từng lớp, từng Bậc, từ lớn nhỏ, rộng hẹp, thanh thô, tế nhị trùm khắp tuyệt mỹ, nó không có sự Tăng Giảm hoặc Dư hay Thiếu mảy may nào cả.

Nói đến thứ lớp của nó thời cứ mỗi một lớp như vậy có hằng hà sa số Bậc, mà mỗi một Bậc thì vô lượng vô biên lớp. CŨNG NHƯ: Nhìn trong một thành phố hay một xóm làng, mỗi một khoảng đất thì có một cái nhà, mà mỗi một cái nhà có một hoàn cảnh. Nếu trong nhà ấy có 5 người, hay 10 người, thì mỗi một người đều sự Hiểu Biết và Hoàn Cảnh của người đó thảy đều sai khác với mấy người kia. Nó cứ từng người, từng Bậc, từng gia đình, từng Nhà nước thống trị mà tuần tự thuyên diễn, nhưng mỗi mỗi hay lớp lớp thảy đều SẴN CÓ Bất Động Pháp.

Cho đến VŨ TRỤ cùng TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI không thể nào mà kiểm điểm hay diễn nói hết đặng. Duy chỉ có SỞ ĐẮC CHƠN BIẾT BẤT ĐỘNG mới chu đáo mà thôi. Vì trong một pháp nầy Sẵn có sự Hiểu Biết nầy. Nơi pháp Bất Động khác Sẵn Có cái Hiểu Biết khác, nó chỉ Đồng Hợp để mà hiểu biết, bằng chưa Đồng Hợp thời chưa hiểu nhau. Do đó mà chia ra từng lớp: Vuông tròn Dài ngắn Rộng hẹp Cao thấp cùng khắp, nơi đâu cũng thảy đều có một sự Hiểu Biết chung và riêng.

Đức THẾ TÔN Ngài Chánh Biết Nguyên Thể Bất Động nó Sẵn Có nơi từng lớp, mà mỗi chúng sanh phải đành chịu trong thứ lớp đó. Chúng sanh lại đòi hỏi Chân Thiện Chánh Giác như Ngài, thành thử Ngài vì chúng sanh mà chỉ dạy trong các thứ lớp đặng thoát sanh lần hiểu biết Tỏ Thông đoạt đến Thực Tưởng Bất Động, chỉ vì chúng sanh lầm nhận cái Biết của mình mà mê mờ.

DO ĐÓ NGÀI NÓI:

Tất cả chúng sanh thảy đều có sự hiểu và Biết. Nhưng cái Hiểu nầy là cái Hiểu của Ông chớ chưa phải đã Hiểu đặng cái Hiểu của Bậc khác. Cũng như: Cái Biết nầy là Cái Biết của Ông, chớ chưa phải Đã Biết nơi Cái Biết của Bậc khác.

Những lời nói tối diệu của Ngài để cho Bậc tu hành cầu tiến, từ nơi Hiểu và Biết của mình đến cái Hiểu Biết Bậc khác, làm cho Trí Tuệ Tăng Trưởng lần đến tận cùng CHÁNH BIẾT BẤT ĐỘNG.

CHẲNG KHÁC NÀO: Sẵn có từng NẤC THANG, kẻ quyết chí LEO THANG không ngừng, đến tột cùng của NẤC THANG liền RÕ BIẾT cái thang mấy NẤC. Pháp Bất Động thứ lớp nó cũng thế.

Nên chi Bậc đã tỏ rõ Chân Thực, Tận Biết tỉ mỉ từng giai đoạn TÁNH PHÁP ra sao, sự CÔNG DỤNG nó thế nào một cách chu đáo không lầm lẫn nên Điều Khiển Sắp Đặt nó. Chẳng khác nào Trưởng Giả kia Trang Trí đồ dùng trong nhà của mình.

Bậc ấy khéo Di chuyển thứ lớp mà trở thành QUỐC ĐỘ. Lại vì Chúng sanh mong Tri Kiến rốt ráo mà Thần Diệu lần lượt đưa chúng sanh Tam Thiên cùng Cảnh Giới trở thành PHẬT QUỐC, các chúng sanh trong Cõi chẳng hay biết ngỡ Mình làm đặng.

Pháp Bất Động là một pháp có LỢI và cũng có HẠI vô kể. Khi Bậc Thật Biết thì chẳng còn nghi ngờ, liền thoát Trần Lao hoàn toàn Giải Thoát chẳng Tập Khí Sanh Tử. Bằng chưa biết đến hay lưng chừng biết, hoặc tu hành chưa rốt ráo do Khởi Mường tượng vội chấp nhận, nó liền nương theo Hương Vị tập nhiễm ngọt mùi ấy mà trở thành Cảnh Giới vẹn vừa theo ý, họ liền ngỡ là Chân Thật mừng rỡ cho Đã Đắc đến Chân Lý thọ lãnh Chịu Báo hay Phước Báo, tùy theo Công Năng Sở Tri Kiến Chấp mà thành tựu.

Bậc đã trọn biết Pháp Bất động, Bậc ấy tỏ rõ từng đường kim mối chỉ của sự tu hành, lại thâm nhập tất cả TẠNG THỨC từng Sở Tri sâu cạn của họ như : Tri Kiến hay chưa Tri Kiến mà Kiến Chấp, Giải Thoát hoặc chưa Giải Thoát mà Thọ Chấp. Rõ biết từ hành vi tu tập của Bậc tìm đặng Chơn Tánh mà Tự Biết hay tu Khảo Cứu để Bị Biết. Còn thấu đáo bậc đang mắc miếu trong pháp để mà Chấp, hay đã thoát sanh đặng pháp Sạch Sẽ trơn liền nhưng vì Nguyện Độ Sanh diễm nói in tuồng Thật Chấp, nhưng không còn lấy một Chấp.

Còn biết qua từng giai đoạn Chứng Ngộ dừng trụ sạch sẽ, hay lấy TƯỞNG mà dừng trụ? Hoặc KHÔNG TƯỞNG mà dừng trụ? Cùng với sự thu nhiếp TÂM mà dừng trụ, hoặc lập Thiện Căn, Thanh Tịnh Căn, Hòa Giải Căn, cộng cùng Bất Động Căn để thành tựu Chứng Ngộ đến nó?

Đó chính là những điểm khó giải cho nhiều Bậc tu hành tìm một lối trụ, một pháp hay một Tôn Chỉnh đúng đắn để thâm nhập Viên Giác rốt ráo, Thân tâm BẤT ĐỘNG vậy.

Do lẽ ấy nên các Bậc Tu Chứng qua từng pháp, từng lớp mơ màng, Trí Tuệ rời rạc chưa Thật Biết mà nhận lãnh trọn vẹn, chỉ nương vào VÔ NGÃ nhận thấy Tư Duy Pháp để làm rỗng rang Tâm Ý mình. Lâu ngày tập khởi Nghi Mình, Nghi Chân Lý, Nghi Pháp Môn, nhưng tìm một lối trên để dừng trụ thật là nguy hại. Lại có Bậc xem kinh ghi nhớ học thuộc tu tập Bị Biết Kinh, nhưng vẫn có sự rỗng rang trên chẳng hạn. Nếu gặp ai hỏi đến đoạn Kinh thời giảng giải y theo bài vở đã học, còn chận hỏi pháp Chân Lý bất ngờ liền lý bí. Vì sao? Vì bị biết chớ nào có Tự Biết đâu, do Bị Biết đó mà chẳng Tỏ Tánh thành thử bị nằm trong LỜI NÓI của PHẬT.

CŨNG NHƯ: Nằm nơi ngón tay PHẬT chỉ Chân Lý chớ chẳng tìm Chân Lý để mà TỎ. Con đường lập pháp Tỏ Biết thật là trăm phương vạn lối Có kẻ tự nâng cao mình là: THÁNH. Có Bậc tự hạ thấp mình là: PHÀM. Kẻ mong chứng nầy, người đòi chứng nọ, tự sinh chứng che đậy buông xuôi biện luận thuyết giải trôi chảy để mà Thọ Chấp, trong một thời gian nơi chấp ấy in tuồng là Thực, lãnh lấy những pháp Tự Tạo tự lãnh mà không hay biết vậy.

Những lẽ trên có nhiều điểm chưa thấu đáo vì Tâm Chí nông cạn, Hữu Lậu Vọng Đảo chưa sạch, Hạnh Nguyện chưa tròn, nên sự Khởi tham lam vội chấp lầm lẫn che đậy.

CHẲNG KHÁC NÀO: Con Lương kia vốn Sẵn Có chất nhớt của nó để bảo vệ THÂN và sanh sống. Còn Mê Lầm Phàm Phu Sẵn Có PHÁP GIỚI che đậy những gì lầm sai. Bậc tu vẫn còn Bản Ngã ấy nhận chịu che đậy thuyết giải mê lầm bao phủ như thật, gọi là: VÔ MINH.

Đối với Bậc Sở Đắc CHÂN NHƯ BẤT ĐỘNG thời Thật Biết các Tập Khởi của mỗi lớp thế nào, bị nhiễm ra sao? Mong muốn chấp nhận thế nào? Chịu Báo hay Chánh Báo ra sao? Bậc ấy biết tất cả, còn biết hơn thế nữa, nhưng không chấp Sở Tri mà Hoàn toàn Giải Thoát chẳng còn Tập Khí Sanh Tử, chỉ nương vào Công Đức Như Lai để diễm nói, chỉ bày từ ly tí. Khi biên soạn hay đọc tụng phương tiện Kinh Sách miễn làm cho sáng tỏ các bậc tu hành đến đích Tri Kiến Giải Thoát là đủ.

Dù cho Bậc ấy Thị Hiện các HẠNH THUẬN NGỊCH, TỊNH hay BẤT TỊNH chăng nữa cũng không có lỗi mà đặng Phước báo vô kể khó nghĩ bàn. Vì sao? Vì Bổn Nguyện chung để Độ Sanh mà phải như thế.

CÒN NGƯỢC LẠI: Cũng vốn Pháp Bất Động ấy. Nhưng Mê Lầm thời nó trở thành PHÁP GIỚI đóng khuôn ngăn biệt mỗi CHÚNG SANH nên gọi là: CHÚNG SANH GIỚI.

Nơi Pháp Giới vẫn từng Bậc từng lớp lang, từ nhỏ bé lên đến to lớn trùm khắp TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI. Mỗi một kẻ hay một Bậc cùng một người thảy đều nằm nơi Pháp Giới, nó đóng nên khuôn HIỂU và BIẾT riêng nhau từng Pháp, nên LẼ PHẢI với VIỆC QUẤY tự tạo Hoàn Cảnh THUẬN NGHỊCH riêng nhau.

Từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn thảy đều có sự Biệt Lập Tự Ngã thành thử khó mà Hiểu cùng Biết với nhau cho tận từ. Bất quá có Hiểu Biết nhau chăng cũng trong một trường hợp chốc lát hoặc trong một hoàn cảnh mà thôi.

Ngoài ra vẫn xung đột cạnh tranh tự cho mình:ĐÚNG hay PHẢI, nên mới có: THƯƠNG-GHÉT, ĐÚNG-SAI, do hợp và không hợp trở thành câu chuyện SAI ĐÚNG trong Pháp Giới nó sẵn sàng Bản Năng phủ kín che đậy thành Bản Ngã kiên cố chỉ vì chấp nhận mà nó trong Pháp.

Pháp Giới là một pháp quá ư Tinh Nhuệ, nó có thể gạt gẫm từ phàm phu thấp kém đến Bậc ĐẠI THIÊN TIÊN, qua hàng TĂNG THÁNH. Nó đưa từng lớp, từng Bậc, từ sơ khởi tu hành đến bậc tu hiểu biết Phật Pháp, lại lừa bậc đã từng đi trong HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH cùng với bậc GIÁO PHÁP nếu Tập Khởi chấp nhận vẫn mắc Pháp Giới thêm phí công bê trễ, Nó có đủ phương lừa, đủ cách gạt. Nó tùy theo SỰ MUỐN Tuyệt Mỹ, khôn khéo đưa từng lớp bị lầm vì nó.

Nếu kẻ tu chẳng khéo suy ngẫm để điều ngự sự Tham Muốn, không củng cố kiên nhẫn đặng lần nương theo Pháp để Tỏ Pháp mà thâm nhập PHÁP GIỚI thì dễ bị lầm nhận mà lộn vòng Sanh Tử.

Tuy nhiên còn có bậc tu chánh đáng, quyết tâm cầu Diệu Quả. Họ chẳng vì Danh Lợi để mà tu, chỉ vì thoát Trần Lao Hư Vị nên mới tìm hiểu đặng nó. Mới nhìn nhận Tánh Điêu Luyện tầm quan trọng và sự nguy hiểm của nó, làm cho kẻ tu hành sơ sài phải Chấp Pháp. Vì lẽ đó nên Bậc ấy mới mềm dẽo thịnh trọng Tinh Tấn Đạo Tràng trên hết để tu. Chủ Quán THẾ GIAN như Huyển nên chẳng bao giờ tranh giành Hơn Thua, Được Mất mà mắc miếu theo Pháp Giới. Do đó, không có sự Tập Nhiễm Thanh Thô để Thọ Chấp. Họ nương vào VÔ NGÃ cầu lấy Xuất Ly từng Pháp để Tỏ Biết chơn thật rõ ràng.

CŨNG NHƯ: Hiện THẾ GIAN GIỚI chẳng tập nhiễm để Tỏ Ngộ THẾ GIAN mà GIÁC. Qua: TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI cùng CẢNH GIỚI TỊNH ĐỘ, chẳng chấp nhiễm một GIỚI mà thọ lãnh. Vì sao?Vì Bậc ấy ĐÃ BIẾT: CẢNH GIỚI THẾ GIỚI đều là PHÁP GIỚI.

CHẲNG KHÁC NÀO: Bậc học trò kia vào trường Y KHOA để học, Bậc ấy có một sự quyết chí trở thành một ĐẠI LƯƠNG Y, DƯỢC SƯ, nên siêng năng khảo cứu các món thuốc tận từ hiểu biết từng món, có TÁNH DƯỢC khác nhau chuyên trị một bệnh. Sau khi tỏ biết tất cả các món thuốc rành mạch, họ có thể hợp thang. Năm bảy vị trở nên một MÔN THUỐC cứu chữa con bệnh, mà chính bậc ĐẠI LƯƠNG Y, DƯỢC SƯ không mắc phải một Bệnh hay một món thuốc vậy. Bậc tu hành dùng Phương Tiện xuất ly Pháp để Tỏ Pháp Giới lại khéo HÀNH THÂM BÁT NHÃ mà thâm nhập BẤT ĐỘNG.

Có nhiều bậc tu hành vì Tín Ngưỡng ưa muốn, nhưng chưa hiểu đặng phương thức tu, thì có đâu hiểu thấu PHÁP và PHÁP GIỚI, thành thử họ tu có nhiều Sở Cầu khác nhau. Tuy thế chung lại chỉ lấy THIỆN CĂN đặng cầu PHƯỚC BÁO, nên không có hại chi cả.

Vì sao? Vì các Bậc ấy trót lầm nơi Pháp Giới THÔ KHỔ, đến nay tu hành mong cho thoát sanh khỏi khổ, đặng đến Pháp Giới Thanh Nhàn hơn, nên chẳng có hại.

Duy chỉ có Bậc tu Phật đã hiểu biết đôi chút Phật Pháp mà quyết tâm tu thật dày công, nhưng có một cái: Nặng về Bản Ngã Chấp Thủ, gọi là tu theo Sở thích của mình. Do đó nên nặng về SẮC TƯỚNG sở cầu hơn là tìm sự Hiểu Biết phá mê lầm. Vì thế khó khăn hiểu Pháp hay Pháp Giới để mà tu.

Có Bậc khá công hơn, họ đem sự Hiểu Biết và sự làm để tu rất tinh tấn cầu tiến bộ, nên nhàm chán: SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ mà quyết tâm tu. Đến khi rõ biết: Bởi Tập nhiễm chìm đắm vào THAM SÂN SI, do sự ĐƯỢC MẤT TRANH GIÀNH mới có PHIỀN NÃO lộn vòng nơi NHÂN QUẢ.

Những sự hiểu biết đó nó lại có một trạng thái quyết TẬN DIỆT các Nghiệp tập nhiễm để kìm hãm TÂM, mà mong chờ ĐẠO QUẢ. Kể ra những bậc như vậy thật là đáng kính nể, nhưng tiếc rằng sự gặt hái chẳng đặng rốt ráo. Dù có thành tựu đến mức TẬN DIỆT ĐỊNH cũng vào PHÁP GIỚI Thánh Quả, chớ chưa hẳn Diệu Quả NIẾT BÀN.

Con đường tu Phật nó có nhiều then chốt lạ lùng do bởi: PHÁP GIỚI. Dù cho có nhiều Bậc niệm niệm một câu để Tỏ Biết cũng chẳng biết tí nào. Vì sao? Vì nằm trong Pháp Giới Bị Biết, chớ chẳng Viên Dung Tự Biết. Nó như thế nên Bậc tu hành khá họ vẫn biết rằng: SỰ TU là một Phương Tiện Cứu Cánh Giải Thoát. Nhưng đến lúc say tu: thời nhiều Bậc BẢO THỦ Món Tu mà giành giựt cho mình là CHƠN CHÁNH, kẻ khác là NGOẠI ĐẠO TÀ GIÁO để hơn thua nhau. Đôi bậc tự hào là: BỒ TÁT hoặc tự dựng là PHẬT mà khinh khi Bậc khác là CHÚNG SANH. Đó chính là điểm trọn lừa của PHÁP GIỚI, để cho Bậc tu chấp nhận mà Thọ Lãnh.

Nếu Bậc tu hành y như Pháp Môn nào cũng tốt, miễn là chớ vội chấp thủ Cố Định, nương vào VÔ NGÃ làm phương tiện Xuất Ly qua từng Pháp không nhiễm trước, để Tỏ Biết tất cả Pháp như HUYỂN HÓA HƯ DỐI KHÔNG THỰC mà rạng tỏ VÔ MINH PHÁP GIỚI. Đó chính là bậc khéo.

Bằng Bậc tu hành không CHẤP THỦ, liền đặng TRÍ TUỆ hiểu biết rộng rãi, nhờ chẳng nặng TỰ NGÃ, chịu khó học hỏi lối tu của các bậc nên tiến bộ.

Bậc ấy lại rõ biết Tự Tánh mê lầm Bản Năng thường Chấp nên Vọng Đảo mà nương theo lời PHẬT dạy: PHẬT và CHÚNG SANH KHÔNG SAI KHÁC, NHƯNG SAI KHÁC MÊ VÀ NGỘ. Do lời nói ấy nên đặng sự Hiểu Biết lìa đặng SẮC TƯỚNG, lập Chơn Tánh PHÁ CHẤP để tu, gọi là ĐỐN GIÁO CẤP TIẾN.

Khi đã đặng: ĐỐN GIÁO CẤP TIẾN để tu thì thật là qúy. Nhưng phải làm cho tròn HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH. Vì trong Hạnh Nguyện đó nó giúp cho Bậc tu được sự đứng đắn Chân Thật, rốt ráo, thông đạt các pháp không thiếu sót. Nó lại làm cho Bậc tu THẬT BIẾT nơi HÀNH DỤNG: CẤP TIẾN và CẤP THỦ làm đúng lúc, Phá Chấp đúng hồi không sai chạy hay mơ màng mà Tỏ rõ, gọi là CHÁNH GIÁC chẳng còn Tập Khí Sanh Tử vậy.

BẰNG PHÁ CHẤP QUÁ ĐÀ: MỘT: Phải vào chỗ KHÔNG mà Chấp Thủ. Nếu chẳng Chấp chăng cũng tìm nơi An Trụ lấy MỘT PHÁP thì lãnh đủ 8 vạn 4000 pháp? Phải vịn vào pháp BÌNH ĐẲNG, để thuyết giải hay Biện Luận suông làm VAI CHÁNH.

CHẲNG KHÁC NÀO: CON LƯƠN có sẵn tánh TRƠN VUỘT gọi đó là pháp phân hai như: Nó cũng có. Nó cũng không. Muốn Có liền Có. Muốn Không liền Không. Nó cũng thế. Nó cũng vậy. Nó không hai hay sai khác. Hay nó không có chỗ Chỉ. Chưa phải lời Quyết Định DUY NHẤT.

Có Bậc cũng đã biết lề lối phân hai trên là một Sở Thuyết nên dè dặt hơn, suy ngẫm thấu đặng PHÁP GIỚI: THUẬN- NGHỊCH đều là MỘT. Muốn dung hòa nhưng chẳng biết làm thế nào?

- Nếu lập THIÊN THỪA sợ khép vào hoàn cảnh quy luật hay trong vòng Chấp Thủ?

- Còn lập THIỆN CĂN thì rõ biết Thiện Ác không HAI? Nên hay dùng lối TỰ TÁNH nơi mình đương nhiên TỰ TẠI, xuôi chiều mát mái đến đâu hay đó.

Trong một thời gian, chưa có một căn bản Rốt Ráo tỉ mỉ nên: Buông lung vì Tự Tại. Bất Thiện bởi chưa Trọn Hạnh. Vị Kỷ vì Chưa Tỏ. Mạt Thị Khinh Khi từng lớp vì chưa Chu Đáo Chơn Như, nên những lối hành động cử chỉ tự chấp nhận là Hạnh Nguyện Độ Sanh. Khi gặp THUẬN, lúc gặp NGHỊCH PHÁP thảy đều ráng chịu. Tập Khí Sanh Tử vẫn mang, làm sao chối cãi?

CHỚ NÀO NGỜ: PHÁP GIỚI tuy là MỘT. Nhưng THỂ DỤNG của nó là HAI trở thành 8 vạn 4000 pháp Bình Đẳng BẤT ĐỘNG. Nơi Pháp Giới tương đối nó có hai lối sử dụng, gọi là: THUẬN HÀNH và NGHỊCH HÀNH. Bậc khéo biết thì dùng đúng lúc, đúng chỗ, còn Bậc chẳng Tỏ Biết lại dùng không đúng chỗ mà bị chống đối Tập Nhiễm chưa thỏa mãn vẫn chịu Tập Khí Sanh Tử vì chưa trọn CHÂN LÝ.

Nơi THUẬN HÀNH NGHỊCH HÀNH là một vấn đề trọng yếu giải quyết đến sự Viên Mãn hay chưa Viên Mãn. Vì sao? Vì Phá Chấp lầm mê đặng TRI KIẾN PHẬT. Nhưng Tỏ Rõ việc sử dụng THUẬN NGHỊCH vẹn vừa đứng đắn thì đặng: PHẬT TRI KIẾN. Bằng vì Phá Chấp quá lối, chẳng Tinh Tấn Đạo Tràng thì muôn kiếp vẫn còn Tập Khí Sanh Tử, gọi là HÀNH NGUYỆN. Đó là một lối giảng giải mật thiết cho Bậc GIẢI THOÁT, nên nhớ lấy.

Còn nói về THUẬN HÀNH pháp, là một đặc tánh thu nhiếp làm cho tất cả đều ưa thích mà tu hành, nó cũng là một lối dỗ dành nâng đỡ Bậc non kém. Khen tặng và giúp đỡ con đường tu, làm cho tất cả được Say Đạo để Hiểu Đạo cùng Tỏ Biết và VIÊN THÔNG CHÂN LÝ.

Bên NGHỊCH HÀNH duy chỉ là Pháp TRỢ DUYÊN cùng PHẨM TRỢ ĐẠO cho Bậc đã TIN PHẬT, TIN PHÁP MÔN tu, để lần đưa từng Pháp vì Bậc ấy đã chịu nỗi sự thử thách mà tiến bộ. Ngoài ra chẳng dùng. Vì dùng đến nó làm cho tất cả mọi người đều chẳng ưa thích mà xa lánh, hoặc Đoạn Duyên với mình.

Hai lối sử dụng của một PHÁP GIỚI. Nằm nơi Pháp, Tỏ Pháp, Thông Pháp, Bất Động với Pháp. Viên Tịch cùng Pháp. Trọn dùng đến Pháp, Không Tập Nhiễm một Pháp. Vì sao? VÌ QUÁ BIẾT nên chẳng dùng CÁI BIẾT. Chớ nên lìa nó. Chớ nên Bỏ và Diệt nó. Chớ nên Sợ Chấp, cứ Phương Tiện trọn HẠNH NGUYỆN, thì PHÁP GIỚI trở nên CHÂN NHƯ BẤT ĐỘNG.

Tất cả Chư Vị BỒ TÁT vẫn nương theo con đường ấy để mà cầu VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC. Nên mới TÁN THÁN PHÁP GIỚI mà gọi là: HÀNH DỤNG NHƯ LAI.

NAM MÔ HỒI HƯỚNG PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
15-10-MẬU THÂN (1968)