–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

22. PHÁP THÍ

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 16470)
22. PHÁP THÍ
PHÁP THÍ là một PHÁP trong vấn đề ĐỒNG NHẤT, trùm khắp TAM THIÊN của TỐI THẮNG DIỆU ÂM và CHƯ PHẬT, chung gồm NHƯ LAI TẠNG Diệu Dụng không ngừng với đích đưa Chúng Sanh TỰ BIẾT, liền thoát Trần Lao thấu đáo HÀNH DỤNG NHƯ LAI không có sự Kín Nhiệm, nó lại làm cho THÂN TÂM Tịch Tịnh, chẳng còn Tập Nhiễm mà thâm nhập BẢO PHÁP NHẤT THỪA, đặng nghe TẠNG VƯƠNG PHẬT, để đoạt CHÁNH GIÁC.

Do lẻ ấy nên Bậc ĐÃ BIẾT từng cấp mà làm BỒ TÁT hay BỒ TÁT MA HA TÁT, đã từng Nghe, Biết nhiều ít, liền Phát Nguyện Hộ Trì PHÁP THÍ.

Không nhàm chán, không tiếc rẻ, không Chấp Thủ, không Danh Giả, chẳng lìa Danh Giả. Không quán TỰ TẠI, chẳng lìa TỰ TẠI. Vì tất cả Hạnh Nguyện đã biết rõ sự HÀNH DỤNG NHƯ LAI vẫn không Chấp Thủ, PHẬT PHÁP BA ĐỜI đang diễn nói, nên Pháp Thí Cúng Dường không ngừng để cho mạch lạc NHƯ LAI TẠNG chẳng dứt đặng trọn vẹn ĐỒNG ỨNG.

Còn Bậc Khởi Tâm Pháp Thí, hay tỏ lòng Pháp Thí, hoặc Phát Nguyện Pháp Thí cùng với TÂM Ý xây đắp Đạo Tràng. Những Bậc như vậy thì A Tăng Kỳ Kiếp cũng đã tu hành nên ngày hôm nay mới có CĂN LÀNH, đồng HƯỞNG ỨNG, đồng BỔN NGUYỆN ĐỘ SANH chung, lại đồng sự Hướng Dẫn, đưa người qua từng lớp PHÁP GIỚI để phá VÔ MINH, gọi là trùm khắp ĐỒNG ỨNG PHÁP THÍ vậy.

Một trong BA BẬC trên chẳng khác nào:

Có một QUỐC VƯƠNG kia, vì tấm lòng BÁC ÁI cùng khắp, thương DÂN GIẢ trong nước chẳng khác thương CON, thường nhìn thấy sự nghèo túng của DÂN, đến sự mong muốn cứu giúp của VUA.

Ngày nọ cho mời các QUAN đến bàn những cần thiết nơi nhu cầu khai thác cho DÂN để giải ách khổ, bèn khai thông ĐƯỜNG CÁI, ĐẮP MƯƠNG ĐẬP, MỞ TRƯỜNG HỌC... HÀNH DỤNG NHƯ LAI cũng thế.

Phần các QUAN lãnh chỉ thị và cuộc sắp đặt của NHÀ VUA. TIN VÂNG KÍNH, do lòng TIN VÂNG mà hãnh diện được gặp BẬC MINH ĐẾ. Nhờ vậy nên phụng sự ngày đêm không nhàm chán. Chẳng vì lợi riêng cho Mình mà vì MINH ĐẾ. BỒ TÁT Pháp Thí cũng vậy.

Đến DÂN GIẢ trong nước hay xóm làng, có nhiều Bậc hiểu biết và nhận xét: Những MƯƠNG ĐẬP CÔNG LỘ của VUA QUAN đưa lại sự ích lợi cho Quần Chúng. Do đó biết Tự Trọng giữ gìn CỦA CÔNG chẳng bao giờ phá hoại.

Đồng nói cho tất cả được hiểu, được biết. Khi mọi người nhận lãnh liền Khởi Tâm Quý Trọng TIN VÂNG, hướng về VUA QUAN chiêm ngưỡng tỏ lòng ĐỒNG NHẤT để Báo Ân Vua. Cùng Tín Tâm Pháp Thí, Phát Nguyện Pháp Thí, chung cùng Pháp Thí không sai với NHẤT THỪA HÀNH DỤNG NHƯ LAI TẠNG cả.

Vì lẻ ấy nên:

Từ VÔ THỦY đến nay, không mấy ai mà chẳng muốn TÂM TÁNH hiền lành, Thiện Căn ĐẠO ĐỨC. Do đó họ đồng nhau TÁN THÁN CHƯ PHẬT cùng THÁNH TĂNG không ngừng. Làm cho nền tảng ĐẠO PHÁP khỏi Diệt Vong, càng ngày càng thịnh vượng Đạo và Đức.

PHÁP THÍ có MỘT. Nhưng bởi trình độ nó chia ra rất nhiều Bậc, chung lại chỉ có: TIN ĐẠO HIỂU ĐẠO và BIẾT ĐẠO cùng Nhất Tâm Pháp Thí CHÂN CHÁNH làm căn bản mà thôi.

BẬC TIN ĐẠO: Họ chỉ biết khen Công Đức PHẬT Từ Bi Hỉ Xã Hiền Lành Đạo Đức. Khiến cho tất cả kẻ nghe đều được ưa thích TÔN SÙNG, CHIÊM NGƯỠNG, LỄ BÁI, CẦU KHẨN làm cho Tâm nhẹ nhàng thưa thới hiền hậu cầu mong CHƯ PHẬT cứu độ.

BẬC HIỂU ĐẠO: Bậc ấy cũng đã từng được nghe Pháp Thí chẳng lìa bỏ các Hạnh tu niệm Chiêm Ngưỡng Lễ Bái và đã kiên dũng đánh đổi tu nhiều hơn Bậc TIN ĐẠO.

VÌ lẽ có nên được hiểu rõ sự ích lợi của TU PHẬT, cốt yếu SỮA TÁNH TU TÂM lập nền Đạo đức chung, HẠNH KIỂM chẳng thiếu. Bằng thiếu sót TÔN CHỈNH đó khó thành tựu mỹ mãn.

Bậc Hiểu Đạo và Biết các Pháp chính là tầm quan trọng cho kẻ tu, còn TÁNH TÌNH làm nguồn gốc, những hậu quả CHỊU BÁO CHÁNH BÁO không sai. Nó tỷ như Bóng với Hình, như tấm gương soi mặt. Nếu Hình chạy thì Bóng chạy. Còn mặt nhăn, nơi gương soi vẫn nhăn theo, nào sai khác?

Bậc Hiểu Đạo Chân Chánh, họ vừa Pháp Thí lại vừa TỰ sửa chữa. Họ căn dặn nói năng sự nguy hại của TÁNH xấu xa phức tạp cho nhiều kẻ chừa bỏ, họ liền chừa bỏ. Họ thuyết giải những ý nghĩa chân chánh, họ liền nương theo những điều Chân ấy mà sửa trị tu tập.

Pháp Thí là một Pháp Tuyệt Mỹ, vừa dạy cho mọi kẻ tu hành, mà chính cũng dạy cho mình tu tập. Nó công dụng trong Hạnh Nguyện Hiểu Đạo để BIẾT ĐẠO. Mà chính kẻ nghe Pháp Thí thích thú hiểu biết kiên sợ. Từ NGẠ QUỶ, SÚC SANH, ĐỊA NGỤC Tánh kẻ ấy sửa đổi TÂM TÁNH, ĐẠO HẠNH trong một thời liền Chánh Báo NHÂN THIÊN. Thật là Cứu Cánh từ BA Đường Ác đến CÕI TRỜI hay CÕI NGƯỜI sung sướng.

BẬC BIẾT ĐẠO: Chính Pháp Thí là nòng cốt để đưa tất cả vào con đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT, nên chi Bậc ấy dùng tất cả Pháp chỉ dạy phương tiện Đạo. Lại từ hàng Tiểu Thừa lần đưa cho họ lên Đại thừa. Từ Tiểu Căn eo hẹp làm cho Phát Nguyện thù thắng Tâm Ý rộng rãi mà đặng Thượng Căn Tu tập thông thái.

Bậc ấy lại dùng Lời Pháp rành mạch Quyết Định nói kẻ tu hành lập Tâm xảo trá tuy biết Pháp Thí nương Đồng Ứng Tam Thế, mà Tự mình chẳng chịu SỬA TÁNH của mình, làm cho TÁNH TƯỚNG đều phản nhau mà Pháp Thí thì gọi là Ngụy Thuyết Giả Thuyết. Nó chẳng khác nào CON CỌP GIẤY. Họ chỉ nói năng Hùng Biện To Lớn Kềnh Càng, nhưng ruột chứa đầy THAM VỌNG, dù có thành tựu chăng cũng không ngoài BA ĐƯỜNG ÁC.

Vì sao? Vì BIẾT sự Chân Thật TÂM TÁNH là những hậu quả của Bậc tu hành. BIẾT sự xấu xa thâm nhập ảnh hưởng nơi CHÁNH BÁO và CHỊU BÁO. Pháp tuy Bình Đẳng nhưng sự CHÁNH NGỤY Thụ Báo rất TƯƠNG XỨNG, ban hành đúng theo SỞ NGUYỆN. Lại THẬT BIẾT chẳng khác nào chọn HẠT GIỐNG để gieo trồng CHẮC LÉP thành cây trái của CHƠN TÂM.

Do thế nên mới khuyên can từ buổi ban đầu phải Phát Nguyện Nhất Tâm Chơn Chánh để tu. Sau đặng TỎ PHÁP Chân Chánh mà THUYẾT PHÁP cũng Chơn Chánh. Kẻ được NGHE Pháp Thí nương nhờ Chánh Đáng Phước Điền đó mà TRỌN Pháp. Hoặc giả Chư LONG THẦN HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP làm cho kẻ Nghe được An toàn, đến lúc kẻ ấy ra về đương nhiên thích thú ghi nhớ mà SỬA SAI y như Bậc đã THÍ PHÁP. Vì sao? Vì Bậc ấy xây dựng CHÁNH PHÁP.

Bậc tu nên luôn luôn giữ mức Chân Thật, mức Chân Thật ấy có nghĩa: KIỂM ĐIỂM TỰ TÁNH sửa sai những gì mọi người chẳng ưa thích, những gì làm mất Tác Phong Đạo Hạnh và tất cả mọi kẻ không chịu, chớ nên làm đến. Dù cho Bậc Tu Trí Tuệ Thiền Định hay Thông Đạt chăng nữa chớ nên dùng Hành Vi Phi Pháp. Nếu dùng nó thì Pháp Thí chẳng tròn sự TÍN, trái lại không được Hộ Trì TIN VÂNG của kẻ Nghe Thọ Pháp.

Nếu Bậc trọng lượng hay gieo trồng Pháp Thí, từ lời nói đến việc làm đi đôi với nhau như NHÂN THỪA hay THIÊN THỪA mà đặng trọn vẹn. Những Bậc như vậy, dù cho Pháp Thí lớn nhỏ không đáng kể, liền được rất nhiều kẻ lãnh hội TIN VÂNG lời VÀNG làm trọn. Còn hơn kẻ nói nhiều Pháp lớn mà Phẩm Hạnh chẳng tròn, Vì sao? Vì Pháp Thí cần sự TIN để mà tu sửa, chớ chẳng phải SỢ để mà sửa tu.

Đối với Bậc TIN PHẬT nương tựa vào Đạo để: TIN ĐẠO tu trong một thời đến HIỂU ĐẠO và sau sẽ TỎ NGỘ mà BIẾT ĐẠO làm Hạnh Nguyện trọn vẹn đặng Chư Phật Thọ Ký thành PHẬT. Một trong BA giai đoạn ấy chẳng khác nào: Những THƯỜNG DÂN HÀNH GIẢ kia tuy chưa gặp đặng NHÀ VUA. Cũng như: Bậc phát Nguyện tu chưa gặp PHẬT, nhưng vẫn Nhất Tâm chiêm ngưỡng, Đồng Ứng Pháp Thí, Đồng Sửa Sai để cho Bậc dưới TIN VÂNG lãnh Pháp Thí. Làm cho DUYÊN PHẬT mỗi ngày càng thêm phồn thịnh.

LẠI NHƯ: Bậc DÂN GIẢ một lòng tôn trọng VUA QUAN gìn giữ CỦA CÔNG như của mình. Và bày tỏ sự ích lợi xây đắp khai thác, cùng nhau thân cận giúp đỡ thương mến. Làm cho tất cả vui thích Bảo Tồn nhiều hơn Sứt mẻ nên xóm làng phồn thịnh trong nước giàu sang khỏi nạn đói khổ.

Do lẻ ấy NHÀ VUA cảm mến, các QUAN khâm phục lời nói và sự BẢO TỒN của DÂN GIẢ chân thật. Bèn ý định tâu cùng NHÀ VUA đem vàng bạc hàng lụa thăng thưởng cho DÂN. NHÀ VUA liền CHẨN Y và phong QUAN TƯỚC cho Bậc CHÂN CHÁNH PHÁP THÍ. Sau NHÀ VUA THĂNG HÀ, trong nước chọn HIỀN THẦN kế vị. Bậc Chánh Đáng đặng TẤN PHONG làm VUA.

Sự tu hành tuy nhiên buổi ban đầu kẻ tu mơ màng vì chưa hiểu thấu nơi vi diệu của các Pháp. Nhưng nó có một QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG XỨNG đối với Bậc có Công Năng tu tập mà bồi đắp lại rất xứng đáng không sai. Do đó nên các Bậc mới phát BỒ ĐỀ TÂM Nguyện mà cầu DIỆU QUẢ, lại dùng Pháp Thí làm HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH. Lấy Công Đức xây đắp Đạo Tràng, kiểm điểm để Sửa TÁNH lần tiến bộ.

Từ nơi TIN ĐẠO để được sự HIỂU ĐẠO và lần đến TỎ BIẾT ĐẠO. Những Bậc tu Chân Chánh luôn luôn họ Tự thương lấy họ, và họ cũng thương khắp mọi người. Vì lòng BÁC ÁI VỊ THA vốn Sẵn nơi Đạo Tràng Tôn Chỉnh của Bậc NHẤT TÂM mới lần lượt Pháp Thí. Bậc ấy họ xem xét thấy rõ, biết tận từ Nghiệp Căn của kẻ nghe Pháp mà Pháp Thí vừa nơi ý muốn của họ, khiến cho kẻ nghe thích thú mừng rỡ đặng ích lợi tu sửa tiến bộ.

CÒN BẬC NGHE PHÁP LÀM THẾ NÀO LÃNH HỘI?

Bậc tu hành có bốn thời kỳ nghe pháp:

THỨ NHẤT gọi là: MẾN ĐẠO nghe pháp.

THỨ NHÌ gọi là: SAY ĐẠO nghe Pháp.

THỨ BA gọi là: HIỂU ĐẠO nghe Pháp và Tập Pháp Thí.

THỨ TƯ gọi là: BIẾT ĐẠO nghe Pháp và Pháp Thí.

Một trong BỐN THỜI KỲ, Thời nào cũng chẳng ngoài Siêng Năng, tu không Dừng Trụ, chẳng Chấp Pháp, lìa BỐN TƯỚNG để GIẢI THOÁT. Nhưng trọng yếu của nó mỗi một Thời có mỗi đặc tánh một khác tùy theo Nghiệp Thức mà diễn hành lừa dối kẻ tu. NÊN CHI: Càng tu khá chừng nào, lại càng thịnh trọng suy ngẫm từng vi tế chừng nấy.

KHÔNG KHÁC: Kẻ THỢ CHẠM kia, càng chạm đến chỗ thành hình bao nhiêu, lại càng cẩn thận những đường cong tỷ mỷ. Bậc tu PHẬT cũng vậy.

ĐÂY NÓI VỀ BẬC MẾN ĐẠO:

Bậc MẾN ĐẠO chính là bậc khởi đầu để tu hành. Nó thường cản trở vì NGHIỆP THỨC, cho nên: Từ Công Phu đến khi nghe Pháp Thí, trong mọi việc tu hành nó đều Tự sanh ra TÁNH biếng trễ, thờ ơ mỏi mệt, do dự hay buồn ngủ. Nó tùy theo mỗi người mà lôi kéo, tùy theo mỗi Gia Cảnh làm cho trễ nãi việc tu.

Nếu Mến Đạo mà cố gắng chống trả với Nghiệp Thức, có Quyết Định tiêu dẹp nó, thì con đường Hiểu và Biết không xa, mà đặng TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Bằng chẳng qua nổi thì phải chịu nó điều khiển Sanh Tử đến MUÔN TRIỆU KIẾP, gọi là Tiểu Căn hay Nặng Nghiệp, thật uổng một Kiếp NHÂN SINH.

NÓ CHẲNG KHÁC MẤY. TRONG THỜI CÒN PHẬT ĐANG THUYẾT PHÁP

Thời ấy: Có một TRƯỞNG GIẢ kia, ngoài 70 tuổi nghe pháp ngứa ngáy cựa quậy ngồi không yên, sau rồi ngủ tại HỘI TRƯỜNG.

Còn một Ông chừng 17 tuổi chăm nghe, mặt sáng rỡ hào hứng. PHẬT chỉ trong Hai vị mà nói rằng:

Kìa các ông xem: Trưởng Giả tuy đã già, nhưng khi nghe thuyết Pháp lại ngủ, vì Tiền Kiếp Trưởng Giả đó là Con RỒNG, chưa đặng nghe Pháp bao nhiêu, nên Nghiệp Thức VÔ MINH che khuất làm cho không nghe đặng Pháp.

Còn Bậc kia tuy tuổi hãy còn nhỏ, nhưng đã từng nghe đến pháp, mà cũng đã từng phá qua các trở lực của VÔ MINH, nên Nghiệp Thức chẳng làm chi đặng. Mới được nghe Pháp, mới đặng ngồi yên, ngày gần đây sẽ Chứng VÔ SANH cùng TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

NÓI VỀ BẬC SAY ĐẠO:

SAY ĐẠO chính là Bậc đang phá Nghiệp Thức VÔ MINH. Cầu sự tu hành làm vai chính, dùng Thế Gian để phụ thuộc. Bậc ấy ưa nghe thuyết Pháp, thích thú LỄ BÁI ĐẠO HẠNH. Công Phu Thiền Tọa hay tìm hiểu Phật Pháp. Họ có thể đánh đổi những gì để cầu DIỆU QUẢ. Thường những Bậc nầy quá SAY đâm ra MÊ TÍN.

Nếu gặp THIỆN TRÍ THỨC dung thông chỉ bày thật là quý vô kể. Chẳng khác nào: Kẻ mong ra khỏi khu rừng mà gặp đặng người biết lối ra. Bằng không gặp đặng Bậc Chân Chánh thật là nguy hại. Nhưng lỗi ấy: Không phải kẻ mong đi, mà chính do người dẫn lối.

Trên căn bản SAY ĐẠO tu để HIỂU ĐẠO đồng với BIẾT ĐẠO là một đường tu rất tốt. Nếu không SAY ĐẠO thì chẳng bao giờ TỎ NGỘ HIỆN GIÁC. Nếu chẳng SAY ĐẠO thì không bao giờ Thâm Nhập TẠNG NHƯ LAI, nên cần SAY ĐẠO.

Trong thời kỳ SAY ĐẠO có hai lối tu: Một là TÍN TÂM CHIÊM NGƯỠNG. Hai là TÂM

TÍN NGƯỠNG, có Tự Tánh tìm Chân Lý Phật Pháp mà tu.

Bậc TÍN TÂM CHIÊM NGƯỠNG tu bằng TIN Phật, đọc tụng, Lễ Bái, lấy tất cả tâm chí tinh hoa TIN Phật, gìn giữ GIỚI HẠNH đúng đắn, lập THIỆN CĂN vững, TỪ BI HỶ XÃ, BỐ THÍ, TRÌ GIỚI cùng NHẪN NHỤC. Những Bậc tu như vậy cũng được HIỂU và BIẾT ĐẠO Mầu Nhiệm Cứu Cánh về CÕI PHẬT.

Còn bậc TÂM TÍN NGƯỠNG, tìm Chân Lý TỰ TÁNH để mà tu, nhưng khi coi KINH chớ nên học thuộc vì BỊ BIẾT. Lúc được nghe thuyết Pháp chớ suy nghĩ riêng nơi mình mà khó nhận thức được trọn THỜI pháp.

Nên lìa bỏ những cái Hiểu Biết của mình để trừ LÝ CHƯỚNG đặng lãnh cái Hiểu Biết của Bậc Chỉ Dạy. Bằng cần dùng theo sự Hiểu của Mình là phải mà Thọ Chấp thì không tiến bộ. Vì sao? Vì LÝ CHƯỚNG sẽ đem lại cái SỰ CHƯỚNG nên khó tu. Nó cũng gọi là NGHIỆP CHƯỚNG, ngăn cản của sự SAY ĐẠO vậy.

Từ nơi SAY ĐẠO đến mức Hiểu Đạo nên xa lìa BẢN NGÃ, chớ vội cho mình ĐÃ HIỂU, vì chỗ HIỂU đó cũng có 8 vạn 4000 Bậc để lần đến BIẾT.

Khi đến giai đoạn BIẾT ĐẠO lại càng thịnh trọng từng vi tế chu đáo hơn. Vì sao? Vì khi Nghi Chấp đến đâu thời Phá Chấp liền Hiểu Biết đến đó. Do lẻ Phá Chấp đến KHÔNG PHÁP hoặc giả nơi KHÔNG vẫn SẴN CÓ. Mà ngược lại chính BẢN NĂNG chưa có một mảy may nào về CHÂN CHÁNH HOÀN MỸ cả.

Nên chi khi BIẾT ĐẠO chẳng xa lìa PHÁP THÍ, chẳng e ngại nơi Chấp hoặc Lìa Chấp, miễn là HẠNH NGUYỆN đầy đủ tròn khắp, cần nương theo câu: NHƯ LAI VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN SỰ.

Đối với sự tu hành hay đối với Phẩm CÔNG ĐỨC nó rất Thọ Xứng. Do chỗ Công Thọ Xứng ấy mà các Bậc tu hành mới CẦN TẠO và CỐ TẠO để đặng TRI KIẾN GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN chẳng còn Tập Khí Sanh Tử.

Bằng ngồi yên mà suy nghĩ hay nương tựa nơi mơ màng CẦU BÁO, thì nó có đặng chỗ BÁO chăng cũng in như sự mong cầu đó chớ không hơn kém. Nên đem tất cả LÝ SỰ ĐỒNG SONG KHÔNG CHẤP TRƯỚC để CẦU liền đặng Trọn Vẹn như Ý NGUYỆN. Nên những Bậc tu hành mong cầu nghe Pháp, hay mong sự thành tựu, thời cũng nên tỏ ra TỰ TẠO một THÙ THẮNG CÔNG ĐỨC để CẦU. Chớ nên Thử Thách mà Cầu, chớ nên Lợi Dụng để Cầu, chớ nên đem Tâm Hiện Hữu mà Cầu, thì con đường GIẢI THOÁT khó đến vậy.

NAM MÔ TỐI THẮNG DIỆU ÂM PHẬT