–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

24. TÁNH TƯỚNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 16429)
24. TÁNH TƯỚNG
TÁNH VỐN VIÊN MINH TỊCH TỊNH BÌNH ĐẲNG TƯỚNG thời sai khác, vì sao? Vì TƯỚNG chính TÂM. Do Tâm năng KHỞI năng BIẾN nên BỊ BIẾN. Tâm vốn chẳng Dừng Trụ trở thành không nhứt định bởi nơi mong cầu Điên Đảo. Khi thì Thích muốn, lúc lại không.

Nó có nhiều chứng tật, vì hay Năng Biệt nên Bị Biệt phải vướng mắc vào Pháp TƯƠNG ĐỐI, lại dành chịu tư riêng ĐƯỢC MỪNG, MẤT BUỒN. Việc THÍCH thì HỢP, CHẲNG THÍCH không HỢP. Chung gọi nó là DUYÊN KHỞI, bởi Khởi mà Tự Sanh PHÁP. Nhận lầm từng Sở Thích, lìa bỏ từng Không Thích, Mong từng sự Muốn, chẳng chờ những gì không Muốn. Trở thành: CÓ-KHÔNG, KHÔNG và CÓ. Nơi CÓ chính là TƯỚNG. Chỗ KHÔNG đó lại TÂM.

Khi đã CỐ THỦ lầm lẫn bên TRONG là TÂM, còn bên NGOÀI thì TƯỚNG. Chớ nào ngờ TRONG NGOÀI là nơi phân biệt của VỌNG trở nên Ngăn cách.

Khi có Công Năng tu tập, tìm hiểu sâu đậm đặng Tỏ Biết BẢN THỂ CHƠN TÂM vốn có Một, thì TƯỚNG chính TÂM mình.

TÂM Khởi bên trong: Tiêu Biểu cho Vô Tướng. TƯỚNG Hiện Diện: Đó chính Thực Thể của THỰC TƯỚNG.

Từ VÔ TƯỚNG đến THỰC TƯỚNG tuy rằng một THỂ TÂM nhưng Hai TÁC DỤNG khác nhau. Đó chính là điểm Tuyệt Mỹ Viên Dung Tự Tại Vô Ngại Hành Dụng cho Bậc GIÁC NGỘ. Bậc ấy thật Sở Đắc không sai của TƯỚNG. Vì sao? Vì đã thực hành TỨ NHIẾP PHÁP cùng LỤC BA LA MẬT ĐA, trên những LÝ SỰ ĐỒNG SONG mà đặng Tỏ Ngộ NHẤT TƯỚNG. Còn kỳ dư lầm lẫn TƯỚNG, thời TƯỚNG sai khác vậy.

TÁNH vốn Viên Minh Tịch Tịnh, Bất Biến do Bình Đẳng. Thường Còn bởi Bất Nhị. Gọi là THỂ TÁNH CHÂN NHƯ. Không Tập Nhiễm vọng khởi thanh thô phân biệt, nên gọi là TÁNH PHẬT.

NGƯỢC LẠI: Lầm mê mờ tối vọng loạn năng phân thời gọi là PHẬT TÁNH. Vì sao? -Vì TÁNH ấy vốn đứng yên. Nhưng kẻ lầm mê tưởng TÁNH hay Nhiễm, hoặc Thường Nhiễm, cùng bị Nhiễm. Chớ thật ra TÁNH vẫn y nguyên.

Do một Khởi của TÂM, trở thành muôn trùng vạn pháp, lại chấp nhận những Pháp ấy mà bị Nhiễm Pháp, rồi tự sanh các chứng nghiệp hoài mong vọng đảo, lầm tưởng là TÁNH nhiễm, chớ kỳ thật TÂM nhiễm mà đảo, phải chịu làm chúng sanh theo Giới Hạn của Sanh Tử Luân Hồi thuyên diễn.

Đứng nơi trạng thái của kẻ TƯỚNG TÂM thường nhiễm hay bị nhiễm nơi phân biệt Bản Năng cùng Sở Ngã, thời rất khó biết được Bậc THÂN TÂM Viên tịch, TÁNH TƯỚNG Đồng Song. Vì sao? Vì VÔ MINH che lấp, làm sao rõ biết được TỰ TẠI CHÁNH GIÁC?

NÊN PHẬT NÓI: Cái Hiểu Biết đặng TƯỚNG TÂM thật là khó vô vạn, còn sự tập nhiễm hay không tập nhiễm lại còn khó hơn thế nữa. Vì vậy: PHẬT chỉ biết PHẬT, BỒ TÁT biết BỒ TÁT. A LA HÁN biết A LA HÁN. Do đó Bồ Tát nói một câu thời Bậc A La Hán ngồi suy nghĩ để biết, đến hàng kiếp chưa thấu hiểu đặng. Thì làm sao chúng sanh Tâm thường nhiễm, bị nhiễm, mà biết đặng TƯỚNG TÂM của bậc Viên Giác.

Ngoài ra Bậc phát Bồ Đề Tâm tu hành cầu Đạo. Bậc ấy lìa hẳn CÁI BIẾT của mình, mà cầu lấy cái Tỏ Biết của bậc khác. Đó chính là: CẦu ĐẠo Chánh Tâm.

Còn bậc THÂN TÂM Viên Tịch, TÁNH TƯỚNG Viên Minh Chánh Giác, Bậc ấy đứng trước mọi hoàn cảnh thật CHƠN BIẾT tỉ mỉ tận cùng, lại soi khắp các Giới chẳng thiếu sót mảy may nào cả. Nhưng chẳng nhiễm, vẫn trơn liền tỏ rõ.

CHẲNG KHÁC NÀO: Ngọc Ma Ni kia, có Sẵn sự soi sáng của Ngọc, lại thu nhiếp được tất cả Cảnh Giới Tam Thiên, nó rất tinh vi tỉ mỉ, từ một khẽ động đến muôn ngàn khẽ động, chỉ nhiếp thâu không đầy nửa Sát na, liền có đầy đủ hình bóng chẳng sai khác. Nhưng trái lại: Ngọc Ma Ni không bao giờ nhiễm các Cảnh Giới. Vì chính nó trơn liền sáng soi Viên Tịch.

VÍ NHƯ: Tấm GƯƠNG Thủy Tinh kia, nó vẫn Sẵn sự soi và thu nhiếp các Cảnh vật bên ngoài một cách chu đáo tỉ mỉ từ sự di chuyển như: Gió đẩy đưa các cành lá, hay loài vật bay ngang qua nó liền nhiếp thâu không thiếu sót. Nhưng vẫn không tập nhiễm tí nào cả. Bậc CHÁNH GIÁC cũng thế.

Bậc Tịch Tịnh Viên Minh đã tỏ rõ tận biết các Pháp, thì TƯỚNG cũng tận biết. TƯỚNG tận biết thời TÂM nào quái ngại mà nhiễm với không nhiễm?

Nhờ chẳng nhiễm nên đoạt đến THƯỜNG CHÂN Trọn Biết, lại chỉ bày cho các Bậc tu tập rành mạch từng chi tiết của các Pháp không thiếu sót. Khi Thuận, lúc Nghịch cùng đến giai đoạn QUYẾT ĐỊNH, chỉ thẳng rõ ràng từng hành vi và sự liên hệ tương quan của nó. Khiến cho Bậc tu được nhiều ích lợi, làm cho Trí Tuệ TĂNG TRƯỞNG Tri Kiến Giải Thoát.

Những điểm trên Bậc CHÂN THIỆN có thể giúp được cả. Nhưng đối với Tự Nhiễm cùng Chấp Thủ, thật là khó khăn. Chính Bậc dưới lãnh hội TIN VÂNG để nghe lìa bỏ KHÔNG NHIỄM thì đặng đấy, nhưng một thời gian TÂM-Ý rỗng rang, nếu chẳng chịu y theo HẠNH NGUYỆN mà làm, thời lọt vào TƯ DUY nhiễm TỊNH, sinh thờ ơ các Pháp, buông xuôi các TƯỚNG mà chẳng tròn HẠNH NGUYỆN.

DO LẼ ẤY NÊN: ĐỨC THÍCH CA, Ngài mới nói cùng Chư BỒ TÁT: nếu các ông: -Vì Tịnh mà nhiễm, -Vì Không Tịnh Không Nhiễm, -hay vì một Pháp để Tỏ Chân, mà Thật Biết, đều là mơ màng để biết. Bằng HẠNH NGUYỆN không tròn thời chẳng bao giờ đoạt đến VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC. Vì sao? Vì sự nhiễm của Nội Tâm và Ngoại Cảnh chưa đặng Tỏ Biết chu đáo, thì làm thế nào Viên Tịch mà dừng trụ?

Ngài mới chỉ lên MẶT TRĂNG mà nói: MẶT TRĂNG kia nó ở xa đám MÂY muôn trùng dặm. Nhưng các ông ở dưới nhìn lên, ngỡ Mây nọ sát liền với Trăng. Bằng có trăm ông ở vào trăm xứ sở cách nhau, đồng nhìn lên Mặt Trăng, thì mỗi ông một xứ sở sự nhìn thấy đều khác nhau giữa TRĂNG và Mây. Có ông nói Mây dính liền với Trăng. Có ông nói Mây xa hơn Trăng. Có ông nói xa hẳn Mặt Trăng, và có ông nói nó không có Mây. Tùy theo lúc thấy mà nói ở chiều ngang, nhưng chung lại Đồng Tưởng mơ màng mà ước đoán chớ chưa Thật Biết MẶT TRĂNG xa muôn trùng với MÂY.

Còn đối với việc làm của NHƯ LAI, cũng như Mặt Trăng kia nó vượt tầm lý luận ngôn thuyết. Nó chẳng có đám mây nào ở gần Trăng cả, thời làm sao có sự NHIỄM của NHƯ LAI?

Dù cho NHƯ LAI có ngồi chung với các ông nơi đây chẳng hạn, nhưng đã Trọn Biết các Nghiệp Nhiễm chẳng khác nào biết tỏ rõ MẶT TRĂNG và MÂY kia xa cách không bao giờ gặp nhau mà làm sao nói đến sự Lầm của NHƯ LAI được?

Nếu đời nầy và đời sau, các ông tu hành chỉ nặng về LÝ và TRÍ, không thi hành HẠNH-NGUYỆN ĐỘ SANH, thì chẳng bao giờ thâm nhập TÁNH TƯỚNG để Tỏ Tánh Chân Thật mà HIỆN GIÁC. Vì sao? -Vì Lý Lẽ và Trí Tuệ của các ông suy nghĩ mà đoạt đến chỗ suy nghĩ thôi. Dù cho việc suy nghĩ Lý Lẽ ấy có Chân Thật chăng, cũng Chân Thật đối với các ông. Chớ đứng về CHÂN LÝ TRỌN VẸN, thì nó là một khía cạnh, Lý Luận Giải gọi là: THẾ GIAN GIẢI vậy.

Theo lời của ĐỨC THẾ TÔN trên, vì lầm
lẫn phân chia TƯỚNG TÂM sai khác nên TÁNH TƯỚNG chẳng ĐỒNG, mà theo DUYÊN KHỞI bị nhiễm vướng mắc Sanh Tử Luân Hồi chịu làm CHÚNG SANH hay CHÚNG SANH GIỚI.

CHỚ NÀO NGỜ: TƯỚNG chính TÂM. Còn TÁNH vốn BÌNH ĐẲNG VIÊN TỊCH. Nơi Hai điểm ấy: Bậc tu hành nên đi nơi các TƯỚNG cần có thi hành HẠNH NGUYỆN để thu nhiếp TƯỚNG TÂM mà Tỏ Biết. Miễn sao LÝ SỰ ĐỒNG SONG BẤT TĂNG BẤT GIẢM, rõ thấu tỉ mỉ các Pháp mà đặng TƯỚNG TÂM BẤT NHỊ.

Đến khi TỎ TƯỚNG liền thấu đặng cùng khắp, thời lo chi chẳng VIÊN DUNG TỊCH TỊNH? Bậc đã làm theo TƯỚNG PHÁP, thì nên lấy TƯỚNG PHÁP tu để tỏ CHƠN GIÁC.

CHẲNG KHÁC NÀO: Có một Bậc đến hỏi vị Bồ tát: “TÌM ĐÂU KHỎI SANH TỬ?” -Bồ Tát trả lời: “TÌM TRONG SANH TỬ SẼ KHỎI SANH TỬ”.

CŨNG NHƯ: Trong kinh DUY MA, có một đoạn nói về Bị Biệt mắc miếu từ NHƯ hóa HUYỂN PHÁP, còn chẳng Phân Biệt là NHƯ PHÁP.

Bấy giờ trong nhà Ông DUY MA CẬT, có một THIÊN NỮ thấy có các vị TRỜI-NGƯỜI, BỒ TÁT và hàng ĐẠI ĐỆ TỬ đến nghe Pháp. Thiên Nữ bèn hiện thân tung Hoa Trời để rãi trên mình các Vị. Khi Hoa vừa đến nơi Bồ Tát liền rơi hết, mà đến các hàng TRỜI NGƯỜI cùng ĐẠI ĐỆ TỬ đều mắc lại. Các Vị dùng Thần Lực phủi Hoa mà Hoa cũng không rớt.

- Lúc ấy Thiên Nữ hỏi Ngài Xá Lợi Phất: Tại sao phủi Hoa?

- Xá Lợi Phất nói: Hoa nầy không NHƯ PHÁP nên phủi.

- Thiên Nữ nói: Nầy Ngài Xá Lợi Phất, chớ bảo Hoa nầy là không NHƯ PHÁP. Vì sao? -Vì Hoa nầy vốn nó không Phân Biệt, tại Nhân Giả Phân Biệt đó thôi.

Bằng người Xuất Gia ở trong Phật Pháp có phân biệt, thì nó liền không NHƯ PHÁP. Mà ngược lại không phân biệt thời nó đặng NHƯ PHÁP. Đấy ông xem: Các Bồ Tát Hoa nào có dính. Vì sao? Vì đã đoạn hết TƯỚNG phân biệt. Ví như: Người hồi hộp sợ thời PHI NHÂN mới thừa cơ mà hại đặng.

Nó chẳng khác các vị ĐẠI ĐỆ TỬ cùng TRỜI NGƯỜI vì sợ nên: SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ-XÚC mới thừa cơ đặng. Còn có bậc đã lìa được sợ sệt thì tất cả NĂM MÓN DỤC không làm chi đặng. Do Tập Khí và Kiết Sử chưa dứt nên Hoa mới mắc nơi Thân thôi. Còn Bậc Kiết-Tập hết rồi Hoa không mắc được vậy.

Hai đoạn KINH trên thảy đều chỉ thẳng nơi Phân Biệt Sở Chấp của NHÂN GIẢ nên mê mờ sợ sệt chẳng dám nhận TƯỚNG chính TÂM để cầu VI DIỆU PHÁP, mà tất cả Bậc qua các PHÁP chẳng chướng ngại để Tỏ Pháp TÂM, cùng thi hành HẠNH NGUYỆN chẳng nhàm chán đoạt VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC.

NAM MÔ TỰ TẠI VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT