–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

29. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 16835)
29. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI
HÀNH THÂM PHÁP GIỚI là một MÔN chính yếu tu cốt để giải mê lầm, khi đặng thâm nhập các Pháp tỏ biết tỉ mỉ thời liền Trọn Giác, như vậy gọi là BÁT NHÃ TRÍ.

Hành Thâm Pháp Giới lại dành cho những Bậc tu hành có Thiện Chí đồng với Nhất Tâm, bậc ấy phát Đại Nguyện hay tìm đặng Chơn Tánh tu cầu TỎ TÁNH lướt qua các Nghịch Cảnh chẳng bao giờ vướng phải ba Pháp ĐOẠN-DỊ-DIỆT cốt nương theo TƯỚNG PHÁP đặng sở đắc CHÂN TƯỚNG nhờ vậy mà Trí Tuệ dung thông, Thân Tâm Tự Tại chiếm đặng Đại Bi thi hành Hạnh Nguyện trong Hành Thâm Pháp Giới cỗi giải tất cả Mê Lầm đặng Không Lầm trọn biết Tổng Trì Đà La Ni Tạng hoàn toàn Giải Thoát.

PHÁP GIỚI là một Pháp tất cả đều phải lầm nhận Thọ Chấp, nên tự mình đem buộc lấy mình mà chẳng hay biết đành chịu làm Chúng Sanh Giới.

PHÁP GIỚI là một Pháp do Khởi thọ chấp trở thành lòng THAM CẦU mong muốn, đến lúc tu hành lại trở qua đường tu luyện nên chi mới có Cảnh Giới TIÊN THẦN mà phát sinh TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI lại cùng nhau canh giữ cho đó là của mình an trụ , nên nó trở thành ĐỘC TÔN CAI QUẢN. Do như thế nên đương nhiên nó lại là Bờ Ngăn Kiên Cố, nó làm cho tất cả khó Tri Kiến Giải Thoát.

Bậc tu hành cầu Tri Kiến Giải Thoát nên lìa Tướng Thọ Chấp, chẳng vì PHƯỚC LỢI Hữu Vi nhỏ nhen để mong an trụ. Bậc ấy vì Tri Kiến nên Phát Bồ Đề Tâm cùng Năm Nguyện, cốt nương theo Vạn Pháp thấu tỏ thật biết chu đáo Vạn Pháp đặng khỏi lầm mà Giác Ngộ, lối đó gọi là HÀNH THÂM PHÁP GIỚI.

Khi thật biết Pháp Giới nó có từng giai đoạn, do sở chấp của mỗi Bậc tu chứng mà thành hình trong Pháp Giới, hay Chúng Sanh sở chấp thành hình Bản Ngã, hoặc Tiên Thần do năng chấp nó thành hình Cảnh Giới, từ thấp đến cao, từ nơi Tịnh đến Bất Tịnh trong Tam Thiên Lục Đạo. Lúc biết tỏ rõ như vậy liền sở đắc TAM THÂN, TỨ TRÍ, NGŨ NHÃN, LỤC THÔNG. Đó chính là một quyết định Không Hai đối với bậc tu Chứng Ngộ Thâm Nhập Pháp Giới vậy.

Thật ra PHÁP vốn nó không có Giới Hạn gút mắc, bởi phân biệt thọ chấp nên trở thành giới hạn vướng mắc, khi đã vướng gút mắc đương nhiên có PHÁP GIỚI. Từ Pháp Giới cố thủ để nhận chịu liền sinh Cảnh Giới an trụ.

PHẬT NÓI:Chúng Sanh duy chỉ lầm nhận một pháp liền có Vạn Pháp quay quần ràng buộc, nên phải chạy theo Vạn Pháp diễn biến Sanh Tử Luân Hồi.

Bồ Tát khi biết các Pháp di chuyển vì Thể Tánh nên xuôi dòng Hành Thâm đặng Tỏ Biết đến rốt ráo chân thật, gọi là Hành Nguyện Độ Sanh vậy.

PHÁP. Ví như một cuộn dây suôn sẻ, từ đầu đến cuối không có phân đoạn hay gút mắc.

Khi nó có Gút Mắc. Bởi kẻ kia đem nó thắt, thành gút để mắc nơi gút, lại thắt nên hình Con Hạt, Con Rít, Con Rồng hay Con Phượng cùng các con khác. Tùy theo sở thích của mỗi người, mỗi bậc, mỗi kẻ tự thắt lấy thọ chấp trở nên BẢN NGÃ, từ Bản Ngã nung đúc trở nên Cảnh Giới, chui vào Cảnh Giới Hình của mình thắt nhận là mình mà Sanh Tử.

Vì lầm PHÁP nay tu cốt thật biết đặng khỏi lầm. Nên Pháp Môn HÀNH TƯỚNG Pháp đặng thâm nhập các Pháp đến không lầm, gọi là Hành Thâm Pháp Giới. Bậc Hành Thâm để tỏ rõ mối giềng của mình trước kia đã lầm, cùng tất cả đang sai lầm phải bị đặt mình trong Pháp Giới đến Cảnh Giới.

Bậc tu rất cần thật biết các Pháp, đến biết THỂ TÁNH Pháp và biết sự di chuyển tác dụng ích lợi, không ích lợi mỗi Pháp. Lúc chấp nhận Pháp thì nó sẽ ra sao? Bằng không chấp nhận. Bị chấp nhận nó thế nào? Qua các Pháp cầu tu học Hành Thâm nó lợi ra sao? Nếu Pháp nó đứng về HỮU khi nó di chuyển thành TƯỚNG, nó trả nơi KHÔNG TƯỚNG thì nó về đâu? Bằng Pháp đang ở nơi VÔ thời nó yên trụ hay diễn hành nên Tướng, mà Tướng nó diễn những gì? Bậc ấy lại biết dùng đúng lúc, nói Pháp đúng chiều. Đó chính là những điểm tối cần đưa Bậc thi hành thâm nhập Pháp Giới đến Viên Thông BÁT NHÃ TRÍ vậy.

Bậc tu nên tìm hiểu sâu rộng, nghi chấp mà phá chấp, chớ vì BẢN NGÃ tu có một chiều. Cũng như: TỊNH thời gìn giữ có Tịnh thôi, ngoài ra chẳng dám nghĩ để hiểu biết thêm bên ngoài vì sợ Động thì thật khó Tỏ Thông các Pháp? Do đó thường bị Chướng Ngại đến DỊ DIỆT đâm ngỡ mình cao cống hay mơ màng.

Bởi lầm Pháp. Trở thành PHÁP GIỚI chịu làm trong Giới Hạn Chúng Sanh. Đến nay chủ đích tu đặng Tri Kiến Giải Thoát thì không ngoài phải HÀNH THÂM PHÁP GIỚI để phá mê mờ lầm chấp. Như có một người lầm uống Độc Dược thì phải uống thuốc Giải Độc. Lúc hết lầm tức là Khỏi Mê, do đó tu hành phải nương theo Vạn Pháp Vạn Hạnh cốt Tỏ Biết đoạt đến Giác Ngộ. Đó là một quyết định trọng yếu mà tất cả các Thánh Tăng từ ngàn xưa đến nay đã tu đến Sở Đắc CHÂN LÝ TRI KIẾN PHẬT.

Nhưng khi đến TRI KIẾN PHẬT chưa hẳn đã thành PHẬT. Còn Đắc CHÂN LÝ cũng chưa hẳn tận hưởng Chân Lý, Vì sao? Vì chưa tận dụng Chân Lý rốt ráo thời chưa thể nào Tận Hưởng. Cũng như: TRI KIẾN PHẬT chưa Hành Thâm PHẬT TRI KIẾN do đó mà chưa thành PHẬT.

Bậc Tri Kiến Phật tỏ rõ Phật Pháp, rất cần sự thu nhiếp các pháp cho được rõ thấu tỉ mỉ các Pháp thi hành Tròn Nguyện mà đoạt đến Phật Quả. Bằng nhìn các Pháp vốn KHÔNG vội Chấp Không an trụ vẫn vướng vào Pháp Giới, hay nó cũng Không mà cũng Có mơ màng chẳng quyết định tỏ rõ thời vẫn Pháp Giới Vô Minh che tủ.

CŨNG NHƯ: Một Vị Vua lên ngôi chẳng biết chi cả, các Nịnh Thần cai quản chủ trị, bảo sao nhà Vua kia cũng nghe theo thì có hơn chi Dân Giả chăng? Vì sao? Vì chưa thấu tận.

Bậc TRI KIẾN PHẬT Thâm Nhập Pháp Giới trọn vẹn Bát Nhã Trí trên đường tu PHẬT TRI KIẾN chu đáo thì CHẲNG KHÁC NÀO: VỊ TÂN VƯƠNG kia lên ngôi Cữu Ngũ, chưa được biết việc Bình Trị và chưa rõ tánh tình của các hàng Quan Chức Trung hay Bất Trung, lại chưa thật rõ chu đáo lòng Dân cùng công việc Quốc Nội và Đối Ngoại. Nên cần xem xét hay nhờ Quan Cận Thần Nhiếp Chánh dạy dỗ chỉ bày rành mạch, trong một thời gian biết rõ tỉ mỉ đúng đắn khỏi lầm mới Ngự Trị. Bậc Tri Kiến Phật nên Hành Thâm Pháp Giới gọi là Phật Tri Kiến cũng thế.

Hành Thâm Pháp Giới chính là một Pháp tối cần trong con đường tu BỒ TÁT HẠNH, khiến cho Tâm Thù Thắng biết giá trị Tự Tánh Tỏ Pháp. Nên chi Bồ Tát thường phát Đại Nguyện để vững vàng đến Tròn Nguyện, mỗi một Bậc tu có thể lập Vạn Hạnh, thực thi Vạn Nguyện, khi thanh tịnh, lúc chẳng thanh tịnh, khi thuận hành, lúc nghịch hành, cùng nơi ăn chốn ở với Chúng Sanh các cấp không chướng ngại phân biệt Thánh Phàm. Bậc ấy vào Phàm Phu nhưng không xa Thánh Ý, từ một có thể hóa ra vạn ức bậc trở về một bậc, mà chẳng mấy ai hay biết, từ yên tịch bậc ấy, qua muôn ngàn Cảnh Giới, vạn ức Cảnh Giới, vô lượng Cảnh Giới khi trở về yên tịch không một ai hay biết.

Lại có thể làm Bồ Tát Đạo trang nghiêm, đến Bồ Tát Hạnh Tinh Tấn, qua Bồ Tát Hải nói năng thông đạt cùng Bồ Tát Hùng, Bồ Tát Lực, Bồ Tát Nhẫn chẳng kiên sợ các chướng đối, nhẫn nhịn các nhỏ nhen Tâm không phiền trách, đến Bồ Tát Tuệ, Bồ Tát Dũng, Bồ Tát Nguyện, Bồ Tát Bất Thối, Bồ Tát Diệu Thắng, Bồ Tát Diệu Âm, và Bồ Tát Hành Thâm Tối Thắng, do đó mới đầy đủ sự Kiên dũng nghị lực qua từng lớp lang PHÁP GIỚI NGĂN BIỆT. Bậc ấy đối với các Pháp Giới như món đồ dùng, món ẩm thực, món y áo, món nhà cửa anh em mật thiết, vườn tược không còn chướng ngại, lại khỏi vui thú vì đặng trọn biết PHÁP GIỚI LÀ PHẨM TRỢ ĐẠO. Nhờ thế mà Sở Đắc NHÃN TỊNH thấu tỏ sự Kín Nhiệm của NHƯ LAI TẠNG cung kính, Cúng Dường Tán Thán NHƯ LAI chẳng ngớt.

Lúc bấy giờ thật biết vô số, vô lượng, vô biên Pháp Giới, từ LÝ Pháp Giới đến SỰ Pháp Giới thành Pháp Giới Bờ Ngăn lớp lang tỉ mỉ như Cát Sông Hằng. Nếu kẻ tu hành củng cố thọ chấp thời thật khó thành tựu, phải bị trong Pháp Giới đóng khuôn gọi là Chồi Khô Mộng Lép vậy. Nơi hàng Bồ Tát Hành Thâm Pháp Giới mới biết ích lợi đi trong các Pháp tỏ biết đến Chánh Giác, do đó nên chi:

THUỞ CÒN PHẬT. PHẬT BẢO VỊ BỒ TÁT RẰNG:

Ông nên đến xứ sở nọ đặng giúp cho dân xứ sở ấy đặng an lành. Lúc bấy giờ Vị Bồ Tát vâng lãnh.

PHẬT NÓI: Ông đến xứ sở thì dân xứ sở ấy họ hay cãi vã mắng nhiếc thịnh nộ, thì Ông nghĩ thế nào?

Vị Bồ Tát thưa: Bạch Thế Tôn. Con thích lắm, con còn biết ơn xứ sở ấy, vì sao? Vì họ cãi vã mắng nhiếc thịnh nộ con, con liền được tịch tịnh tâm không thù oán, do đó con biết ơn họ, vì họ chẳng đánh con.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn Ngài hỏi: Nếu xứ sở ấy họ đánh Ông thì Ông nghĩ thế nào? Bồ Tát thưa: Họ đánh con thì họ giúp cho con mau tiêu rỗi nghiệp, con còn biết ơn họ vì họ chưa giết con.

Phật hỏi: Bằng họ giết Ông thì Ông nghĩ thế nào? Bồ Tát thưa: Nếu họ giết con thời con vẫn biết ơn, vì nhờ họ mà con đặng tròn nguyện Nhập Niết Bàn.

Khi ấy Phật khen và nói: Phải, phải, Ông thật là có tâm chí căn bản cầu pháp để tỏ pháp, thêm Đại Nguyện rộng rãi vào các Pháp khó khăn chẳng sinh tâm nhàm chán thật là Tối Thượng, kẻ chửi mình sanh tâm Đại Hỷ, kẽ đánh mình sanh tâm Đại Bi, kẻ giết mình sanh tâm Đại xã thật là quý vô kể. Nầy Bồ Tát: Hạnh Nguyện Thù Thắng của Ông như vậy, thì dù cho PHÁP GIỚI nọ, có tăng lên gấp trăm lần cũng không thể nào cản ngăn Ông được, vì sao? Vì với đích Ông được biết mối lợi ích của sự tu tập HÀNH THÂM PHÁP GIỚI, thì các Giới kia chính là PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ ĐỀ. TA khuyên từ đời nầy, đến đời sau nên noi gương Ông mà tu tập.

TA chỉ tiếc cho những bậc kém căn thiểu trí thường trụ vội chấp mà đã lầm lẫn bởi Pháp, khi tu lại nhận Pháp để Sa lụy Pháp Giới cho là ĐẶNG hay ĐẮC. Bậc như thế chẳng phải do họ, nhưng do tại Tâm nhỏ nhen eo hẹp mà đến nơi củng cố tu cầu mong muốn riêng biệt. Họ tự đem THỂ GIÁC bao la rộng rãi chẳng khác đem BIỂN kia để vào LỔ CHÂN TRÂU cho là GIÁC Chứng Đắc.

Ông nên biết có BA điểm lầm tai hại cho Bậc tu đáng kể:

THỨ NHẤT LÀ: Tránh né Pháp đòi xuất ly Thế Gian để thọ chấp nơi tu luyện PHÁP GIỚI thành tựu Pháp Giới Ảnh.

THỨ HAI LÀ: Máng danh cho PHÁP là Ô NHIỄM TRẦN CẤU ÁC THẾ nên thường bị Ô Nhiễm Trần Cấu Ác Thế trói buộc thân tâm
mà không hay biết.

THỨ BA LÀ: Gia Công Trừ Diệt các Pháp, chẳng chịu hiểu biết nên phải chịu Diệt. Những Bậc cố chấp như thế khó tìm Pháp sâu đậm vi diệu, chỉ diễn nói Thiện Căn cầu phước gieo duyên mà thôi, vì sao? Vì họ tu theo cái Muốn nên hay NGHI NGỜ cùng xa lánh yếu hèn, Ông nên nhớ lấy.

SO ĐOẠN TRÊN CỦA BỒ TÁT. HÀNH TƯỚNG TỎ PHÁP

Chứng tỏ con đường tu rất cần đến sự hiểu biết các Pháp ngăn biệt hay chẳng ngăn biệt, giới hạn của nó làm cho tất cả đều phải lầm nhận. Tuy nhiên ta hiểu biết các Pháp nó như thế, nhưng nó vẫn đứng trên mặt LÝ PHÁP GIỚI mà thọ chấp, khi ta thi hành Hạnh Nguyện đến nơi, đến chốn, tận từ thực thi SỰ SỰ PHÁP GIỚI, chừng ấy sự biết của ta có một giá trị Thật Biết vô kể. Nên Bồ Tát thường qua tất cả pháp ĐỘNG để GIÁC, còn về TỊNH của ĐỘ thôi.

Sự tu nó phải có công năng mới đem đến Cái Biết vững chãi, có Hạnh Nguyện Độ Sanh mới đưa đến LÝ SỰ diệu thâm. Bằng tu dùng sức TƯỞNG hay ĐỊNH hoặc ĐỊNH TƯỞNG để an trụ thì vẫn vướng vào SANH DIỆT PHÁP GIỚI, vì sao? Vì ĐỊNH hay ĐỊNH TƯỞNG SANH thì có ĐỊNH TƯỞNG DIỆT, đó cũng là sự lầm lẫn không nhỏ của các Bậc tu thường vấp phải. Chỉ có HÀNH THÂM PHÁP GIỚI Lý Sự Đồng Song Tự Tánh Tỏ Biết chân thật thì rốt ráo.

Khi chưa có sự biết tận từ, thân tâm chưa rốt ráo hãy còn nghi, thời nên nhớ vẫn còn Sở Chấp, mặc dù là không chấp, nhưng nó vẫn chấp. Do sự rốt cùng tỉ mỉ khó nhận của TÁNH PHÁP năng chấp của NGHIỆP SỞ TRI bậc tu phải vướng vào Pháp Giới, nên Bồ Tát mới nhất tâm tu mãi không ngừng, còn một hơi thở của ỨNG THÂN là còn phải hiểu biết, còn phải nương theo BỔN NGUYỆN chẳng dừng vậy.

PHÁP GIỚI thời nó muôn trùng vạn ức Na Do Tha, khó kể nổi. Từ khởi nghĩ hiểu biết LÝ PHÁP GIỚI trong Vũ Trụ trùm khắp gọi là PHÁP THÂN. Khi Bậc tu hành hiểu biết viên thông Đắc CHÂN LÝ PHÁP THÂN thì đối với tinh thần tự tại diễn nói vô ngại Thân Tâm tịch tịnh. Nhưng đối với hoàn cảnh hiện tại hãy còn mắc miếu gay cấn nó làm cho tự mình hồ nghi với sự SỞ ĐẮC của mình thành thử không công nhận được nơi TU CHỨNG PHÁP THÂN mơ màng vì NHỊ THỪA Chướng Đối.

Vì vậy mà ỨNG THÂN phải ĐẮC CHÂN LÝ: Nếu Ứng Thân Đắc Chân Lý thời phải làm thế nào thi hành Vạn Hạnh đi trong Vạn Pháp SỰ SỰ PHÁP GIỚI để THÂM NHẬP PHÁP GIỚI tỉ mỉ, lại làm cho tất cả chúng sanh có lợi, đồng với mình được lợi, đưa chúng sanh TRI KIẾN mình đặng TRI KIẾN, đem chúng sanh GIẢI THOÁT mình đặng Trọn GIẢI THOÁT, chừng ấy BA THÂN VIÊN MÃN mới rốt ráo ĐẠI NIẾT BÀN, đó chính là một điểm cần ghi nhớ.

Từ Ba ĐỜI PHẬT đến Chư Bồ Tát tất cả thảy đều đi nơi Hành Thâm Pháp Giới đến rốt ráo Chánh Giác Bất Nhị, nên chi Hành Thâm Pháp Giới chính là một Pháp Tối Thượng Vi Diệu khó nghĩ bàn một khi Bậc tu Đắc Pháp, ngộ chân từ Bậc, tỏ Lý diệu thâm qua Bờ Bỉ Ngạn rốt đến Bát Nhã Trí, thời đối với Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới bậc ấy chỉ khẻ đầu ngón tay thôi.

Bậc THÂM NHẬP PHÁP GIỚI có thể từ một cái ĐẦU hóa ra trăm ngàn vạn ức cái Đầu, từ hai tay có thể hóa ra muôn triệu cánh tay mà chẳng mấy ai hay biết, họ đều ngỡ là Bậc ấy ngồi yên tịch tịnh đi đứng ăn nằm như họ.

Bậc Thâm Nhập Pháp Giới tỉ mỉ rốt ráo, có thể đi trăm ngàn vạn ức triệu Thế Giới trong một Sát Na, có thể phân thân đi Cúng Dường TAM THẾ PHẬT trong một chốc lát đầy đủ các QUỐC ĐỘ, lúc trở về không mấy ai được hay biết, họ chỉ ngỡ bậc ấy ngồi yên Tĩnh Tọa như họ.

Bậc HÀNH THÂM PHÁP GIỚI Sở Đắc trọn vẹn các Pháp không thiếu sót. Bậc ấy chỉ đưa qua tầm mắt quan sát có thể nhìn thấy các Cảnh Giới đua chen, giành giựt dưng bông, lễ bái, hát xướng ca nhạc từ cõi Trời đến các từng Trời, từ Cõi Tiên đến các Chư Tiên, Sắc Giới đến Vô Sắc trùm khắp tỉ mỉ không thiếu một khẻ động Tam Giới vậy.

HÀNH THÂM PHÁP GIỚI nó có lợi tột đỉnh, nó có ích khó nghĩ bàn. Nó đưa bậc tu đến VÔ THƯỢNG, nó lại lừa kẻ thọ chấp đóng thành khuông đến Tỷ Kiếp khó thoát sanh, nó chính là tối diệu thậm thâm của Chư PHẬT tán thán, Chư BỒ TÁT Cúng Dường, Đảnh Lễ Chiêm Ngưỡng thật vô kể vô kể vậy.

NAM MÔ ĐẠI NHỰT NHƯ LAI PHẬT