–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

32. CHỈ QUÁN LUẬN

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 17390)
32. CHỈ QUÁN LUẬN
CHỈ là môn chỉ thẳng (trực chỉ). QUÁN tức là suy nghĩ quán xét sự di chuyển các Pháp, từ Thể Tánh ẩn hiện cho thật tỏ rõ khỏi lầm Sở Đắc Chân Lý, gọi là Minh Tâm Kiến Tánh Giác Ngộ.

CHỈ QUÁN có nhiều lớp, nhưng cũng đều là pháp môn Tối Thượng, tu thẳng đến Thanh Tịnh Tâm trọn thông đạt Nhất Tâm Bất Thối Chuyển. Do đó các TỔ thường áp dụng môn Chỉ Quán để Ấn Chỉ Khai Thị cho các Tín Đồ Đạo Chúng, từ điểm tựa phát Bồ Đề Tâm đến Thân Tâm thù thắng để cầu đến Thanh Tịnh Tâm mà hoàn toàn Tri Kiến Giải Thoát. Nếu bậc tu nào không có một ý chí Say Đạo phát Tâm để đoạt đến Thanh Tịnh Tâm thì làm sao tỏ ngộ?

CHỈ QUÁN rất nhiều lối tùy theo Trí Tuệ, tùy các Pháp Khởi Niệm mà Chỉ Quán, cốt cổi giải từng ngăn chấp, phá từng lối mê, trước hết bậc tu hành phải Chỉ Quán HỶ XẢ cùng tiếp đó BI CHÍ DŨNG lướt qua các pháp Tâm không chướng ngại, thời Tâm rỗng rang mới đến Thanh Tịnh Tâm chừng ấy các pháp chẳng còn mắc miếu được viên thông tỏ rõ tỉ mỉ khỏi lầm, sạch nghi mà rốt ráo.

Các TỔ xưa dùng nhiều lối để chỉ dạy, từ Tiệm Giáo đến Đốn Giáo cùng thoại đầu và Chỉ Quán. Có Bậc diễn nói như: CÁC PHÁP NHƯ HUYỂN hay THẾ GIAN LÀ CHIÊM BAO hoặc pháp môn NHẤT TÂM NIỆM PHẬT. Chủ yếu xa lìa Sở Chấp, niệm niệm để lướt qua các Pháp ngăn ngại làm cho Thân Tâm Thanh Tịnh, chừng ấy mới quán xét các pháp hư dối nhờ thế mà cổi giải thế gian Tâm rỗng chẳng mắc miếu được đến Thanh Tịnh Tâm Tri Kiến Giải Thoát.

Lại có Bậc Chỉ Quán, các pháp do Tâm Sanh nhìn nhận Pháp và Tâm đồng một, dụng Tâm tự chỉ để Quán Pháp tỏ pháp cùng phát nguyện cho Thù Thắng Tâm đi trong Hạnh Nguyện Độ Sanh qua các chướng đối Tâm chẳng quái ngại chấp nhiễm cốt thật biết Thanh Tịnh Tâm Sở Đắc Nhất Tâm hoàn toàn Giải Thoát.

Bậc tu Chỉ Quán thường có Trí Tuệ, Tâm rỗng vì Hỷ Xả nhờ Đức Hạnh thuần túy mà Tâm ít chướng đối qua các Pháp diễn hành soi biết con đường tu hành thanh tao thâm nhập. Khi Bậc tu hành đã ít chướng ngại Thân Tâm Thanh Tịnh, thời Thiện Trí Thức mới dùng Pháp Biệt Tôn Đốn Ngộ để Khai Thị làm cho Đạo Chúng Liễu Ngộ hoặc tiến bộ thêm vậy.

Môn Đốn Ngộ chính là môn khai thông hay vét sạch các sở chấp ngăn ngại, nên cần để khai cho các Bậc tu đặng vào nơi THANH TỊNH TÂM. Đối với môn nầy ít dùng, vì bậc lãnh hội đặng rất ít, dù cho có nghe được đôi chút chăng nữa cũng chưa thâm nhập nổi. Khi Bậc đã nhận được Pháp ĐỐN NGỘ thì NGHE THẤY BIẾT rỗng rang hào hứng hoặc Tỏ Tánh hay Sở Đắc Diện Mục Bổn Lai mà đến Nhất Tâm Bất Nhị.

Môn ĐỐN NGỘ rất có hại đối với bậc tu hành chưa sạch lý còn chướng ngại phân biệt đầy dẫy, khi nghe đến hoài nghi thoái bộ, lúc nghe được chút ít liền sanh thâm ý ĐỌC TỤNG ghi nhớ gọi là niệm niệm đó chính là Tâm tham vô kể, đôi khi vừa hiểu liền lầm tưởng mình Sở Đắc đem ra giảng giải tự ngã khoe khoan in tuồng một chiếc Máy vậy.

Giữa thời nầy thường vấp phải, hoặc nghe nhờn tai và đọc tụng ghi nhớ trong Thiền Sư Kinh Sách. Ngược lại chẳng tỏ rõ tí nào, do đó nên phát sanh tưởng vọng mơ cầu kỳ ảo đặng tìm ra một Chân Lý ước mơ nơi mình, lâu ngày trở thành Bất Tín đối với Đốn Môn coi như một trò đùa vô ý.

ĐỐN MÔN vẫn có lợi cho Bậc có ý thức để làm kim Chỉ Quán xét suy mà thi hành lúc bị Sở Chấp dùng nó tự giải, sau mới biết vi diệu thậm thâm ĐỐN NGỘ.

VÍ NHƯ: Bậc không có bệnh, nhìn thấy kẻ có bệnh sợ sệt lo âu, Bậc ấy nói rằng: Ông không có bệnh, vì vốn bệnh không có, chớ sợ chớ lo vô ích, hãy TIN tôi uống thuốc thì hết bệnh. Kẻ tin liền uống thuốc hết bệnh, mới Quán Xét thật biết vốn nó không có bệnh.

CŨNG NHƯ: VÔ MINH vốn nó không có, lầm nhận mà có VÔ MINH, tu hành cổi giải phá ngăn chấp vô minh tan dẹp vậy. Đó chính là bậc biết dùng phương Đốn Ngộ làm vị thuốc giải mê lầm.

Còn Bậc nghe mà chẳng thi hành uống thuốc, thực thi tu tập cho sạch nghiệp, lại dùng Tâm THAM SÂN SI đầy dẫy học thuộc ĐỐN MÔN cho mau Liễu Ngộ thì thử hỏi có phải liều lĩnh mang nuôi bệnh chăng?

Từ nơi Chơn Tâm Bất Nhị do bởi tham cầu mơ ước huyển ảo nên bị sai lạc mà trở nên vọng Tâm. Khi Bậc tu đã phát Bồ Đề Tâm tức là cổi mở Tâm từ nơi eo hẹp đến rộng rãi bao la trùm khắp, đồng thời phải biết tỏ rõ về TÂM, lúc được biết thời Tâm ấy liền đạt đến Bất Loạn, bằng chưa biết hay chẳng chịu biết thời thật khó Tỏ Tánh Minh Tâm Nhất Tâm Bất Loạn.

THẾ NÀO ĐỂ TỎ TÂM? ĐẾN NHẤT TÂM BẤT LOẠN?

Khi đã biết thế nào là TÂM, thì nên tu tập CHỈ QUÁN trong BẢY BÁU của Bản Thể Chơn Tâm, Bảy Báu ấy nó liên hệ giao kết với nhau chẳng sai chạy hoặc thiếu sót mảy may nào cả. Lúc đã thật biết trọn vẹn sự di chuyển giao kết liên hệ thời biết tỉ mỉ trùm khắp mà đoạt đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN, nó Tròn Giác Nhất Tâm thì khó mà diễn giải hay ngôn thuyết, vì sao? -Vì nó vượt tầm lý luận, Bất đẳng Vô Thượng Giác.

Tất cả thảy đều nằm nơi Nhất Tâm nguyên vẹn, bởi lầm lẫn đem Tâm Chân Như mà phân đoán, thời nó liền Bị Biệt ra từng mảnh biệt ngăn, do biệt ngăn sở chấp nên Tâm trở thành sa số giới hạn không thể nào nói hết được. Nhưng chung lại từ nơi mê lầm lẫn lộn, tu hành mong đạt lại Nhất Tâm thì nên cần biết như sau:

Vốn NHẤT TÂM cũng là: CHÂN NHƯ. PHẬT TÁNH. PHÁP THÂN. NHƯ LAI TẠNG. PHÁP GIỚI. PHÁP TÁNH. Trong bảy nghĩa ấy cũng đồng nơi Nhất Tâm. Nhưng mỗi một liền có một đặc điểm riêng mà sự liên kết lại chung gồm buông tỏa trùm khắp.

Về CHÂN NHƯ : Chân Như và Nhất Tâm không khác, nếu chẳng phân biệt thì nó vốn đồng, vì nó chân thật như như. Bởi năng phân thành thử nó nương theo Pháp mà có, nơi có ấy đảo lộn thuyên diễn nên mơ màng mà nói nó Bất Bình Đẳng. Chớ thật ra CHÂN NHƯ BÌNH ĐẲNG đặc điểm Tánh Trí chân thật. KHÁC NÀO: Vàng kia nguyên một khối, bị đem ra chẻ từng mảnh, tuy gọi nó là MẢNH, nhưng vàng y trong khối, Chân Như cũng thế.

VỀ PHẬT TÁNH: Phật chỉ nơi GIÁC. Tánh thuộc về TÂM. Phật Tánh không có MÊ GIÁC vốn VIÊN MINH (sáng sẳn). Khi bị lầm thì có VÔ MINH lẫn che Phật Tánh. Lúc tu hành Trọn Giác thì mới rõ Vô Minh thường Tự Diệt vì nó không Thực Thể. Phật Tánh thì không có Sanh hay Diệt, nó thường còn bất biến lại chẳng nhiễm Vô Minh. Khi đoạt đến Nhất Tâm, đến hoàn toàn CHÁNH GIÁC thời TÂM kia chẳng còn MÀ LÀ PHẬT.

TÓM LẠI ĐỂ CHỈ VÔ MINH VÀ PHẬT TÁNH

Phật Tánh chẳng khác một khối vàng bị chia ra từng mảnh mà có Tánh cùng Phật. Mảnh ấy làm thành Cà Rá, Bông Tai hoặc chiếc neo cùng chạm trỗ mọi hình thức như con Rồng chẳng hạn. Những hình thức chạm hay Bông Tai, Cà Rá đó là VÔ MINH.

Khi người thợ không còn cần dùng đem đi thét vào lửa thì những hình thức Chiếc Neo, Cà Rá, Bông Tai hay con Rồng chạm trỗ thảy đều tan chảy mất mà Vàng nọ vẫn còn như nguyên, Phật Tánh cũng thế.

VỀ PHÁP THÂN: Pháp vốn TÂM. Thân là một BIỂU TƯỢNG hình sắc khuôn khổ, do biểu tượng hình sắc lẫn lộn với VÔ MINH mà có Khởi, từ Khởi liền hóa THỂ hay THÂN lại chấp nhận Thân ấy trong mường tượng gọi là DUYÊN KHỞI bị sinh ra muôn Tướng Pháp, vì mê lầm nơi mường tượng cho đó là Chân Thật nương chạy cầu báo, nên có Chánh Báo và Thọ Báo như:Niết Bàn Tịnh Độ, Quốc Độ đến cùng khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới kể cả Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục, đó chính là biểu tượng lầm quán mong cầu lớn nhỏ cao thấp mà có từng ỨNG THÂN và PHÁP THÂN vậy.

Từ ỨNG THÂN hay HÓA THÂN, nếu bị mê lầm đóng trong Pháp Giới gọi là Chúng Sanh Giới, khi tu hành Tỏ Tánh đi trong Hạnh Nguyện để tỏ biết chân thật Giác Ngộ, thì Chúng Sanh Giới ấy đồng một THỂ TÁNH với PHÁP THÂN y như nhau, gọi là SỞ ĐẮC PHÁP THÂN PHẬT.

VỀ NHƯ LAI TẠNG: Đồng một với Chân Như, Phật Tánh và Pháp Thân nó liên hệ giao kết với nhau, nhưng vốn không khác, vì bị chia thành thử phải có một vài tập nhiễm của VÔ MINH nên có riêng mỗi THỂ TÁNH, từ có Thể Tánh thì có mỗi đặc điểm mà kết chung lại vẫn đồng NHẤT TÂM.

NHƯ LAI TẠNG có đặc điểm XÚC PHÁP (hợp biết) SẮC PHÁP và VÔ SẮC PHÁP, từ nơi có cũng có biết, mà chốn không vẫn có Sẵn Cái Biết, nó ẩn hiện giao tế tùy theo giữa Ứng Thân và Pháp Thân đến Phật Tánh và Chân Như. Thành thử ỨNG THÂN được cái NGHE THẤY BIẾT chung cùng mà CHÚNG SANH GIỚI thì Nghe Thấy Biết riêng biệt, vì sao? -Vì Chúng Sanh lầm theo TẠNG THỨC tạm gọi là TÂM HỒN, Tạng Thức chứa nhóm Vô Minh mật mờ tối sáng biết cùng không biết phân hai thành ra không nhận được NHƯ LAI TẠNG vốn là mình lại đi nhận Thân TỨ ĐẠI do đó PHẬT NÓI: -BIỂN CẢ KHÔNG NHẬN LẠI ĐI NHẬN BỌT NƯỚC.

VỀ PHÁP GIỚI: Từ nơi Nghe Thấy Biết DỊ BIỆT của Tứ Đại Thân, sinh ra huyền ảo tự ngã riêng tư của TA nên trở thành THAM SÂN SI Bản Ngã cách biệt mà Dị Biệt trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cùng với Ba Cõi Sáu Đường phải chịu một đặc điểm như nhau trong Sanh Diệt chết sống. Pháp Giới là một nơi khuông khổ thọ chấp phải chịu làm Chúng Sanh Giới vậy.

VỀ PHÁP TÁNH: Pháp vốn là TÂM. Còn Tánh vẫn là TÂM, có thể nói là TÂM TÂM cùng khắp. Thật vậy, đối với tất cả trong Bản Thể Tâm hay các Thể Tánh từ: PHÁP GIỚI đến NHƯ LAI TẠNG. PHÁP THÂN. PHẬT TÁNH. CHÂN NHƯ đều chung một PHÁP TÁNH cũng là TÂM TÂM cùng khắp.

Đứng về mặt CHỈ QUÁN để tỏ ngộ thì Pháp Tánh vốn là BỔN LAI DIỆN MỤC. Pháp Tánh Viên Dung Bình Đẳng tùy theo từng khẽ động sơ khởi mà cung ứng cho tất cả Cảnh Giới thuận nghịch, Tịnh Bất Tịnh trong ngoài muôn phương vạn cõi, đến vô minh thọ chấp hoặc Toàn Giác khắp trùm, dị chủng biệt chủng đồng chủng nó không mảy may quái ngại Chánh Báo, Thọ Báo, Kỳ Báo thảy đều thị hiện ứng hiện thanh thô kỳ ảo, nhìn thấy rõ biết hay chưa tỏ biết đều có lý sự cung ứng của Pháp Tánh.

Đứng về nơi Lầm Mê mà nói, thì nó vốn sẵn NHẤT TÂM đủ cả BẢY BÁU. Nhưng Tai nghe theo Sở Cầu, Mắt thấy theo cái Ưa thích, Thân biết theo Tạng Thức của mình, nên chi có chướng ngại lúc không hợp theo Tạng Thức, chẳng hợp nơi ưa thích, không hợp theo sở cầu thành thử DỊ BIỆT khó NGHE, khó THẤY đồng khó BIẾT sai biệt tách rời Nhất Tâm mà tự đặt mình vào nơi DUYÊN LỰ TÂM vậy.

Khi đã Dị Biệt về THÂN, lúc đã lầm mê các Pháp thì phải chịu lầm với PHÁP TÁNH. Nên giải tỏa Bản Ngã theo ý muốn đồng tất cả sự hiểu biết của mình mà Phát Bồ Đề Tâm nghe theo Thiện Trí Thức chỉ bày để nương tựa Bản Giác nơi Thiện Trí Thức mà tròn Giác. Bằng chẳng vậy khó đạt được tỏ rõ tỉ mỉ nơi BẢY BÁU thật biết khỏi lầm Pháp Tánh.

Có nhiều bậc hiểu, liền thọ chấp như: CÁC PHÁP ĐỀU LÀ HƯ DỐI, nên bậc ấy sinh Tâm kiên sợ chẳng cho Pháp nhiễm mà động Tâm. Do đó sự tu hành gò bó dưỡng nuôi tư tưởng Tịnh Tâm. Thời được sự tán trợ cung đốn của PHÁP TÁNH, bậc ấy nhận thấy Tịnh Tâm của mình chân thật mà cố thủ.

Có nhiều Bậc tu theo quan niệm của mình, bờ Giác từ bên kia bên nọ, phải siêu hình vạn tượng, xuất Thánh ly phàm, nên gia công tu luyện ép thân khổ hạnh. Thì được sự tán trợ cung đốn của PHÁP TÁNH, Bậc ấy nhận thấy niềm vui thích in tuồng chân thật mà chấp thủ.

Có nhiều Bậc biết PHÁP là TÂM liền chấp nhận mỗi lần mình mở miệng ra đều là Tâm Mình, do Tâm mình sinh các Pháp mà phải đi trong Sanh Diệt. Bèn làm thinh không chấp mà vẫn bị PHÁP TÁNH cung đốn nơi CHẤP KHÔNG vậy.

Trên con đường tu phải lập BI TRÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ cùng thi hành LỤC BA LA MẬT ĐA cho đầy đủ, chẳng có pháp nào là Pháp bỏ qua không tu, cần Trí Tuệ hiểu biết chừng nào quý chừng ấy, có công chịu đựng nhiều thì nơi hiểu biết càng nhiều, chớ vì Tâm cố tránh mà bỏ trôi, chớ sợ mình tu nhiều bị Chấp Pháp, nên sợ thả trôi tránh né hoặc tìm cách buông xuôi khi chưa đặng tỏ biết gọi là KHỞI CHẤP thì vô tình hay cố ý mình vẫn vướng vào PHÁP TÁNH CHẤP KHÔNG của PHÁP.

Đường tu cần phải tu trong vạn ngàn cái chấp của các Pháp đặng tỏ biết khỏi lầm mà Giác Ngộ thời không còn lấy một Chấp.

Nên vấn đề TẬN BIẾT rốt ráo đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN thì chân thật rõ biết là: CHÁNH GIÁC chớ chẳng lấy đâu làm Giác cả. Nếu mong đạt đến như thế, thì phải nằm nơi Chấp, để tỏ rõ tận từ các Pháp Chấp. Khi tỏ đặng thì thật biết PHÁP TÁNH. PHÁP GIỚI. NHƯ LAI TẠNG. PHÁP THÂN. PHẬT TÁNH đồng với CHÂN NHƯ chung gồm được như thế thời đương nhiên NHẤT TÂM BẤT LOẠN. Bằng không như vậy thì dù cho không muốn loạn nó cũng phải loạn?

Khi đã toàn Giác thời thật biết sự liên kết của các Pháp linh động, sự di chuyển điều hành BỔN LAI của nó, không thể nào hỏi rằng: Tại sao nó phải di chuyển linh động điều hành, thật là vô ích của vô ích vậy.

CHỈ QUÁN

Nói đến TAM TẠNG KINH ĐIỂN của ĐỨC BỔN SƯ để lại đến ngày hôm nay đều là phương tiện Chỉ Quán đó là một điểm chân thật với bậc chưa hiểu biết. Còn đối với Bậc Đã Biết thì vẹn nguyên là Chân Lý thật sự không sai một mảy may nào cả.

Trong thời Ngài còn đang Hiện Thế, Ngài vẫn thường công nhận và nói năng rằng : Về CHÂN LÝ, CHÂN TÂM và BẢN GIÁC nó vượt tầm lý luận và ngôn thuyết qua bờ bên kia, khó chỉ và khó nói. Nếu có bậc Sở Đắc như TA mới biết đặng mà thôi.

Như vậy đủ biết CHÂN LÝ có chổ chỉ, CHÂN TÂM có nơi nói, BẢN GIÁC có quyết định, chớ chẳng phải vu vơ Thật Giả hay Giả Thật mới là Chân Lý, Chân Tâm, Bản Giác đâu. Nếu Bậc tu hành đã đến giai đoạn đó thì cũng nên cố gắng phá chấp tu tập cho đến nơi chốn căn bản hoàn toàn Chánh Giác vậy.

Bài CHỈ QUÁN về NHẤT TÂM bậc tu cần phải tỏ thông BẢY BÁU mà đoạt đến BẤT LOẠN. Nó cũng vượt tầm ngôn thuyết và lý luận không chỗ chỉ do Sở Đắc rốt ráo biết đặng thôi. Trong thời nào cũng vậy. Pháp nào nó cũng không hai hay sai khác gì do tại CHƯA BIẾT phải tu đến ĐƯỢC BIẾT.

Đối với nỗi niềm khó tả, khó nói. Nhưng bài nầy nói làm điểm tựa để CHỈ QUÁN như:

Đứng vào trạng thái hiện hữu có bậc tu hành rất Chánh Tín trọn TÍN TÂM, nhưng nó phải bị vọng tâm bất tín là vì sao?

- TÂM nào là VỌNG? TÂM nào lại CHƠN?

- PHÁP đồng với TÂM một gốc và chung với TƯỚNG một THỂ sao lìa Pháp bỏ Tướng cũng chẳng đoạt đến TÂM nổi?

- Vì sao phải nói đến Tâm, khi đã nói đến Tâm thì Tâm có thật, nếu Tâm thật thì sao lại có nơi TÂM THÔNG tu đến TÂM KHÔNG?

- TÂM nào là Tâm nghĩ đến Phật? TÂM nào là Tâm lìa Tướng Phật?

- PHẬT có quyền chăng? Nếu không có quyền thì làm sao đưa tất cả Chúng Sanh đến Giác Ngộ? Mà có quyền sao chẳng làm cho tất cả phải tu? Lại cần có TÍN mới tu đặng, bằng không TIN thì không tu đặng?

Những câu hỏi trên và trăm ngàn câu hỏi khác, không thể nào nói hết các thế chưa biết còn nghi. Hãy cố gắng nghe một cốt chuyện như sau: Nhờ cốt chuyện ấy may ra cổi giải được một phần nào để Trọn Biết mà đoạt đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN chăng?

NGÀY XƯA THẬT XƯA:

Có một Bậc đã từng THẤY đồng BIẾT tỏ rõ tất cả BẢY BỘ. Nó không phải tự nhiên hay như nhiên gì mà nó vẫn liên tục câu kết giao chuyển trở thành Yến Sáng đủ màu sắc soi khắp, vì vốn sẵn nơi nó mà thôi.

Lúc bấy giờ có một số đâm nghi mà tự hỏi? TẠI SAO LẠI CÓ YẾN SÁNG KIA? Từ đó mới lập phương để tìm cho ra tận gốc của Yến Sáng mới thỏa mãn. Họ thảy đều nghi và DỰ ĐOÁN...? Kẻ thì nghĩ thế nầy. Người lại nghĩ thế kia. Bậc thời nghĩ thế nọ, trỗi lên trăm ngàn ức triệu, đến hằng hà sa số dự đoán cố chấp nhận không ai chịu kém ai. Bậc nào cũng công nhận mình đúng hay cao cống hơn cả...

Thế rồi tuần tự theo ý muốn chia phân: ĐÔNG TÂY NAM BẮC đến Tứ Hướng thành MƯỜI PHƯƠNG để xưng tụng cho họ. Họ lại dự đoán trong mỗi hướng Mười Phương có PHẬT TRỜI, THÁNH THẦN và CHƯ TIÊN lớn nhỏ ngự trị nhau, liền sanh mơ ước cầu mong thèm khát, trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới và hằng hà sa số Thế Giới vô kể. Từ đó giết nhau để bảo vệ sự cao cống của mình. Tranh nhau để cung đốn DỰ ĐOÁN nơi mình, sinh ra muôn ngàn triệu lối diễn mãi không ngừng.

Khi bấy giờ... Bậc đã THẬT BIẾT tận gốc mới nhìn đến! Bọn điên loạn chỉ biết nơi Dự Đoán Sở Cầu mong ước của mình mà phải tranh giành đua vạy chẳng biết bao nhiêu CÁI BÓNG dự đoán đòi bắt bóng. CÁI HÌNH mong cầu van xin. CÁI MUỐN vô lối phải than van cực khổ, tự mua chuốc lấy Cảnh Khổ vào mình. Vì đó mà thương hại nơi LẦM LẪN của họ, nên cốt đến giải mê để cho tất cả đều biết nơi lầm của mình.

Lúc đến nơi... Mới nhận NGHE sự khát vọng đòi cao cống, sự mong mỏi cầu kỳ theo Cái Muốn của mình lập ra. Bậc ấy thật biết rõ nơi nguyện vọng đảo điên nên nói rằng: Các ông mong cầu đến Tối Thượng, thì TA đây là Bậc VÔ THƯỢNG ĐẲNG CHÁNH GIÁC đây. Bọn mừng rỡ sung sướng liền thưa: Ông có phải là ĐỨC PHẬT chăng? ĐÚNG ĐÚNG TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH. Rồi đây các Ông sẽ thành như TA.

Bọn ấy sung sướng liền kiểm điểm rằng: Từ lâu nay ta tự xưng là cao cống, chớ ta đã hiểu biết hơn ai nhưng chính thật đối với ta chưa có nơi toại nguyện tỏ rõ, chính chúng ta chỉ mong cầu cho gặp mặt được Đức Tối Thượng đẳng Phật đến ban cho chúng ta ân huệ mà ngày hôm nay gặp Phật ra đời, còn là Vô Thượng Chánh Giác nữa thật là phúc cho anh em chúng ta vô kể chắc chắn được toại nguyện.

Nghĩ xong đồng đảnh lễ cùng thưa: Bạch Ngài chúng con nơi Thế Gian người Phàm mắt thịt, xin TÔN NGÀI để chỉ giáo ban cho chúng con nhờ. Lúc bấy giờ Bậc Chánh Giác suy nghĩ rồi nói: TA nói thật với các Ông, TA cũng là THẾ TÔN HIỆN THẾ.

Từ đó Ngài thường giảng giải để cho bọn chúng được mau tỏ rõ. Nhưng chẳng ai nghe được tất cả lời của Ngài, vì sao? Vì mỗi người ngồi trước sự hiện diện của Bậc Chánh Giác mà họ vẫn nghĩ vơ vẩn theo niềm mong ước dự đoán khảo cứu tư riêng phần của họ, nên không nghe được. Khi mà có nghe được chút ít chăng là đúng với sở thích nguyện vọng nơi họ, thành thử Bậc Chánh Giác mới xuôi dòng để lần nói theo mọi người và cũng lần đưa cho họ được nơi TIN thật là rắc rối.

Có lắm bậc chúng đòi nhìn thấy CÕI TRỜI, có lắm người đòi NGHE tiếng nói trên hư không và BIẾT được huyền cơ trong Vũ Trụ Tam Thiên đến cố trợn mắt moi Tuệ làm đủ hình thức của khát vọng. Do đó Bậc Chánh Giác mới nói: TÂM CỦA CÁC ÔNG VỌNG ĐẢO. CẦN TU HÀNH ĐẾN THANH TỊNH TÂM mà đạt đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN. Từ đó họ nhận lấy TÂM để tu. Đôi khi họ hỏi nơi nào thật, chốn nào giả, thì Chánh Giác nói : NÓ CŨNG THẬT MÀ NÓ CŨNG GIẢ.

Bậc Chánh Giác có nhiều lần nói các CÕI TRỜI trong TAM GIỚI. Nói CÕI PHẬT ở Tam Thiên, Nói CÕI RỒNG NGƯỜI ở nơi Ngoại Giáo, chỉ vì các Bậc Chúng đòi hỏi ước mơ. Đôi lúc nói CHÁNH BÁO, PHƯỚC THIỆN, nói THỌ BÁO của Ba đường ác, vì để tránh né sự hơn thua giành giựt xâu xé nhau. Khi nói ĐƯỢC lúc nói MẤT, khi nói ĐẮC, lúc nói KHÔNG, chính là một phương pháp Tối Diệu lần đưa về tận gốc của THẤT BỘ - BẢY BÁU. Từ lời nói của Bậc Chánh Giác đều Chân Thật, từ nơi nghe của Bậc Chúng đều vọng đảo mà bọn chúng vẫn cho mình chân thật nó mâu thuẩn giữa mâu thuẩn vậy.

Bậc Chánh Giác càng làm hay nói bao nhiêu thì Bậc Chúng lại càng THỌ CHẤP bấy nhiêu, do đó Bậc Chánh Giác mới nói: LỜI NÓI CỦA TA ĐÂY LÀ NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG, chớ chẳng phải ngón tay TA là Mặt Trăng, các Ông nên tự tìm lấy Bản Giác sẵn có nơi các Ông để Tỏ Ngộ.

Nội tình của Bậc Giác, cố đưa Bậc Chúng ra mọi sắc vọng bao nhiêu thì Bậc Chúng ghép Bậc Chánh Giác vào Hình Sắc bấy nhiêu thật là eo ngặt! Thế rồi Bậc Giác phải tùy thuận theo nhu cầu sở thích của mỗi Bậc mà làm tất cả các HẠNH, cốt cho CHỮ TIN để chỉ bày nên chi:CHÚNG SANH ĐA BỆNH THÌ PHẬT ĐA HẠNH.

Chúng đòi Quyền Uy thì Phật phải dùng quyền uy để nói. Chúng đòi TÂM, thì Phật phải giải BẢN THỂ TÂM. Chúng đòi thành Phật thời Bậc Chánh Giác phải LÀM PHẬT.

Chúng phân biệt nhiều, thì Phật phải nói TAM THÂN. TỨ TRÍ. NGŨ NHÃN. LỤC THÔNG cùng các Pháp TAM MUỘI. Chúng đòi bên kia bên nọ, thời Phật phải dùng bên kia, bên nọ mà giảng giải.

Khi Bậc Chúng mong biết nơi CÓ. Chỗ KHÔNG thời PHẬT nói: Nó cũng CÓ vì các Ông mơ ước thành tựu theo Sở Cầu mà nó phải CÓ, trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Lúc các ông Giác Ngộ thời Tam Thiên nọ đối với các Ông nó CÓ hay KHÔNG? Bậc chúng đồng thưa: BẠCH THẾ TÔN không.

Đúng như vậy khi ấy các ông đã đoạt đến BỔN LAI DIỆN MỤC CỦA BẢY BÁU thì nào có nơi Tâm mà Loạn Tâm?

Bậc Giác vì nơi lầm mà nói Pháp, nên chi Ngài nói: Vì các Ông nên TA nói Pháp, chớ chính TA không có Pháp. Nói như thế mà Bậc Chúng lại quan niệm PHẬT KHÔNG CÓ PHÁP. Nên thường làm thinh để Thành PHẬT.

Lúc Bậc Chúng nuôi ảo mộng cố định sở chấp thì Ngài nói:CÁC ÔNG LÌA BẢN NGÃ, thì Bậc Chúng lại tu về TỊNH PHÁP. Từ một phương nầy đến Pháp kia tùy thuận để chữa trị bệnh DỰ ĐOÁN, MƠ ƯỚC, VỌNG CẦU mà Ngài phải lập thành BI-CHÍ-DŨNG. GIỚI-ĐỊNH-TUỆ. Lục Ba La Mật Đa đến cuối cùng tu BÁT NHÃ để đoạt đến BẢY BỘ của NHẤT TÂM, nên có: TÂM đến TÂM THÔNG mà liền lạc Thật Giác đến TÂM KHÔNG sở chấp rốt ráo thật Giác BẢY BỘ liên tục có sẵn.

Hôm nay Hai Bốn tháng Mười Hai
Tôi viết bài NI chẳng Ái Hoài
PHẬT THÁNH an vui niềm diễn ảo
Phàm Phu mong đợi ánh NHƯ LAI
Nôm Na TAM THẾ xây hương khói
Nhộn nhịp TỨ TĂNG cố miệt mài
Nào hẳn đến, đi đâu có đặng?
Chung quy Tin Trọn đắc Hoàn Lai

TỊNH VƯƠNG KỶ NIỆM NGÀY 24 -12 CANH TUẤT