–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

- CÂU 1 ĐẾN 10

19 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11574)
- CÂU 1 ĐẾN 10
1. Chìa khóa hoá giải tất cả mê lầm?
* Không chướng, không chấp là Chơn Pháp hóa giải tất cả mê lầm.

2. Bổn lai diện mục của Thiền Như Lai?
* Bổn lai diện mục của Thiền là Thiền Tánh, của Như Lai Thiền là Như Tánh, vào chân đế của Như Lai Thiền là Như Như.

3. Bổn lai diện mục Lục Đạo và giải quyết rốt ráo lục đạo? Tam giới?
* Bổn lai diện mục Lục Đạo: Mỗi chúng sanh có một chủng tánh tập nhiễm nặng nhất đó là bổn lai diện mục như: Thiên, Nhân, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Qủy, Địa Ngục.
* Giải quyết rốt ráo lục đạo: Mỗi môn giải quyết, cứu chữa rốt ráo một bệnh mê lầm:
- Pháp Thiền Định nhiếp độ giải quyết rốt ráo Thiên, Thần, Tiên.
- Pháp Trí Tuệ nhiếp độ giải quyết rốt ráo Nhân.
- Pháp Nhẫn Nhục nhiếp độ giải quyết rốt ráo A Tu La.
- Pháp Tinh Tấn nhiếp độ giải quyết rốt ráo Súc Sanh.
- Pháp Trì Giới nhiếp độ giải quyết rốt ráo Ngạ quỷ.
- Pháp Bố Thí nhiếp độ giải quyết rốt ráo Địa Ngục.
* Tam Giới: Bậc tu chưa giác ngộ thường không ra khỏi một trong ba cõi này: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.
* Không ham muốn giải quyết rốt ráo Dục giới.
* Không thọ chủng sắc tướng, âm thanh, giải quyết rốt ráo Sắc giới.
* Không chấp Không, nương khởi sanh, khởi diệt, giải quyết rốt ráo Vô sắc giới.

4. Bổn Lai diện mục Tiểu Ngã Giả Tưởng?
* Tiểu Ngã là chủng tánh của chúng sanh. Suy nghĩ là Tưởng là loạn tưởng, khi lầm nó giả không thật. Mỗi người có hằng hà sa số chủng tánh, nặng chủng tánh nào là bổn lai diện mục Tiểu ngã đó, sẽ bị thọ nghiệp về cảnh giới đó.

5. Làm cách nào giải quyết sanh tử?
* Nương vào vạn pháp hiện sanh, hóa giải, trực giác hiện sanh, giải quyết sanh tử. Vạn pháp là Nghe Thấy Biết.

6. Đức Phật ăn cái gì?
* Chư Phật mười Phương ăn Lòng Thành của chúng sanh.
- Chúng sanh tu Phật: cúng trên bàn Phật như: nhang mùi hương hôi, chua, hoa loại cây thường mọc ở ngoài đường, quả loại không được tươi, khô héo.
- Ma, Quỷ thọ nghiệp độc ác cũng tu Phật: họ mang tâm dã Thú, nhất là thời mạt pháp, họ nấu nướng cúng chay nhưng gọi đó là thịt, cá, dâng Chư Phật, cúng xong tổ chức ăn uống linh đình...
- Bậc tu chân chính dâng cúng Chư Phật nhang trầm loại thật qúi, hoa quả lựa chọn loại tươi tốt nhất.
- Nói chung bậc tu Thọ Báo, Phước Báo, Chánh Báo cũng tu Phật, họ đều dâng cúng Chư Phật. Tướng chính Tâm nên thể tánh dâng cúng, hoàn toàn thấp hèn và thanh cao khác nhau. Do vậy Chư Phật ăn lòng thành của chúng sanh bình đẳng mà Bất Bình Đẳng.

7. Thế nào là Bồ Tát Ma Ha Tát? Trong 55 cảnh giới Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát ở chỗ nào? Kể rõ 55 cảnh giới Bồ Tát.

* Bồ Tát Ma Ha Tát phải là bậc tu thấu đạt Bát Nhã Trí. Trí Bát Nhã là trí viên thông, ra vào vạn pháp viên giác. Đó chính thị Ma Ha Tát.
* "Y kinh thì Tam Thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết" nên chi bị biết, bị tu. Do đó không chỉ 55 cảnh giới mà trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Bồ Tát không trụ cảnh giới nào mà trụ. Trụ mà không trụ, miễn sao Bồ Tát MHT ra vào vạn pháp thuận-nghịch, tịnh bất tịnh, hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, tâm không quái ngại, đặng tự tại thọ pháp Tổng Trì Đà la Ni Tạng đoạt Đại Bi, vô ngã nhiếp thâu Đại Ngã.

8. Trong Thập Địa Bồ Tát, địa thứ 7 khác địa thứ 8 chỗ nào? Làm sao thực hiện?
* Trong thập địa Bồ Tát:
- Địa thứ 7 là Viễn hành địa. Bồ Tát đã trực giác kiến diện Như Lai, đang chứng thị được như pháp. Hành dụng được vạn pháp. Thấu đạt phẩm xuất thế gian vào Nhứt Thừa.
- Địa thứ 8 là Bất động địa: Sạch chướng, chấp, nương vạn pháp bất tăng bất giảm, thành tựu Thực tướng Vô tướng tam muội. Nhận chân được thời gian, không gian vốn vô thủy vô chung.
- Khác nhau ở chỗ: Địa thứ 7 Bồ Tát Địa phẩm Nhứt Thừa. Địa thứ 8: Mở màn vào được phẩm Tối Thượng Thừa.
- Thực hiện: Chưa Sở đắc Thực tướng Vô tướng Tam muội, Pháp môn không thực hiện được. Bậc sở đắc 3 pháp Môn: Vô Sanh Pháp Nhẫn, Bình đẳng tánh Trí, Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội được Phật Vương chứng minh thật hiếm.

9. Con đường tu hành từ Tri Kiến Phật đến Phật Tri Kiến? Tri Kiến Phật khác Phật Tri Kiến?
* Tri kiến Phật: Tri là biết. Kiến là thấy. Tức thấy rồi hành mới biết Phật, là phải tu và hành từ Có đến Không. Sắc tức thị Không. Chúng sanh giới sạch. Ví như: Một người leo núi, đi từ chân núi vượt xong tất cả chướng ngại, hoàn cảnh, lên được đến đỉnh núi. Nhất Thiết Trí.
* Phật Tri kiến: Phật là Giác. Tri kiến là biết rồi hành thâm mới Thấy từ Không đến có. Không tức thị Sắc. Ví như: Đến đỉnh núi rồi người leo núi phải đi xuống tận chân núi để thương mến, sống chung, thân cận với tất cả chúng sanh đặng thâm nhập đường đi lối về chúng sanh giới. Nhất Thiết Chủng Trí.
- Tri Kiến Phật là giác ngộ, khác ở chỗ Phật Tri kiến là thành diệu qủa.
- Đúng nghĩa: Mất tất cả để Có tất cả. Giác chỉ giảng, nói giỏi nhưng chưa hưởng được chân lý. Thành đạo là Qủa mới hưởng được chân như. Lìa chân như, thấu đạt như như, tứ thời mỗi động tịnh đều Tương thông Phật Lực.
* Duy chỉ bậc tu tin vâng chư Phật, Chư Bồ Tát mới hành dụng, diệu dụng cho tùy công năng công đức chịu đựng cạn sâu, Sắc tức thị Không đến trước. Tự đi khó có ai biết lộ trình hành cho sạch. Sạch rồi tự biết Kính. Đây là kinh nghiệm. Ai có qua cầu mới hay.

10. Phật Tri Kiến đã rốt ráo chưa? Tại sao?

* Phật Tri Kiến nếu chịu đựng sạch đến chân đế chủng chủng chúng sanh thì rốt ráo. Còn sạch một phần nào, cạn hay sâu thì chưa rốt ráo.
- Ví như: A la Hán, Đại A la Hán, Sơ trụ Bồ Tát, Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát Tóm lại, tự đi như người mù chưa sạch tận. Tại sao? Điều quan trọng khi thi hành vạn pháp, thử hỏi làm sao mình biết chắc, pháp này hành đúng, không đúng? Vì số đông bậc tu chưa tỏ thông đường đi lối về nơi vạn pháp.