–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

21. TÂM TÌNH DIỄN TIẾN ĐẠO PHẬT

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9392)
21. TÂM TÌNH DIỄN TIẾN ĐẠO PHẬT
ĐẠO PHẬT có Tâm Tình duy nhất, Tâm Tình nầy rộng rãi bao la, thụ hưởng từng lớp con người chung cùng khắp với Đạo Phật không phân biệt bậc thượng chí hay hạ căn, tùy mỗi Vị tu hành trong nền tảng Đạo Phật, nó không ngoài nhất tâm chuyên trì đều kết quả như ý nguyện.

Nơi diễn tiến qua lại thăng trầm, sự lý tu hành cố gắng lướt qua thảy đều nhận chân tâm tình Đạo Phật cao cả vô cùng không thể nào diễn giải hết đặng. Không khác mấy với hư không vô tận dung dưỡng tất cả Nhân Sanh tứ loài trong Vũ Trụ, hay trận mưa bảo pháp có từng giọt nước Cam lồ đượm thắm hàng hàng lớp lớp tất cả những bậc biết tu hoặc giả chưa biết tu đều trọn hưởng.

Con đường Tu Phật có một mạch lạc Tối Thượng duy nhất, nhưng sự dẫn đạo không bắt buộc con người phải tu Đạo Phật, chỉ xây dựng con người lành lẽ, cần cho những con người có bộ Óc Tự Giác giác tha, tự bản năng mình thành lập Quốc Độ Tịnh Độ cứu khổ chính mình. Đạo Phật không bao giờ dạy cho con người tu Phật phải cổ võ là bậc cao cống, nên chi trước khi vào tu Phật Tín Chủ phải Phát Bồ Đề Tâm, tự ý mình tín tâm, sau lần lược tu học, đến trình độ hiểu chân hành lý của Đạo Phật.

Đạo Phật với Con Người. Đức Phật với Chúng Sanh, không bao giờ đề án con người là Xấu hoặc giả hèn hạ, đê tiện hay độc ác. Đạo Phật vốn công nhận nơi con người có một THỂ TÁNH đồng với Phật, chỉ lầm mê mà thôi.

Khi con người có xảy ra sự giằn co, xâu xé thù hận nhau cho đó là NGHIỆP. Làm cho tất cả tự mình sửa đổi NGHIỆP, đa số các bậc tu hành chính bản thân Giải nghiệp cao quí tuyệt tác thay lời Phật ấn chỉ trung tâm bền vững nơi Đạo Phật, nơi nghiệp là một tác động đa phần giải nghiệp kết quả sự chen lấn được thanh bình khá đông đáng kể.

Chân Lý Giáo Lý nhà Phật tu hành phải thực hiện Lý Chân mà Sở Đắc Chân Lý, bằng tu nơi Giả Tượng suy nghĩ xa xuôi chưa giải nghiệp hiện tại, vẫn tu hành nuôi nghiệp không bao giờ chưa kiến tri mà đặng tri kiến giải thoát. Đối với thế gian, nếu tất cả loài người, mỗi con người thường cãi hối sự lỗi lầm của mình, thời có đâu phải tạo ra quá ư lầm lỗi, trong kiếp sống nơi con người ? Do đó sự giải nghiệp đối với đời vẫn đáng quí, còn đối với đạo lại càng đặng tiến thân lành lẽ an bài cao đẹp thay, nên chi có câu :

Bậc biết lỗi, liền chừa lỗi. Còn kẻ chưa biết lỗi thường chạy lỗi, để làm thêm tội lỗi.

Bậc biết Nghiệp, tự giải nghiệp, nghiệp nó biết mình, mình soi biết nó, liền kiến tri mà giải thoát.

Nghiệp là Cơ Bản đứng yên bảo thủ Cá Nhân tự thủ cá tánh, tự mãn buông lung độc chiếm lấy thân mạng mình đi trong sanh tử, nó làm cho nhân loại thiếu tình thương thiếu nhựa sống thù hận bê bát giữa con người với nhân thế muôn trùng gây hấn. Chính nghiệp nó là một vai tuồng đổi thay từng hoàn cảnh, từng bước đi, nhịp nhàng không bao giờ nó ngừng nghỉ, cho nên Nghiệp nó có từng GIỚI NGHIỆP, Bậc có trí hóa, có đạo đức căn bản, ra ngoài giới nghiệp mới biết nghiệp. Bằng cố thủ, tự hào, tự mãn còn ăn nằm trong giới của nó thì bị lỗi lầm, chưa bao giờ biết đặng nghiệp, để tu giải nghiệp.

Sự chủ động của Nghiệp là: NGHIỆP THỨC, nghiệp thức năng chướng bị biến sanh nghi ngờ đủ chiều hướng, chưa giải nó trở thành Nghiệp Căn, nghiệp căn nó ảnh hưởng nơi căn tánh tập khí và kiết sử. Lúc nghiệp thức biến đổi xoay vần mới phát hiện chỗ thương nơi ghét, chốn Phải Quấy mà trưởng thành nơi Tương Đối, tương đối đều là pháp hư dối động vọng phân trách dị biệt năng phân trên con đường Sanh Tử lầm lạc theo đó mà sanh tử. Những bậc tu Phật giải nghiệp khó khăn hơn là dứt nghiệp, hàng Nhị Thừa tu Phật giải nghiệp nhìn thấy nghiệp quá nhiều, liền sanh tâm dứt nghiệp kết quả Tu Chứng thành Tiên Đạo, tiên đạo hay tận diệt căn nghiệp về với hư không. Còn hàng Bồ Tát tu hạnh giải nghiệp vì hàng Bồ Tát chứng tri thể tánh vận chuyển của Như Lai Tạng, nương nơi Như Lai mà giác ngộ thành thử giải nghiệp sạch nghiệp rốt ráo thành Phật, do đó nên chi Bồ Tát không bao giờ diệt nghiệp để tu cầu.

Trên con đường Tu Phật chư Bồ Tát thực hành pháp môn Phật Thừa, chủ quán Như Lai, quán Như Lai là một pháp môn Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác. Tâm qua tất cả bối cảnh nghịch cảnh giải nghiệp vướng mắc thọ chấp ngăn ngại của Bồ Tát, nhờ thường chủ quán mà thấy nghiệp, nghiệp di chuyển ra vào, năng chấp dị phân nơi thân mạng mình, cùng tất cả con người quần chúng nhân sanh, cho nên miệng nơi mình vừa nói ra, thời kẻ kia bắt lấy, nghe qua tức giận hay vui mừng thỏa mãn hoặc nghi chấp từ thế nhân con người họ chỉ sống nơi chỗ sống chạy theo nghiệp hơn là tự sống quân minh, do đó nên chư Bồ Tát dẹp tất cả nhỏ nhen liên hệ khởi sanh nghiệp, mà sống nơi sống sáng soi nghiệp thức tỏ ngộ mà thôi.

Có Bồ Tát thưa hỏi Phật: Bạch Thế Tôn, con lầm mê, càng tu càng thấy mê lầm, Con có giải nghiệp mới đặng thấy nghiệp mà giải. Bằng con cứ an nhiên, con không bao giờ thấy nghiệp. Đức Thế Tôn Ngài hỏi? ÔNG thấy nó, ông lấy chi để mà thấy? Bồ Tát đáp. Con thấy lấy cái thấy mà thấy. Ngài tươi cười nói: Cái Thấy đồng với thấy không bao giờ đặng thấy, chỉ ngoài cái thấy mới thấy mà thôi.

Bồ Tát tán thán, hay thay cứu tinh Phật Đạo. Con đang ở nơi nghiệp không bao giờ thấy nghiệp, con đang lầm lạc chưa bao giờ tránh đặng lý sự lạc lầm. Con nằm yên chưa bao giờ nhận chân Phật Đạo chứng tri, con phải nương theo vết chân Bồ Tát Phật mới trưởng thành Đạo Phật, Con thật biết hay con đã từng biết, sự diễn tiến Đạo Phật, con nên tiến từng giai đoạn diễn hành cốt tỏ ngộ, nhận đặng tâm tình chư Phật đã cứu giúp con, tình nơi chư Phật chính là một mối tình Không Phương mà chúng con được cứu trợ nâng đỡ con từng bước tiến. Con đã từng tỏ rõ. Nghiệp là tự con ngăn chận hoài mong cái sống chỗ sống tự ngã do con, Thế mà lúc con xã ra cho thật hết nghiệp lại tự mang lấy Cấu Nghiệp nằm yên mong chờ Chân Lý Giác Ngộ. Con đã từng nghe, sạch nghiệp mới dung thông tận thấy biết mà tri kiến, Bằng chưa dung thông thì chưa bao giờ Sạch Nghiệp, Bồ Tát tán thán xong bái lễ, Đức Thế Tôn gật đầu yên lặng chứng minh.

THẾ NÀO DUNG THÔNG?

Bậc tu Phật dung thông chính là những bậc đã biết tu. Bậc nầy đã từng nói: Sợ chưa biết tu. Chớ đừng sợ chưa giải thoát, bậc nầy lại thường tâm niệm. Tu Phật không Tin Phật, Tin Pháp, Tin Tăng cũng không bao giờ đến mà đặng. Bằng quá Tin. PHẬT-PHÁP-TĂNG trở thành mê tín.

Do đó nên. Tin Phật là đấng Cha Lành, Khai Hoang sự lầm lạc mê chấp nơi chúng sanh, từ chỗ mê tín trưởng thành Chánh Tín. Ngài là Bậc Chí Tôn có đầy đủ BI CHÍ DŨNG còn chính thân tâm mạng sống nơi chúng sanh chưa đầy đủ Bi Chí Dũng để giải nghiệp, nay nên tin thực hiện bi chí dũng tâm chí liền mở mang viên dung, thông đạt thành Phật như Ngài.

Tin Pháp, Pháp chính lời Khai Thị của Phật, Pháp Phật là pháp Tối Thượng, vạch tỏ rõ ngọn ngành từng lớp của Sinh Chúng, nên nương nơi phap tỏ pháp mà Giác Ngộ. Nếu đã Tin Pháp phải Tin Tăng. Tăng là Vị thừa hành đại diện cho Phật Pháp. Bậc Tăng có đầy đủ Công Năng, Công Đức bao dày, Tâm Chí Hướng Thượng bao Dung, được xưng tán bậc Đại Đức, lý trí dung hòa được kính ái Tán Thán chỗ dung hòa, gọi những vị Tăng nầy là Hòa Thượng.

Bậc TĂNG là bậc đã từng nương theo vết chân Chư Bồ Tát Phật có đầy đủ Tâm Chí duy nhất gánh lấy trách nhiệm toàn thiện, đưa cho tất cả Tín Đồ đạo chúng toàn chân giác ngộ, cho nên đời đời vẫn Tôn Kính bậc Tăng. Bậc Tăng là những bậc Giác Ngộ, thường hóa giải nghi chấp, dụng nơi tự tánh lý chân điều hành trực chỉ, không Man Khai Tướng Phật, chẳng xa lìa Thể Tánh dạy dỗ minh thuyết viên dung. Những bậc Tăng Chứng Đạo trong sạch Pháp Giới, không còn Ngã và Ngã Sở, do lẽ ấy nên bậc Tăng có phương hướng làm cho tất cả giác ngộ.

Nhìn đến Tâm Tình duy nhất của Đức Bổn Sư Mâu Ni Phật lại nên xét qua những cuộc diễn tiến thăng trầm do nơi Nghiệp Thức của các tín chúng phiên diễn mới tỏ thông Đạo Phật có sẵn mối chân tình bất diệt của Các Chư Tổ thừa hành kế vị làm Bậc Tăng chỉ đạo.

Đức Bổn Sư là Vị Phật đầu tiên trên quả địa cầu, Ngài Khai Sanh đạo Phật. Thuở thiếu thời Ngài có sẵn Địa Vị làm Thái Tử tên Ngài là Tất Đạt Đa. Vị Thái tử như Ngài đã có sẵn Chí Dũng bao dung, Thể Tánh Ngài Quảng Đại Tối Thượng, Ngài tự nghĩ Địa Vị ngồi yên chưa hẳn là địa vị nhân cách, chỉ là địa vị củng cố thừa hưởng mà thôi, do đó nên chi Địa Vị Thái tử chưa đáp ứng nguyện vọng nơi Ngài, vì tất cả toàn dân đang sống nơi sự sống Sanh Tử Bệnh Lão Khổ, Ngài đã nhìn thấy trong bốn cửa thành. Từ Thể Tánh Ngài từ nơi bản năng toàn thiện, toàn năng thương mến làm cho Ngài lìa bỏ cung vàng Địa Vị Thái Tử ra đi tu cầu đến Tu Đạt Quả Vị Chánh Giác.

Từ mỗi một bước tiến của Đức Bổn Sư trãi qua, từ nơi tâm trạng diễn hành Nghiệp Thức linh động thao diễn Ngài quá ư tường tận, Ngài ghi chép dạy dỗ nung đúc cho những vị thừa kế mà tu hành, chẳng khác nào một cái khuông đổ ra hằng Ngàn cốt Tượng. Đối với con đường Tu Phật. Bậc nào ra đời xuất chúng cũng phải Tu, có tu mới thấu đáo con đường tu mà Sở Chứng hoàn mỹ Ba Thân Viên Mãn. Khi Đức Bổn Sư Ngài Đắc Đạo Vô Thượng là một chứng từ quả vị. Ngài phải trãi qua 49 năm thuyết pháp Độ Sanh, nhiếp thâu cùng bổ sung những điều Ngài chưa tận tường chu đáo, đến giai đoạn chu đáo vẹn toàn hoàn mỹ, hoàn tất Ba Thân Viên Mãn Vô Thượng Chánh Giác Ngài nhập Bát Đại Niết Bàn. Từ các bậc tu hành đến Chư Tổ, buổi ban sơ Đắc Đạo, phải thực hành nơi Sở Đắc của mình gọi là Thực Hành Bổn Nguyện chung, thừa kế làm Chư Tổ, hướng dẫn tất cả tu hành Ngài luôn luôn xem xét lần đưa cho tín chúng giải nghiệp, Chính TỔ vẫn kiểm soát thân mạng mình để hóa giải không ngừng nghỉ. Đến giai đoạn Chư Tổ Tận Thấu duyên căn, tận thành Phật Pháp Ngài mới yên lặng phát minh lời minh thuyết.

Con đường duy nhất các Bậc thảy đều bước qua không thể nào tránh được. Từ Đức Bổn Sư thành Phật, Đến hàng Bồ Tát nương theo qua từng cơn giải nghiệp, qua từng lý trí sáng soi, qua từng giai đoạn giải tỏa, nó càng nhịp nhàng bao nhiêu thì Tâm Tình Đạo Phật, giữa Đức Chí Tôn cùng Chư Tổ lại càng giao cảm bấy nhiêu. Có như thế nên chi. Các Bậc không bao giờ củng cố Quả Vị, Vì sao? Vì Địa Vị hay Quả Vị củng cố đều đứng vào hàng hư vị danh giả, nên chi mới công dụng Lý Trí dung thông đương nhiên Quả Vị. Nhờ nơi lý trí dung thông là do xa lìa NGÃ cùng NGÃ SỞ, nhờ xa lìa Ngã mà chẳng bao giờ có Tự Ngã Tự Tôn kết quả không Man Khai Tướng Phật chỉ Thể Tánh đồng đẳng chung cùng với Phật mà thôi.

Thật cao quí thay. Đức Phật Chí Tôn khai nguyên Đạo Phật, Ngài thành đạt Chân Lý rốt ráo mà thôi. Ngài tận tường không thiếu sót căn dặn đủ phương thức lưu lại cho các bậc tu hành sở đắc chân lý tận dụng lý chân thực tiễn rốt ráo như Ngài hoàn toàn giải thoát.

THẾ NÀO LÀ RỐT RÁO THÀNH TỰU CHÂN LÝ?

Chân Lý có sẵn như Cát Sông Hằng, như hạt bụi vi trần chung khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Rồng Người cho đến Tam Thế Phật, Quốc Độ Tịnh Độ, gọi chung đều nằm nơi Pháp Thân Phật, hay có ý nghĩa vận chuyển, gọi đó là Như Lai Tạng.

Trên con đường Tu Phật sự diễn tiến có nhiều quan điểm bất ngờ, lúc đang bước vào con đường tu Phật có một quan niệm, trãi qua con đường tu hành thì quan niệm trước nó không còn nữa, chiều hướng định hướng khác nhau, cho đến lúc thâu nhận được Phật Pháp để tu, chỉ hiểu biết mình tu, chớ chưa bao giờ định hướng được chính mình đang tu những gì căn bản. Đến thời gian do Công Năng kiến tạo đủ trình độ nhận lãnh Phật Pháp đặng tu, thời đột nhiên Sở Đắc Chân Lý. Từ nơi sở đắc chân lý mới nhận được chân lý mà tu.

Bậc Tu Phật sở đắc Chân Lý đến giai đoạn rốt ráo thành tựu chân lý là một vấn đề khó khăn vô kể, bước tiến phải thực hành Bát Nhã tu bát nhã cốt đạt đến bát nhã trí. Bát Nhã Trí vốn là Thể Tánh Như Lai chung khắp trang nghiêm Bất Nhị mới không Man Khai Tướng Phật. Bằng sở đắc Chân Lý vội tự mãn chấp nhận chân lý là nơi trụ xứ phải lâm vào Tướng Phật Man Khai. Phật không có Tướng, Chánh Giác là Tướng Phật.

Rốt ráo chân lý quản lý bao quảng, điều hành tất cả chân lý. Từ nơi Vận Chuyển Như Lai chân lý, đến Bá Thiên vạn ức triệu, hằng hà sa số, vô lượng vô biên chân lý đến khởi sanh, khởi diệt, khởi cấu, khởi tịnh, Tăng hay Giảm cùng với các pháp giới vãng lai Bất Tịnh hoặc giả như tịnh giác tịnh, nó có sắc,hay không sắc, nó có hương vị hay không hương vị xúc pháp hoặc liền lạc không xúc pháp, đều rành mạch tận tường rốt ráo thành tựu chân lý, tất cả đều an lành Chánh Giác.

Bậc Chánh Giác trong sáng lành lẽ, lời vàng chân lý từ Kim Thân phát hiện, tất cả chư Bồ Tát mỗi bậc lãnh lấy chân lý mà tu hành thời gian sở đắc Chân Lý ra làm một Vị Tổ thừa kế chỉ giáo. Các hàng chư Thiên, chư Tiên, chư Thần, chư Long Thần, đồng với chư Hộ Pháp đến Hộ Pháp Bồ Tát, nghe đặng mỗi một lời nói, lời nói ấy lãnh hội đặng hay không do lòng cung kính Phật mà thọ trì lãnh lấy liền Sở Đắc pháp Chân Lý, hoặc giả tiếp nhận một hơi thở hay nhìn đặng ngón tay hay một ngón chân Phật đang bước nhẹ nhàng thoải mái để lãnh lấy chân lý, với hàng chư Thiên, chư Tiên, chư Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát, Ma Ha Tát, tận tường chu đáo rốt ráo Chánh Giác Thành Phật.

Lạ thay, Chân Lý sẵn có tựa cát sông Hằng, tất cả chúng sanh tín tâm cầu đạo Vô Thượng, cầu lấy Chân Lý Đức Phật đã từng nói ra toàn nguồn chân lý. Thế mà chúng sanh chưa nhận được chân lý, chỉ nghe hiểu chân lý mà thôi, vì sao chúng sanh nghe hiểu đặng chân lý, chớ chưa nhận đặng chân lý. Nếu nó nhận được chân lý chỉ một mảnh lông cừu thì nó liền Sở Đắc Chân Lý.

Chúng Sanh Thể Tánh đồng đẳng với Chư Phật, do sự đồng đẳng nghe thấy mà chúng sanh nó hiểu chân lý, nó vẫn thích thú chân lý, xong đâu đó nó chưa biết sử dụng lại vứt chân lý đi, lại đi tìm chân lý. Khi nó chịu khó, chịu tu, nó vật, nó vã, nó thả, nó bắt, nó bị mắc, nó phải gỡ, nó tu thăng trầm than thở, đến giai đoạn nó tự mở. Khi bấy giờ nó mới bắt đầu nhận Chân Lý mà tu hành Giải Thoát vậy.

NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT
Hóa thân Đức TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Chính là Đức DI LẠC TÔN PHẬT
Hạ Lai Trần Thế 1918 -1993