- 21. TÂM TÌNH DIỄN TIẾN ĐẠO PHẬT
- 22. DƯỚI MẮT THIỀN SƯ VÒNG ĐAI PHÁP GIỚI
- 23. CHỈ CÓ PHẬT ĐẠO MỚI TRIỆT THẤU SIÊU ĐẲNG KHOA HỌC
- 24. CON ĐƯỜNG DUY NHẤT XÂY DỰNG BẢN NĂNG
- 25. KHAI HOANG TRỰC CHỈ
- 26. THUYẾT MINH LUẬN
- 27. MINH THUYẾT TỰ ĐỘ
- 28. CẨM NANG GIẢI QUYẾT VẠN PHÁP VỚI CHÚNG SANH
- 29. TƯ TƯỞNG ĐẠI DIỆN LINH HỒN
- 30. DƯỚI MẮT THIỀN SƯ DO LẦM NÊN HỮU HÓA
Thiền Sư đưa đôi mắt chung đồng, nở nụ cười thoải mái chào đón vũ trụ tam thiên, Ngài gật đầu in tuồng vừa giải xong cơn đại định tổng trì, Thiền Sư khẽ nói: DO LẦM NÊN HỮU HÓA. Ta muốn kêu lên lời nhắc nhở với Cố Tri. Còn Nghi phải tu cho sạch sẽ chỗ Nghi. Còn Chấp hãy bước lần cho sạch Chấp. Chớ nên vì Chấp mà đứng yên, chớ vì chỗ Nghi mà an trụ, cho đó là rỗng không vô ích. Đến giai đoạn tỏ rõ mới nhìn nhận Vạn Pháp Diễn Hóa, vốn thể như nhiên thành thử vạn pháp không sai hai tướng, mà Ta cùng Chúng Sanh đang lầm, bị lạc, gánh chịu hai chữ Tín Mê đang đi theo Hữu Hóa ngộ nhận, mới có lý sự trắc ẩn dị phân mãi lầm sanh tử.
Bậc Đại Giác Chí Tôn Ngài đã tận tường, cái Mê không Gốc mà trái lại CÓ NGUỒN, vì Chúng Sanh HỮU NGÃ mà gây ra, nên Ấn Chỉ Chúng Sanh lìa Ngã, nương Vô Ngã tầm Đại Chơn, nương theo trăm sông, lần về Biển Cả. Thiền Sư, Ngài nói đến đây ra chiều suy ngẫm liền tự thán: Khó khăn thay trên con đường vào Chánh Giác. Ta đã từng trải qua bao nỗi khúc eo vô cùng vô tận, nay đạt đến Biển Cả khó phân như thế nào cho tất cả đang vật vờ nơi cơn mơ chưa hồi tỉnh. Sức nơi Ta là sức Đại Dương, còn Công Năng chúng sanh khác nào bọt trôi theo cơn sóng gió.
Ngài tự thán xong Thiền Sư đưa chánh niệm giao cảm Chư Phật mười phương rung chuyển Tam Thế Chư Phật đồng thọ ký lời huyết tâm Thiền Sư cảm ứng. Đâu đó xong xuôi Thiền Sư giải nói: Nầy các Bậc Cố Tri Vĩ Nhân Đại Chí, tu cầu con đường song tu hiện giác, những vị nầy, chưa bao giờ được gặp nay gặp với TA, bất cứ một nơi nào đáng kể, miễn nhận chân minh thuyết thực hành đó chính là Cố Tri nay gặp gỡ. Bằng gặp gỡ đương thời, sống chung một mái, bê trễ ương hèn dù cho đọc tụng chăng vẫn chưa nhìn đặng ta một ít nào cả. Thật phí thay, thật uổng thay trong một đời chưa gây tạo.
Thiền Sư tiếp nói: Con đường giải thoát phải tận gốc mới thấu Nguồn Mê. Từ Thế Gian đến Xuất Thế Gian thảy đều là nguồn giải thoát, miễn nhận chân đặng liền lãnh lấy giải thoát môn. Bằng vu vơ chưa nhận khó vào Biển Cả của Đại Dương mà giải thoát.
THẾ NÀO LÀ BIỂN CẢ ĐẠI DƯƠNG.
CHÚNG TA PHẢI THÂU NHẬN LẦM LẪN?
Từ một khởi điểm sơ khai. Nhiếp thâu hoàn tất chẳng thiếu sót mảy may tận giác. Sự nhiếp thâu nầy Lìa Ngã cùng Ngã Sở, chớ nặng nhẹ Thánh Phàm chớ vội vàng chấp nhận.
Kể đến Vũ Trụ Tam Thiên thời quá rộng Vô Biên. Kể từ hàng Tứ Thánh, mong làm Thánh thật khó đến nơi, kể đến Chư Phật cầu mong làm Phật. Các bậc tu hành hãy nương theo vết chân hướng thượng, tạm dùng lời bảo pháp, tận thấu đặng Bảo Tàng, phụng thờ lời chánh giác.
Thiền Sư khởi niệm xong, Ngài hớp một hơi trà lúc bấy giờ Ngài hướng dẫn. Nầy các ông, các bậc Cố Tri nay Ta kể, các vị cùng Ta hãy nhìn nơi, Hư Không Vô Tận. Nhìn đến Sơn Hà Sông Núi đang chung sống cùng Ta. Bản thân Ta tìm phương Giác Ngộ, Tự Tánh nơi Ta hóa giải chấp mê, diệt trừ bản ngã trên lý sự tu hành. Ta cùng các ông dẫm nát, nó mãi kéo dài, có từng vạn triệu kiếp Người, kiếp Thiên Tiên hay thọ sanh vào nơi các loài Cầm Thú, thăng trầm làm Quỷ làm Ma không dứt. Do đó nên chi mới có. Phật Thánh thường còn. Chúng Sanh thường diễn, đến bao giờ chấm dứt giữa Phật với Chúng Sanh, tìm Ngộ bị Mê ở nơi Mê thấy Ngộ. Lạ thay. Đứng Thánh tự Tăng, ở vào Phàm sa đọa. Khó khăn thay. Tu Tịnh vướng Động Tâm. Sửa sai lầm, sanh chứng tật.
Lạ lùng, khó khăn thay, lầm sai nên hữu hóa. Thâm Tâm động vọng lệch Sơn Hà. Ngày nay Ta đã rõ làm thế nào phân Tánh, vạch hướng cho tất cả bị lầm sai? Thiền Sư suy ngẫm đến đây Ngài nói:
Sơn Hà Đại Địa Quả Đất Cỏ Cây toàn diện như nhiên diễn hóa, sự diễn hóa nầy thuộc về Thể Tánh nhiên nhiên tự hóa, do đó hòa hộp với tất cả chúng sanh Tứ Loài không sai chạy. Nó chẳng khác nào:Con Trăng Tròn chiếu sáng. Trăm kẻ nghìn người ai cũng công nhận con trăng gần mình hơn ai cả. Khi vui nhìn cảnh cũng vui, lúc buồn cám cảnh sụt sùi tái tê. Có người Tự hỏi? Do Ta hay do cảnh? Lắm bậc đã từng hiểu do tại nơi ta. Nhưng chính ta chẳng biết làm thế nào cho hơn Cảnh Tình ấy. Bậc khéo lượng, bậc nầy sẵn có đầy đủ Trí Thức cùng Kiến Thức, gọi là Tâm Đạo biết thương mình và thương mọi người, không lạm dụng không lừa dối mọi người hay áp dụng Tình Sanh Cảnh, có thể nói đứng vào hàng Quân Tử.
Thiền Sư còn nhớ. Có một độ xa xăm Ngài trực nghĩ, Ta phải thâu nhận Lầm Lẫn chính mình mà đào sâu vạn pháp. Ta phải tận khắp chu du cốt tận thấu Duyên Căn lầm mê cùng giác ngộ. Khi lầm sanh nơi Vũ Trụ với con người, tỏ rõ con người cùng Vũ Trụ mới là giải thoát môn. Bằng tận thấu Duyên Căn Đại Ngộ, nên chi ngài nói:
Quả Đất hình thành nó vẫn từ mỗi một điểm nhỏ kết nạp hóa ra đầy đủ không thiếu sót mới thành hình Quả Đất. Bậc mê lầm phải tường tận duyên căn chung khắp khi mới sơ khai, đến giai đoạn kết nạp, lúc đã kết nạp đầy đủ tìm năng, đầy đủ chất Phẩm và trọng lượng, trái đất kia liền như nhiên hộp hóa sanh ra Núi Sông, Cây Cảnh. Diện Núi Sông biện minh ra địa giới địa hạt củng cố từng nơi, do Tâm Thức con người nơi thấp chỗ cao, tầm sâu hay nông cạn, từ nhỏ đến lớn, như nhiên diễn hóa, có đầy đủ ý nhị khó giải hết nơi tập nầy trên văn tự, trừ ra bậc có đầu óc rộng rãi cân đối mới tạm hiểu lời Ta nói mà thôi.
Khi bấy giờ. Thời Quá Khứ không thể nói thời ấy trải hàng bao nhiêu thế kỷ. Đức A Đề Phật là Vị Phật đầu tiên ra đời, cùng với quả đất hình thành tất cả cây cỏ núi sông, tứ loài sanh trưởng đầy đủ không thiếu sót. Thời bấy giờ, con người chỉ biết thân mạng mình là giống con người, ngoài ra chưa hề có kỳ vọng chi cả. A Đề Phật ở tại Khu Rừng, Ngài kiểm chứng Cây Cỏ Núi Sông Sơn Hà Đại Địa mà giác ngộ.
Ngài nói: Tuyệt tác thay. Thiên nhiên sơn hà cây cỏ trời mây với Ta là: MỘT, hợp hóa đồng thành tương ứng Hiện Giác. Thế mà Con Người ngỡ con người với sơn hà cây cỏ núi sông là Hai, thật sai lầm vô hạn.
Đức A Đề lúc bấy giờ Ngài sẵn có Thể Tánh Đồng Đẳng với Sơn Hà Vũ Trụ nên chi thường nhập Chánh Định kiểm chứng bao quảng cùng khắp, Ngài nói: Mắt nhìn thấy hư không, Ta đặt thân mình vào tận hư không, ta không còn thấy hư không mà tận thấu hư không là Giác Tướng. Ta ra vào vạn pháp, ta không nhiễm trước, ta chưa thấy vạn pháp diễn hóa ra sao, mà ta nhận thấu vạn pháp như nhiên diễn hóa, đó là Ta Chứng Thị như nhiên thể tánh vạn pháp.
Vạn Pháp nó rất gần ta, mà nó thật rất xa ta có hàng vạn triệu bá thiên dặm khi ta chưa nhận chân lấy nó, lúc ta đang còn vướng vấp đảo điên do lầm nên hữu hóa, chỗ hữu hóa nầy có thể nói là Bị Hóa che mờ thể tánh như nhiên, nên chi trực giác hơn bị giác là như thế.
Ngài lấy tài liệu Minh Thuyết chủ đề, ấn chỉ quyết ấn bằng thể cách lấy tất cả các chất cây nơi rừng để hóa giải với nhân sinh tứ loài làm căn bản trực giác nên chi Ngài nói: Các ông nên biết, giống cây lớn giòng cây nhỏ cho đến ngọn cỏ toàn cây nơi rừng nầy, thảy đều có tánh chất hữu dụng từng cây, mỗi cây, mỗi giống cây đều là linh dược cứu sống mạng người. Các loài cây ấy, các giống và những giòng cây nó phải chung sống với nhau, dung dưỡng nhau nhưng không hề mất phẩm giá nơi nó, vì sao? Vì nó là như nhiên diễn hóa. Khi các ông thật biết sử dụng, thật rõ như nhiên nơi nó, thời Thân Tâm nơi các ông rất bình dị, lý sự tôi đòi không còn nơi chốn cạnh tranh soi bói nhau, sống an lành nhau, vui đẹp nhau, được gọi là Thanh Bình hay Tịnh Độ.
Bằng các ông tỏ rõ ngọn ngành các ông đang trực thuộc ý tứ riêng tư của các ông, lòng tham muốn nơi các ông, chỗ tư riêng của các ông. Các ông chẳng lệ thuộc, nhưng phải lệ thuộc mong ước, lệ thuộc vàng bạc, lệ thuộc cao thấp, cho nơi lệ thuộc các ông là chân lý thực tế cao cống hơn ai cả, đó là những điều chưa tỏ rõ ngọn ngành chi cả. Vì sao? Vì nó vẫn cao cống, nó vốn tỏ rõ ngọn ngành chân lý thực tế nơi nó, lệ thuộc tất cả từng giai đoạn, chỗ tư riêng vẫn nơi nó, lòng tham muốn do nơi nó, riêng tư ý tứ của nó, cao thấp, thấp cao diễn hóa như nhiên nơi nó. Ta không nhiễm trước sáng soi trơn liền, đó mới thật rõ thấu tận thấu nó. Ngài vừa diễn giải xong tất cả thảy đều Thị Chứng Trực Ngộ an bài lành mạnh đồng đảnh lễ chiêm ngưỡng tán thán. Tuyệt tác thay, Vạn Pháp diễn hóa, nương nơi vạn pháp tỏ ngộ như nhiên, không lầm nơi Hữu Hóa, đồng đẳng nhịp nhàng vũ trụ tứ loài chung cùng một Thể Tánh diễn hóa, Thời Đức A Đề Cổ Phật là một thời Vũ Trụ với con người rất nhẹ cảm, chỉ mỗi một khẽ động ấn chỉ liền trực ngộ, thành thử công dụng ấn quyết hơn là dùng phương tiện, trải qua thời Trung kiếp chẳng biết bao thế kỷ đã qua. Từ thời Thượng Kiếp A Đề Phật với thời Trung Kiếp A Di Đà một bước dài vô tận thế kỷ. Khi Đức A Di Đà hiện Thể đầy đủ 32 tướng tốt Quang Minh vì Kim Thân Hữu Tướng Đại Diện Sơn Hà tất cả Tứ Loài Nhân Sanh cao đẹp. Phật ra đời tùy theo Chúng Sanh cao thế hay thấp thế mà Thị Hiện. Lại tùy theo trình độ nghi chấp mà giải mê, tùy căn cơ mỗi người mà ấn chứng.
Đức A Di Đà Ngài Minh Thuyết thực tiễn cứu cánh Vãng Sanh, do đó nên chi Chư Phật đồng thanh tán thán:TỰ TÁNH DI ĐÀ. Muôn Phương Tịnh Độ. Ngài nói: Các ông nên biết. Tướng Hảo Quang Minh thân Kim Sắc nơi Ta do đâu mà Thị Hiện? Do nơi Quang Minh cao đẹp toàn thân chung khắp. Mắt nơi Ta nhìn đến các ông Bình Đẳng Quân Minh không có nơi chốn xấu xa, chưa bao giờ có bợn nhơ nơi đôi mắt, thành thử cao đẹp vô cùng suốt suốt hơn tất cả ngọc bảo châu. Tự Tánh nơi Ta Viên Minh sẵn sáng không pha lẫn, chẳng ô nhiễm sắc trần nên Viên Minh tận tận, mà tỏ rõ thể tánh bổn lai từng lớp lớp, những lớp ấy và những thứ ấy thảy đều là Hạnh Nguyện nơi các ông trở về Chánh Giác, đồng đẳng mười phương chẳng có chi xa lạ cả.
Từ thời Trung Kiếp đến thời Hiền Kiếp vẫn trải qua có hàng bao nhiêu thế kỷ. Khi bấy giờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời Ngài Minh Thuyết đầy đủ Tam Tạng Kinh Điển, nơi Tam tạng kinh điển thảy đều Phật Thừa Tối Thượng, ấn quyết lời Kim Thân mà ra. Tất cả chưa nhận chân đặng thở thành Tam Thừa Tu Chứng. Ngài chỉ vì nơi mê chấp hóa giải lần lượt khai hoang, từ rạch ngòi trăm sông đưa về biển cả. Từ ở nơi lầm lạc Thọ Trì đến nơi Chứng Tri Phật Đạo. Từ nơi phân chia, phân cách cho đến hợp nhất dung thông. Từ chỗ Đoạn Dị sai lầm Diệt Sanh Thọ Ngã. Ngài dụng con đường Bát Nhã, tỏa khắp muôn phương. Trí Hóa không lường để soi vạn pháp.
Tuyệt tác thay, Đức Vô Thượng Chí Tôn, Ngài mở đủ lối, Ngài dọn đủ đường, khai đủ ngõ, không có nơi nào mà Ngài chưa giải. Ngài thực hiện Mười Danh Hiệu để xướng danh chư Phật đả từng thực hành Mười môn pháp nơi Công Đức Vô Lượng thành đạt Quả Vị Chứng Tri. Bằng thiếu công xuất, công năng sa sút, chưa thu gọn, chưa sung mãn trong Mười danh hiệu chưa phải là Phật, nơi Diệu Pháp Liên Hoa Kinh đã ấn chỉ.
Đối với Đức Bổn Sư, Ngài Biệt Tài siêu đẳng chưa có Vị Phật nào trải khắp chu du, kinh điển diễn đặng như thế. Tất cả những vị nào, từ đời nầy đến đời sau nương theo kinh pháp ngài đặng giác ngộ, bằng hình thức. Không Y Kinh mà Chẳng Ly Kinh thảy đều tu đạt Chứng Thị.
Thiền Sư vừa giải đến đây. Ngài đứng lên đi qua, đi lại bảy lần tri ân Bổn Sư Chí Tôn Vô Thượng, Ngài nói: Giờ đây con mới thấu. KHÔNG SAI. KHÔNG ĐÚNG Đều ĐÚNG MƯỜI PHƯƠNG. TẬN TẬN TƯỜNG TƯỜNG. Chẳng vương, không vấp.
Hay thay, vi diệu thay. Con đường Bồ Tát Hạnh Nguyện, cao quí thay Đại Nguyện phát Tâm rộng rãi cao đẹp Tận Độ Chúng Sanh giai thành Phật Đạo mà Đức Chí Tôn ban bố chư Bồ Tát phụng hành phải trải qua nhiều trở lực mới tận thấu Chân Như. Có đi vào cơn mê thực tiễn mới thâm nhập cái mê mà giác ngộ, có kiểm chứng thực hành mới nhận chân được Do lầm nên vương nơi Hữu Hóa. Bằng dùng Sắc tự quán kiểm chứng hay Thinh Hương Vị Thứ kiểm chứng thảy đều sai biệt với Chánh Giác. Nếu đứng trước khuôn mẫu của mỗi một con người có Tướng Tốt, hoặc giả Tướng Xấu, chưa hẳn đã tốt hay xấu. Hãy nhìn tinh hoa vận chuyển có Thủ hay có Xả. Bằng Thủ nhiều liền Dục Sắc, dục Thinh danh giả, dục Hương khoe tài, khoe đức, dục Vị ưa củng cố Vị Thứ thảy đều là con người giả danh nơi danh giả mà Thủ. Bằng Xả nhiều là kẻ trôi sông tiêu cực mang lấy hư vô chẳng làm chi hữu ích, hai hạng con người nầy chưa hề hay biết sử dụng. Họ thảy đều quan niệm Thân Tâm lìa Ngã cùng Ngã Sở, mà trái lại Thủ vẫn Ngã, Xả đều là Ngã. Chẳng khác nào CẤU chưa đặng mà Tịnh vẫn không xong.
Thiền Sư trầm ngâm in tuồng kiểm chứng, không khác mấy Vị Đại Lương Y, xem xét Mạch Lạc đặt viên thuốc cứu chữa bệnh mê lầm, làm cho con bệnh nhận chân may ra thấu nhận. Ngài nói: Những Vị Tốt Nhất là bậc. Thủ để kiểm tra, Xả liền tha thứ, Thủ đặng sáng soi, Xả đặng trơn liền, nơi tinh hoa vận chuyển của những Vị nầy đã từng thực hiện, từ Thâm Tâm cho đến Ngoại Giới liền lạc trơn tru nên chi hay nói: TA THA THỨ, LỖI LẦM CHO TẤT CẢ. TA KHÔNG BAO GIỜ LẦM LỖI. Bằng Ta chưa tha thứ LẦM LỖI, Ta phải gánh chịu LỖI LẦM.
Làm như thế, tu như vậy với nhận thấu nơi Chúng Sanh Tánh bị lầm nên vạn pháp Hữu Hóa. Càng Hữu Hóa bao nhiêu lại càng sanh diệt bấy nhiêu. Bậc càng hữu hóa càng đi nơi sanh diệt của hữu hóa mà thân tâm sáng soi nhịp nhàng của hữu hóa vận chuyển tỏ ngộ vận chuyển lưu hành nơi thể tánh nó, những bậc nầy đối với con đường Chánh Giác rất gần. Vì sao? Vì nương mãi hữu hóa tận thấu hữu hóa liền sở đắc Niết Bàn không Hữu chẳng Vô mà Chánh Giác.
Thiền Sư Ngài nở một nụ cười. Ngài nhìn mặt đất trơn liền đã từng nuôi dưỡng trăm nghìn cây lá. Ngài nói:Lời Ta nói không bao giờ họ tin nơi ta Chánh Giác, Tâm ta trơn liền, ai đã hiểu đặng lòng Ta. Ta thường nói: Ta không bao giờ tiếc Thân Mạng, thì Tài Sản Vật Dụng Ta nào có sá chi. Thân Mạng Ta Tài Sản vật dụng Ta bảo toàn, chính ra Ta bảo toàn Quả Vị, không dư thiếu trơn liền, thì vận chuyển lưu hành nào kém khuyết, Toàn Thiện Toàn Chơn viên dung chung khắp. Đây lời Ta nói tất cả những vị như Ta thảy đều như thế cả.
Ta là một Mẫu Người rất thực tế toàn chơn, có thực tế toàn chơn như thế mới tận thấu nơi chốn thực tế toàn chơn của tất cả con người từng lớp lớp, thảy đều thực tế trong khi gặp Cảnh sanh Tình, phát huy lý trí cùng quan niệm trong lúc đó. Đứng vào phương diện con người nó có từng lúc, từng hồi, từng phương án Cảnh Ngộ mà nảy sanh quan niệm. Còn về thời gian thế kỷ thế cuộc nó vẫn là quan niệm tạm gọi là trào lưu quan điểm như:
Đương thời, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thời bấy giờ nó có trào lưu phong phú ổn định, lý sự diễn cảnh hiếm hoi đa số nhà Phú Hộ ưa chuộng Cầm Kỳ Thi Họa, có bậc sùng ái Đạo Phật, xa lìa thế gian có quan niệm:XẢ PHÚ CẦU BẦN. XẢ THÂN CẦU ĐẠO, kể từ thời nầy các bậc tu hành tự xướng là BẦN TĂNG. Nếu có bậc theo quan điểm mà thực hành vẫn được toàn dân yểm trợ tôn sùng ái kính Phú Nhân. Vì sao? Vì đương thời đồng quan điểm tinh thần đúng với lòng người quan niệm.
Đến thời gần cuối thế kỷ thứ 20, nó không còn hộp hóa với quan điểm trên, do Tình Cảnh rối răm, con người phải tự con người tranh đấu bản thân sự nghiệp, thân tâm đương thời gần cuối, vấp phải lý trí hữu hóa lòng người, kỳ vọng trào lưu vận chuyển nơi vận chuyển nầy là một tiến bộ loài người, hai là sa đọa theo kỳ vọng hữu hóa gọi nó là hạ lai mạt pháp, nó vẫn là công cuộc trở mình cho Chánh Pháp đương lai để mở con người sống cơ bản phù hợp với thế kỷ thứ 21, thế kỷ 21 là thế kỷ con người ưa chuộng thực tiễn, vì sao? Vì từ nơi kỳ vọng ảo vọng tranh đấu đến thực tiễn đó là một lẽ dĩ nhiên nơi nó sắp xếp mà trở thành.
Cuối thế kỷ 20 có thể chất như thế nào? Đảm phá kỳ vọng lý trí mang đến con người biện minh thực tế. Cũng như: SẴN NƯỚC DÙNG, hãy múc nước mà dùng. Chớ nên đem nước hủy bỏ, mà đào giếng lấy nước mới cho đó là nước dùng. Nơi PHÚ QUÝ. Có Phú mà đừng nên Quý, dùng giàu chớ ham giàu, đừng hủy giàu sang nghèo, nên nương nơi sẵn có làm con đường kiến tạo trợ duyên, trợ đạo mà tu hành, thì thân mạng kia nó đã sẵn, được sự trợ giúp ấm no, tinh thần thoải mái mà giác ngộ. Cũng như Ta, Thân Mạng nên bảo toàn, từng bước một đặng bảo vệ cho đến thời viên mãn, mới tường tận tài sản là hiện tướng niết bàn. Đối với Ta thật tỏ rõ. Lý Trí và Sự Việc nó tùy thời mà thay đổi nên mới có chỗ Đúng, chốn Sai. Còn Chân Lý Thực Tiễn bao quảng chung khắp, từ nhỏ, đến lớn, không sai chạy.
Khi con người mong đem đến con người nơi thực tế thường còn phải làm như thế nào? Dù cho con người trong thế kỷ thứ 21 thực tiễn biết sống đồng biết lẽ sống trong con người cùng xã hội vẫn chưa kết quả đặng. Vì Sao? Vì Chân Lý của thực tiễn, phải tận biết tận gốc trực tiễn mới mang lại thường còn bất biến thực tiễn nơi chốn biết sống đồng lẽ sống, bằng chưa biết nó chưa bao giờ thực hiện đặng nó, lại bị chính nó mang con người chạy mãi vòng quanh theo trái đất, rốt cuộc không hơn chẳng kém nó, cũng gọi là con đường toán học vòng quanh, chẳng hơn không kém vậy.
Thiền Sư vừa nói đến đây. Ngài có vẻ mặt đăm chiêu, đương chiều suy nghĩ thầm nói: Nếu Ta nói tất cả con người đang lầm nên bị Hữu Hóa. Khi đảm phá hoặc hóa giải cho con người, thì gốc của con người toàn diện đang theo hữu hóa làm như thế nào tận gốc hữu hóa, khi bấy giờ mới tận đặng nơi chốn thực tiễn thường còn biết sống và lẽ sống an nhiên không còn đúng sai hai chữ chạy vòng thay chu kỳ trái đất. Chính nó là một con đường thẳng, không nhiễm hữu hóa, sáng soi tất cả sự việc lý trí của hữu hóa mà đạt thành căn bản chân lý thực tiễn. Tài Liệu nầy không ngoài tài liệu Tam Tạng Kinh Điển mà Đức Bổn Sư đã từng hướng dẫn, nay được gọi là lời Vàng Bảo Pháp cho con người và thế giới đang chiêm ngưỡng nghiên cứu chưa tận thấu tu đạt. Vạn Pháp Như Nhiên. Chúng Sanh hữu hóa lầm lạc. Hai Thái Cực nầy nó mãi diễn, Chư Phật cùng Chư Bồ Tát đã dày công hóa độ. Khi CHỈ THẲNG Chúng Sanh Tánh lãnh hội vòng quanh, lúc diễn giải vòng quanh lại có bậc Trực Ngộ, cho nên lý sự mê ngộ nó chẳng có chừng nói nơi văn tự, chính điểm nơi nó chỉ có Công Năng đầy đủ không kém sót là hơn tất cả.
Đức Phật Ngài thật thấu sự lầm nhận với không lầm nhận chỗ Trắng, chốn Đen vượt tầm không thể nào dùng lời hướng dẫn mà tận thấu Mê ngộ. Từ một biển cả rộng rãi với một hạt nước biển bé nhỏ vẫn đầy đủ Phẩm Chất như nhau nên khó phơi bày ra được. Ngài phải dùng đầy đủ phương tiện, nào là Sóng Biển, Bọt Biển cùng các vận chuyển lai vãng, vãng lai, gọi nó là Vạn Pháp Như Huyển lay chuyển không ngừng qua từng cơn sóng gió, cốt biện minh mãnh lực nơi cơn sóng tạo thành tiến vọng dư âm, có rất đầy đủ phương pháp cứu chữa căn bệnh lầm nhận, thế mà căn bệnh nầy ngược lại đi trong hơi thở tiếng nói của Phật mà gỡ khó ra nổi. Các bậc tu hành nếu đặt mình tựa như Biển Cả, vạn pháp chuyển lay, từng cơn Sóng Gió do vận chuyển nên có bọt sóng là sự dĩ nhiên. Vì sao? Vì Sóng vẫn là Nước đồng Thể nó không Hai. Chúng Sanh Vạn Pháp là Một, Do Lầm nên Hữu Hóa, Chúng Sanh Tự Hóa Bọt và Sóng, nhận lấy Bọt làm Thân Mạng, nhận lấy, Sóng làm Hoàn Cảnh, nên mới bị Sóng kia đưa đẩy, đẩy đưa, Bọt kia chẵng bao giờ hết bọt. Bậc tu hành đang ở nơi cơ sở của bọt nước. Bọt nước lại có bá thiên vạn ức triệu bọt. Lầm nhận đứng cương vị bọt gọi là chứng tri thảy đều là HUYỂN HÓA, hợp tác dung hòa nhau để tận tỏ thấu. Bọt Nước đồng đẳng nhau không hơn kém gọi là Đồng Hóa, rõ đặng Sóng Gió như nhiên, Bọt với Sóng là một, gọi nó là HÓA ĐỘ, đến giai đoạn công nhận thật rõ Sóng với Biển đều như thế là tận độ chúng sanh tánh trưởng thành Phật Đạo. Hay thay Pháp Môn Tối Diệu của Chí Tôn Vô Thượng, khéo giải, khéo hóa độ chúng sanh trưởng thành Phật Đạo.
Thiền Sư nghĩ về Thiền Tôn. Ngài nói: Thiền về một MÔN. Chân Lý Thực Tiễn, chung gồm Hiển Giáo và Mật Môn phát sanh Trí Tuệ, trí tuệ nầy có chỗ học mới biết, hay những điều chưa học như nhiên năng khiếu đặng biết. Những bậc tu thiền sai lệch chưa có trí tuệ, chưa hẳn đã là bậc nhập lưu tu thiền. Nói đến Chứng Tri mà tu đạt tận cùng của Thiền Trí khó giải nơi văn tự. Vì sao? Vì Môn Thiền là một môn hỗ trợ Công Năng Đức Tánh nên chi Tâm Truyền Tâm liểu ngộ Thiền Sư. Từ nơi nhìn nhận của Hiển Giáo và Nhà Thiền Tông không khác mà thật khác thành thử môn Thiền là môn chứng đạo.
Tu Thiền có Bốn cấp bậc tu đạt. Từ Sơ Thiền qua Nhị Thiền Tam Thiền đến Tứ Không Thiền, bốn cấp nầy Kinh Pháp Đức Chí Tôn đã dạy nơi cơ chỉ Tọa Thiền. Còn về Thiền Trí vốn có Tứ Cấp nhận thức cùng khai hoang nơi Chân Lý Thực Tiễn đến toàn diện sở đắc như sau:
SƠ THIỀN. Những bậc Sơ Thiền Cấp nương nơi Công Năng Đức Độ hóa giải hay dùng lý trí mà nhận chân nơi: Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác, Thấy rõ, Biết rõ, Nghe rõ, những điều mà nhân sanh chưa nhận chân đặng Thế Gian, bậc Sơ Thiền nhìn nhận chu đáo hơn. Như:Ta bị Nghiệp kéo lôi biếng trễ. Ta vướng vào hoàn cảnh trói buộc mong thoát sanh, Ta mong thoát nó ra nó mãi đeo đuổi. Ta bị Vạn Pháp Hữu Hóa trăm phương nghìn cách. Ta phải vươn mình để khỏi bị sanh tu qua các trở lực Điều Ngự vạn pháp mà chứng tri Phật Đạo. Ngược lại lúc công năng đức độ sơ thiền tiến hóa hơn liền nhìn nhận chu đáo hơn như: Chính Thân Tâm mình Hữu Hóa Vạn Pháp, tất cả các nghiệp chính mình tự tạo còn phiền trách ai. Mình trói buộc mình lại kêu nài thoát sanh. Những bậc biết nhìn nhận như thế mới, tiến qua cấp bậc Nhị Thiền khỏi sai lạc Thiền Tông.
NHỊ THIỀN. Mục Điều Ngự là một Giới Thiền Quan Trọng, điều ngự cho Thân kín nhiệm, Khẩu kín nhiệm cùng Ý kín Nhiệm. Thân Khẩu Ý nầy có kín nhiệm thời Thiền mới có thể điều ngự vạn pháp di chuyển. Vì sao? Vì Thân đang Tọa Thiền, di chuyển biến hóa. khi thân nhỏ, lúc thân to. Mắt nhìn thấy cây cảnh núi sông, tai nghe tiếng nhạc trời, ý chẳng mừng rỡ, khẩu không nói ra khi mình tọa thiền diễn biến mà vướng nơi Năng Sở Chấp.
Những bậc Nhị Thiền đều nhìn nhận: Đa số bị lầm nhau, do nơi Cảnh sanh Tình, bất đồng nên gây ra hoàn cảnh, mỗi con người bảo thủ nhận lấy cái Phải nơi mình mà tự sanh lắm nỗi bất hòa nhau, dù muốn hay không muốn chăng, nông nổi bất hòa luôn luôn xẫy đến, hàng Nhị Thiền thật tỏ rõ đó chính là tai nạn HỮU HÓA mà ra Nơi Hữu Hóa nầy tự nơi Tâm Ý của mỗi người ấy. Hai nữa: Trình Độ Giai Cấp Thứ Vị ấy mà hữu hóa. Có từng phần ảnh hưởng nghề nghiệp từng lớp con người hữu hóa. Hữu Hóa nó có hai cơ sở, một là Thuận Hữu Hóa mến thương, hai là:Nghịch Hữu Hóa bất hòa thù ghét, chỉ vì hữu hóa từng con người cho đến lớp người mới phát sanh cạnh tranh hơn thiệt nhau, thành ra mới có:
Đời muôn mặt. Đất trăm phương.
Phật Vương, Chư Phật một nguồn giác nguyên.
Diễn Hành hữu hóa chân thường.
Lòng không chìm đắm, đâu vương mạch sầu?
Bậc Nhị Thiền tọa đạt Thiền Tánh, do Tâm Ý mong cầu mà Thiền Pháp ứng hiện, Tâm ý mong Thần, cầu Thánh, Thiền Pháp đồng hiện Thần Thánh. Có khi không mong cầu vẫn gặp nơi ứng hiện. Hành Giả nào hay biết hữu hóa lầm nhận ngưỡng vọng. Đối với bậc Nhị Thiền cho đó là Thiền Tánh ứng hiện, không lầm lạc. Vì sao? Vì Thiền là môn Chân Lý Thực Tiễn tu đạt Thiền Trí, ngoài Thiền Trí thảy đều Danh Ngã Giả Tưởng, do đó không lầm.
Từ hàng nghìn xưa cho đến nay, Đương Lai nơi thời nầy. Lạc Pháp chỉ vì: Nó muốn như thế nào nó tu theo nó muốn, không còn cơ bản ấn quyết hướng dẫn, vì sao? Vì theo ấn quyết bị Giáo Điều, theo cái muốn lạc hướng thành thử Thiền Môn, hiếm bậc thực hiện đúng theo Thời Thiền Tọa để tu đạt đến hàng Tứ Không Thiền đặng. Dù có bậc tu đạt đến Tứ Không Thiền vẫn trực thuộc về Tiên Đạo Thiền, chớ chưa hoàn mỹ mức Như Lai Thiền đặng.
Hôm nay Ta Minh Thuyết, con đường trọng yếu về Thiền Môn là một Long Mạch CHÂN LÝ THỰC TIỄN THIỀN TRÍ. Còn phương diện Thiền Tọa là kiến tạo Công Năng Đức Độ, bồi dưỡng Thiền Trí phát huy. Không hẳn dùng Sắc Thiền mà Giác, chẳng phải dụng ÂM THANH nơi các cõi Trời mà Ngộ, duy nhất có Thiền Trí, Giác trí về Như Trí nơi Nhất Thiết Trí, tỏ rõ từng Chủng Trí hoàn chân Chánh Giác.
Sự việc nơi thời Hạ Lai đối với Thiền Tông thảy đều là con số không căn bản liễu ngộ, toàn diện hay đa số Hành Giả tu Thiền thảy đều công dụng Thiền Quán Sắc Thinh ứng hiện cho đó là mục tiêu chính trở thành sai lệch với Chính Tông nên chi mới có, phát huy Thiền THẦN GIAO CÁCH CẢM. Thiền Xuất Hồn, Thiền Chữa Bệnh, Thiền nghiên cứu tu đạt Thánh Thần. Những điều nầy đối với Hàng Nhị Thiền thảy đều tỏ rõ, vì sao? Vì Thiền Tánh di chuyển hữu hóa tùy thuận theo Vọng Tâm, Ý Muốn tu cầu, rất hiếm bậc chủ đích về Trí Tuệ, thâm nhập trưởng thành Thiền Trí.
Bậc Nhị Thiền nhờ Điều Ngự Thân Khẩu Ý, từ nơi ý thức kiểm chứng nhỏ nhen trở thành chốn Hỷ Xả Viên Đạt rộng rãi. Từ nơi Khẩu Kín Nhiệm lúc nào cần diễn đạt mới diễn đạt, khi nào chưa phải lúc phải hồi diễn nói liền lặng thinh sáng soi thật tế đúng lúc, đúng hồi mới diễn nói. Thân Tâm trưởng thành bình dị mà tận thấu tu đạt Thiền Tánh, được như thế, đỉnh đạt như vậy mới vẹn tuyền Pháp Giới mà thâm nhập từng pháp giới, được gọi là ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, tiến qua bậc cấp TAM THIỀN khỏi sai lạc.
TAM THIỀN. Mục Đề Thiên Nhân Sư. Hàng Tam Thiền không nhiễm trước. Trí Tuệ đã từng qua giai đoạn cứu cánh, nên chi không ngưỡng vọng, Quá Khứ không hoài vọng Vị Lai, duy nhất hiện tại làm mức tiến, do như thế nên chi tỏ rõ Thiền Tánh, thấy rõ tất cả chúng sanh, sanh sanh hóa hóa, từng lúc từng khi, họ chỉ sống đồng sống, từ nội Tâm đến ngoại cảnh, nhìn nhau nói nhau, thân nhau rồi xa nhau, Thân Hình sắc mặt thay đổi, đổi thay, trong cơn vui buồn sướng khổ, sự thay đổi nầy Do lầm nên Hữu Hóa.
Bậc Tam Thiền nói: TÂM TÁNH NÓ NHƯ THẾ NÀO NÓ HAY HÓA NHƯ THẾ ẤY. Tất cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mỗi nơi, mỗi Cảnh Giới từng hàng Chư Thiên đến Rồng Người, cho đến Ma Vương, Quái Tặc loài chim loài chóc, Thượng Cầm Hạ Thú, mỗi một cho đến bá thiên vạn triệu vô số, vô biên, không thể nói không thể nào kể hết, thảy đều có Tâm Tánh duy nhất nơi nó. Một là nó hành động đi đứng, nằm ngồi cử chỉ của mỗi một giống nòi, thảy đều đến cử chỉ giống nòi nó mà hành sự nói năng, hay gầm hét, hoặc giả Ầm Ừ dùng làm hiểu biết nhau, thân cận nhau cảm mến nhau sống với nhau thỏa thích ưa chuộng, không khác nào Thế Giới Loài Người sống chung trong Đô Thị, vui vẻ nhảy múa ca hát cùng nhau hưởng thụ, cùng nhau xô xát, cùng nhau tranh cãi, khi hòa cho là phải, lúc bất hòa cho là quấy. Sự Nghe Thấy của Từng các Cõi, các Cảnh Giới đồng với bất đồng, đối bậc Thiền Trí thảy đều trái ngược nhau, do nơi hàng Tam Thiền dùng Giác mà thấy Tướng. Còn tất cả dùng Tướng thấy Tướng nên chi khó nhận đặng Giác Tướng vậy.
Hàng TAM THIỀN, thật chứng cùng kiểm chứng Thân Mạng nơi cơ sở bồi dưỡng Thiền Trí, trau giồi sáng soi Tâm Tánh lầm lạc nơi chốn Hữu Hóa mới nói:Hay thay, Đức Độ lầm mê thật tuyệt tác thay, giờ đây Ta mới thấu, nếu đem thân mạng ta, đứng trước con người, đứng nơi quần chúng, họ thảy đều tán thán Ta gọi Ta là Vị Tu, nhưng nào tận thấu Tâm Tánh ta, đang lúc ấy, đang khi ấy toàn Thân Tâm Ta đang hóa ra hung thần, đang diễn tuồng Quỷ Tặc Ma Vương, hay Càng Cát nào ai đặng thấy, Mấy ai đã hay để mà tường tận?
Bậc Tam Thiền tiếp nói: Ta nói thật hữu hóa đã đã tường tận. Khi Ta làm Phật Hóa Ta không mừng, Giai đoạn làm Quỷ Ma Hóa ta nào có sợ, Ta thường hóa hay hóa Tâm Tánh nơi Ta thuần túy, cho nơi hóa là một món ăn đầy dủ phương thức, thành thử Tâm không Quái Ngại, ý chẳng vương mang, Thức đặng Tự Tại mà tận thấu tất cả, vì chính Ta đã từng hóa tất cả.
Ta chưa bao giờ ưa thích Xuất Định. Nhưng Ta thường hóa thành thử Xuất Định. Ta không thừa nhận nơi chốn Nhập Định, nhưng Ta sáng soi Thường Tịch Quang trở thành Nhập Định. Ta chưa hề cho nơi chốn nào là Chánh hay Tà, vì đã từng ra vào các Cõi. nơi nầy Có thì nơi nọ Không, chốn nầy Đồng thời chốn kia Thiếu, thành ra chỗ nầy một môn, chốn kia mỗi một khóa. Do đó mà tất cả ta chưa hề nghĩ đến Tu Cầu, Ta chỉ sợ tu vấp chấp. Bậc Tam Thiền chính bậc đã gần như hoàn tất Bát Nhã Trí qua tầm số siêu đẳng Thiền Trí, nương nhờ cung Kính NHƯ LAI thề nguyện sự mà trọn lành như thế, nên được gọi là THIÊN NHÂN SƯ.
TỨ KHÔNG THIỀN. Thứ Bậc Tứ Không Thiền nầy, đương thời Đức Bổn Sư còn tại thế, tất cả những vị Tu Thiền Tọa hiếm bậc đã tu đạt. Chỉ trừ ra Đức Thế Tôn tu đạt mà thôi, do đó nên chi có một số tu sai lệch phải qua nơi Phi Phi Tưởng, chỉ lầm nơi chốn Không mà tai hại.
Chốn KHÔNG nầy là chốn Viên Minh Thường Tịch, sạch sẽ từ Sơ Thiền đến Tứ Không Viên Minh Chánh Giác được gọi là TỨ KHÔNG.
Thiền Sư vừa nói đến đây, đôi mắt in tuồng thưa gởi, tất cả chào đón Bậc Khai Môn, Ngài gật đầu đứng lên thở một hơi dài, miệng đọc.
Người CƯ SĨ, nào cầu Danh Giả.
Lòng nhủ lòng, đồng hóa Nhân Sinh.
Dụng Đời để chỉ Viên Minh.
Biết chăng, chăng biết. Lộ trình thế thôi.
Người CƯ Sĩ, khúc nôi tường tận.
Đâu nào đâu vướng bận non sông?
Chung vui vui với nhịp đồng.
Đạo Tràng dung khắp, nói không bến bờ.
VÔ THƯỢNG TÔN
Ấn Chứng Kỷ niệm ngày 14 tháng 2 âm lịch