21. Thế nào là Minh Tâm Kiến Tánh?
* Tự mình thấy tánh mình là kiến tánh. Tánh chính Tâm. Hóa giải dung thông tánh. Minh tâm.
22. Trong con đường tu Tỏ Thông Đạt Tận Thành, Minh Tâm Kiến Tánh ở chỗ nào? Làm sao tu đạt Tỏ Thông Đạt Tận Thành?
* Bậc tu say đạo tỏ Tánh. Có Mật mới Thông, Không mật không Thông. Bồ Tát thấu đạt minh tâm kiến tánh, Chư Phật tận thành. Bậc tu duy chỉ tin vâng kính được Chư Bồ Tát hành Dụng mới Đạt, Chư Phật diệu dụng mới Thành.
* Ngay cả chư vị Tôn giả là A La Hán giác ngộ, đại ngộ. Liễu ngộä là Đại A La Hán, dù có nói hay, viết giỏi cũng chưa tự biết hành thâm vạn pháp sao cho đúng, cho sạch hết sanh tử.
- Vì sao? Vì trong hư không không tận chư vị này, chưa tìm được vết chân đường đi chư Phật qúa khứ, hiện tại, vị lai. Vì vậy chưa trực giác được đường đi vào long mạch của Chư Phật
23. Làm sao trọn quyền Ứng Hiện?
* Khi đã đến chánh đẵng chánh giác liền trọn quyền: có Đồng Ứng như nhiên Hiện viên dung suốt suốt.
24. Trong Kinh Đại Bửu Tích, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dí kiếm vào Đức Bổn Sư ý nghĩa gì?
* Tôi chưa đọc kinh này, cũng không nghiêân cứu nhiều kinh, nhưng ý nghĩa câu này là:
- Pháp Tự Tại rốt ráo chư Đại Bồ Tát diệu hành dụng, thuận nghịch, tịnh bất tịnh dung thông, không những không có tội mà còn khai ngộ chư Bồ Tát tiến đến diệu qủa Bồ Đề.
* Hy hữu thay, bậc tu nào đương thời gặp được Bồ Tát Nhứt Sanh Bổn Xứ là Đức Di Lạc đang thành Diệu Qủa Phật, bậc tu dám đánh đổi hy sinh hết tất cả để cầu đạo, đó chính là tình thức, liền được diệu dụng đắc Tự Tại, được chứng minh hoàn tất rốt ráo danh hiệu đầu tiên Điều Ngự Trượng Phu.
25. Làm sao giải sạch 4 tướng:
- Ngã tướng
- Nhơn tướng
- Chúng sanh tướng
- Thọ mạng tướng
* Duy nhất chỉ thực hiện Vô ngã, Vô sở hữu.
- Kinh nghiệm phải có Bồ Tát Ma Ha Tát, Chư Phật diệu dụng bậc tu cần có Tình Thức mới sạch.
- Có tình thâm được hành dụng để trực giác vô ngả.
- Tình thức chính là tình vô sở hữu, nó tuy hai mà một, tuy một mà hai với Đại Nguyện, liền được diệu dụng Sạch ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ mạng tướng.
26. Thế nào là phàm phu tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Bồ Tát Tam Hiền tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Bồ Tát lên Thánh Vị tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Như Lai tùy thuận tánh Viên Giác?
* Phàm phu là bậc lấy cá tánh tu nên viên giác còn tùy ý.
- Bồ Tát Tam Hiền tùy thuận tánh viên giác chỉ hạnh nguyện thiện căn, thiện chí.
- Bồ Tát xuất Thánh là Thánh Vị tùy thuận-nghịch, Tịnh- bất tịnh, hành dụng diệu dụng tánh viên giác để sạch tận chủng tánh chúng sanh.
- Như Lai tùy thuận Tánh viên giác: hàng Bồ Tát hành thâm sạch chúng sanh giới để tận thành, không tăng không giảm, không cấu không tịnh, đặng rốt ráo không sanh không diệt.
27. Phân biệt Chân Giác, Giác Chân - chân lý, lý chân - thường chơn, chơn thường - Phật Tánh, Tánh Phật - Phật Đạo, Đạo Phật - Đức Trí, Trí Đức - Phổ Chiếu Như Lai, Như Lai Phổ Chiếu.
* Chân Giác: Vốn sẵn có từ vô thủy vô chung, bậc tu đã sở đắc được chân lý là nguyên thể, chính là Chân Giác.
* Giác Chân là bậc tu khi đã sở đắc chân giác rồi, dùng nó hành thâm cho thành tựu Qủa Chánh Giác.
- Chân lý vốn sẵn có, bậc tu sở đắc được chân lý. Lý chân là dùng chân lý đã sở đắc tha độ đặng thâm nhập chủng tánh chúng sanh.
-Thường Chơn vốn sẵn thường còn, Bậc đạt được thường Chơn, dùng như pháp độ sinh đặng thâm nhập Chơn Thường.
- Phật Tánh vốn sẵn sáng tròn đầy, nhưng bậc tu thường nhiễm bị che. Tánh Phật: Bậc đắc Phật Tánh hành dụng, diệu dụng Tánh là Tánh Phật.
- Chư Phật dạy Đạo gọi là Phật Đạo. Chúng sanh tu và hành theo con đường của Phật là Đạo Phật.
* Bậc Thiện căn tu hành tạo Đức trước, sau được gặp Phật đào tạo Trí. Khi đức trí tương song đặng chân nguyên trực giác. Được chư Phật chứng minh làm Tổ.
* Bậc tu ác căn Trí vô ngại tạo sẵn trước, gặp Chư Phật đào tạo Đức. Khi Trí Đức tương song đặng trực giác chân nguyên. Do bổn lai diện mục Ác không sửa nổi Tánh, khó đào tạo.
* Được chư Phật làm đồ dùng, dụng nghịch hành đào tạo bậc tu Thiện Căn, Thiện Chí đạt Đức Trí tương song, lập thành chư Tổ.
- Hiện tại gặp Phật, bậc tu vừa đắc đạo được Chư Phật hiện thân Phổ chiếu Như lai chứng minh.
- Thời mạt pháp này, Khi Đức Di Lạc Tôn Phật đã không còn Kim Thân nơi thế gian, bậc tu vừa đắc đạo được Đức Ngài hiện thân Như lai chứng minh, gọi là Như Lai Phổ Chiếu.
* Kinh nghiệm chỉ Chư Bồ Tát đã kiến diện Như Lai mới nghe, thấy và thọ lãnh được.
- Chưa sở đắc kiến diện như lai, Đức Ngài có hiện thân trước mặt cũng không nghe thấy nên không biết lãnh hội được.
- Bởi vậy, Đức Di Lạc Tôn Phật mới đào tạo cho được Bồ Tát MHT, là bậc Thừa Kế Nhất Tôn, tức chân truyền để cứu độ cho Chân Phật Tử nào của Đức Ngài, trực giác được đặng thọ lãnh.
28. Làm sao phá vỡ tạng thức? Nói rõ từng chi tiết.
* Tạng thức là pháp giới. Bậc tu nương theo pháp giới, tỏ thông, thâm nhập pháp giới thì phá vỡ được pháp giới.
- Bậc tu tin vâng kính cực điểm được Chư Phật diệu dụng, hay Chư Bồ Tát hành dụng, mới đủ công năng công đức phá vở Tạng Thức.
29. Bảy báu trong Bản Thể Chơn Tâm?
* Chơn Như, Như Lai Tạng, Nhất Tâm, Pháp Giới, Pháp Tánh, Pháp Thân, Phật Tánh.
- Một pháp chính duy nhất tu sở đắc Bảy Báu trong Bản Thể Chơn Tâm là gì lại không hỏi?
* Duy nhất chỉ một pháp Nhất Tâm càng lên cao càng khó, vẫn chí dũng niệm niệm Nhất Tâm, sở đắc Nhất tâm là đắc cả bảy báu. Pháp của chư Bồ Tát tiến đến thành Phật.
30. Hành Dụng? Diệu Dụng?
* Bồ Tát đã sở đắc Chánh Đẵng Chánh Giác nhưng tánh chưa hoàn toàn diệu gọi là Hành Dụng. Chư Phật đã tận thành con đường tận độ chúng sanh, gọi là Diệu Dụng.