- 1. ĐỐI VỚI VŨ TRỤ
- 2. NHÀ THIỀN SƯ KHI TÌM ĐẶNG...
- 3. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 4. THIỀN SƯ HẠ SANH NĂM 1918...
- 5. DƯỚI MẮT THIỀN SƯ ĐÃ TỪNG SÁT THẬT
- 6. KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ NĂM ẤT SỬU, 1985
- 7. KHI BẤY GIỜ THIỀN SƯ NHẬP XONG CHÁNH ĐỊNH
- 8. KỶ NIỆM NGÀY KHAI NGUYÊN PHÁP TẠNG, 12-1 BÍNH DẦN, 1986
- 9. TRÍ HOÁ LÀ CHÚNG SANH VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO
- 10. BẠCH THƯỢNG SƯ TRƯỚC KIA CHÚNG CON CHƯA RÕ VÔ MINH
- 11. ĐẾN NAY NHÀ THIỀN SƯ HIỀN TRIẾT
- 12. THIỀN SƯ VỪA TĨNH TỌA XONG...
- 13. BẬC NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ....
- 14. BỒ TÁT GIẢI NÓI XONG ÊM LẶNG
- 15. HÔM NAY ĐÚNG BẢY NGÀY...
- 16. THIỀN SƯ TỪ MÁI CHÙA TÂY BƯỚC RA...
- 17. THIỀN SƯ TĨNH TOẠ XONG...
Nói đến tư thế Thiền Sư. Ngài đang ở ngôi chùa tháp mục nát, ngọn tháp mất chỉ còn nền tháp. Ngài che mái chùa bằng lá, chính giữa làm Chánh Điện, có Tượng Phật, bàn Phật bằng vôi. Đức Phật Bàn Phật lâu năm đã phai màu cũ kỷ. Ngài chỉ có chõng tre, chiếc bàn nhỏ, tấm kệ để kinh, chiếc giường đóng tạm, đồ đạc đặt ở nhà Tây. Ngài thường ngồi nhìn xóm làng xa xa ẩn hiện chen lẫn vườn cây rừng lá. Đời Thiền Sư duy nhất Bộ Đầu Óc mới mẻ, tinh thần khoát đạt bình dị Như Lai Phật thoải mái.
Thiền Sư Ngài đi kinh đàn xong trở về, Ngài bước lên tam cấp, từ chân đồi đến sân chùa tháp, có trên năm mươi cấp bước của Ngài. Vừa đến sân hai Chú Tiểu chạy ra đón bái. Thiền Sư giao cho hai chú, mỗi chú một phần việc, Bao Đãy và chiếc gậy. Ánh nắng đã lên cao. Ngài thay áo, ngồi vào chiếc chõng, dùng tách trà chậm rãi tôn nghiêm. Ngài nói: Tuyệt thay! Đức Thế Tôn Ngài đã từng đánh đổi tất cả Tâm Huyết, lời Vàng lưu lại đời đời nhắc nhở từng bước tu nhỏ, cho đến Đại Lực, Đại Hùng, Kiên Nhẫn, Kiên Trì trong Tam Tạng Kinh Điển, từ lầm mê trưởng thành Giác Ngộ không thiếu sót. Các Bậc tu không biết lấy chi tán thán báo ân cho xứng đáng.
Thiền Sư êm lặng đưa đôi mắt vô tư, khuôn mặt trầm tư của Ngài khó diễn giải. Ngài ngước mặt lên in tuồng bày tỏ cùng ai nỗi niềm tâm cảm lời Bảo Sám, lời Bảo Sám vừa tri ân Chư Phật, vừa minh thuyết lời vàng. Ngài nói: Có Tỏ Tánh (sửa Tánh) mới Minh Tâm. Có xét lỗi lầm, không lầm lỗi. Có Hạnh Nguyện mới có phát Tâm. Có Hành Dụng đặng chu đáo. Hành Dụng chưa tu Tứ Nhiếp Pháp Lục Ba La thì chưa Hiền Hòa thấm nhuần Đạo Pháp, đã chưa thấm nhuần Đạo Pháp làm sao có Từ Tâm, làm sao sáng soi Nghiệp Thức mà Giác Ngộ? Tứ Nhiếp: Đồng Hành Nhiếp, Đồng Sự Nhiếp, Ái Ngữ Nhiếp, Vị Tha Nhiếp. Bậc tu chưa thực hiện Bi Chí Dũng, tựa bằng xác chết chưa chôn, lười trễ đứng yên, khó qua trở lực vạn ngành pháp giới. Nếu chẳng thông Giới Định Tuệ thì vô minh, làm thế nào lãnh hội lời vàng Phật dạy? Bằng chưa Tín Hạnh Nguyện, Ba La Mật Đa, nằm yên bất di chuyển, nương nhờ Pháp Giới cải tạo hoàn cảnh đón đưa thần linh phù hộ, lâm nơi tu cuồng tín.
Thiền Sư vừa nói đến đây, Ngài ngã mình trên chiếc chõng dưỡng thần một lúc. Chú tiểu đã thay tách trà hai lần, Ngài ngồi dậy, nhìn về hướng Chánh điện tiếp nói: Tu hành không tự thân chí nguyện sửa sai lung lạc, chính mình phải vãng sinh nơi mình, không ai mang ngộ đến cho, giải mê mình đặng. Bậc tu tận lực giải nghiệp thức, căn trần, cấu ly, cấu nghiệp, ly nghiệp, ác tâm, ác ý, ác nghiệt, do Thân Khẩu Ý tự mình chướng đối, nghi ngờ bị biệt đủ hình thức lầm lạc vô cùng. Lúc phát tâm tu Phật Tự Tâm hóa giải, từ nơi nhỏ bé trưởng thành rộng rãi, Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi. Bằng chưa phát tâm, dung dưỡng xem kinh pháp không giải vô minh, dù cho xuất gia tu chùa hoặc giả tu núi bao nhiêu năm chăng, cũng chưa có một ngày tu.
ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986.
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.