–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

33. TÍN NGƯỠNG VỀ VỚI CHÁNH TÍN

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9661)
33. TÍN NGƯỠNG VỀ VỚI CHÁNH TÍN
Từ mê lầm Tu Đạt đến Giác Ngộ, con đường tu cầu Diệu Quả, khó khăn vô kể. Bậc tu ban đầu có Đức Tin duy nhất, tin Ngôi Tam Bảo PHẬT-PHÁP-TĂNG, bản thân xây dựng Đạo Đức, tu học pháp An Lành không gây gổ ác tâm mưu sĩ, niềm tin trong sạch, tánh chất Hiền Hòa không tham lam, sân hận, giải mê lầm. Phát BỒ ĐỀ TÂM NGUYỆN.

Tu thường giải nghiệp, xét lỗi lầm cải hối, Tâm Chí rộng rãi hướng thượng, thực hành tu sửa chừng nào, thân tâm càng mở mang chừng ấy, lý trí cao đẹp thanh thoát. Khi bấy giờ mới phát Tâm Nguyện: PHẬT PHÁP Vô Biên thề nguyện HỌC, NHƯ LAI vô biên thề nguyện SỰ. Nơi Ba TÂM Năm NGUYỆN nầy Chư Tổ cùng Chư Bồ Tát đều TỰ NGUYỆN làm mực thước để tu cầu về Chánh Tín. LÝ SỰ TƯƠNG SONG Đồng Giác.

Bậc Tín Ngưỡng là bậc có Chí Nguyện giải mê lầm phá vô minh, cầu Giải Thoát, dụng LÝ TRÍ tìm pháp sâu đậm để tu, xem kinh pháp cốt liễu nghĩa Lời Vàng hướng dẫn, dụng kinh điển Đại Thừa nương theo con đường Bồ Tát Hạnh Nguyện, thực hiện Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa, Công Đức Phẩm chủ yếu tạo Công Năng, gọi là Lý Sự SONG TU.

Bằng bậc có trình độ lý trí tu học, dụng lý trí tỏ kinh liễu nghĩa, tỏ pháp cùng pháp giới Đắc Chân Lý chẳng hạn thì Chân Lý kia Vô Ngại Pháp Giới đều là Lý ngộ, chưa đủ Vạn Năng vẹn toàn Tu Đạt, vì sao? Vì kém SỰ, đã kém Sự vô ngại Pháp Giới SỰ, bậc tu đạt khó qua nhiều trở lực ngăn cách, khó thoát khỏi vòng đai Pháp Giới xâm chiếm bản năng mình. Phải chăng khi bấy giờ Lý Thông. Sự Chướng làm cho Chân Lý mơ màng tâm cầu hiện tại kết quả, đứng yên nơi Tu Chứng thân tâm cầu báo. Bậc tu cầu nên thấu:Chân Giác không thể nhận Chân mà Giác. Chưa hẳn dụng Lý làm Chân. Khi Lý TỎ thì Sự THÔNG. Sự TỎ Lý ĐẠT. Lúc THÔNG ĐẠT thực hiện SỰ SỰ Tận Thành, không còn Lý Sự, về với CHÁNH TÍN.

Con đường Tu Phật, tu cầu Tri Kiến Giải Thoát khó khăn. Chưa phải Chân Lý Nhà Phật khó khăn hay Đạo Phật khó khăn, chỉ bậc tu thiếu khuyết lầm nhận khó khăn, vì bước tu sai lệch tăng giảm, đúng cùng chưa đúng với tinh thần Chơn Thể, trở thành biểu tượng nhiều phương diện, định hướng khác nhau, cho đến nguyện vọng tu cầu hình thể lòng Tín Ngưỡng khoảng cách xa nhau. Bậc Xuất Gia đến Tu Tại Gia tu hành có một Tự Tâm Minh Đạt. Tự Tánh Di Đà nơi quan niệm sai khác nhau không thể nào diễn giải hết đặng.

Phật Tử tu rất đông. Bậc tỏ CHƠN THỂ PHÁP lại hiếm, Bậc Sở Đắc càng hiếm hơn. Kể ra thống kê, từ Mười Ngàn Vị, chỉ có một vị chứng tri Chơn Thể Pháp, biết đường lối Đạo Phật Tu Phật. Từ một Vị đến Mười Ngàn Vị biết Tu Phật Chứng Tri đường lối Đạo Phật, chỉ còn Một Bậc Đắc Chân Lý. Từ một bậc Đắc Chân Lý, cho đến Trăm Triệu Đắc Chân Lý, chỉ còn lại mỗi Một Bậc CHÁNH TÍN Thành PHẬT.

Vì sao? Vì Năng Khiếu kiến tri dừng trụ Tu Chứng. Vì Tín Hạnh Nguyện, Hạnh Nguyện kém, TÍN hồi hướng bị phân kiến Thánh Phàm, dừng trụ Tu Chứng. Vì Giới Định Tuệ chưa Minh Đạt Chủng Tánh, dừng trụ Tu Chứng. Vì Tứ Nhiếp Pháp. Lục Ba La chưa đồng Sự nhiếp thu Mật Đa rốt ráo, dừng trụ Tu Chứng. Lại nữa:Kém Kiên Trì thiếu Vô Sanh Nhẫn Pháp về với Giác Tịnh. Tự Tại Vô Ngại Kiến Dục Độ Sanh. Bất Tịnh Dục Vọng mà dừng trụ Tu Chứng. Sự Lý Tu Chứng có hàng hàng lớp lớp của các bậc tu vô kể, thật vô vô kể. Đức BỔN SƯ khi Ngài còn tại thế lời Vàng minh thuyết Phật Thừa, các bậc tu hành nhận chơn Tam Thừa tu tập, tùy Duyên, tùy Căn thấp cao Chứng Thị nên mới có hàng Thinh Văn, Duyên Giác, Bích Chi cùng A La Hán đến Bồ Tát, lúc đang tu Bất Thối Bồ Đề, Bất Thối Bồ Tát. Bồ Tát Nhất Sanh Bổn Xứ Thành Phật.

Đạo Phật đứng trước thời Hạ Lai. Bậc tu hành kém yếu Năng Lực tinh thần, con đường tu suy giảm, đa dạng thường chấp hay chấp, Tự Mãn Lý Chướng, thêm lười trễ, hiếm bậc đánh đổi tu cầu giải thoát nên khó tin Giải Thoát, chỉ tu cầu liễu sanh qua từng cảnh giới tu cầu Phước Báo Nhân Thiên thì làm sao tin đặng Bậc hoàn toàn Chánh Tín Giải Thoát?

Nói đến Chánh Tín Phật Đạo thì Vô Lượng Vô Biên Công Đức giải thoát. Vô Lượng Vô Số Vô Xứ Cảnh Giới giải thoát. Vô Lượng Vô Biên Vô Cùng Tận Pháp Giới Giải Thoát, Vô Lượng Thọ Vô Lượng Nghĩa Liễu Đạt Giải Thoát, Vô Lượng Vô Tận Sanh Diệt Diệt Sanh giải thoát. Vì sao? Vì PHẬT PHÁP vô biên thề nguyện HỌC không trụ một pháp, thấu tận vạn pháp giải thoát. SỰ SỰ Như Lai thề nguyện SỰ vẹn, diện kiến Như Lai Giải Thoát.

Bậc tu Tín Ngưỡng TÂM trơn liền vẫn giải thoát. CHÍ Bất Biến giải thoát. DŨNG Bất Thối giải thoát. Nương Vạn Pháp Tu Bát Nhã trọn trí Bát Nhã giải thoát. CẢNH không nhiễm trước, TÌNH không oán hận giải thoát. Không ái nịch, ái dục, không tập khí giải thoát. Diệt Sanh không nhàm chán, giải thoát. SỰ không chê. LÝ không trụ chứng giải thoát. Giải thoát từ điểm nhỏ cho đến trùm khắp vô biên cùng cùng tận giải thoát. Chớ nên lựa chọn kén lường điên đảo vọng cầu nơi Sự Việc Lớn mà bỏ những việc Nhỏ không tu để giải thoát, không bao giờ giải thoát, phải lâm nơi dừng trụ tu chứng như trên.

Khi bậc tu hành biết nhận rõ Pháp Môn Giải Thoát, qua từng giai đoạn pháp giới giải thoát, từng khúc nôi pháp giới giải thoát, lần hồi Kiên Trì không lay chuyển. Bất Thối Tâm, thâm nhập pháp môn thời pháp môn nào cũng hướng về giải thoát tu giải thoát. TÂM không quái ngại. Trí chẳng mơ màng thực hành giải thoát. Vì sao? Vì Chơn Thể nơi Tâm, ngôn ngữ cử chỉ của chúng sanh bất cọng nhập Tâm nhỏ, lúc Xuất Tâm thì lớn lao vô cùng. Hành động chúng sanh bất cọng, khi nhập vào Tâm lớn, lúc Xuất thì nhỏ, do như thế nên chi có kẻ nghi Chấp Trụ, dừng trú giải nghi giải thoát.

Nói về TƯỚNG và TÂM thì Tướng đã giải thoát từ lâu. Tâm chưa giải thoát. Khi Đức THẾ TÔN Ngài đạt Vô Thượng Chánh Giác, Ngài nói: “Lạ thay! Tướng đã giải thoát từ lâu, ngày nay Ta mới giải thoát.” Vì Tâm bị vướng mắc. Thiên Ngã. Nhân Ngã. Thọ Giả Ngã Tưởng, trở thành Chúng Sanh Giới nên có trọng lượng và giới hạn. Nhân Cách, Tư Cách cùng Thể Cách mỗi mỗi Chúng Sanh Giới kiến tạo tự tạo các Nghiệp, có nghiệp chủng, từ mỗi nghiệp chủng trở thành các Cõi các Cảnh Giới, không ngoài Thượng Sanh Hạ Kiếp Chánh Báo. Thọ Báo, dời đổi qua từng kiếp sống mạng sống, Lý Sống cùng Sự Sống lại qua qua lại không ngừng. Mỗi phục diện của chúng sanh giới đều có HẠNH GIỚI, Giới Hạnh nầy sắp xếp thứ tự phù hợp với từng giới, chúng sanh từng bậc Nhân Giới, Thiên Giới, Tiên Giới, Thần Giới, Ngạ Quỷ Súc Sanh Giới, đến Địa Ngục Giới, gọi là giới nào hành sự theo giới ấy, nên chi Bậc Tu Phật phải tu căn bản Giới Hạnh Nguyện, lập Đạo Hạnh Nhân Thiên Hạnh, Đạo Hạnh theo tinh thần tu cầu Diệu Quả Tri Kiến Giải Thoát thời phải tu Vạn Hạnh là PHẨM HẠNH, tùy theo các giới sanh nhiếp độ, tùy Duyên hóa Độ, tùy mức giới sanh HỢP HÓA, giải trừ TÂM vướng mắc, thực hiện TỨ NHIẾP NHIẾP THÂU Vạn Hạnh trở về NHẤT HẠNH, cho nên Chư Bồ Tát TỰ NGUYỆN, Tu Hạnh con đường Hạnh Nguyện nơi Bồ Tát là Hành Dụng, thực hành cốt nhiếp hạnh, Bồ Tát dùng Hạnh giải giới không còn là Chúng Sanh Giới, trở thành Bồ Tát Độ Sanh, thoát sanh pháp giới. Bậc tu Hạnh chưa trọn thì pháp giới phải mang, bằng GIỚI HẠNH VIÊN ĐẠT tận thành vẫn Chứng Đắc.

Nói chung lại hai chữ: CHÚNG SANH, phân tách ra có Nhân Chúng Sanh, Thiên Chúng Sanh, Tiên Chúng Sanh, các thọ chủng chúng sanh không ngoài GIỚI và CÕI, như:Cõi Trời, Cõi Người Ta, đến Cảnh Giới Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, nơi nào chốn nào có Danh Từ thảy đều phải tu thêm nữa đến rốt ráo thành Phật Chánh Giác, nên gọi là CHÁNH TÍN THÀNH PHẬT. Đây chính là một điểm nên ghi nhớ. Như trên đã nói thì kể theo trên thế giới hoàn cầu không thể nào nói đặng bao nhiêu chúng sanh, làm sao diễn giải cho hết nổi Pháp Thân Phật có bao nhiêu chúng sanh?

Phật nói: “Chúng Sanh đa bệnh. Phật Đa Hạnh.” Đối với Lời Vàng Kinh Điển hướng dẫn để tu hành. Chẳng khác khu rừng có vô lượng lá rừng mà lời thuyết chỉ bằng một nắm lá trong bàn tay, thì làm sao dạy để Giác? Phật không dạy, chỉ KHAI THỊ cốt NGỘ NHẬP, lời khai thị từng môn, từng lá rừng, bậc tu hành phải ngộ nhập thực hành từng giống cây nơi khu rừng tường tận, không còn lấy một lá nào mà không thấu đặng, gọi là sạch sẽ không lầm, Giác Ngộ. Bậc chưa nhận liền chẳng hiểu, bậc hiểu không hành cũng phải đứng yên, làm sao Thị Nhận để về CHÁNH TÍN.

Nguồn Mê nó vô tận như Lá Rừng không thể đếm đặng. Thời gian lại vô thủy vô chung, nên chúng sanh bị sanh hóa hóa sanh vô lượng, vô biên kiếp, không thể lường được đã từng thăng trầm bao nhiêu kiếp, sanh nơi nào đến chốn kia hay từ chỗ kia đến nơi nọ đặng. Nhưng có thể tỏ thấu chúng sanh phải Sanh, cùng phải Tử không ngoài con đường gọi là QUỸ ĐẠO GIỚI SANH Chánh Báo Thọ Báo, Thượng Sanh Hạ Kiếp, lần lượt thay đổi tùy theo Tánh Chất Phẩm Lượng hiện hành cấu tạo Thiện Ác, Rộng Hẹp, cọng hóa hay bất cọng bị hóa trọng lượng tương song thụ sanh trong kiếp đó.

Khi được tu, biết tu là con đường xây dựng HÓA rồi mới Sanh, chưa biết tu sửa, chưa biết xây dựng thù hận tranh giành gây hấn là Diệt tồi phá đều BỊ HÓA, BỊ CỌNG nghiệp, phải lâm nơi Diệt rồi mới Sanh Hạ Kiếp hay các loài Cầm Thú. Vì sao? Vì cho chúng sanh bình đẳng Tứ Loài Sanh Hóa từ Noãn Sanh, Thai Sanh, Thấp Sanh, cùng Hóa Sanh, thành thử hạ sanh diệt-sanh hạ-liệt sanh nơi Hạ Tiện Người và sanh vật.

Nói về con đường sanh tử lầm mê đã có từ Vô Lượng Vô Biên thế kỷ làm chúng sanh phải hứng chịu với con đường ấy khó mà thoát sanh hoàn toàn chánh giác. Từ vô thủy vô số vô biên đã sẵn có chúng sanh. Đến hiện kiếp nầy vẫn đã có vô số vô biên chúng sanh còn lại tái sanh chưa giải thoát, vẫn đi nơi sanh tử, vẫn chịu sống chết theo quỹ-đạo-giới của mình mà Tử Sanh, thường còn, bất biến, thường trụ bất di, do nơi Sở Chấp, hứng chịu với mục đích đang lầm lạc Diệt Sanh Sanh Diệt là hơn cả nên chi mới có lý sự chướng ngại. Tâm Chí ngăn cách, so tính đủ điều làm cho con đường Chánh Tín xa với Chơn Tâm, không còn Chơn Thể nơi vạn pháp để Tỏ Tánh Tự Tánh mà Tự Giác. Bậc tu cầu về với Chánh Tín phải Công Đức vô lượng, dung hòa vô biên cốt giải trừ Bản Ngã Giả Tưởng vô số pháp giới, trọn lành tròn giác. Thật khó giảng giải như thế nào, duy nhất chúng sanh phải Đại Bi Đại Nguyện thề nguyện ĐẠI THÀNH, Phật với chúng sanh phải Đồng Năng Đồng Lực, Đồng Hóa mới trưởng thành Đồng Đẳng Giác. Bất đồng chênh lệch cho đến Thiền Trí không nhận được Giác Trí, Giác Trí chưa nhận được Huệ Nhãn, Huệ Nhãn khó tin Phật Nhãn thì sao? Đồng Đẳng. Đẳng Giác sạch sẽ Chánh Giác. Đối với Quỹ Đạo Giới sạch sẽ hơn thế nữa Giới Giới-Tận, tận tận Giới Chánh Tín, gọi là thậm thâm Bát Nhã Giới vậy.

Bậc Vô Thượng Chánh Giác tận chu đáo tỉ mỉ. Mỗi một chúng sanh có Chánh Báo cực điểm, bất khả thuyết, toàn diện Bích Châu, Bảo Châu, Trân Châu. Các Châu đó quý báu vô cùng tuyệt vời không thể nói lên, như thế nào đặng lại Chánh Báo. Không có đường kính thẳng, đường kính dài, hay đường kính rộng để chỉ nơi ấy Chánh Báo được. Vì lầm lạc, mê mờ chạy theo Sanh Diệt, khốn khổ đau buồn, hơn là sung sướng thoải mái, vướng bị vô cùng tận, vô số vô biên pháp sống chết sanh hóa, hóa sanh không ngoài pháp giới di động điều hành, thọ nghiệp hải, thọ từng chủng hải, thọ từng khắt khe nghi chấp hải, kể sao cho tận đặng. Nói đến đời, chỉ biết từng giới nơi Bản Ngã Giả Tưởng, kể cả niên canh tuổi tác, bị động tác nơi tuồng đời ưu đãi, bạc đãi khác nhau. Đáng kể đến THÂM TÂM biết tiên liệu, tùy người mà đối xử, nghịch hay thuận, tùy mỗi con người biết ngự chế thâm tâm tánh chất hay chưa ngự chế tánh chất, nơi này nó làm cho khởi sanh Động Tịnh Vọng Động, nhiếp thâu hay chưa bao giờ nhiếp thâu, trở thành trăm ngàn vạn nghiệp nặng nhẹ khác hẳn nhau. Bậc nhìn nhận bên ngoài hay bậc bàng quan chưa ngự chế, đua chạy tấm tuồng, dù có tu bao nhiêu chăng vẫn tu nơi Sanh Diệt Diệt Sanh. Bậc tìm các Pháp sâu đậm để tu, thời biết ngự chế thâm tâm, biết xuôi dòng quần chúng cốt nhiếp thâu vạn nẻo về với một đường chính nơi mình tỏ ngộ, đây là Pháp Bất Diệt viên dung. Khi chưa nhận tiến bộ thâm tâm, thì vạn lối kia nó diễn giải trăm đời vạn kiếp thảy đều, như mây cùng gió, xuôi dòng sanh tử.

TÂM phân biệt THÁNH và PHÀM, ĐỜI hay ĐẠO, tu vạn kiếp không bao giờ thành CHÂN GIÁC. Lúc VÀO ĐỜI CHUNG CẢNH, KHÔNG VƯƠNG THẾ TÌNH thì đã thực hiện CHÂN TRUYỀN BẢO PHÁP. Khi TIN PHẬT, mà chưa TIN lấy BẢN NĂNG nơi mình TU ĐẠT thành PHẬT, đó là đang còn tu Mê Tín, khó về CHÁNH TÍN CHƠN TÔN. Đây là Pháp Môn TÍN NGƯỠNG về với CHÁNH TÍN GIÁC NGỘ. Đọc tụng BẤT THỐI NGÔN.

VÔ THƯỢNG TÔN
Ấn Chứng