–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

8. PHẬT NGỮ LUẬN

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11155)
8. PHẬT NGỮ LUẬN
Phật Ngữ luận chủ yếu hướng dẫn cho các bậc tu hành, tận dùng Giác Tánh đúng với lời Phật thuyết kết nạp Kinh Điển.

Nơi Giác Tánh sẵn có nơi con người cùng các cấp bậc ưa thích như nhiên tánh, đương nhiên tánh, tự biết hơn là học đòi đặng biết, tu đọc tụng tán kinh điển. Đối với Nhân Sanh, từ thủơ nghìn xưa đang sống thực tại hay hoài vọng, niệm tưởng xa xuôi hiếu kỳ trở nên vọng sống. Họ chỉ ước ao hơn là thực tánh xấu xa cải hóa trở nên bậc thanh cao hướng thượng rộng rãi bao dung thì chừng ấy, đưa tập kinh điển ngang tầm đôi mắt liền thông cảm tỏ tường cần chi phải nghiên cứu?

Phật Ngữ kinh điễn giao tế tương song với bậc biết tự hối sửa mình, hơn là bậc chiêm ngưỡng thờ lạy trăm nghìn thói tục xấu xa chưa trừ giảm, do đó Chư Tổ mới thực chứng lãnh hội đặng lời Phật Ngữ mà nêu cao vấn đề Minh Tâm Kiến Tánh.

Khi bậc tu hành vốn tùy thuộc nơi quan niệm của mình mà chứng tri đạo pháp. Có bậc tự cho Đạo Phật tu Phật khó mà Tri Kiến, khó mà Giải Thoát, chỉ cầu mong Phật độ cứu khổ, thì rất ít ưa thích xem kinh Đại Thừa, chỉ tu nơi đọc tụng cầu vái, thời lời Phật Ngữ kia chỉ tiến bộ có mỗi một phần nhỏ hẹp mà thôi. Bằng có bậc tự tín năng lực nơi mình đọc tụng, nhận xét lời dạy kinh điển đúng với tinh thần lời kinh điển Phật thuyết, kết quả sự tu tập trong thời gian mức độ, Vì sao? Vì vọng khởi kỳ vọng nơi thân tâm chưa sạch thành thử mới có mức độ. Bằng giải nghiệp thức vọng nghiệp thì cũng có thể Tri Kiến Phật.

Do sự vọng tưởng, niệm tưởng nơi con người mới bị sai lạc tu Phật mà thành Tiên Thần Thánh Hóa, mới phát hiện Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, mới có Thần lớn Thần nhỏ cùng các loại Ma Thần Quỷ dữ. Nếu các bậc tu lần hóa giải các nghiệp ngăn ngại tức phá đặng vô minh ngăn chấp thì làm chi hiện sanh trong các Cõi, vẫn Tri Kiến Giải Thoát hiện tại.

Bước đường tu Phật chỉ sợ chưa biết đặng tu, chớ không sợ không giải thoát. Đối với Phật Ngữ chỉ sợ chưa biết xem, chớ đừng sợ không hiểu biết. Ban đầu luôn luôn sai lệch, đến trình độ chơn tánh thực thể nơi thân tâm, chính tự mình cải hóa liền đúng chớ chẳng sai. Bằng đứng yên gìn giữ, hoài vọng mong cầu, thì nó phải sai, chưa đúng.

Những bậc đa văn trí thức tu hành rất cần có công năng thực hành hơn là xem kinh tu tập, còn bậc ít học thời phải xem kinh để tu hành hơn là công năng thực tiễn. Vì sao? Vì đa văn trí thức tập nhiễm nơi văn tự, khó trở về với Tánh như nhiên, đương nhiên tự biết, nên cần phải thực hành trước mới tự biết sau. Còn bậc thiếu học phải xem kinh điển để biết mà tu hành, đó chính là hai điều nên lưu ý.

Đối với thời lạc pháp, vì thiếu bậc thông đạt chủ đề hướng dẫn, phương pháp như nhiên tỏ tánh, hoặc xem kinh điển nơi hệ thống kim chỉ nam, cốt hoá giải sự mê lầm, về với Trực Giác. Nói đến sự tin Phật xem Kinh điển nhiều hơn thời Đức Phật còn Thị Hiện. Vì cuộc sống nhân sinh chật vật, cho nên nhân loài mơ ước với lối sống thanh tao nhàn hạ tâm hồn đở khổ mà phải thích tu.

Khi những bậc Tu mở quyển kinh, cứ theo trình độ mà nhận định lối tu lời kinh giảng giải, hoặc đã từng xem nhiều quyển kinh, thời nó hiểu với tầm mức tiến triển trình độ lần cao với bậc đã SAY KINH để mà nhận định TỎ KINH, chớ chưa RÕ KINH hơn là bậc đang thực hành tu sửa. Những bậc xem kinh chẳng công phu thực hành tạo lấy Công Đức, hóa giải vô minh thì dù cho có xem rất nhiều kinh điển chăng vẫn là kẻ chưa bao giờ xem kinh.

Có bậc Tín Tâm tin Phật y kinh thực hành thì nơi thực hành kia vẫn theo tâm chí tưởng vọng thực hành nơi hoài vọng, tu nó vẫn kết quả tâm chí chớ nào kết quả với Trực Giác đương nhiên? Do nơi lầm sai lời Phật Ngữ mà sự LÀM cùng sự ĐẾN khó kết quả trên con đường tu tập vậy.

Kinh pháp Phật nói: NIỆM PHẬT liền thành Phật hoặc câu: Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành, hay là: Từ đời này đến thời sau, Phật thị hiện, Chư Bồ Tát ứng thân, nếu Chúng Sanh gặp đặng Phật cùng Bồ tát thì kẻ đui đặng thấy, kẻ điếc được nghe, người câm biết nói, kẻ tê liệt đặng cử động, đi đứng...

Kinh Pháp nói rất rõ ràng, phải TU HÀNH mới đến, phải trải qua đủ môn mà đặng, chớ nào phải hoài mong vọng tưởng nó đến liền đặng đâu? Cho đến nổi đương thời Đức Bổn Sư còn tại thế, Ngài nói rõ, chỉ thẳng ở chỗ tê liệt ngồi yên mong đợi kết quả, Ngài nói:Nó ưa thích nghe những pháp môn nào không làm mà đến, không tu mà đặng, còn Sự làm mà đến chỗ Tu mà đặng thời nó lười trễ biếng nhác, làm thế nào nó hoàn giác? Nếu nó thực hành tu tập BI CHÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ cùng Lục Ba La Mật Đa, nó không cầu đến, vẫn đến với nó.

THẾ NÀO KHÔNG CẦU ĐẾN VẪN ĐẾN?

Khi Bậc không cầu đến vẫn đến, mới nhận thấy lời Phật Ngữ tuyệt tác, không biết lấy chi tán thán lòng vị tha bác ái nơi Ngài đã từng cứu độ chúng sanh đủ mọi mặt, từ ngôn ngữ đến hành văn, từ dặn dò đến Ấn Chỉ quyết định, đặt tất cả nền tảng để cho chúng sanh vững tâm quyết định tu đến kết quả giải thoát, nhưng nào có hiểu thấu lời Phật Ngữ. Đến sau lần lượt Chư Tổ bổ sung Ấn Chỉ, banh xẻ vạch rõ lời kinh pháp, cốt cho tất cả đặng hiểu đến thâm nhập giải thoát. Lời bổ sung Ấn Chỉ tuy của Chư Tổ, Chư Bồ Tát ứng hiện giải ra thảy đều Tự Tánh giác ngộ mà nói. Nơi Tự Giác nói thảy đều là lời Phật Ngữ nói, bằng chẳng dùng lời Tự Giác nói, tức lời Ma Thuyết tưởng vọng nói. Đoạn nầy rất cần cho bậc Tu Hành lưu ý.

Sự bảo trì kinh pháp, nơi Hộ Pháp lời Ấn Chỉ Phật Ngôn. Khi Ấn Chỉ cho chúng sanh NIỆM PHẬT liền THÀNH PHẬT, hay các ông là Phật sẽ thành, hoặc kẻ đui, điếc, ngọng, câm, tê liệt gặp đặng Phật cùng Bồ Tát liền chứng minh tu hành đặng Tri Kiến là Thấy Biết, giải thoát khỏi bệnh mê lầm đui, điếc, ngọng, câm chưa nói ra lời Trực Giác, thân mạng tê liệt nằm yên, nay thoát khỏi con đường Sanh Tử, có phải chăng quan niệm vọng tưởng nhân sanh tứ loài bất đồng nơi Phật Ngữ chăng?

Lại nữa, lúc thoát khỏi con đường Sanh Tử Bệnh Lão Khổ mới thành Phật, chớ cứ tưởng vọng ngồi yên, đứng yên, nằm yên, thời làm như thế nào thành Phật, dù có thành Phật chăng vẫn ở nơi thành Phật Tưởng Niệm.

Còn về vấn đề, từ chúng sanh tưởng vọng, hoài mong điên đảo lầm mê, TƯỞNG NIỆM phải tu qua khỏi BỐN TƯỚNG mới Giải Thoát thành Phật, bằng tu hành chưa qua Bốn Tướng Giải Thoát chưa bao giờ thành.

THẾ NÀO LÀ BỐN TƯỚNG GIẢI THOÁT?

Pháp Môn NIỆM PHẬT Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chính là một Pháp Môn Đức A Di Đà tuyệt tác cứu độ Nhất Tôn Tối Thượng đối với lòng thành kính tuyệt đối mà thành trong cơ cấu Niệm Tưởng.

Sau khi những bậc tu hành pháp môn Tịnh Độ thảy đều kết quả về Tây Phương Cực Lạc. Có hằng hà sa số chúng sanh đặng cứu độ, có hàng lớp lớp chúng sanh được về Tây Phương Tận Độ, có hàng tuần tuần chúng sanh về Thế Giới Tây Phương đặng vãng độ. Đó chính là một sự chân thật bất khả tư nghị công đức, khó giải nói. Nay thành thật chỉ thẳng nơi Giáo Ngôn Trực Chỉ để các bậc tu hành phải nương nơi công đức cứu độ mà thực hành, phụng chỉ NIỆM PHẬT.

Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc vẫn có bốn tướng Giải thoát, lúc cứu độ những vị đặng vào Tịnh Độ an dưỡng trong hoa sen. Hoa sen có bốn màu sắc: Thanh Sắc thì Thanh Quang, Huỳnh sắc lại Huỳnh Quang, Xích sắc thì Xích Quang, Bạch Sắc đặng Bạch Quang. Màu sắc tùy thuận nơi Công quả tu tập ở các mọi nơi, cảnh giới cùng thế giới mà lãnh lấy an dưỡng trong Hoa sen tu hành.

Trong hoa sen là một thế giới nơi Tây Phương Tịnh Độ, vị an dưỡng ở trong hoa sen là một thế giới rộng lớn tu hành kiến tạo Công Đức Quả Vị, căn cứ nơi tu chứng màu sắc hoa sen ứng hiện Quang Sắc, Quang Sắc lần trổ nơi công đức quả vị bậc đang tu hành trong thế giới hoa sen.

Ban đầu bậc tu hành Niệm Phật đặng Chánh Báo Tây Phương Cực Lạc tạm trú bước vào Hoa Sen Thanh Sắc, liền phát hiện Thanh Quang, tu như thế trong thời gian vô hạn định. Thế giới trong hoa sen thanh cảnh, thanh quang im dịu, tiếng nhạc phách thanh tao lời niệm nơi Sơn Ca Khổng Tước thảy đều có giọng thanh tao khỏe trí. Hằng ngày vẫn hái hoa đơm hoa cúng dường lễ bái A Di Đà Phật chiêm ngưỡng thân tâm khỏe khoắn, chẳng có sát sanh, thương ghét đua vạy, chen lấn, tất cả an lành đúng với tinh thần Tịnh Độ. Nhưng chưa bao giờ tận thấy, tận gặp Đức A Di Đà Phật. Vì sao? Vì đang an dưỡng trong hoa sen Tịnh Độ.

Đến chừng Hoa Thanh Quang di chuyển trở màu, đúng với công đức công năng tu trì quả vị, hoa nọ trổ Huỳnh Quang, sen kia đặng màu vàng thì tất cả trong thế giới đồng ứng hiện: Kim Cương, Bích Ngọc, Cát Vàng, lọng phướng thảy thảy Trân Châu Phượng Yến cùng các loại chim Oanh Vũ, Khổng Tước giao đuôi nhảy múa trở thành Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Chư Tăng, hương thơm tỏa khắp trong Thế Giới, chư Bồ tát hiện thân, xưng tán công đức vô lượng của Phật. Lúc bấy giờ bậc Chánh Báo chiêm ngưỡng lễ bái A Di Đà Phật,bằng nhất tâm Niệm Phật A Di Đà vẫn theo thường lệ như trên chứ chưa gặp đặng A Di Đà Phật, Vẫn chưa biết chính bản thân mình Chánh Báo trong Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Lạ thay! Huyền diệu thay! Thế Giới Huỳnh Quang vô cùng cao đẹp, vô cùng hương sắc, vô cùng toàn mỹ. Bậc Chánh Báo đang tu, đang cầu Chư Phật thọ ký chứng minh đến, chưa thể nào có thời gian hạn định mới thành Phật.Đến thời nào bậc Chánh báo tu trì đầy đủ NIỆM PHẬT -NIỆM PHÁP -NIỆM TĂNG thì Huỳnh Quang di chuyển thế vì XÍCH QUANG ứng hiện.

Lúc đã đến thời Ba Ứng Hiện, chính bậc tu trì đã vững tâm Niệm Phật. Thế giới hoa sen không chi thay đổi, chỉ có Xích Quang phổ chiếu trong Xích Hoa. Bậc nầy nhìn thấy tất cả thảy đều ứng hiện màu Xích Quang. Bắt đầu Tĩnh tọa chiêm ngưỡng lễ bái không cầu vái van xin, thề nguyện Niệm trong thời gian, sắp đầy đủ bốn Tướng, đương nhiên trực chỉ thông đạt, chỉ còn tận Thành, liền Xích Hoa Quang trở thành Bạch Hoa Quang, bắt đầu Thị Hiện. Trong thời giao tế Thị Hiện Bạch Quang thì Chư Phật ngũ phương, Từ nơi Đông Phương: A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật cùng Diệu Âm Phật. Nam Phương, Tây Phương, Bắc Phương và Hạ Phương, mỗi phương thảy đều có hằng hà sa số Chư Phật tán thán, khó nghĩ bàn công đức Sở hộ Chánh Niệm.

Nơi Hoa Bạch Quang lần lần chớm nở, mỗi một lần chớm như thế đối với nhân thế cũng phải MỘT TRĂM NĂM, nhưng ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chưa mấy hồi đã nở. Vị Bồ tát Phật từ nơi Bạch Hoa bước ra, đảnh lễ Đức A Di Đà Phật Thọ ký. Phải chăng Bốn Tướng Niệm Tưởng Tịnh Độ thành Phật. Còn nơi Niệm Phật đặng thành Phật không Niệm Tưởng đến thật Niệm nơi Chánh Niệm đặng thành Phật như lời Phật Ngữ ấn chỉ.

THẾ NÀO LÀ NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT?

Bậc tu hành Niệm Phật đặng Thành Phật, vẫn tu nơi Bốn tướng Niệm Phật liền thành Phật. Bằng chưa tu bốn tướng không bao giờ thành Phật. Vì sao? Vì ban đầu chúng sanh tín ngưỡng ưa thích niệm Phật mong cầu công quả bổ sung vào Tịnh Độ hay có Tín Tâm cầu quả Bồ Đề Tri Kiến Giải Thoát. Gặp phải bậc tu hành vái niệm khuyến bày pháp môn Niệm Phật, liền thực hiện Niệm Phật chớ chưa đặng Niệm Phật, vẫn đương bị Niệm nơi Chúng Sanh niệm Chúng Sanh.

Hai nữa, quan niệm ái niệm, tưởng niệm nên chi mãi còn Chúng sanh tánh niệm, vẫn nằm nơi Chúng sanh niệm chúng sanh. Ba nữa, cố thủ lòng vị kỷ, sự được mất hoài mong Chư Phật giúp đỡ Niệm vẫn ở nơi chúng sanh niệm chúng sanh. Bốn nữa, chủ yếu Niệm Phật nơi lòng thanh thoát để dứt phiền não niệm, bối cảnh niệm, vãng sanh niệm, đương nhiên chúng sanh niệm chúng sanh, chưa phải niệm Phật. Nơi năm chấp sở cầu nầy thuộc về ngũ ấm, hoàn toàn chúng sanh niệm chúng sanh.

Khi chúng sanh đang niệm lấy chúng sanh, tự lòng thành tín ngưỡng phát khởi tín nguyện, từ nơi thân tâm tự nguyện:

Phật Pháp vô biên thề nguyện học
Phiền não vô biên thề nguyện đoạn
Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
Như Lai vô biên thề nguyện sự
Vô Thượng Đẵng Chánh Giác thề nguyện thành.

Nương theo lời nguyện trên, ưa thích lãnh hội thọ pháp, chỉnh trang tu sửa, chỉnh trang đạo hạnh, lướt qua từng hoàn cảnh bối cảnh cốt dứt nơi Phiền não cảnh. Trải qua các Nghiệp Thức, hóa giải chấp nghi, đó chính là Thề nguyện đoạn phiền não. Từ nơi chúng sanh tánh, tận độ chúng sanh, trở thành Bồ Tát Tánh. Nơi Bồ Tát Tánh chính là nơi áp dụng hai chữ TU HÀNH Hạnh Nguyện Như Lai vô biên thề nguyện sự, có nghĩa là khắc phục làm tất cả cốt tỏ tất cả, từ đạo tràng đến thế gian pháp thảy đều không e dè quái ngại. Tâm đương nhiên tự tại mà thi hành Hạnh Nguyện, Đó chính là bậc tu NIỆM PHÁP.

Khi đã Sở Đắc các pháp, tỏ rõ đường đi lối về những bậc tu chứng chấp pháp, khởi như thế nào, duyên sanh ra sao, vọng như thế nào, thọ chấp ra sao, liền Sở Đắc Chân Không Thực Chứng.

Chân không sở đắc, rất nhiều bậc sở đắc Chân Không, từ Tiên Thần Thánh Hóa cho đến phàm phu tự mãn của chúng sanh tánh, công dụng khả năng học vấn, xem xét đọc tụng Kim Cang chấp tự sở đắc, kể không hết nỗi.

Chân không Thực Chứng nó từ nơi Niệm Pháp, Phật pháp Thọ Ngã giã tướng nơi Pháp, Đắc pháp KHÔNG PHÁP TU THỌ NGÃ GIẢ TƯỚNG về với Giác Tướng đặng Như Tướng, trên con đường thực hành Bát Nhã Trí của Như Tướng mà thị chứng Chân không.

THẾ NÀO LÀ PHẬT PHÁP GIẢ TƯỚNG?

Từ nơi Chúng sanh Niệm đến Niệm Pháp gọi là Pháp Niệm, trực biết Pháp đương nhiên Phật, Phật với Pháp không hai, chúng sanh cùng Phật duy nhất, Sở Đắc Chân Không, gọi là Không Pháp Thọ Giả Tướng tu hành đến Giác Tướng. Như thế đặng gọi là THỊ CHỨNG CHÂN KHÔNG.

Bằng Chân Không nơi Phật Pháp đều không, Chúng sanh và Phật chẳng chi để có. Nếu suy tưởng Phật Pháp liền nó CÓ, cho nên thường gọi nó là: Nó cũng có mà nó cũng không, đó chính là vướng vào Phật Pháp Giả Tướng, đi vào nơi Dục Kiến Phi Đạo, chưa Suốt Đạo, trở thành tăng thượng sa đọa, các bậc tu hành Niệm Pháp nên nhớ lấy.

Nơi Giác Tướng không thể lấy hình thành nào để chứng tri đặng, những bậc thấu đạt mới tường tận Giác Tướng mà thôi.

Nên Sở Đắc Chân Không truy tầm kiến tạo Công Năng quả vị cốt Giác Tỏ nơi Giác Tướng, mới Phát Đại Nguyện ra vào Pháp Giới không vướng mắc Pháp Giới, hoặc vướng mắc ít nhiều tùy nơi Sở Đắc Chân Không.

Những bậc Đa phần Chân Không Thực chứng, đương kim bước vào Sơ trụ Bồ Tát, hoặc giả Bồ tát Hóa Thân giả mê Sở Đắc, không thể nào quyết định, chỉ căn cứ nơi Hạnh Nguyện mà thôi. Phải tu hành trải qua 55 thứ bậc Bồ Tát, từ Sơ trụ đến Đại Bồ Tát.

Các bậc nầy đặng gọi là NIỆM TĂNG thời gian vô hạn định, tùy nơi tận độ, hành độ, nhiếp độ mà tận thành Chánh niệm Vô Thượng Chánh Giác Thành Phật, gọi là Bốn Tướng Niệm Phật Thành Phật .

Từ Tây Phương Cực Lạc A Di Đà đến Đông Độ Dược Sư Trực Giác đều là Pháp Môn Tối Thượng; một bên vãng sanh tận độ, còn một bên công năng công đức phẩm Trực Giác hiện tiền, thật Pháp môn đồng đẳng tương song thành Phật.

Công Đức Chư Phật, từ phàm phu cho đến bậc chưa công năng tận giác, không thể nào hiểu, các hàng Nhị Thừa chưa thấu, vì sao? Vì Bồ Tát nói ra một câu, hàng Nhị Thừa phải tĩnh tọa tu trì một kiếp chưa hiểu nổi, làm thế nào đo lường Công Đức Phật? Nên Kinh pháp mới đọc tụng, Vô Lượng Công Đức Phật, từ hơi thở nơi Phật tỏa ra đều là vi trần Phật, Sát Na Phật, hằng hà sa số Phật, bảo trì Kim Thân Phật, lời vàng lúc Phật thị hiện, Bồ Tát thọ trì chứng tri lời Phật dạy.

Nơi Thị Hiện thật bất khả tư nghị khi Phật thị hiện. Mỗi một Đức Phật Thị Hiện đương kim tại thế, an tọa tĩnh tọa Phật Thể trước Tứ Chúng chiêm ngưỡng lễ bái, đó chưa phải là Giác Tướng, Còn nơi Phật Pháp Thọ Ngã Giả Tướng để tận độ chúng sanh cùng các hàng Nhị Thừa cho đến Bồ Tát sở đắc.

Nên Phật nói: Ta không thể ban cho bất cứ một ai, tùy nghi bậc chân thành thứ bậc thọ lãnh.

Vì như thế Bồ Tát tu cầu lấy Giác tướng, lúc gần Phật cao quý thịnh trọng đạo hạnh nhân thiên, khi thưa thỉnh trịch vai lễ bái, đi vòng 7 vòng cung lễ Vi Trần Sát Na Phật, đồng thời thưa thỉnh Phật Thị Hiện Giác Tướng theo tôn kính, theo nghi lễ, theo mức độ khả năng tu chứng nơi vị Bồ Tát thưa thỉnh, liền chỉ dạy lời Phật Ngữ, từ nơi thân Phật thị hiện. Mỗi một Đức Phật Đương Kim Phật có thể thị hiện Bá Thiên Vạn Phật tùy nghi sở cầu Bồ Tát liền thị hiện. Do đó mà bất khả tư nghị thuyết giải, bất khả tư nghị nghĩ bàn Thị Hiện.

Bậc Bồ Tát tu hành đặng Giác Tướng rất nhẹ cảm, thích nhìn ưa nhìn cử chỉ diệu dụng nơi Phật mà tu chứng diện mục Bổn Lai Thị Hiện từng sát na nơi Bá Thiên vạn Phật mà tán thán, cung kính tự khắc phục lấy để Tu khỏi làm cho Kim Thân Phật tị hạ. Do đó nên Công Đức nơi Bồ Tát mới tận giác vào Chánh Niệm.

Bằng kẻ thấp kém thường TỊ HẠ thân Phật, vẫn gần Phật thừa hưởng Phật Pháp Giả Tướng, chưa bao giờ thoát sanh trí tuệ để nhận hưởng Giác Tướng Phật. vì sao? vì thiếu tôn kính, tín ngưỡng, tín nguyện, thời bản năng nào đoan chính, bản thân đâu nghiêm túc chứng tri lấy Giác Tướng, thành thử chưa chu toàn trang nghiêm để tu hành thực tiễn nên chưa đến Giác Tướng, có đâu nhận định nơi Thị Hiện Phật.

Phật Thị Hiện Vô Trụ Đẳng Chánh Giác, khó nghĩ bàn, Ngài đã thoát tất cả HOA PHÁP Giả Tướng, chu đáo tận dụng Giác Tướng, chủ trì điều ngự hoa pháp, thuyết ngôn Phật Ngữ PHÁP HOA.

Dù cho Phật gần với chúng sanh, cười nói bình đẳng với tất cả hay an nhiên tĩnh tọa hoặc ra vào đi đứng, cử động hành động chi chi chăng không bao giờ mất thể cách, nhân vị, thiên thứ, Bồ Tát tự, cùng với Chư Phật uy nghi Giác Tướng. Có như thế, làm như vậy rất toàn thiện cứu độ, tất cả nương nhờ nơi Diệu Dụng cung kính đặng Hoàn Giác, thì thử hỏi kẻ Tị Hạ kia như thế nào? Phải chăng là kẻ tham, đầy dục vọng chăng? Làm thế nào chu đáo lãnh hội lời Phật Ngữ.

NAM MÔ HIỆN GIÁC TỊNH VƯƠNG NHƯ LAI PHẬT
ẤN CHỨNG