–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

11. CĂN CƠ VÀ TÁNH CHẤT

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11915)
11. CĂN CƠ VÀ TÁNH CHẤT
Căn Cơ và Tánh Chất là một PHẨM LƯỢNG trọng yếu đối với Bậc lãnh hội Phật Pháp để tu hành, nó vốn là cán cân đo tầm mức Phẩm Lượng thấp cao Tu Chứng trên con đường Tri Kiến Giải Thoát.

Căn cơ chính là vốn liếng hàm chứa Bảo Châu Phước Báo Phàm Phu, bằng đầy đủ căn cơ đến thành Chánh Báo Phật, cho nên các hàng Bồ Tát, từ quá khứ đến hiện tại thảy đều cấu tạo Căn Cơ, đến Tam Thế Phật ba thời vẫn nương nơi căn cơ thành tựu Diệu Quả Vô Thượng.

Căn cơ chia ra thành Ba Phẩm. Phẩm thứ nhất là CĂN CƠ KIẾN TẠO đứng nơi hàng Phước Báo Nhân Thiên. Phẩm thứ hai là CĂN CƠ BỒI DƯỠNG đi trên con đường Bồ Tát Hạnh. Phẩm thứ ba là Phẩm TỐI THƯỢNG XÂY ĐẮP QUỐC ĐỘ nằm theo Bổn Nguyện Tam Thế chung cùng. Mỗi một Phẩm như thế phải tu trì Thiện Căn Thiện Chí trải qua hàng triệu năm hoặc triệu kiếp mới hoàn tất. Khi Ba Phẩm hoàn thành Chánh Giác, gọi là Vô Lượng Công Đức Phật.

Trên con đường Tu Phật duy nhất phải cố tạo Căn Cơ để Thọ Trì Bảo Pháp, cho nên Phật tùy căn mà thuyết pháp, còn Bồ Tát tùy duyên mới hóa độ. Khi các bậc tu hành tùy duyên hóa độ chính là đương thời của các bậc tu đang kiến tạo. Bằng tùy căn thọ pháp chính là đương thời bồi dưỡng, nơi Phẩm Bồi Dưỡng là nơi Tướng Tánh song tu. Chỗ Duyên Căn hóa độ là chốn Tiểu Căn tu trong Sắc Tướng. Tu về sắc tướng trường trai lễ bái y kinh để tu, đến giai đoạn ứng thân sở đắc. Bằng tu Tướng Tánh Tương Song thi hành Hạnh Nguyện gọi là Đức Trí song tu thì Pháp Thân Chân lý.

Thật khó khăn thay nơi con đường Tu Phật. Tiểu Căn và Đại Căn, Tiểu Thừa với Đại Thừa, mỗi một thừa nó có kết quả chung và riêng.

THẾ NÀO GỌI LÀ CHUNG VÀ RIÊNG?

Phái Tiểu Thừa vẫn dùng Tâm Thành Thật, Tâm Thiết Tha, Tâm Thành Kính. Nhưng biết làm thế nào để tiêu biểu Ba Tâm kia tu cầu Chánh Báo. Thành thử mới dùng hương đăng phẩm vật, lễ bái chiên đàn xây chùa dựng Tháp, từ nơi Tâm Khởi Duyên Sanh trở thành vạn hình thức tu học trong Sắc Tướng đọc tụng cầu vái van xin đến kết quả vẫn là Ứng Thân Chân Lý.

Còn phái Đại Thừa, vẫn Thành Thật Tâm, Thiết Tha Tâm, Thành Kính Tâm, nhưng nương nơi Tâm cốt đặng tỏ rõ lý sự của Tâm di chuyển, nhờ nương theo lý sự của Tâm di chuyển mới thâu đạt vạn pháp, từ chỗ Tâm mà phát minh ra nhiều hình tướng, những hình tướng kia do tâm sanh, những cấu nghiệp bởi thức chuyển, những cố chấp bị ngăn nên chi mới hiện sanh Pháp Giới mà sở đắc Bản Thể Chân Tâm, Pháp Thân Chân Lý.

Nơi hai giáo phái Đại và Tiểu đối với những bậc Căn Cơ chưa hiểu biết thường phân tách chướng đối, Bậc đã từng biết hoặc biết hơn thế nữa thì đặng gọi chung lại là Đạo Hạnh Trí Tuệ của hai môn, phân ra hai lối tu hành nặng nhẹ của mỗi bên, do đó mới gọi là Chung và Riêng, Ứng Thân Chân Lý cùng Pháp Thân Chân lý. Bằng Pháp Thân cùng Ứng Thân song tu thì được gọi là Viên Giác, mới hoàn toàn tôn chỉ duy nhất trên con đường Tri Kiến Giải Thoát vậy.

THẾ NÀO LÀ ĐANG KIẾN TẠO CĂN CƠ?

Mỗi một Môn Giáo hay mỗi một cơ sở chỉ đạo của một Tông Giáo nào bất luận, cho đến thời Đức Phật Hiện Thể các hàng tín chúng phát tâm tu hành thảy đều chung gồm có đầy đủ căn cơ cao thấp rộng hẹp Đại Căn cùng Tiểu Căn, có những bậc đang kiến tạo căn cơ, có những hàng đang bồi dưỡng căn cơ, đến hàng chỉ đạo xây đắp căn cơ hướng dẫn, đây là diễn giải gặp đặng hàng Thiện Tri Thức ra đời mới đứng vào cương vị nói trên, ngoài ra có đa số bậc đang kiến tạo hướng dẫn người vừa chớm nở kiến tạo. Sự Kiến Tạo là bậc tu cầu Phước Báo thiện căn phước điền, phẩm phước sương kiến tạo nó đã có từ thời cổ kiếp, chớ chưa hẳn hiện nay mới bắt đầu kiến tạo, nhờ như thế nên chi mới đặng lai sanh kiếp con người để tu tập, có như vậy nên chi hiện nay có những bậc chưa tu mà đã sẵn có thiện căn tâm đạo sung sướng nương tựa nơi phước điền của thời quá khứ.

Đứng về mặt thể thức hiền từ nhân đạo, thiên đạo, tiên đạo, thiện căn phải là có thiện chí nơi tinh thần lẫn vật chất nghị lực mới kiến tạo căn cơ, mới gìn giữ bản năng nơi cơ bản tánh tốt. Bằng suy tưởng nó rất dễ dàng, nhưng thực hiện theo nguyện vọng tư tưởng thật khó khăn kiến tạo. Vì sao? Vì Căn Cơ nằm nơi tiềm năng nghị lực, mức độ nghị lực do nơi Thiết Tha Tâm chủ động, nơi chủ động nặng nhẹ nhiều ít căn cơ cao thấp khác nhau.

Căn cơ kiến tạo, từ vô thủy đến hiện nay, nó không bao giờ bị mất, mỗi một khi đã kiến tạo căn cơ phước điền, căn cơ phước báo nhân thiên đặng Chánh Báo lai sanh trong các Cõi. Căn cơ tùy nơi lớn nhỏ rộng hẹp mà phước báo ứng hiện. Mỗi một khi phát tâm tu nguyện thời tùy nơi căn cơ thọ lãnh tu trì. Bậc Đại Căn Đại Trí, bậc Tiểu Căn thiểu trí đó là lẽ dĩ nhiên, do đó nên chi Bồ Tát tùng căn mà tu học, còn nhân loài phải tùng nơi duyên để khởi sanh, từ chỗ quan niệm nhỏ nhen đến nơi rộng rãi. Từ mức tu Tiểu Thừa bước sang Đại Thừa bao la tổng quát, Đại Thừa nơi kinh điển gọi là Đại Thặng, không khác mấy với chiếc Tàu Biển so với chiếc Ghe Thuyền vậy.

Căn Cơ đứng chung với Tánh Chất nó trở thành Vô Minh nghiệp cản. Tánh Chất do nơi lầm lạc cô đọng bị biến thành Căn Tánh phân chia ra từng lớp lan bởi mê lầm. Sự linh động của Tánh Chất vô cùng tế nhị, nên nó mới lạm quyền che PHẬT. Tứ loài lầm nơi nó, phải sống từ tư tưởng hành động cử chỉ và trạng thái theo qui chế của Phật Tánh, chịu nơi đường hướng Chúng Sanh Tánh thọ các nghiệp làm chúng sanh, chớ không đứng vào cương vị Phật, nên chi đa số hẹp hòi bảo thủ xâm xỉa nhau, cạnh tranh bần tiện hơn là rộng rãi bao dung, dù cho các bậc tu hành thật biết Kiến Tạo căn cơ là bảo châu ngọc quý nhưng hiếm bậc có đầy đủ nghị lực qua các trở ngại của Tánh Chất. Nhưng lạ thay! Tánh Chất che đặng Phật mà trái lại không thể nào phá vở hàm chứa căn cơ của các bậc Kiến Tạo hay Bồi Dưỡng.

Thật mấy ai hiểu thể tánh vạn pháp mà chu đáo đặng tánh chất hữu hoá xếp đặt thứ tự căn cơ hay ngăn cản căn cơ không cho kiến tạo phước điền cùng chánh báo. Chỉ trừ bậc tu chứng qua từng lớp, đến giai đoạn đầy đủ Chánh Giác mới mang tài liệu để minh giải mà thôi.

Mỗi một khi mê phải lệ thuộc nơi lầm, còn đứng trong vòng lầm mê phải sống nhờ, chết gởi, vạn lối cuồng quay sanh tử, vì tánh chất lạm quyền di chuyển, ứng hiện sơn hà đại địa lương thực nuôi dưỡng thân mạng lý trí, sống không ngoài sắc pháp hình tướng Vũ Trụ Tam Thiên thời làm sao các bậc tu hành chưa tận giác thấu đặng.

Tánh chất nó điều động mỗi một cá nhân, thân tâm cùng lý trí của mỗi con người, mỗi hàng thứ bậc, nó làm cho mỗi bậc tu thấp cao nào cũng như thế, họ tu hành thiết tha hay thành thật đến đâu cũng thế, nhìn mặt ngoài Sơn Hà Vũ Trụ, nhìn căn tánh của mỗi người để chỉ trích phê bình thì rất dễ nhìn. Bằng nhìn thân mạng thâm tâm căn cơ của chính mình khó mà nhìn thấu, do đó nên chi không thể biết đặng sự mê chấp của mình, căn cơ tu trì mình đang thực hiện thọ lãnh ở mức độ nào, thì làm sao nhìn đặng căn cơ của hàng cao cống?

Bậc chỉ đạo khéo léo biết đặng căn cơ những bậc thấp kém, trí tuệ nặng nề, thân tâm uể oải lúc nghe Pháp buồn ngủ. công phu biếng trễ, chưa hóa giải thân tâm vướng đọng, liền tùy theo căn mà chỉ dạy pháp môn tu hành để lần tiến, hiện nay trở thành nhiều lối tu hành về Đạo Phật. Cũng như có thể nói trăm sông trở về với một biển. Bậc căn cơ Kiến Tạo gìn giữ phước điền. Bậc Bồi Dưỡng căn cơ trọng trách về Bản Giác. Bậc Xây Đắp căn cơ quan hệ về Duyên Căn đồng chung với nơi Bổn Nguyện Tam Thế mà Viên Mãn. Nơi ba Căn nầy phần trên chia ra thành Ba Phẩm. Bậc đang kiến tạo không thể nào nhìn thấu bậc đang Bồi Dưõng căn cơ. Bậc Bồi Dưỡng không thể nào hiểu đặng bậc đang Xây Đắp, chỉ TIN VÂNG, lần theo Tu Tập lướt qua từng giai đoạn mà thôi.

THẾ NÀO LÀ BẬC ĐANG BỒI DƯỠNG CĂN CƠ?

Bậc Bồi Dưỡng Căn Cơ, phụng sự nơi Giác Chân cùng Giác Tánh, nên Bậc nầy lướt qua từng hoàn cảnh vạn pháp, Thuận không vui mừng, bằng Nghịch chẳng hờn oán, được gọi là Hỷ Xã thân tâm. Bậc nầy phụng sự nhiếp thâu Giác Chân, Giác Tánh, nên tỏ rõ vạn pháp chuyển xoay, do đó mới nói:

Pháp tương đối, Pháp lầm than,
Vừa ngăn trí tuệ, lấp đàng viễn thông.
Nghĩ suy hai Pháp tương đồng,
Thuận thương, nghịch ghét thêm lòng tái tê.


Bậc Bồi Dưỡng, từ chổ Phát Tâm Nguyện phải thực hiện tâm nguyện nơi mình, từ ở chỗ giúp đỡ cho mọi người ở nơi thọ chấp căn cơ suy kém, phải bao dung tha thứ, gọi là Hạnh Bồ Tát hay Bồ Tát Hạnh cùng Bồ Tát Nguyện cũng thế.

Bản Chất của những bậc đang Bồi Dưỡng phải có Đức Tánh bao dung hóa giải, ưa thích nghe Pháp, đồng thời thường Thuyết Pháp giúp đỡ cho những bậc yếu kém chưa hiểu biết ,đó mới được gọi là Đại Bi, Đại Trí, Đại Dũng. Bậc nầy say đạo cùng khuyến đạo, biết gìn giữ thân tâm Quả Vị đang Bồi Dưỡng. Bậc Bồi Dưỡng đa phần tu trên con đường Tỏ Tánh, qua vạn pháp tâm không mắc miếu,cho nên có tinh thần cầu đạo lãnh Bảo Pháp làm món ăn, gần đạo tràng hơn gia tộc, lại tìm các Pháp sâu đậm để tu nên đặng tự tại vô ngại. Nói chung bậc Bồi Dưỡng căn cơ toàn diện thảy đều là Đại Thừa Bồ Tát Nguyện.

Nói đến Căn Cơ thì có Tiểu Căn Đại Trí, bằng nơi pháp môn tu chứng có Đại Thừa cùng Tiểu Thừa. Thật ra nó không có quyết định cho các hàng tu chứng nơi thân tâm, Vì sao? Vì đặng tu hành pháp môn Đại Thừa mà lý trí tiểu căn phụng sự trăm nghìn sắc tướng, thì đó chính nơi Đại Tiểu để mà tu. Bằng tu pháp môn Tiểu Thừa mà lý trí bao dung phụng sự hóa giải, lướt qua từng giai đoạn trăm nghìn hình tướng đặng Giác Chân, thì đó chính là nơi Tiểu mà Đại để tu.

Con đường tu Phật duy nhất có Phật Thừa, chung gồm Đạo Đức cùng Trí Tuệ. Còn đứng về Căn Cơ Tánh Chất gọi là Căn Tánh nó chỉ có Thành Thật và Thiết Tha Tâm gọi là THÙ THẮNG TÂM mới ổn định đặng con đường Tri Kiến Giải Thoát.

Ngặt thay! Chúng sanh đa bệnh Phật phải đa hạnh. Sự bất đồng nơi Căn Cơ điên loạn thành thật Thiết Tha sai biệt nơi tâm thức chúng sanh, làm sao qua các trở lực, kiến tạo đến chổ Thù Thắng Tâm cứu độ bản thân lầm mê trở thành Chánh Giác?

Đáng lo nghĩ thay! Từ nơi Căn Tánh phải tự thân tâm sáng tạo Công Năng, có Công Năng lành mạnh thì Kiến Tạo đặng căn cơ đầy đủ, có chốn Thù Thắng Tâm đặng mức sung mãn Bồi Dưỡng. Nhưng vì sự lầm mê cao vọng mà con đường tu tập mới lâm vào chỗ Háo Danh Căn. Vì nơi điên đảo hiếu kỳ vô lối mới bị tu nơi Thần Quyền Căn, trở thành quá nhiều Căn Tánh như sau:

- Nương Tựa Căn - Thần Quyền Căn

- Tịnh Biệt Căn - Háo Danh Căn

- Tham lam Căn - Đề Đạt Căn

- Thành Thật Căn - Thù Thắng căn


Từ chỗ căn cơ cao thấp có thể nâng lần nơi tâm đạo mà hình thành Chánh Báo. Chớ từ nơi Căn Tánh phát huy thật khó khăn trên con đường Giác Ngộ hoàn mỹ. Vì sao? Vì Nương Tựa Căn quá yếu, Tịnh Biệt Căn quá khô, Tham Lam Căn vấp phải Thọ Chấp an trụ, Đề Đạt Căn hóa sanh Pháp Giới, thời làm thế nào mà đặng Giải Thoát Môn.

THẾ NÀO TỐI THƯỢNG XÂY ĐẮP?

Bậc Xây Đắp Căn là bậc đã từng trải qua từ vô lượng kiếp, đặng vô lượng thọ, tỏ vô lượng nghĩa, thâu đạt pháp giới, thấu rõ tường tận Bản Thể Tâm, sự diễn hành nơi Pháp Tánh. Bậc nầy trọng lượng về Tánh Chất hơn về Căn Cơ. Vì sao? Vì hàng phục đặng Tánh Chất diễn hoá lầm mê xong thì căn cơ liền đầy đủ Chánh Giác.

Chẳng khác mấy vị Đại Lương Y đã từng chữa các con bệnh, đã từng thật tỏ vị thuốc nào công dụng chữa trị con bệnh ra sao, không còn quái ngại nghi ngờ, rụt rè đối với con bệnh.

Bậc Xây Đắp Tận Giác chu vi pháp giới do nơi Căn Tánh diễn hóa thụ sanh thành hình, đã từng nương nơi pháp giới nhiếp độ tận tường thị chứng mới thực hành Mười Danh Hiệu, chia Ba Phẩm, diệu dụng hành dụng đồng với Tam thế Phật ba đời

THẾ NÀO LÀ 10 DANH HIỆU CHIA BA PHẨM?

Từ phẩm thứ Nhất đến phẩm thứ Ba, Bậc nầy QUÁN NHƯ LAI, chỉ cho tất cả Tâm Quán Như Lai, Hành sự Như Lai Ấn Chỉ cho tất cả Hành Dụng nương Như Lai, cứu độ bình đẳng, từ hàng Tiểu Căn đến Đại Căn thảy đều Tận Độ, Đạo Hạnh Trí Tuệ không hai. Cúng dường Như Lai Thề Nguyện Sự Sở Đắc CHÁNH BIẾN TRI, chung cùng với tất cả Chúng Sanh hóa độ, Nghiêm Túc Độ, Thực hiện Chứng Tri Độ, Phổ Độ Cứu Khổ Phiền Não Độ, nên xưng tán: NHƯ LAI, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI, đó là Hành Dụng Phẩm.

Phẩm thứ Hai: Vì nhìn nhận tất cả chúng sanh đang lẫn lộn nơi luân hồi sanh tử, sự tường tận đường đi của cái Mê, lối về Chánh Giác, do Căn Tánh tập nhiễm, tập ái trưởng thành tập khí sanh tử, từ nơi sanh mạng phải thọ mạng theo Pháp Giới, chia ra từng phần, từng các Cõi, nó không ngoài ngũ trược, ác trược nơi kiếp trược, phiền não trược, kiến trược cùng mạng trược, nên Thề nguyện khai thị làm cho Chúng Sanh kiến thị (tri kiến), lại ấn chỉ cốt Trực thị (thị chứng) Sở Đắc Tam Miệu Tam Bồ Đề, nên mới xưng tán là: Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải. Đây là Phẩm thứ hai Diệu Dụng Phẩm.

Phẩm thứ Ba: Bậc nầy chưa bao giờ suy tưởng thời Quá Khứ hay mong mỏi đến Vị Lai, Nhất Ngôn Tri Kiến Phật nên tận dụng hiện tại thể tánh thực tại mà hóa giải Phật Pháp bất ly Thế gian giác. Tất cả nơi lầm lạc của Chúng sanh thuận nghịch đều khai hóa, lại vì Đại Bi Đại Trí mà xây đắp tất cả có Thiện Căn Thiện Chí, khai hoang vô minh đặng Trực Giác. Vì sao? Vì Bậc nầy cương vị Giác Tướng Chân Như, còn tất cả từ Thiên đến Tiên nơi Tứ Loài đang còn hư vọng, bị thọ ngã giả tướng, đang còn suy tưởng quá khứ, mộng tưởng vị lai nơi Ba Thừa Chánh Báo phước điền, do nơi thực tại hiện tại ấn chỉ mới gọi là Thiên Nhân Sư, Điều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thế Tôn, Phật. Bậc Vô Thượng Sĩ chính là Giáo Sĩ. Từ thế gian đến xuất thế gian thảy đều Tôn Sùng kính ái, đã Tri Đạo, khéo thuyết đạo đúng căn cơ tất cả Tứ Loài, tất cả nương nơi Trực Tâm mà đặng Trực Thọ, nương nơi Giác Tướng mà tỏ Thực Tướng, đầy đủ Uy Nghi, đầy đủ Nghị Lực, từ nơi hình thức nhiễm hóa chúng sanh, ý thức hẹp hòi, Tạng thức vọng đảo mà chúng sanh tu trì, trí tuệ tăng trưởng Tri Kiến giải thoát. Mười danh hiệu chia thành Ba Phẩm, đó là Bổn Nguyện của Bậc Xây Đắp, Ba Thân viên mãn Chánh Giác.

Đối với Bậc thực hiện Mười Danh Hiệu thật khó gặp khó biết. Vì sao? Vì bậc nầy đồng ứng nơi Bổn Nguyện Tam Thế mà Thị Hiện. Từ ngôn ngữ, hành động không khác với Nhân Sanh, do đó nên Thánh Tăng Bồ Tát đều chưa biết làm sao Thiểu Căn kém trí hay đặng sự Hành Dụng Như Lai Tánh, nơi Diệu Dụng đều trưởng thành Như Lai Diệu Dụng. Vì sao? Vì năng sở vô ngã, Đại Ngã phát huy đồng đẳng Tam Thế mà Hành Dụng Diệu Dụng. Chỉ trừ Bậc Bồ Tát Hạnh Nguyện Bát Nhã Trí, dùng Giác Tướng mới nhìn nhận đặng phần nào thôi, nên mới gọi là khó gặp.

Đến nổi cận thuộc, sống chung hay thân cận không hề hay biết, làm sao nhân sanh quần chúng nhìn nhận đặng? Trừ ra những bậc Tin Vâng Thực Tiễn tu cầu. Nhờ sự tu đặng kết quả cạn sâu thâm nhập nhiều ít mà ái kính giáo môn, chớ nào ái kính Tin vào nơi Bậc Tối Thượng để ái kính.

Hoặc giả hàng Bồ Tát, tu Hạnh Bồ Tát, Bồ Tát chứng tri có thể nhận thức bậc chỉ giáo Thiện Tri Thức nầy chính là Bậc Tối Thượng Tôn. Nhưng vẫn ngờ vực chỗ Diệu Dụng, do đó nên còn phải Tu, đến trình độ mức độ Chứng Thị thời vạn sự nó đã qua, thời Xây Đắp của Vô Thượng Sĩ đã hoàn toàn Bát Đại, thử hỏi làm như thế nào nhìn nhận đến nhất tâm như tướng tận giác chân tôn.

Sự khó khăn nhìn nhận thay! Vì sao? Vì dụng nơi Sắc để thấy hoặc nhãn quang nhận chân, thì vị Xây Đắp vẫn là Sắc Tướng con người, vị này vẫn là một con người đồng đẳng sanh sống. Lúc Hành Dụng CÓ, thời có trăm nơi vạn chốn trang hoàng. Bằng nhìn nhận đặng thì: Tâm Không Nhiễm Trước Giác Toàn Thể Chân (tướng tánh). Thật hiếm thay! Mấy ai đã nhìn đến.

Bằng những vị xuất gia hay Thượng Tọa Đại Đức đang thực hiện Xây Đắp Căn Cơ đồng chung Bổn Nguyện, vẫn có sẵn hàng nghìn Thượng Toạ Đại Đức, làm sao phân định được vị nào Chánh Giác Thượng Tôn? Nếu đến gần thưa hỏi bằng Thinh (tiếng) thì Vị nầy giải đáp tùy công năng ứng hiện, làm sao thấu đặng bậc Vô Thượng Sĩ Chân Tôn. Nơi KIM CANG kinh pháp đã từng gặp cảnh khó khăn nầy nên mới có tài liệu chỉ giáo như sau:

NHƯỢC DĨ SẮC KIẾN NGÃ -ÂM THANH CẦU NGÃ.

THỊ NHÂN HÀNH TÀ ĐẠO -BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI.

Bậc Vô Thượng Chân Tôn có bốn nhiệm vụ trọng yếu Xây Đắp nhân sinh tứ loài. Thế nào gọi là bốn nhiệm vụ?

Nhiệm vụ thứ nhất: Mang hạt giống Như Lai Giác Tướng để chứng minh Tứ loài Thọ Ngã Giả Tướng về nơi Giác Tướng.

Thứ hai: Làm tận độ chúng sanh cúng dường Như Lai Phật.

Thứ ba: Chúng sanh giới gặp Phật, đặng làm Đệ Tử Phật.

Thứ bốn: Khai hóa Chơn Tánh khỏi làm Đoạn Duyên Phật.

Bậc Giáo Sĩ Thượng Đẳng toàn thiện, có toàn thiện mới toàn diện cứu độ tứ loài. Từ hàng Tiểu Thừa lần khai hóa, phát Dũng Mãnh Tâm, đặng vào hàng Đại Thừa Bồi Dưỡng, cho nên Kinh Pháp đã nói: Thị Đại Thần Chú, Thị Đại Minh Chú, Thị Vô Thượng Chú, có ý nghĩa là? Từ nơi Tiểu Thừa bước sang Đại Thừa tu tập Minh Mẫn Đại Thừa, tu đạt đến Vô Thượng Chú, Nhất Tôn Tối Thượng Thừa Giác Ngộ. Phải chăng Bậc toàn thiện Vô Thượng Đẳng mới tận độ toàn diện chăng?

Bậc nầy thật tỏ, còn tỏ hơn thế nữa, toàn diện có hàng lớp lớp căn cơ của mỗi thứ bậc. Từng Bậc để dạy dỗ, đến kẻ khó dạy dỗ vì điên đảo nghi ngờ chưa hóa giải, đến giai đoạn thọ lãnh đặng sự hóa giải thời kẻ khó dạy kia sinh tâm phát nguyện, tán thán chưa bao giờ đặng nghe hôm nay mới đặng nghe, chưa bao giờ đặng biết ngày nay mới đặng biết, đó chính là Thị Đại Thần Chú, đặng vào biển cả tu hành với Pháp Môn Đại Thừa, đến thời nào Căn Tánh nở hoa, kẻ kia sạch lý, sạch pháp môn Đại Thừa, liền tự nguyện Bát Nhã, nhiếp thu tận độ chúng sanh, Bồi Dưỡng Căn Cơ gọi là Thị Đại Minh Chú, cùng rốt ráo đến Thị Vô Thượng Chú, thời sự khó dạy dỗ kia đâu còn là kẻ khó dạy?

Những bậc thô sơ thiểu căn, cho đến hàng Đại Căn Đại Trí, chưa tận giác chưa thể nào thật tỏ tường tận. Bậc đã nói đặng lời minh thuyết kia từ nơi tự tánh Giác Chân thuyết minh toàn diện chân thật, không còn thọ ngã giả tướng, đều là lời minh thuyết Phật Thừa, không trong, chẳng ngoài mới đại diện lời nói.

Bậc Giáo Sĩ Vô Thượng, không lấy nơi thăng trầm của các hàng Tín Chúng làm cứ điểm. Vì sao? Vì thật rõ nơi thăng trầm do nghiệp thức, mộng tưởng điên đảo hình thành thăng trầm lui tới, chưa đáng kể. Chỉ chủ đích hóa giải tùy Căn, hóa duyên tùy Cảnh, hóa độ tùy Dụng, phổ độ biện minh, vì tất cả chúng sanh đang ở nơi trọng lượng pháp giới, nên bậc Xây Đắp dùng toàn nguyện Chân Tôn để hướng dẫn, chỉ trừ ra những bậc cô đọng thọ ngã, Phật bất hóa độ mà thôi.

Bậc Vô Thượng Sĩ, tận thấu lớp lớp tu đạt, vì Ngài đã từng lướt qua từng giai đoạn năng sở kiến tri thọ ngã. Họ tu như thế nào, họ định hướng mộng tưởng ra sao, bị nơi 62 kiến chấp như thế nào mà trụ xứ bốn tướng THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH. Khi đã lâm nơi định hướng, chính bản năng Chứng tu điều khiển, nên có nhiều lý lẽ thủ chấp, không thể nào nghe lời giải tỏa của Bậc Thượng Ngôn.

Đương thời của Đức Thế Tôn còn tại thế, vẫn diễn tấm tuồng như Đề Bà Đạt Đa thay, đến thời Hạ Lai còn tái diễn nhiều tấm tuồng hơn thế nữa, bậc Giáo Sĩ Vô Thượng phải tận dụng thuyết minh, lời minh thuyết Căn Cơ và Tánh Chất cốt giải tỏa tình trạng, không bao giờ Chấp Trụ mà Trụ Chấp chỉ vì quan niệm nơi Căn Cơ Tánh Chất hữu hóa nên nó như thế.

Chính ra Đề Bà Đạt Đa là bậc Đa Trí Đại Cường, do nơi Đại Cường nên lâm vào Cường Trí. Sự Cường thể chất nơi nó hay va chạm, từ nơi va chạm phát sinh nghịch hành củng cố. Tự Tánh bất tín đạo hạnh, làm sao Chánh Tín Đạo Tràng mà am tường Tam Thế Mật Tôn để tỏ thông Chánh Định giao cảm mười phương, chư Thiên cùng các Cõi.

Sự khắc khe bên mặt và bên trái, sự khó hiểu nơi Giác Trí với Đạo Tràng Đại thừa cùng Tiểu Chúng. Đề Bà Đạt Đa tuy nhiên Đa Trí, nhưng trực thuộc Tánh Chất Đại Cường hữu hóa, bởi cớ sự trên nên không trụ mà trụ chấp, tự mãn cho mình là Phật, cạnh tranh với Đức Bổn Sư.

Vẫn nơi thời ấy, có Đức Duy Ma Cổ Phật trợ đạo bằng giải pháp Trung Tôn Hóa Giải, Đức Duy Ma tận thấu tất cả mức tu chứng của các hàng Bồ Tát, Ngài là Bậc Tri Đạo tường tận mức độ, tùy căn cơ, tùy pháp tánh diễn đạt hóa giải chấp mê cho từng lớp lớp. Ngài đã từng suốt suốt Đạo Hạnh Trí Tuệ tương song, không còn phân đối. Ngài lại biện minh chứng từ nơi Phẩm Cúng Dường Như Lai hay Phẩm A Súc Quán Như Lai, làm cho thời mạt pháp có con đường tươi sáng, cốt thứ tha con đường nghịch hạnh, tránh khỏi oán cừu, Sở Đắc Chân Lý Nhất Tôn mà Tận Giác.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài chính Bậc Chí Tôn Vô Thượng Hạnh. Thật khéo thay! Bậc Chí Tôn Vô Thượng Đẳng. Lành thay ! Toàn vẹn Tam Thân Viên Mãn Chánh Giác. Ngài vì tất cả Tứ Chúng hóa giải mà công nhận: Đề Bà Đạt Đa là thầy, lời công nhận nầy viên mãn bất khả tư nghị thuyết ngôn. Ngài lại Thọ ký Đề Bà Đạt Đa thành Phật nơi kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Đề Bà Đạt Đa như sau:

Ông Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật, hiệu Thiên Vương Như Lai, có đầy đủ Mười Danh Hiệu. Chánh Pháp thời Thiên Vương trụ lại đời 20 trung kiếp, Giáo hóa hằng hà sa số Chúng Sanh, phạm vi từ A La Hán đến Duyên Giác, tất cả chúng sanh đời ấy đều phát tâm vô thượng, mức tu tận cùng đến bất thối chuyển.

Lạ thay! Thâm tình nơi Đức Chí Tôn Vô Thượng, đứng trước lý sự điêu đứng của Đề Bà, Chí Tôn không mảy may vướng đọng tâm chí Đại Cường, xem Đề Bà Đạt Đa là phẩm Trợ Đạo Nghịch Duyên liền đặng Ngài chứng Minh thành Phật, hiệu danh chớ chưa hẳn là Chánh Giác Phật. Vì sao? Vì trụ đời 20 trung kiếp đổi thay, chỉ dạy giáo hóa chúng sanh phạm vi hàng Nhị Thừa A La Hán, Duyên Giác. Phải chăng Bậc Đại Trí còn phải tu tập giải tỏa nơi Đại Cường sống chung với A La Hán Hạnh thuần túy hình thành Đức Trí Tương Song khi bấy giờ mới Chánh Giác thành Phật. Lời minh thuyết nầy chưa phải là lời Tăng thượng của những vị Tiền Bối Giao Duyên. Chính thuyết minh lưu lại thời nầy, thời sau nhìn nhận đặng. Căn Tánh như thế nào phải hướng lấy trên con đường Giải Thoát Chánh Giác. Khi Bậc đã Xây Đắp Căn Cơ rất quan trọng những điều chưa đúng với tiêu chuẩn thành đạt, phải xây đắp càng vẹn toàn bao nhiêu thời đến rốt ráo bấy nhiêu chưa phải là DƯ hay THIẾU.

Khi Đức Thế Tôn Thọ Ký cho ông A Nan thành Phật, với Bản Chất Đa Văn, Ngôn Thuyết chớ chưa phải năng hành, rất tuyệt tác, chứng từ như sau:

Ngài Thọ Ký ông A Nan ở đời sau sẽ đặng làm Phật hiệu: Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai có đầy đủ 10 Danh Hiệu, Cúng Dường 62 ức Đức Phật, hộ trì Tạng Pháp, vậy sau mới chứng Vô Thượng Chánh Giác, giáo hoá hai mươi nghìn ức, hằng hà sa số Bồ Tát làm cho thành Đạo Vô Thượng Chánh Giác.

Cán cân nơi Căn Cơ, Phẩm và Lượng hữu hóa nơi Tánh Chất rất quân minh bình đẳng không sai chạy một mảnh lông chân Cừu. Giữa thời Hạ Lai Ta thành lập NHẤT TÔN HẠNH nhất định Đức Trí tương song thực hiện Trực Giác, lại tuyên thuyết Minh Giải cốt Phụng Hành Chánh Pháp.

- Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lập: CHÍ TÔN HẠNH.
- Nam Mô Duy Ma Cổ Phật lập: TRUNG TÔN HẠNH.
- Nam Mô Tịnh Vương Tăng Chủ lập: NHẤT TÔN HẠNH.

Lễ bái, nghiêng mình kính bái Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Bậc Chí Tôn Vô Thượng Hạnh. Lành thay! Ngài Viên Minh Ba Thân đồng nhất, Ngài xây dựng toàn diện về sau, đương thời Ngài là Bậc Vô Thượng Sĩ, đã đánh tiếng trống ban đầu, mở màn giải tỏa nghịch hạnh trong thời Chánh Pháp Chí Tôn. Đến Hạ Lai phải chăng có nhiệm vụ bổn phận minh thuyết giải bày Vô Thượng Chí Tôn cao cả, nên ban bố Minh Tâm Phổ Thuyết cho đời sau có tấm gương bất diệt, Đức Trí Tương Song mới hoàn mỹ Chánh Giác.

Kính bạch Ngài Chí Tôn Vô Thượng Hạnh, đã từng hoan hỷ nhiếp độ Chứng Minh Đại Cường Hạnh, Ngài toàn năng toàn hiện phổ chiếu đức độ cao siêu. Thêm trong thời, Bậc Cổ Phật Trung Tôn Duy Ma Cổ Phật thị hiện bảo trì, một ngón tay hóa giải ngăn chấp tuyệt vời. Kể nay tiếng trống Hạ Lai sau cùng kết thúc. Nhất Tôn Hạnh Minh Tôn đồng xưng tán.

Nam Mô Giáo Chủ Chí Tôn Hạnh
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh
Ngày mùng Tám, tháng tư bất diệt.
Hóa thân Đức TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
chính là Đức DI LẠC TÔN PHẬT
Hạ Lai Trần Thế 1918 - 1993