Nhân ngày mùng Tám tháng Tư, năm Nhâm Tuất 1982, lúc 20 giờ 30, tại Trung Ương Hội Thượng, cử hành Đại Lễ Đản Sanh của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Tứ chúng tề tựu, theo thường lệ, vẫn một lòng tín ngưỡng thọ trì Bảo Pháp, nhất tâm tu cầu Tri Kiến Giải Thoát.
Về phần ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ DI LẠC TÔN PHẬT vẫn chỉ dạy hóa giải từng lớp lang thân tâm nơi Tín Chúng tiến bộ. ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ không hề phát hành, chỉ Giáo Ngôn truyền thuyết, không hội hè hội hộp như các mọi năm trước. Ngài vẫn một mặt Tâm truyền đơn giản, như nhiên trực giác, khó nghĩ bàn.
Khi bấy giờ nơi Chánh Điện, Tứ Chúng ngồi yên đàm luận, bàn bạc về môi sinh hiện tại khó tu. Bỗng có tiếng chuông reo, báo hiệu ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ giá lâm, chứng minh Đại Lễ, Tứ Chúng đồng yên lặng ứng lễ.
Ngài từ Tịnh Thất bước xuống đi tháp tùng có hàng Thị Giả, Tôn Giả và Hộ Pháp đồng ra Chánh Điện. Khi bấy giờ Ngài lại đến ngồi tĩnh tọa trên chiếc ghế vãi, thường ngày để sẵn, lúc Ngài nghỉ ngơi hoặc xem kinh điển, vì khác hơn thường lệ làm cho Tứ Chúng bỡ ngỡ, nhưng vẫn xếp thứ tự trang nghiêm đồng lễ bái. Ngài đưa tay ra lệnh, tứ chúng ngồi đâu đó xong xuôi Ngài nói:
- Tôi khá khen các ông, từ nơi rộng rãi tu hành cho đến thời tu eo hẹp, mà các ông vẫn một lòng một mức kiên trì, kiên nhẫn công phu tinh tấn không nhàm chán lễ nghi, mức tin vâng đối với Giáo Môn không đâu bằng, chỉ vì các ông đang sanh hạ trong thời Lạc Pháp, con người đang cải cách mà các ông không điên loạn theo Đồ Chúng. Còn đối với Tôi cùng Giáo Hội vẫn gìn giữ Tôn Chỉ hành lễ Cổ Truyền Ngày Mùng Tám Tháng Tư của các Thế Kỷ nghìn xưa lưu lại.
Thật ra con đường Tu Phật, nó có rất nhiều cải cách, sự cải cách Bản Thân hơn là cải cách tục truyền, lễ bái chiêm ngưỡng, vì hình thức cải cách nó tự sanh ra nhiều môi thuẫn, tự sanh nhiều lý sự khó khăn để các Bậc Tu chạy theo Đồ Chúng hư vị, do đó mà làm cho Tâm Ý bị phân đối, tinh thần lạc lỏng giữa ngày Đản Sanh của PHẬT còn vướng bị cải cách thời làm sao Kinh Pháp không sai lạc, thật vô lối. Đứng trước phương diện cải cách bản thân rất cần thiết phải cải cách. Từ nơi Tâm Chí Phàm Phu eo hẹp, cải cách đến Tâm Chí bao dung rộng rãi, cốt giúp cho quần sanh đặng tỏ rõ, thời nơi bản thân chính mình tu cầu Tri Kiến Giải Thoát.
Đại để như ĐỨC BỔN SƯ, Ngài khi đang còn là vị Thái Tử, Ngài sống phẵng lặng, thân tâm nơi Ngài chưa vừa lòng, mức-sống lối-sống trong cung vàng điện ngọc, Ngài tự ra đi để cải cách bản thân, cốt đáp ứng nhu cầu tự do thoải mái. Do đó Ngài chấp nhận sự đơn giản hơn là lối sống hình thức rườm rà, từ nơi cải cách bản thân sự - sống lối - sống thoải mái đối với Ngài thực tế.
Ngày nay các ông ngồi trước tôi, chiêm ngưỡng để tu cầu nhận lấy lẽ sống an nhiên tinh thần hơn vật chất, tôi cùng các ông đồng sống, chẳng cầu lấy rượu chè hay tiệc tùng chén bát, mỹ vị cao lương, các ông nhận định đặng như thế thì tự vui mừng, chính đời nơi các ông và tôi đang cải cách bản thân mà đang sống đặng như thế.
Đối với ĐỨC THẾ TÔN, Ngài phải xa lìa đánh đổi ngọc ngà châu báu để cải cách bản thân, Ngài chấp nhận cảnh khổ sự khổ tìm chân đế về giúp cho nhân loại. Hiện nay đó chính là tài liệu cải cách bản thân hơn là cải cách hình thức. Khi Đức THẾ TÔN mới ra đi chưa phải là Bậc Chánh Giác. Lúc các ông đang ngồi trước tôi, các ông chưa hẵn đã giải trọn mê lầm, tuy nhiên hai lối nhưng vẫn có một đường, vì sao? Vì chính Ngài buổi ban đầu bị tu nơi KHỔ HẠNH với nhóm người tự đem cái Khổ Nhục xác vào mình.
Khi bấy giờ, Ngài vẫn nhờ nơi Bảo Pháp NHƯ NHIÊN hiểu biết, khỏi ép nơi Khổ Hạnh Bị Biết... Ngài bèn ra đi đến cội Bồ Đề Tọa Thiền Chánh Giác. Ngài tự nói: TA chớ giam mình nơi Khổ cầu đạo Bồ Đề. TA chớ hủy hoại thân mạng cầu lấy diệu quả khó Tu, khó chứng.
Từ đó cho đến ngày nay Ngài lưu lại những điều Ngài tu trì, tu tập, tu hành trải qua từng thứ lớp trở thành Tam Tạng Kinh. Ngài cứu giúp giải tỏa buông lung đau buồn nơi cảnh khổ, Ngài hóa giải chẳng biết bao nhiêu sự mê lầm ngăn chấp. Từ nơi Bị Giác, Bị Tu, an nhiên tự tại đến Trực Giác. Từ thứ bậc Tu Thân Đạo Hạnh đến hóa giải trở thành Hạnh Nguyện độ sanh đứng vào hàng Bồ Tát Nguyện. Nay Ta nói ra để nhắc các ông nên nhớ, chớ vì khổ nãi lòng, chớ vì mức sống eo hẹp trễ nãi Công phu, nếu các ông đem quan niệm ấy vào lòng, thì Tâm Chí của các ông tự mang cái Khổ. Bằng các ông hóa giải bằng bộ óc giải thoát thì các ông noi gương Đức Chí Tôn cốt đánh đánh đổi nơi eo hẹp làm cho tâm chí rộng rãi bao la, từ chỗ đương thời eo hẹp khó khăn tu đoạt quả vị phát triển. Những điều ấy nên nhớ lấy.
Ngày nay các ông đặng gặp tôi, tỏ lòng ái kính do nơi đâu, phải chăng tôi thường đem lời tu chuyên chính, con đường chuyên chính ấy là tôi vẫn thường cải cách bản thân nên có công năng quyết định đưa các ông Chân Giác, giúp các ông thoát khỏi vòng Tử Sanh, vì tôi rất tỏ tường thế nào là Chân Pháp, hướng dẫn đến Giác Chân. Tôi cũng đã sống nơi đắng cay cam khổ, cố gắng kiến tạo công năng nương nhờ như nhiên Trực Giác mới khỏi sự lý lạc lầm, thành thử lời chỉ dạy toàn lời hoàn mỹ, lời ấy nó không Y Kinh mà cũng chẵng Ly Kinh, viên thông hướng dẫn, như thế gọi là Chân Truyền Chân Giác.
Lời Chân Tryền Chân Giác không thể chỉ trên văn tự, nó nương nhờ Như Nhiên Trực Giác thành đạt, vì lời nói ra không bị hữu hóa hay Bị Giác, Bị Tu, thành hình Bị Biết để đọc tụng nói ra. Chính nó từ nơi xuất phát Tự Tánh Chân Truyền, do đó từ vô thủy đến hiện nay có hằng hà sa số Bậc Chánh Giác thảy đều lời nói như nhau không sai chạy. Một trong hai thái cực khác nhau, chính thân tâm Bậc Tu Hành nên thịnh trọng. Khi các bậc tu hành đang còn Bị Biết, Trí Tuệ thân tâm chưa Tự Tại, đường Tu Trì thường bị chổ đúng sai, sanh lòng quái ngại, đối với từ Lý đến Sự chưa viên thông, cho nên tôi thường nói:Khi các ông nói, nhưng Tâm nơi các ông chưa biết. Lúc các ông thực biết đặng thì Tâm Ý miệng các ông sẽ nói ra.
Trực Giác Chân Truyền vốn sẵn nơi như nhiên lại có sẵn mọi hoàn cảnh thuận nghịch của hàng ngày nó vẫn ở nơi cái sống từng lớp người, kể cả từ hành động cử chỉ, ngôn ngữ thảy đều có nó, sự điều động, quan niệm tác động gọi là PHÁP GIỚI đối với Chúng Sanh. Còn Bậc chẳng dính mắc với nó, thảy đều nương theo mà Trực Giác.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ Ngài nói đến đây, Ngài nhẹ giọng dạy tiếp: Tôi và các ông, chung trong thời Hiện Kiếp, có nghĩa là kiếp sống với nhau. Nhưng đối với tôi đã từng biết sử dụng đường đi lối về nơi Vạn Pháp, thật biết tỏ rõ sự lầm lẫn chấp nê của các ông trở thành Thọ Nghiệp Pháp Giới. Tuy nhiên các ông cùng một lứa tu hành, cùng một môn tu trì tri kiến, nhưng thật ra giữa các ông với các ông, trình độ tư tưởng xa cách nhau quá ư nhiều bậc, chỉ vì quan niệm không đồng nên cớ sự nó như thế, pháp giới như vậy.
Pháp Giới tác hại vô cùng, đối với Bậc tu hành chưa biết sử dụng. Nếu nhìn thấy nó mang tâm chí than van phiền trách từng cảnh khổ nơi sướng, để mong cầu, chẳng ích lợi chi lại càng mang Khổ Sướng nơi thân tâm chán nản khó tu. Khi các ông biết sử dụng thời hoàn cảnh nó đến là phải đến, các ông tâm không mắc miếu, nương nhờ hoàn cảnh cổi giải, hỷ xã quan niệm liền tỏ rõ hoàn cảnh mà Trực Giác. Chẳng khác mấy, Bậc tu Nội Công mong thử sức mình, gặp phải món đồ nặng, liền nâng tay đở lấy nhẹ nhàng, lúc bấy giờ mới đo năng lực nội công nơi mình kết quả hay chưa kết quả. Đối với Chư Bồ Tát nương nhờ Pháp Giới sở đắc Pháp Thân, còn Phàm Phu thọ chấp gánh chịu giới hạn trở thành lối - sống sự- sống tư - tưởng hành - động thảy đều là PHÁP GIỚI. Các ông cũng nên biết, nơi thường diễn của Pháp Giới nó chẳng có giới chi cả, vì sao? Vì Thể Tánh nó như thế. Trong lúc lầm mê mới có được gọi là Sanh Diệt do nó diễn từng hồi, nhịp nhàng nó diễn. Lúc sở đắc thể tánh nhịp nhàng, chẵng mắc miếu, thị chứng Bất Sanh, Bất Diệt.
Các ông tự than phiền sinh sống, thế tình điên đảo, đương nhiên các ông mang vào Pháp Giới khát khao có phải chăng các ông tự đặt mà thành làm cho ngăn cách, lại cầu Tri Kiến Giải Thoát. Chẳng khác nào tự mang lấy gánh nặng, chưa chịu vớt đi, cho nó nhẹ nhàng, chỉ đa mang rồi mong ước nhẹ nhàng không bao giờ có đặng.
Ta nói đây các ông chưa hiểu nổi vì công năng còn kém. Các ông cứ tu, chớ trễ nải Công Phu rồi một ngày nào đầy đủ Công Năng như nhiên, Tâm các ông không cấu tạo thời dù cho hoàn cảnh chi chăng nữa vẫn là món ăn Tri Kiến Giải Thoát thân tặng các ông.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ dạy xong, Tứ Chúng đảnh lễ.
Hoá thân Đức TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Chính là Đức DI LẠC TÔN PHẬT
Hạ Lai Trần Thế 1918 -1993
Ngày mùng tám tháng 5 năm 1983
Tôn Giả Pháp Khả xin ghi chép phụng hành.