–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

6. THUYẾT MINH ĐỒNG ỨNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 10898)
6. THUYẾT MINH ĐỒNG ỨNG
Từ khi Phật Đạo hiện hành. Thái Tử Tất Đạt Đa thành Phật, liên tiếp Chư Tổ thừa kế, Chư Bồ Tát đồng sự, kết nạp tinh hoa lời thuyết ngôn tài liệu, trở thành Tam Tạng Kinh Điển. Kinh Điển là một tài liệu quý giá, quý ở nơi nung đúc con người từ nơi mê lầm tác quái trở thành Vĩ Nhân cao quý sống với nhân loài bình đẳng thân yêu, chủ yếu cứu vãng nhân loài vạn vật tránh điều ghét bỏ sát hại lẫn nhau, đồng nương theo tài liệu thực hành lý sự tương song trực giác, gọi là Tri Kiến Giải Thoát.

Hiện nay trên một nghìn năm trăm năm, sự lãnh hội điều hành bị sai lệch, thực tu chưa đầy đủ công năng đúng với tinh hoa Phật Đạo, hiểu biết không đồng khó phát triển, lại thêm vào nơi tài liệu y kinh trở thành giáo điều lạc hướng, dù có kết quả chăng vẫn kết quả nơi nhận định của mỗi bậc tu hành chớ chưa có năng lực trực chứng.

Tài liệu thật dồi dào phong phú, từ lời minh thuyết Phật Ngôn, đến trực chỉ trọng yếu, Nhân sinh, cùng các bậc tu trì, thường nghe hay đọc tụng nhưng hiếm bậc đã hiểu biết chứng thị tu hành. Thật là thuốc hay, linh dược cứu trợ vô cùng tuyệt tác, nhưng chưa biết sử dụng thì sao? Vì nó như thế, nên làm cho Chúng Sanh và Phật Đạo tự mang Mạt Pháp.

Sự đồng ứng vốn như nhiên, do vũ trụ với con người đồng thể, chẳng khác nào bộ máy phát điện cùng với dây điện thường dùng thắp đèn ở các nhà, chỉ có bóng đèn lớn nhỏ khác nhau, đối với đồng ứng cũng như thế.

Muôn loài chúng sanh trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới, tuy khác nhau ngôn ngữ, nhưng thể thông minh vẫn như nhau ,thảy đều đồng hiểu biết, chỉ Dị Biệt phân đối về trình độ cùng giai cấp thôi.

Nơi đồng ứng có lợi về trí hóa, tựa như ngọn ánh sáng để cho Nhân Loại bước đi, nhất là những bậc cải tiến bản thân Đạo Đức, nung đúc từ nơi con người Phàm Phu trở thành Vĩ Nhân hay bậc Thánh Tăng xuất thế. Lại có hại cho kẻ Tự Ngã Cá Nhân, Cá Tánh thọ chấp tự hào, mới tu hành đầu hôm, sớm mai vội cho mình Đắc Đạo, mà sanh ra ngông cuồng Tăng Thượng sa vào đường Ác Đạo.

Những bậc có chí tu đạt Tri Kiến Giải Thoát, hay bậc Vĩ Nhân, thường tự soi nơi bản thân mình đặng bổ sung cho quần chúng, thường tự lượng nơi trí hóa của mình, kiểm lại hành động tư cách đối xử với mọi người. Các bậc nầy thảy đều nhìn nhận Lý Thuyết chớ chưa Thực Hành đặng bao nhiêu, có hiểu như vậy mới cố tiến Lý Sự tương song chân nguyên trực giác. Đó cũng là bậc tự vươn mình hơn con người một bậc.

Đối với tài liệu Phật Đạo là một linh dược tuyệt tác, biết tỏ rõ nguồn mê, do cá nhân tự mãn nên mới thành lập hai chữ TU HÀNH vừa sửa lại bản thân, phải hành sự bên ngoài để tiếp thu bá thiên vạn lối lầm lẫn nơi Đồng Ứng. Có nhiều bậc tu hành kiên sợ đồng ứng tác quái nên tư tưởng hiền lành cốt khỏi sa đọa. Có bậc thường xét lỗi lầm, tự nguyện Sám Hối, tầm phương hóa giải nghiệp thức, nghiệp căn vọng đảo, chuyên trì tu tập bao nhiêu vẫn nhìn thấy chính mình đảo vọng, tìm nơi xa lánh, tận diệt trở thành Tiên Đạo hay hàng Nhị Thừa Tu Chứng.

Chỉ bậc tu đạt Tri Kiến phải lướt qua tất cả những đối tượng bất an của kẻ đồng ứng chưa hòa hộp, cốt dứt đoạn phiền não. Dùng Hỷ Xã khỏi vướng nơi sự lý luân hồi vay trả. Dùng Kinh Điển làm hướng tiến thân tâm. Khi bậc nầy nói lên toàn lời Đạo Đức Chân Thiện. Ngược lại soi lấy thân tâm chưa hẳn đã thực thi đúng, có như thế mới thực hành lý sự tương song, có như vậy mới bĩnh trị lòng tự mãn khỏi lầm lạc cho mình Sở Đắc.

Đối với đồng ứng thì như nhiên sẵn sàng tùy thuận theo sở nguyện của Tứ Loài trong vũ trụ. Từ nơi Thượng cho đến Hạ mỗi mỗi đều tùy thuận đồng ứng. Từ con người cho đến Tiên Thần Thánh Hóa phải lầm nơi đồng ứng.Thật là bản thể như nhiên bình đẳng một khi bậc tu đạt quả vị Vô Thượng Chánh Giác mới tường tận, ngoài ra lầm mê khó nhận chân ra như nhiên bình đẳng nổi.

Vì sao? Vì các Thú Vui bình đẳng đồng ứng cho khắp GIỚI ở các Cảnh Giới, các Cõi cho đến tầng lớp con người, từng trình độ và giai cấp thảy đều nhận thấy thú vị. Như: Bậc thích Đánh Cờ Tướng hay Chơi Tiên hoặc giỡn tiền bằng lối Cờ Bạc, từ nơi này chốn kia, Tịnh hoặc Bất Tịnh cho đến Môn Phái cùng các Tôn Giáo tu hành, mỗi cuộc chơi đều có thú vị nơi cuộc chơi, mỗi Môn Phái Tôn Giáo đều có màu sắc thú vị, sự thú vị tuy riêng, nhưng THỂ thú vị vẫn chung thú vị đồng đẳng. Có phải đồng đẳng như nhiên chăng?

Có thể nói: Bậc Đánh Cờ Tướng, say sưa thú vị nơi đánh cờ, lại ghét kẻ Chơi Tiên, kẻ chơi Tiên ghét người Cờ Bạc, kẻ cờ bạc mê man cờ bạc, chẳng ưa thích những bậc tu hành, thậm tệ bậc tu hành chẳng ưa Tôn Giáo sắc thái khác nhau, hoặc Tông này chỉ Tông kia làm nơi mâu thuẩn. Nó như thế nên mới tự sanh bất đồng, nơi bất đồng chia thành từng Giới Đồng để từng Giới ưa chuộng nhau, có phe phái, đồng với chưa đồng nơi nghiệp thức đồng ứng tương sanh bất ổn định.

Phật và Chúng Sanh chỉ hơn nhau nơi Tận Biết và chưa được biết. Nên Phật thời không có GIỚI. Chúng Sanh có giới bị lầm mê. Phật Không Giới tròn Giác.

THẾ NÀO LÀ KHÔNG GIỚI TRÒN GIÁC?

Khi Đức Quan Thế Âm Như Lai Phật, cho đến sau này Quán Thế Âm Bồ Tát. Sở Đắc viên dung bình đẳng đồng ứng Như Lai, phát nguyện nơi Phổ Môn Kinh bất cứ mỗi một ai, tùy theo sở nguyện liền hiện thân thuyết pháp, Ngài nói: Bà La Môn, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, vv... cầu lấy Ta, Ta liền hiện thân Bà la môn, ưu bà tắc, ưu bà di thuyết pháp. Đó phải chăng đồng ứng hiện thân đồng đẳng không Giới Hạn biệt phân, trở thành Tu Quán Như Lai, đặng Như Lai thọ ký chăng?

Tài liệu Phổ Môn Kinh là một tài liệu tuyệt tác chỉ thẳng cho đời này, đời sau các bậc tu hành chớ Tịnh mà tán dương, Bất Tịnh chê bai phân đối đặng chính mình tu Phật Thừa khỏi gián đoạn tu Như Lai thề nguyện sự. Thật là một môn thuốc hay, linh dược khéo làm cho bậc tu hành biết sử dụng, liền đặng TRI KIẾN Như Lai chánh giác.

Thời quá khứ, Tiền Thân Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Còn hiện thân Bồ Tát, gọi là: THƯỜNG BẤT KHINH Bồ Tát, nơi Kinh Pháp Hoa nói:

Khi bấy giờ Thường Bất Khinh Bồ Tát sở đắc Hiện Nhất thiết sắc thân Tam Muội. Nhìn thấy tất cả Chúng Sanh đều là ứng thân Phật hiện thị hiện, Ngài đặng biết đồng ứng Như Lai, hiện hành bá thiên vạn hạnh, đi đứng nằm ngồi đầy đủ tư cách tốt xấu sạch dơ. Ngài liền đến từng người lễ bái thưa gởi: CHÍNH CÁC ÔNG LÀ PHẬT. Tất cả thảy đều cho Thường Bất Khinh điên. Chớ nào hay, nào biết đặng Bậc say sưa đánh cờ kia mà say sưa Đạo Phật tu vẫn thành Phật. Kẻ chơi Tiên chìm đắm nọ, mà tu trì chìm đắm tỏ ngộ vẫn đặng thành Phật thì sao? Đó là Không Giới Tròn Giác vậy.

Thuyết Minh Đồng Ứng là một pháp môn phẩm hạnh nhiếp độ, Chư Bồ Tát phụng hành, Chư Phật vẫn ứng dụng. Chư Tiên Thiên cho đến hàng sơ trụ vẫn lầm lạc, làm sao tất cả bậc tu hành khỏi lầm nơi đường tu của mình mà tránh khỏi thọ ngã.

Thật cao siêu ý nhị thay cho đồng ứng. Từ hàng Thi Văn, Văn Hào, cho đến Thuyết Minh Vĩ Nhân bằng biện. Từ nơi Gia Cát Khổng Minh cho đến Lão Tử, Mạnh Tử cùng Khổng Tử chỉ thuyết minh đồng ứng chớ chưa tận dụng bản năng. Vì như thế nên miệng chính mình nói, nhưng tâm mình chưa biết mà nơi miệng đã nói.

Các Bậc tu hành nên khôn khéo, nên thịnh trọng lúc đang tu, khi thuyết pháp rất hay in tuồng Thánh Tăng hoặc Tiên Thần Thánh ý. Nhưng ngược lại chính bản thân nơi mình chưa hiểu đặng lời thuyết minh trên, hay chưa đặng quả vị như thế để tương xứng, chớ nên thọ ngã. Chư Bồ Tát đã gặp trường hợp như vậy, liền thưa gởi với Phật. Phật dạy:Chính Ông tín ngưỡng trực tâm, trực thọ, nên nương vào Công Đức Như Lai mà thuyết pháp.

Có bậc tự tu nơi tự tánh hóa giải các chấp nghi, nhờ như thế bắt đầu phát trí tuệ, thường tĩnh tọa nơi thanh vắng, suy nghĩ tự giải đáp nơi chỗ nghi ngờ, hoặc có bậc khá hơn đương nhiên tự nơi mình thuyết pháp với mình. Khi mở quyển Kinh Hoa Nghiêm mới thấy lời Phật nói:Các ông nên biết Bồ Tát nương nơi Công Đức Như Lai. Tĩnh Tọa an nhiên, đồng thuyết pháp cho vô số Chúng Sanh nơi mình đặng nghe pháp, lãnh hội thời thuyết ngôn, tất cả thảy đều đặng nhiều môn giải thoát, đó là những vị đã từng cúng dường Như Lai nên ngày nay mới nói như thế. Bậc này tán thán vô lượng kinh pháp, kinh pháp nhắc nhở cho Bậc đang tu hành qua từng kiếp quên nhớ, ngày nay đồng ứng mà nhớ.

Thuyết Minh Đồng Ứng rất dễ lầm, dễ nhận, đối với kẻ Thiếu Trí Đa Văn ưa thích kỳ vọng mà lầm nhận. Còn ngoài ra Bậc tu cầu chánh giác biết trọng bản năng Công Đức Phẩm. Mỗi một khi buông thả nương vào đồng ứng thề nguyện học. Bậc này có trạng thái xét lại bản năng, Đạo Hạnh cùng Đức Trí cốt chứng tri căn bản, thật khó lầm nhận phút cuối của một thời đang tu.

Thời bấy giờ có vị Thiền Sư Bồ Tát sở đắc thần thông, dạo khắp Tam Thiên thế giới Rồng Người. Khi dùng Lậu Tận Thông biết đặng Nghiệp lậu chúng sanh. Dụng Tha Tâm Thông tỏ rõ tâm chí rồng người. Dùng Túc Mạng Thông quán sát tuổi Thọ từng các Cảnh giới. Dụng Thần Túc Thông, tận rõ nơi Thọ Ngã Chư Tiên Thiên. Thiền Sư Bồ Tát tận dụng thường dùng Ngũ Nhãn, Lục Thông, đo lường tất cả Nhân Thiên, Tiên Loài thảy đều Chánh Báo bị sanh gây tạo thân hình, thân mạng không thực thể. Vị Thiền Sư Bồ Tát ngạc nhiên tự thốt ra nơi cửa miệng: Lạ thay, có thân mạng chưa có Chủ Quyền, sống theo sanh diệt Đồng Ứng, chưa Tận Giác, chỉ là CON NỘM mà thôi.

Nay Ta công dụng Thần Thông Đồng Ứng Nhãn Tạng trí hóa đặng biết vẫn lầm nơi Pháp Giới tận biết, tận biết từ ngoài đến trong, từ trên đến dưới mà chưa tận giác Thân Mạng nơi Ta, chưa thấu tường tận bản thân, Thị Chứng đường dây Sanh Tử, thì làm sao Tận Giác?

Vị Thiền Sư Bồ Tát tự hỏi xong, lặng lẽ đến một phiến đá an dưỡng, đồng soi khắp thân tâm qua hàng trăm tuần, nghìn lớp lớp, thời gian tận giác, chứng thị Chánh Giác.

Sự Đồng Ứng như nhiên bình đẳng giúp ích về Trí Tuệ tư tưởng, thâu đạt Tam Thân Tứ Trí Ngũ Nhãn Lục Thông lần đến Chánh Giác, đối với bậc nương theo để tiến bộ. Bằng Thọ Chấp, Thọ Ngã thảy đều không lợi ích, phải vươn mình trong sanh tử quay cuồng. Nên chi Đức DI LẠC TÔN PHẬT đương thời Hiền Kiếp, Ngài mới để lại bài Thi:

KHUYẾN - TU

Ghét Thương phải quấy, biết bao là.
Xem Xét đo lường giữ lấy ta.
Tâm để rỗng không, thường nhẫn nhục.
Bửa hằng thong thả phải tiêu ma.
Nếu người tri kỷ nên an phận.
Dẫu kẻ oan gia vẫn cộng hòa.
Miễn tấm lòng nầy không quái ngại.
Mười phương chứng đặng Lục Ba La.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN