–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

12. TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI PHẬT ĐẠO

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9430)
12. TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI PHẬT ĐẠO
Tư Tưởng với Phật Đạo, Tư Tưởng là nguồn máy khởi điểm phát hiện, do Cảnh sanh Tình nó phát hiện đủ hình thức. Những Bậc Đại Trí, Đại Căn biết Sử dụng các tư tưởng, nương nơi tư tưởng truy tầm tỏ tánh, gọi là: nương nơi vạn pháp tỏ pháp. Phật Đạo không chấp nhận Tư Tưởng làm nơi Giác Tưởng, chỉ lần tu đạt Bát Nhã Trí, Điều Ngự tất cả Tư Tưởng mà Chánh Giác.

Đạo Phật mới cho Tư Tưởng là Duyên Khởi, Duyên Khởi đứng trên thế giới con người công nhận diện thì nó phát sanh vô cùng tận, gọi là trùng trùng duyên khởi, trở thành biển khổ sóng cồn. Duyên Khởi giao tế từng giai đoạn không ngoài Sanh Diệt, tất cả lầm lạc nơi tư tưởng, bị đổi Cảnh thay Tình, cái sống Sự Sống vẫn đi trong cơn mê hoài vọng tưởng vọng, không ngoài Sắc Thinh Hương Vị để mà Sống, trong sự sống hòa với Cái Sống, có lúc đồng, có khi bất đồng liền dị tưởng chướng đối, nên mới có chỗ Thuận và Nghịch, gọi là PHÁP GIỚI Tử Sanh.

Những Bậc tu Đại Căn, lướt qua từng bối cảnh do tư tưởng thành hình, làm căn bản sáng soi căn nghiệp, nghiệp chướng, căn nghiệp nghiệp lậu và Kiết Sử, cốt tường tận pháp giới, tỏ tường con đường lầm lạc của Tư Tưởng, thì tư tưởng kia làm ngọn đuốc Trí Tuệ. Khi thật tỏ rõ nó không còn là Trí Tuệ, liền thâu đạt Giác Trí tu về Như Trí, nó là con thuyền Bát Nhã vậy.

Bằng phàm phu chưa hiểu thể cách công dụng tư tưởng, thường chìm đắm nơi Tư Tưởng Thọ Ngã, phát sanh tự hào cá nhân, cá tánh, căn nghiệp, gây hấn tự gây tạo nhiều phiền não chính bản thân mình chưa hiểu lại ai oán kẻ thân cận, ràng buộc lấy mình mà không hay biết, trở thành lối sống đầy hoàn cảnh gai góc, vô tình hoặc cố ý hiện tại chính thân tâm mình bị sanh nơi mờ mịt. Đối với Bậc Đại Trí rất tường tận sự lầm mê của hoài vọng, sự chìm đắm trong tư tưởng bị sanh nơi hành động nên thân mạng con người có từng lớp lớp, càng cố thoát sanh không đặng sanh thoát.

Tư Tưởng thường phát sanh nhiều lối, nhiều ngành, nhiều ngỏ từng lớp con người, nó tài trợ cho con người nhiều hiểu biết rộng rãi khoát đạt, tùy thuận nơi mỗi người hành sự. Có người thường nghiên cứu học hỏi đến mức độ trí hóa thông minh, nơi thông minh lại chia ra nhiều ngành Đạo Đức hoặc Phi Đạo Đức, đặng làm bậc Siêu Nhân hay Ác Quỷ, cho đến thường tưởng Định Tưởng mà thành Tiên Thần hay Thánh Tăng.

Đối với Tư Tưởng không thể từ chối hay vứt bỏ, có lắm bậc từ chối tận diệt tư tưởng, lại vương vào nơi Định Tưởng, có nhiều kẻ tiêu trừ động vọng lại hứng chịu Tịnh Vong. Tư Tưởng thường tưởng định tưởng không tưởng vẫn bị Tưởng Không. Tư Tưởng là vòng đai Sanh Tử, nó không khác mấy với chiếc máy ghi âm, mỗi một khi thâu tiếng nói hay những bài ca hát, lúc phát thanh thì lời nói kia không ngoài dư âm tiếng điện. Khi con người bị biết đến Định Tưởng tỏ biết không ngoài cái biết trong tư tưởng. Chỉ trừ ra thực hành đến chỗ Trực Biết mới là nơi Như Nhiên Chân Biết.

Sự thông minh nó có từng giới của con người, mỗi một người đang sống nơi hướng định nghề nghiệp Mưu Sĩ, Giáo Sĩ hoặc Đạo Sĩ cùng Bác Sĩ đến Vĩ Nhân, còn Bậc Đại Căn Đại Trí tu cầu Tri Kiến Giải Thoát thời tâm chí hướng thượng, thu nhiếp tất cả tư tưởng, tỏ ngộ lớp lớp tư tưởng, đạt Giác Chân thành Chánh Giác.

ĐỨC THẾ TÔN Ngài thật biết, còn biết hơn thế nữa Ngài nói: Tư Tưởng chung khắp trong Ba Cõi và Sáu Đường đến Tam Thiên Thế Giới, lẽ sống không ngoài tư tưởng điều động đường dây Sanh Tử, nên mới có Thiên Tưởng, Nhân Tưởng, cùng Chúng Sanh Tưởng. Tất cả thảy đều bị nơi Thọ Giả Tưởng, chạy vòng trong Tam Giới, di chuyển thay đổi Diệt Sanh chia thành Chủng Tánh như Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh, Chủng Tánh Bồ Tát Tánh cùng Chủng Tánh Phật Tánh. Từ phát hiện Tư Tưởng đến suy đoán tưởng, hành động các sự việc, từng mỗi giới có tác động nơi tư tưởng khác biệt nhau, nhưng thể tánh đồng tư tưởng, nên gọi là Tướng sai khác với các Cảnh mà đồng với tướng thấy, Đức Thế Tôn Ngài rất tường tận, tư tưởng phát huy, tư tưởng cố định trở thành cảnh giới ước ao, ao ước Niết Bàn do tư tưởng mà thọ sanh trong tư tưởng, nên Ngài nói 62 kiến chấp để làm kim chỉ nam, cho các bậc tín tâm tu cầu giải thoát khỏi lầm lạc tư tưởng vọng loạn.

Đức Bổn Sư, Ngài tinh vi khéo léo Vô Thượng Chí Tôn, Ngài sáng soi tư tưởng khắp cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Ngài công dụng Túc Mạng Thông, Thần Túc Thông tận suốt Nghiệp Lậu từng Chúng Sanh Giới, tận tận tư tưởng thần túc chưa thông phải lầm mê nơi Giả Tưởng an trụ nơi sanh tử. Nếu không dùng Tưởng thì chúng sanh chưa lấy đâu nương tựa, Ngài bèn chỉ dạy PHƯƠNG PHÁP TƯỞNG PHẬT và cho NIỆM PHẬT, thật tuyệt tác thay một diệu dụng cứu độ tận độ của Tưởng Phật Niệm Phật với tu Thiền Tọa cốt ổn định tư tưởng, giúp đỡ cho tất cả đang chìm đắm Tối Tưởng, Loạn Tưởng trở về với Sáng Tưởng Niệm Phật mà đến Giác Ngộ.

Trong thời nầy đa số tin Phật, tín tâm tu hành pháp môn Niệm Phật cùng Tưởng Phật, với pháp môn tu Thiền. Nhưng hai môn đều sai lạc phương thức của Tâm Truyền tế nhị của pháp môn khó mà thành tựu, khó tu đạt đến đích. Vì sao? Vì Niệm Phật, Tưởng Phật, phải: TƯỞNG MÀ KHÔNG TƯỞNG Giải Thoát.

THẾ NÀO TƯỞNG MÀ KHÔNG TƯỞNG GIẢI THOÁT?

Niệm Phật chiêm ngưỡng Tướng Phật, Tâm không trụ nơi Tướng, chớ trụ nơi vọng tưởng xấu xa đen tối cốt về với tư tưởng Từ Bi Hỷ Xã hướng thượng Di Đà, được gọi là Tưởng mà Không Tưởng Giải Thoát. Còn Pháp Môn tu Thiền Định Tưởng mà không có Hướng Định Giải Thoát.

THẾ NÀO ĐỊNH TƯỞNG MÀ KHÔNG HƯỚNG ĐỊNH GIẢI THOÁT?

Thiền Tọa xã hết Tư Tưởng hướng nơi Nhập Thiền, đưa vào Tịch Tịnh Tưởng, an nhiên Tịch Tịnh Tướng của Nhãn Tạng sáng soi các Tư Tưởng Diễn Đạt mà soi vạn pháp. Do nơi Cấu mới Tịnh, đến không Cấu Như Nhiên Tịnh, không tưởng tỏ thấu Pháp Giới tư tưởng pháp thân, đến không tưởng vẫn là Pháp Giới Tưởng, tỏ tánh thường chân, an nhiên Giác Trí về Như Trí, đó mới đặng ngồi yên Thiền Tọa, nên gọi là Định Tưởng Mà Không Hướng Định Giải Thoát. Bằng Tu Thiền theo Vọng Tưởng, Thường Tưởng không Giác Tưởng, trụ nơi loạn tưởng đều là lạc hướng, bị sa vào Ma Đạo, chớ chưa phải Như Lai Thiền Giải Thoát.

Tư Tưởng với Phật Đạo nó khó là lúc lầm sai chưa lối thoát, lúc mong đợi cho Tư Tưởng hóa thành phải sa nơi Định Tưởng đảo điên, không chấp vẫn bị chấp. Cho đến nổi một vị Thượng Tọa Thiền Sư, khi tỉnh ngộ tư tưởng quan niệm nơi mình mà hương đăng sám hối, trong Công Đức Tiềm Năng Tín Thành Tự Sám như sau:

Bạch Thế Tôn!
Con thật lầm sai ngu dại, phân đối Phật Pháp có lớn, có nhỏ, có cao, có thấp, thật ra Phật Pháp không lớn, không nhỏ, chẳng cao không thấp, miễn Trực Giác Quân Minh Phật Pháp Bình Đẳng.

Do nơi dại dột như thế, con mãi truy tầm qua nhiều phương pháp, con nào chú ý đến lời căn dặn của Đức Chí Tôn, con tu đủ muôn ngàn nơi lầm lạc, năng sở ham cầu, chọn xem rất nhiều kinh điển để nhận lấy cao siêu cảm giao Phật Độ, thật ra con nào có tỏ rõ là bao, đến nổi hàng đêm tu cầu kinh sám hối, cốt giải nghiệp vương trong thân mạng, con tự nuôi hoài vọng kỳ mong hơn là Thực Tiễn Bản Thân hóa giải, cho nên con Tu nơi mơ màng lạc lỏng bơ vơ, định hướng làm an vui con đường Tu Phật Tín Thành Chiêm Ngưỡng cốt giải nổi lo âu chưa lối thoát, chính con rất bối rối, bản năng tự soi còn dẫy đầy Nghiệp, con càng cố Tu Đạt bao nhiêu lại càng lạc hướng, con càng xa lìa bấn loạn thời mãi rối loạn đuổi theo thân tâm.

Thế rồi con xa ngôi chùa chỉ vì con nhận thấy ngồi yên không nơi thoát, ra đi con vẫn cảm mến, in tuồng mất cái gì yên tĩnh của lòng con, con tự sống chung trong rừng sâu, cầu mong thoải mái, cốt nương tựa Thiền Môn làm một Vị thầy thuốc cứu độ, làm như thế, tu như vậy, con tự chọn chương trình Bố Thí, Trì Giới chủ đề, ngoài ra Tọa Thiền kê kiểm, con làm một thời gian,con chỉ vui với tất cả những người an vui do bàn tay con xây dựng, con làm cho tất cả những người xung quanh con đặng an lành, con sung sướng trước sự an lành của Pháp an lành giúp họ, con chưa ổn định khi dân chúng âu lo bệnh hoạn, con lại nhẫn nhịn tất cả hoàn cảnh, chính con không bao giờ Kiến Tạo, con chỉ lướt qua từng cơn lung lạc của những người xâm xỉa mà không phiền trách, con tự cho đó là Pháp Bố Thí, lòng con Trì Giới không xâm phạm.

Bạch Thế Tôn! Con không ngờ:
BỐ THÍ, TRÌ GIỚI LÀ PHÁP MÔN GIẢI THOÁT.

Tuyệt Tác thay! Lời vàng của Bậc Vô Thượng Chí Tôn, con không ngờ chỉ mỗi một ngón tay nhẹ khẽ, lời chỉ giáo lại đưa cho tất cả Nhân Loài, Thiên Loài trong Tam Giới thực hành đồng sự đồng hành với Như Lai mà chúng con thường đọc tụng:Như Lai Vô Biên Thề Nguyện Sự. Con không ngờ BỐ THÍ chính là một pháp môn Đồng Sự Đồng Hành, nhiếp độ đặng tất cả Như Lai Thể, đưa đến cho chúng con đặng thọ ký an lành của Như Lai.

Bạch Thế Tôn!
Phải chăng Pháp Bố Thí chia ra làm Ba PHẨM, mỗi một Phẩm tác dụng mang lại cho chúng con quá nhiều sự lợi ích vô kể khó nghĩ bàn. Theo con đặng biết: Phẩm Tài Thí là nơi Đồng Hóa thân tâm chia cách, ảnh hưởng do nơi tham vọng Sắc Hương, nên dùng Tài Thí để Hỷ Xã thân mạng mình, không ích kỷ vị kỷ tham lam khinh rẽ, trái lại dụng Tài Thí vừa thương lấy mình cùng thương chung tất cả mọi người đang đói khổ, lại cứu độ tận độ hoàn cảnh ngặt nghèo, kiến tạo Đức Độ giữa hai bên Chúng Sanh và Như Nhiên Thị Hiện Sắc Thân Phổ Chiếu chăng?

Thượng Tọa Thiền Sư vừa Sám đến đây, đôi mắt thưa cầu đầy lòng thành kính, bát trầm hương buông tỏa màu xanh trắng bay cuộn hư không, quây quần in tuồng chấp thuận nơi lòng ái kính. Thiền Sư êm lặng chờ đón phút thiêng liêng. Thượng Tọa Thiền Sư thưa sám tiếp.

Bạch Thế Tôn! Lời thưa gởi nơi con không khác với hạt vi trần đang đứng trước hư không vô tận. Con không ngờ Tài Thí là một môn duy nhất, cúng dường an vui cho tất cả chúng sanh giới, lại Ứng Cúng Trang Nghiêm Quốc Độ, ngày sau đặng thừa hưởng nơi nhân thiên đạo đức, làm cho Chư Thiên kính nể Uy Đức vô cùng. Đến giai đoạn con nhìn đến Bảo Phẩm Pháp Thí cực kỳ không thể nào nói. Vì sao? Vì chỉ có Đức Ngài mới nói nổi, chính con nương nơi Công Đức Như Lai thừa hành Pháp Thí, nên con không thể nói lên lời Pháp Thí của con.

Bạch Thế Tôn! Con thật quá ư lầm lẫn ngu đần dại dột, con đã khoác chiếc áo Đạo Đường, dùng tất cả ẩm thực của Như Lai cung cấp, con thường hay xem và hay nói, con thường hiểu đôi lúc hiểu không, tựa như kẻ tay cầm chiếc đèn dầu nhỏ đi trong đám rừng sâu, con nào hay biết con chỉ là kẻ học đòi. Thế mà con đã lầm nơi Tự Ngã để Pháp Thí, Tự Ngôn để giải Pháp Thí, tự hào nơi Pháp Thí, trở nên tình trạng loạn thí. Do nơi lẽ ấy mà tất cả lời nói nơi con Tín Chúng chưa lãnh hội đặng. Vì sao? Vì Pháp tùy căn để thí pháp, còn con lại vì ngã để thuyết ngôn. Lại nữa Pháp Thí nó không trên, chẳng dưới, không trong ngoài, như nhiên pháp thí, để cốt hóa giải nơi lầm lạc, vì nơi Nhân Tưởng, Thiên Tưởng, Chúng Sanh Tưởng bị trong vòng thọ giả mà thuyết pháp.

Bạch Thế Tôn! Con Kính nơi lòng chân thật, nơi tâm ý thiết tha, nơi lời như nhiên tự thốt mà thưa gởi, phải chi con nhận chân giá trị, con thật tỏ bản năng, con tự tôn thừa hành Phật Tướng thị hiện thân tâm giải bày Pháp thí, cốt làm lợi ích chúng sanh khởi tâm cầu đạo, thời con đã đem tất cả tâm chí thân mạng cúng dường mới gọi là Pháp Thí, mới tận thấu duyên căn do nơi vạn triệu duyên khởi mà nâng đỡ Phật Đài. Tạm thời đại diện Phật Pháp, cốt làm sáng tỏ Như Lai Phật Tướng, kết chung không ngoài Pháp Thí. Nói đến đây Thượng Tọa Thiền Sư đảnh lễ ba lễ, đâu đó xong xuôi ngồi lại yên lành, liền thưa sám.

Bạch Thế Tôn! Con tận thấu vạn pháp chẳng có chi, nhưng hữu sanh thời hữu vật, hữu tướng liền hữu ngôn, hữu tồn liền có trữ, đó chính là Như Nhiên nơi vạn pháp kéo lôi, Thiện căn liền Phước Báo, Hạ Kiếp phải lưu đày. Con chưa bao giờ tận thấu nơi Vô Úy Thí là chi.Con mãi tu trên sướng khổ nhục nhằn, mãi qua vạn pháp tâm không hờn oán, củng cố khép mình trong Thiền Ngôi làm nơi Trì Giới. Sự Trì Giới, ban đầu con đang trì giới thọ trai, thực hiện ngũ giới thập thiện, cốt cầu Tri Kiến. Con nương nhờ nơi Trì Giới mới soi lại Bản Thân, soi cùng nghiệp cấu, con nương nhờ Trì Giới mới giải nổi tập khí, tâm hành thung dung không mang vào lòng những điều ẩn trắc, con nhờ Trì Giới đứng trước sự việc xẩy ra con mới ngự trị lòng con mà nhẫn nhục sáng soi, kế tiếp phát sanh Trí Tuệ hóa giải.

Bạch Thế Tôn! Con đã xa ngôi chùa con thường gọi đó là Thiền Ngôi, chưa trọn tình đồng hòa nơi Tứ Nhiếp, về nơi Thiền Môn chung sống với mọi hoàn cảnh trái ngang, tâm không tự ngã của Nhân Thiên hay Thiên Thừa Đạo Hạnh. Trước khi con bước ra cổng chùa, con tự nguyện, dù cho hoàn cảnh như thế nào, thân mạng sẵn sàng cúng dường ngôi Tam Bảo. Thế rồi một thời gian con không ngờ, chưa bao giờ ngờ được, chính nơi hoàn cảnh từ thế gian đến xuất thế gian, lăn lộn xâm chiếm thuận nghịch diễn hành, bậc Tu Hành lướt qua từng pháp giới Tâm vẫn an vui, vì chính mình đã từng Vô Úy Thí.

Bạch Đức Thế Tôn! Sao mà tuyệt tác như thế? Sao sự việc khó nghĩ bàn, phải chăng sự việc mà thế gian xuất thế gian chưa làm đặng, ngày nay Chân Phật Tử phải làm để nương vào Bất Khả Tư Nghì, qua vạn pháp Tâm không quái ngại, vào vạn cảnh lòng chẳng oán hờn mà chung cùng với Như Lai Vô Úy Thí. Phải chăng Tiềm Năng chủ lực Tối Thượng mà chư Phật đã từng trải qua, ngày hôm nay con mới đi qua am tường thức tỉnh.

Thượng Tọa Thiền Sư vừa Bửu Sám xong ngồi yên tỉnh, các loài chim Sơn Ca mừng hót, cây cảnh chung quanh chào đón Bóng Hoàng Dương, in tuồng hòa đồng với những lời của Thiền Sư đã từ Giác Chân thực hành thuyết minh Trực Giác.

Kỷ niệm ngày Vía ĐỨC ĐÔNG ĐỘ DƯỢC SƯ
TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM