–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

2. TÓM LƯỢC

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 10220)
2. TÓM LƯỢC
Trong tập “Dưới Sự Nhận Định Vũ Trụ Với Con Người” như trên đã nói: Con người sống tạm nơi cái sống, rất cần đến vật chất lẫn tinh thần. Phần Chánh Trị an bang giúp đỡ vật chất. Phần THÁNH ĐẠO cứu giúp tinh thần. Kể từ ĐẠO LÃO đến ĐẠO KHỔNG, BÀ LA MÔN, PHẬT GIÁO, THIÊN CHÚA GIÁO, kế tiếp có ĐẠO HỒI GIÁO, TIN LÀNH GIÁO đến THÔNG THIÊN HỌC, BÀ HAI GIÁO, tóm lược chung các Tôn Giáo để các đọc giả nhận định, trong các Tôn Giáo thảy đều với đích nuôi dưỡng tinh thần. Lúc con người chết về CÕI TRỜI hay THƯỢNG ĐẾ là duy nhất.

Chỉ có PHẬT GIÁO có đích đưa con người thoát sanh ngoài vòng Vũ Trụ, vì sao? Vì Phật Đạo đã tìm đặng Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới ngoài cõi trời. Khi Đạo Phật ra đời, nhận định Thái Tử Tất Đạt Đa Cách Mạng Bản Thân xóa mờ hỗn loạn tư tưởng, dẹp tan chế độ áp bức giai cấp, đem con người khỏi ách nô lệ nếp sống trật tự mới. Ngài được con người tin Ngài trên công sự làm, Ngài đặng con người kính Ngài, vì Ngài quảng đại bao dung, Ngài được con người kính nể Ngài vì Ngài Đoan Chánh, chớ chưa tin mục đích tối thượng nơi Ngài đưa con người Tri Kiến Giải Thoát. Đến thời sau sự giải thoát mới công bố, nhiều chư vị Bồ Tát mới đồng ghi chép tài liệu trở thành Tam Tạng Kinh.

Đạo Phật nhờ KHOA HOC, TRIẾT HỌC, TÂM LÝ HỌC làm sáng tỏ. Tuy nhiên Khoa Học là Khoa Học hay Triết Học cùng Tâm Lý Học, mỗi khoa riêng rẽ không phải Khoa Học, Triết Học hay Tâm Lý Học là Đạo Phật hay đã tin Phật thi hành. Nhưng lời nói nơi Phật là lời nói vô tư tổng quát tất cả thực hành đến kết quả đúng như lời Phật nói.

Khoa Học dụng Lý Tưởng phát sinh, lấy Thí Vật thực nghiệm. Từ nghìn xưa Phật nói chưa rõ đặng, đến ngày nay khoa học đã tìm thấy kết quả đặng. Như thế có phải: Lý Tưởng thuộc về tinh thần, thí vật thuộc về vật chất, khoa học từ tinh thần phơi bày thể hiện ra vật chất chăng?

Về phần Triết Học tận dụng tư tưởng phát sanh đảm phá tư tưởng đứng yên chưa chấp nhận, lần đến tư tưởng tận cùng mà triệt thấu qua từng bước tiến, đặng rõ ràng tư tưởng từng lớp con người đã suy nghĩ, kết quả đứng vào hàng Thông Thái Học, chớ chẳng đến tuyệt đích Giác Nguyên, nên chi Triết Học chưa giải được những gì không có chỗ chỉ mà Đạo Phật Sở Đắc.

Tâm Lý Học đã từng nghiên cứu, tác động con người từ tư tưởng phát hiện trên hành động, từ nơi ý nghĩ thấp cao của con người thì hành động nhịp nhàng theo giai cấp. Tâm Lý Học biết tất cả tâm lý nơi con người để điều động giúp đỡ theo nhu cầu của họ. Nhưng Tâm Lý Học chưa biết đặng tinh thần với vật chất dung thông trong tạng thức bản thân của con người mà trưởng thành tất cả sự việc. Theo sự nhận định trên thì:

* Khoa Học Thí Vật thực nghiệm những gì Phật đã nói hàng nghìn xưa, nay mới bày biện.

* Triết Học Hóa Giải những gì Phật đã dạy.

* Tâm Lý Học thâu nhận các linh động cốt đến hiểu biết từng lớp con người, những gì mà Phật đã giảng. Những thành quả trên với đích đức Phật chủ yếu đưa con người Giác Ngộ thoát khỏi Vũ Trụ với con người đã biết nhận định.

Đứng trong tư thế con người, bước vào Tôn Giáo cầu lấy Cách Mạng bản thân thường bị vấp vào nơi phản Tôn Giáo, phản Cách Mạng bản thân. Đến chừng thông đạt Vũ Trụ với con người biết điều hành ngự chế khi bây giờ không còn gọi là phản Tôn Giáo hay phản Cách Mạng bản thân nữa, vì sao? Vì chưa biết sử dụng tư tưởng nên tư tưởng lệch lạc bản thân bị phản đối, do đó nên mới có PHẢN TÔN GIÁO, PHẢN CÁCH MẠNG BẢN THÂN. Nếu con người biết vận dụng tư tưởng thì nên lúc tư tưởng phát sinh, những tư tưởng nào không thực chất chớ phơi bày tư tưởng đó ra, chính mình phải tự hóa giải nó đến thực chất. Bằng phơi bày ra mang đến cho con người không có lợi lại thêm vào nó mê tín cuồng si bị chỉ trích, tự mình phản lấy mình còn phản tinh thần tôn giáo nữa. Thế nào gọi là tư tưởng không thực chất? Tư tưởng không thực chất là: Tư tưởng ngoài chơn tánh, xa chân thể khó thành tựu đặng. Cũng như: Không Hỷ Xả tạo Đức Độ, cỗi giải tâm, lại đòi tu luyện TÀNG HÌNH, thì thử hỏi làm thế nào đặng. Duy chỉ Đức Độ Từ Bi tâm rộng rãi giúp đỡ nhân loài an vui, thì dù cho có đứng trước Quần Chúng đặng con người Lễ Bái, cần chi phải tu luyện Tàn Hình?

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN