–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

13. TỔNG KẾT

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11307)
13. TỔNG KẾT
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn. Phần Mười Một nói về Chân Lý là món ăn thật thể, các bậc tu hành từ nơi Chơn Tánh hóa giải Nghi Chấp lần tu qua các pháp môn thời mới nhận chân được mỗi Pháp Môn cứu chữa mỗi bệnh mê lầm, không khác nào dùng CƠM HƯƠNG TÍCH. Nếu tu được như thế, biết đặng như vậy, thì mới nhận được Kinh Điển của Đức Thế Tôn bất biến. Bằng chưa biết thì Kinh Pháp kia đối với các bậc ấy vô nghĩa. Vì sao gọi là BẤT BIẾN? Vì lời Chánh Giác biên tập nơi Kinh Điển thời nào cũng có vị Trực Giác tỏ thông lần theo hiểu biết, lúc nào cũng thích thú đối với bậc Chơn Tu Tự Tánh nên Kinh Điển Bất Biến.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, Tam Tạng Kinh không thiếu sót, lời chỉ dạy lưu truyền không TĂNG GIẢM, vì lẽ gì hôm nay TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM biên tập XUẤT THẾ CHƠN KINH? Xuất Thế có nghĩa gì? Chơn Kinh Lý Chí ra sao?

Nầy Thiện Nam, Thiện Nữ, Xuất Thế có ý nghĩa không sâu đậm cho lắm, nhưng mục tiêu chính là từ nơi mê lầm lẫn lộn, Tu Chứng Trực Giác Quân Minh. Nó cũng có ý nghĩa: Đương sinh chìm đắm trong LỤC ĐẠO, mê lầm nơi PHÁP TÁNH vọng khởi đảo điên, Tứ Chúng tỏ tường nhiếp thu Lục Đạo, hoàn toàn giải thoát Sanh Tử Luân Hồi. Cũng có một ý nghĩa: Nương nhờ Thế Gian GIÁC, thân cận gần gũi Nhân Sinh tu chứng Tha Tâm Thông, Lậu Tận Thông, Thần Túc Thông, tận Ngũ Nhãn Lục Thông hoàn giác. Đó là mục tiêu chính XUẤT THẾ.

Về Chơn Kinh lời chỉ dạy diễn nói không phải Y Kinh Diễn Nghĩa, cũng không phải Ly Kinh Nhất Tự, đồng đem lại cho tất cả các bậc tu hành giải mê, Ngộ Nhận đặng rốt ráo tỏ thông Giải Thoát. Lời nói ấy nó chung đồng một quyết định gọi là CHƠN KINH.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, phần kinh pháp lưu lại cốt nhắc nhở Chư Bồ Tát hoặc các bậc tu đã từng gặp Phật, đã từng nhiều kiếp Công Đức ngôi Tam Bảo hay hộ trì Chánh Pháp, hoặc từng tu theo Pháp Môn ĐẠI THỪA, đạo hạnh đã từng cung kính đầy đủ các PHẨM HẠNH, nhờ như thế nên chi hiện nay có bậc xem kinh đương nhiên Trực Giác, có bậc xem kinh liễu đặng nghĩa kinh nơi lời Phật dạy. Cũng có bậc xem kinh chưa hiểu chi mấy, nhưng đương nhiên sinh ra thích thú vui mừng thọ trì kính bái. Ngoài ra, những kẻ tục tử kiêu căng ngạo mạn họ chẳng bao giờ ưa thích Kinh Pháp, họ chỉ ưa nghe theo Ngũ Dục, ăn uống cạnh tranh, nếu kẻ nầy được cầm đến quyển Kinh để xem hay đọc tụng, đương nhiên sinh ra buồn ngủ hoặc uể oải, họ chưa hiểu lấy mảy may chi cả, có đâu đến trọn biết Kinh Pháp. Vì lẽ ấy nên chi từ Phàm Phu phải Thọ Trai niệm Phật lập công đức trì giới cúng dường Chư Bồ Tát, nương nhờ theo Công Đức ấy mà hóa giải nghiệp thức trên, sau phát tâm Đại Nguyện tu tập theo con đường Bồ Tát Hạnh.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, trên con đường Đạo, từ nơi tu cầu tu tập hoặc tu hành, tất cả các lối tu không ngoài tu thế nào cho giải hóa Vô Minh, tỏ soi vạn pháp cốt ngộ PHÁP TÁNH. Khi ngộ đặng Pháp Tánh thì mới tỏ rõ vạn pháp là: PHÁP THÂN PHẬT, còn Pháp Tánh là: NHƯ LAI HÀNH DỤNG. Lúc bấy giờ mới nương theo Công Đức của Như Lai để Nhiếp Thu vạn pháp, cứu cánh từng nơi trong Lục Đạo, gọi là nhiếp thu Lục Đạo như phần trên đã nói, tu nguyện đến rốt ráo Chứng Tri Bát Niết Bàn tròn BỔN NGUYỆN nhập ĐẠI BÁT NIẾT BÀN không còn lấy một kiến chấp. Bằng chẳng như thế tu sinh ra Nghiệp, Nghiệp do Tâm sanh liền tu CỔI GIẢI TÂM, thì tâm lại sinh nghiệp, nghiệp thọ chấp liền có CÕI có CẢNH GIỚI, cứ như thế diễn mãi đến sau rốt phải lầm nhận nơi HỮU VÔ là hai pháp không ngoài Pháp Tánh, trở thành HỮU DƯ NIẾT BÀN cùng VÔ DƯ NIẾT BÀN thảy đều vướng nơi vạn pháp, chớ chưa tận tường Pháp Tánh vậy.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, nói đến vạn pháp thì vô kể, khó mà diễn giải sao cho hết được. Vì sao? Vì mỗi một pháp thảy đều có vô lượng Thể Tánh của nó biến diễn, nếu có kẻ suốt đời mãn kiếp chỉ mong sao cho chính mình ĐƯỢC, thì nơi Được đó nó có vô lượng được. Bằng có người suốt đời mãn kiếp chỉ mong sao cho mình Hiền Lành, thì nơi Hiền Lành kia nó vốn có đến vô lượng nơi chốn Hiền Lành. Cứ như thế mãi mãi được mất, có không, còn hết, mỗi một pháp thảy đều có vô lượng Chánh, vô lượng Thọ, thì thử hỏi các Thiện Nam cùng Thiện Nữ làm thế nào lựa chọn để tu đến Giải Thoát, đó chính là một câu hỏi yếu tố của các bậc tu hành cần nên hiểu biết.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, Vạn Pháp mỗi một pháp thảy đều có vô lượng của nó, đến lúc Thiện Nam hoặc Thiện Nữ cùng các bậc Tín Tâm cho đến các hàng chư Thiên chư Tiên nhận thức khác nhau chia ra vô lượng thứ bậc, từ nơi vô lượng thứ bậc trở thành vô lượng nghĩa trong vạn pháp. Do vô lượng nghĩa ấn tượng quan niệm của nhiều thứ lớp cùng với vô lượng Thể Tánh của vạn pháp thì thử suy ngẫm xem có thế nào đếm cho đặng hay diễn nói cho hết đặng chăng? Chỉ trừ ra bậc Chánh Giác tường tận thứ lớp, tường tận chủng tánh, tường tận chủng nghiệp của mỗi loài, của mỗi ý chí của giai cấp, khi họ suy như thế nào, họ nghĩ ra sao, tuần tự mà thấu đáo nghĩa lý của họ không thiếu sót. Vì vô lượng nghĩa trở thành vô lượng Pháp Giới ngăn cách nên chi Chư Bồ Tát nguyện HÀNH THÂM PHÁP GIỚI cốt tận giác các ý nghĩa sâu cạn của chúng sanh tạo thành Phật Quả.

Nầy các Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, theo như lời nói trên để rõ biết, Chư Phật vì chúng sanh lầm mê nơi vạn pháp, sự mê lầm không thể nào nói hết đặng. Ngài rất khéo léo diễn giải Tam Tạng Kinh Điển, không ngoài giải Mê phá Nghi Chấp của chúng sanh, cốt đưa chúng sanh đến Tri Kiến Giải Thoát. Vì vậy nên chi Phật không bao giờ có pháp nào là pháp của Phật cả, chỉ giải Mê Lầm đem đến sự ích lợi bất diệt cho chúng sanh thôi.

Từ nơi vô lượng Nghĩa, vô lượng Thọ, vô lượng Pháp Giới, vô lượng Chúng Sanh lầm lẫn tạo nên vô minh nghiệp quả Chánh Báo Thọ Báo trong TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI. Từ nơi di chuyển bên nầy đến thay đổi bên kia, bậc tu hành đòi lên, kẻ si mê bị xuống, kẻ thời đi qua, người thì đi lại, lộ trình chạy vạy nơi sanh tử, tử sanh, chỉ vì vạn pháp bị xáo động của chúng sanh mà vạn pháp kia trở thành muôn hình vạn tướng, vì sao lạ như vậy? Vì vạn pháp nó vốn là TÂM, Tâm cùng Pháp đồng một thứ. Nó không khác nào: Một thau nước trong phẳng lặng, các Thiện Nam cùng Thiện Nữ đưa ngón tay trên thau nước cùng nhau vẽ vời trên mặt nước. Các Thiện Nam đồng Thiện Nữ vẽ thế nào nó liền y như thế ấy, vẽ hình chi nó đồng ứng như vậy. Nước kia nó không hề ĐOẠN DỊ DIỆT, chỉ có TÂM mê lầm bị đoạn diệt mà thôi, đối với vạn pháp trở thành PHÁP TÁNH nó cũng như vậy.

Trong Thiên Kinh vạn điển không ngoài ra giải các Lý Sự mê lầm nơi PHÁP TÁNH, các Thiện Nam hoặc các Thiện Nữ khi tu tập Tỏ Ngộ đặng THỂ TÁNH PHÁP TÁNH liền Sở Đắc vạn pháp, từ nơi sở đắc vạn pháp Hành Giác tròn nguyện mà rốt ráo BÁT ĐẠI NIẾT BÀN.

Trên hết ý nghĩa của tập XUẤT THẾ CHƠN KINH nầy không ngoài ra nêu rõ để các Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn GIẢI MÊ, đồng thời biết rõ rằng: MỖI PHÁP MÔN TU HÀNH CỨU CHỮA MỖI BỆNH MÊ LẦM, nhờ như thế tu khỏi chấp pháp, lại nữa, nói lên để Thiện Nam đồng Thiện Nữ biết rõ ràng thời nào Kinh Pháp vẫn sống động, do các bậc tu chấp Tự thọ ngã, tự tạo Vô Minh nên chưa nhận chân được lời Duy Trì Bảo Pháp, lời chỉ dạy Chân Lý thực thể, làm cho đời đời tu hành tích cực sống động, chớ chẳng phải lời nói của Chư Phật dạy cho Tín Chúng TIÊU CỰC đâu mà thời Hạ Lai nầy thường lầm tưởng.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, TA vì ĐẠI BI TÂM cùng TỰ TẠI TÂM mà vạch rõ đường lối tu hành giữa thời LẠC PHÁP chớ chẳng phải MẠT PHÁP để cho Thiện Nam, Thiện Nữ biết lề lối tu hành mà đến Tri Kiến Giải Thoát. ĐẠO PHẬT TA thường nói:

"SỢ CHƯA BIẾT TU,
CHỚ ĐỪNG SỢ KHÔNG GIẢI THOÁT"


Nếu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn thật hành tu tập Chủ Quán: CÁC PHÁP NHƯ HUYỄN hoặc TƯỚNG KHÔNG NHIỄM LÀ TƯỚNG GIẢI THOÁT, hay GHI NHẬN CỐT TỎ NGỘ, CHỚ NÊN CHẤP NHẬN BỊ LẦM MÊ.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, TA diễn giải ra đây cũng không ngoài nêu cao tinh thần của Chư Phật vì lòng Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả đã từng dày công tạo thành Tam Tạng kinh điển, đến ngày hôm nay sự tu hành lầm lẫn lầm lạc nên chi vẫn kinh điển đó, nhưng vì chưa biết sử dụng trở thành THAM TÀN BẠO NGƯỢC mà sát hại lẫn nhau làm cho thời Hạ Lai phải chịu khốn đốn, nhân loại bị tàn phá không nơi nương tựa. Vì vậy mà TA phải nói lên lời nói chân thành cứu độ nhân loại được an lành vĩnh cửu. TA không nệ hà chi, chỉ vì lời nói thật thà ngay thẳng MỘT TƯỚNG KHÔNG HAI. Lời nói nầy cũng là lời nói đương thời Hạ Lai đại diện Chư Phật kêu gọi nhân loài sự tu hành rất ích lợi hữu hiệu, nhưng sự thật hành nên thịnh trọng làm thế nào:

ĐỨC TRÍ TƯƠNG SONG
CHÂN NGUYÊN TRỰC GIÁC


Hoá thân Đức Tịnh Vương Nhất Tôn
Chính là Đức Vô Thượng Di Lạc Tôn Phật
Hạ Lai trần thế 1918-1993

TRUNG ƯƠNG HỘI THƯỢNG NHA TRANG
ngày 10 tháng 09 năm 1974
tức ngày 26 tháng 08 năm Giáp Dần