- 1. KINH PHÁP CHÍNH LÀ BẢO PHẨM ĐỐI VỚI BẬC BIẾT LÃNH HỘI ĐỂ TU
- 2. MỖI MỘT PHÁP MÔN LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM
- 3. NÊN KIỂM ĐIỂM MỚI GIẢI ĐẶNG BỆNH MÊ LẦM
- 4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
- 5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
- 6. NÓI VỀ BÁT NHÃ
- 7. NÓI VỀ CÁC PHẨM HẠNH
- 8. NÓI VỀ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI CỐT TỎ RÕ KHỎI LẦM PHÁP GIỚI
- 9. NÓI VỀ CÔNG NĂNG DO CÔNG ĐỨC TẠO THÀNH
- 10. NÓI VỀ NHẬN ĐỊNH BẬC TU THIỀN VÀ BẬC CHƯA TU THIỀN
- 11. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
- 13. TỔNG KẾT
Bảo Phẩm Xuất Thế Chơn Kinh. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật không bao giờ bảo phải Xuất Thế, nhưng mục tiêu chỉ dạy hoàn toàn Xuất Thế Tối Thượng Giải Thoát, như vậy có phải là Xuất Thế chăng. Đương thời Hạ Lai Mạt Pháp, sự tu hành thực chứng thật hiếm, vì sao? Vì thời Thượng Pháp có giáo lý, có thi hành để tu nên có thực chứng. Đến thời Trung Pháp có giáo lý, có thực hành tương song liền có thực chứng. Qua thời Hạ Lai Mạt Pháp hiện nay có giáo lý nhưng kém thi hành, thành thử hiếm hoi thực chứng. Kinh pháp bất diệt chỉ nương nhờ Mật Pháp. Nơi kinh pháp có thực hành liền có sở đắc, chưa thực hành thì kinh pháp kia trở thành lý thuyết. Tu có chứng tri chăng cũng là chứng tri trên giả thuyết biện tài, chớ chưa hẳn là Thực Chứng.
Đức Di Lạc Tôn Phật viết xong Kinh Bảo Phẩm này tại
TRUNG ƯƠNG HỘI THƯỢNG NHA TRANG
ngày 10 tháng 09 năm 1974
tức ngày 26 tháng 08 năm Giáp Dần
– Thiền Sư Bồ Tát Di Như viết lời dẫn nhập.