–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

3. VÔ NGÃ

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 15049)
3. VÔ NGÃ
VÔ NGÃ tức KHÔNG TA. Đó chính một điểm chúng sanh thường trụ nơi HỮU NGÃ, nên Phật nói pháp VÔ NGÃ cốt đưa chúng sanh về CHÂN NGÃ bất diệt, vì chúng sanh đang nương tựa HỮU NGÃ, diệt sanh. Nên Phật nói: "NƯỚC BIỂN KHÔNG CHỊU NHẬN. LẠI ƯA NHẬN BỌT BIỂN LÀM THÂN, NÊN THƯỜNG BỊ SANH DIỆT.”

Đối với vấn đề Hữu Ngã nó không thật thể, không khác mấy với giọt sương kia, khi mà mặt trời lên thì giọt sương tan rã, như lúc cái khôn ngoan của con người ngày nay đến ngày mai chính nó là cái dại. Nó tuần tự biến dời thay đổi trở thành rất nhiều thứ lớp cấp bậc trên con người với con người.

Trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Vũ Trụ Nhân Sinh cứ kể cứ một Thế Giới, thì biết bao nhiêu lớp về Trí Tuệ, biết bao giai cấp về Tướng Phần, cũng bởi HỮU NGÃ nung lòng Tự Ngã đến BẢN NGÃ, phải chạy vạy hơn thua tranh giành từng lời nói, đến công việc làm để phân định giai cấp. Chẳng khác mấy với những bọt biển lao nhao trên mặt sóng, do đó pháp sinh Vui Buồn, Sướng Khổ, mê lầm mãi miết trên con đường Hữu Ngã hư dối phải hứng chịu nơi Sanh Tử, Tử Sanh. Đối với Phật:

Phật Thời Vô Ngã Đề Huề,
Chúng Sanh Hữu Ngã, nên Tê Tái Lòng.


HỮU NGÃ tức CÁI TA, nó không có. Cứ quan sát Nhân Thân (thân người) gồm có: Đầu, Mình, Tay, Chân. Trong thì có Ruột, Gan, Phèo, Phổi, 36 thứ bất tịnh, chớ chẳng có cái nào gọi là CÁI TA. Khi lầm mê chấp nhận thân TỨ ĐẠI GIẢ HỢP là TA, đương nhiên phải có cái CỦA TA, cái của ta tức là Vật Dụng (đồ dùng) tư riêng từng phần. Mỗi một vật dụng như vậy thì nó lại có cái Hữu Ngã của nó như: Hột lúa, bóc vỏ nó là hột Gạo, tán ra nó là Tấm, xay nát nó là Bột. Thật ra vốn nó là HỘT LÚA. Đem phân tách từng cái dụng, nếu nói hết từng món như: NHÀ CỬA, BÀN TỦ, RUỘNG ĐẤT để giải rõ mỗi món đều có từng chi tiết dụng Ngã của nó thì chẳng biết bao giờ kể hết đặng.

Đối với Hữu Ngã phân tách trên tỉ mỉ Phật cho nó là THỊ DANH GIẢ. Vì sao? Vì nó còn biến thể tánh của nó như: BỘT có thể biến thành BÁNH, GẠO có thể biến thành CƠM, CHÁO chẳng hạn. Do đó, mà từ phàm phu tu trì biến thành Tiên Thánh. Từ Tiên Thánh lìa Bản Ngã tu hành được Chân Ngã toàn giác vẫn thành PHẬT. Chư Bồ Tát thường nương theo VÔ NGÃ, Hạnh Nguyện HÀNH THÂM PHÁP GIỚI cầu tỏ ngộ đoạt Chánh Giác, do đó gọi BỒ TÁT KHÔNG TRỤ MÀ TRỤ.

BẢN NGÃ nguồn phát sanh từ nơi HỮU NGÃ. Còn VÔ NGÃ lìa Hữu Ngã Hành Thâm Bát Nhã trong Bá Thiên Vạn Vạn Ngã để tỏ biết tỉ mỉ nơi thọ chấp sở trụ của các hàng Tu Chứng Nhị Thừa cùng Bồ Tát trụ đến trọn giác Chân Ngã. Chớ nên minh định VÔ NGÃ là không có chi, như hàng Nhị Thừa Thánh Đạo thường lầm chấp.

Đối với pháp VÔ NGÃ chính là một Pháp Tối Thượng bậc tu hành đã đoạt đến BÁT NHÃ TRÍ mới thi hành đúng đắn còn ngoài ra nương theo Vô Ngã cho thật tỏ rõ, quá tỏ rõ sở đắc Bát Nhã Trí chẳng còn năng chấp sở chấp mà thi hành Vô Ngã đặng trọn dụng Chân Ngã Chánh Giác vậy. VÔ NGÃ là một pháp khó làm khó nói. Chỉ có bậc trọn Chân Ngã thì có thể nói, có thể tuyên đọc Bản Ngã đến đâu chăng nữa đối với bậc ấy không có lấy một NGÃ, vì sao? Vì bậc ấy gồm chung Toàn Ngã chân thật Chánh Ngã. Còn ngoài ra Bồ Tát không chấp, vẫn vướng nơi chấp không, từ sơ trụ Bồ Tát đều nương theo Vô Ngã tu tập đến Bất Thối. Vô Ngã khó khăn như thế làm sao hàng Nhị Thừa năng chấp biệt phân để tu cho đến đặng.

Đức Thế Tôn BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI Ngài đã dày công biết bao nhiêu, thật khó nghĩ bàn đối với Công Đức của Ngài khi Ngài thành tựu hoàn toàn Chánh Ngã, Ngài nói: “Trên dưới đều chưa trọn Ngã, chỉ có TA mới có trùm khắp Chân Ngã thôi!”

Đức Phật Ngài thật tỏ tõ tất cả chúng sanh đến hàng Nhị Thừa cùng các hàng Tu Chứng bởi chấp Ngã, nên chia ra nhiều Bậc, khó khăn rốt ráo đến Chân Ngã Bất Nhị, do đó Ngài cứu độ bằng pháp TỊNH NGÃ, để cho hàng thường trụ, thường mê chấp tu nơi PHÁP TỊNH, sau Chánh Báo về TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ tu pháp môn ĐẠO HẠNH THANH TỊNH một thời gian thành Phật.

Ngài lại thường dặn: “Đắc, thì không đắc. Bằng ta chẳng nhận chỗ đắc nơi ta thì ngày kia sẽ đắc. Đó cũng một phương thức nương theo VÔ NGÃ.”

Đương thời hiện tại, nếu y theo lời Phật dạy để mà tu hoặc thi hành Pháp Môn VÔ NGÃ không khéo thịnh trọng thì sai biệt lời dạy cùng với Pháp Môn, vì sao? Vì đã lạc Thể Chế Chân Truyền trên năm trăm năm của thời Chánh Pháp. Bậc tu hành dù có y theo Kinh để đọc tụng, thuộc Kinh, hiểu Kinh hay biết Kinh vẫn bị trong vòng lẩn quẩn BỊ BIẾT, dù cho hiểu nghĩa Kinh cũng không biết HÀNH KINH cho đúng với lời của Đức Chí Tôn Phật. Tất cả những sự tu hành luôn luôn nó bị mâu thuẫn để gián đoạn, đó chính là một yếu tố đối với bậc tu hành biết suy nghĩ cặn kẽ để TRI KIẾN PHẬT.

Pháp VÔ NGÃ công dụng cho bậc tu để lìa BẢN NGÃ CHẤP NHẬN cho mình đã thành Phật hoặc cho mình là đúng. Hàng BỒ TÁT thường nương theo VÔ NGÃ đến Giác Ngộ sạch LÝ SỰ đồng song hết NGHI CHẤP phân vân mơ màng hai tướng.

Pháp VÔ NGÃ để giải trừ nơi ĐOẠN DỊ DIỆT do bởi HỮU NGÃ Sắc Pháp làm chướng ngại. Khi bậc tu hành đã chướng ngại thời làm sao đến nơi ĐẠI BI, đã chẳng Đại Bi thì làm thế nào học hỏi hiểu biết các pháp sâu đậm để tu? Pháp Vô Ngã thi hành lướt qua trăm trăm vạn ức Bản Ngã của từng lớp đã chấp nhận đặng bậc tu trọn biết trăm trăm vạn ức khỏi lầm mắc được suốt thông trong 62 kiến chấp rốt ráo đoạt CHÂN NGÃ thành Phật.

Đối với bậc tín tâm cầu đạo thời nào cũng có, nên sự tu hành thời nào cũng được Giác Ngộ. Đạo Phật là một MÔN PHÁP chẳng cần đến giai cấp HỮU NGÃ, chỉ cần đến trí tuệ VÔ NGẠI để thành tựu BÁT NHÃ TRÍ đặng thi hành VÔ NGÃ đến CHÁNH NGÃ.

Phật Đạo chính là một TÔN CHỈ dạy cho tất cả Tri Kiến chớ đạo Phật chẳng có ĐỘC TÔN Thần Quyền buộc tất cả phải mê tín, nên đạo Phật thường nhắc, thường nói pháp VÔ NGÃ đặng lìa BẢN NGÃ, chẳng phải LÌA NGÃ ĐỂ NUNG BẢN NGÃ, bậc tu nên nhớ: CÒN NGHI THỜI CÒN PHẢI TU, CÒN VỌNG CHÍNH CÒN THAM nên gọi là THAM VỌNG.

Bồ Tát Văn Thù nói: “NÓ VÔ NGÃ, NÓ CHẲNG CHỊU. NÓ CHỈ CHỊU NÓ HỮU NGÃ, NÊN TRÔI GIẠT SANH TỬ. NẾU NÓ KHÔNG NHẬN DANH NGÃ TƯỚNG NGÃ THÌ NÓ ĐỒNG VỚI TAM THẾ.”

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN