- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 8. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 9. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 10. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 11. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 12. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 13. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 14. PHÁP TÁNH
- 15. CHÁNH TÍN
- 16. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 17. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 18. CÁC PHÁP
- 19. PHI NHÂN DUYÊN
- 20. CHÁNH BÁO
KHỞI TÍN có đặc tánh tiến bộ đến thành tựu, áp dụng giữa đời và đạo, giữa đời không có niềm tin tưởng sau giai đoạn khởi tín, thì nhận thấy oán trách tất cả, mà chính mình vẫn bị cô lẻ. Bằng mình đã có khởi tín đồng thời tin tưởng mình tài đức triển vọng, mà chẳng mở đầu cho bạn bè chung quanh mình để tin tưởng nơi mình, thời bậc ấy chưa phải là Tài Đức, chưa làm theo triển vọng để đoạt đến mục tiêu.
KHỞI TÍN về phần Đạo từ khởi tín đến TIN PHẬT phải tu hành cho có một mục tiêu căn bản để bảo tồn nơi tin tưởng đạo Phật, nếu tin tưởng đạo Phật có lập trường vững, đó chính là mình đã cúng dường chư Phật. Bằng Khởi Tín đến tín nhiệm tin Phật, nhưng tu hành thờ ơ không chống nổi MA NGHIỆP, chẳng tìm pháp sâu đậm để tu, không chịu lìa bỏ các đố tật thâm tâm độc ác, mưu sĩ lợi mình, duy chỉ một mặt tin Phật mong cho Phật cứu mà chính mình không giải nổi Ác nghiệp thì làm sao kết quả? Làm sao bảo tồn niềm tin cho vững đối với sự khởi tín của mình? Đương nhiên cứ như vậy, chính mình đã tàn phá khởi tín, tàn phá đức tin, trong một thời nó phải đến giai đoạn BẤT TÍN đưa niềm tín không thực thể.
Khi biết bảo tồn khởi tín niềm Tín có một màu sắc để mình TIN, thì ít nhất chính mình phải tạo đến nơi căn bản ĐẠO ĐỨC bảo trì đạo đức mình đã làm, gạt bỏ những lề lối sống nhỏ nhen eo hẹp ràng buộc nơi thân tâm để nâng cao dũng chí. Gặp trường hợp có kẻ hoặc một bậc nào mà mình đã đặt đức TIN vào nơi bậc ấy hay kẻ ấy, nếu xảy ra nghịch pháp làm cho mình có thể Đoạn Tín thì nên sự bảo trì trong Công Quả của mình đã tạo hơn làm mất niềm tin ...phải cố gắng xây đắp lại, đó chính là một quan hệ không nhỏ đối với bậc biết bảo tồn khởi tín đến nơi Chánh Tín bất thối chuyển vậy.
Khi Đức Thế Tôn ra đời giữa thời Hiền Kiếp, chính thời ấy niềm tin của dân chúng phát động mạnh nhất. Nhưng đối với Ngài là một vị Phật ngày nay ai cũng ngưỡng mộ sùng tín. Chớ như thời trước Ngài cũng phải gợi duyên để cho dân chúng khởi tín, Ngài dạy cho tất cả các hàng đệ tử phải TÍN HẠNH NGUYỆN lấy NHÂN DUYÊN để bảo trì KHỞI TÍN, lấy ĐẠO HẠNH để đúng với đức TIN cho từng lớp đang tín. Ngài lại thường căn dặn chư đệ tử, chớ nên làm những điều phi pháp, chớ nên làm cho tất cả đoạn duyên. Chính ngay nơi THỂ HIỆN của Ngài, khi Ngài chưa đoạt Vô Thượng Chánh Giác, Ngài còn là Thái Tử Tất Đạt Đa Ngài có vợ có con. Lúc Ngài sở đắc Chân Lý Tối Thượng vì Tình Duy Nhất, vì chúng sanh đang lầm mê Ngài phải dùng các Pháp Hạnh mở đầu đưa chúng sanh đến Giác Ngộ là làm cho dân chúng Khởi Tín đến TIN VÂNG theo chỉ dạy của Ngài.
Ngài lại thật biết pháp khởi tín chính là một pháp tối cần ở giai đoạn đầu của chúng sanh tu đến Tri Kiến Giải Thoát. Ngài lại vì chúng sanh thường nghi chấp đoạn tín, nên Ngài mới không trở về với vợ con. Chớ chẳng phải Ngài về với vợ con mà mất Chánh Giác của Ngài đâu. Đó chính là một cử chỉ cao đẹp, một tình thương cao quý, mà Ngài phải vì tất cả chúng sanh để bảo sinh cho chúng trong Tâm Thức khởi tín. Ngài lại vì chúng sanh mà làm tất cả những Pháp Hạnh như: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi mỗi mỗi thảy đều trang nghiêm thuần túy đặng đồng hợp đồng hóa độ, phá các nghi chấp chướng ngại của chúng sanh đưa về Vô Ngại Đại Bi Tri Kiến Phật.
Đức Thế Tôn Ngài lại căn dặn chư Bồ Tát hiện tại tu tập phải bảo trì TIN VÂNG, bảo trì Đạo Đức Phẩm Hạnh lướt qua các chướng đối ngăn ngại, trí tuệ phá mê chấp và căn dặn đời sau chúng sanh căn cơ thấp kém, trí tuệ ngăn ngại chướng đối tựa như NỒI ĐẤT MỎNG phải tùy thuận nương chìu họ mà thuyết pháp dạy dỗ, chớ nên làm cho họ đoạn duyên hoặc bất tín, đó chính là lời huấn từ của Ngài vậy.
Đối với Đức Thích Ca thời xưa, Ngài vì chúng sanh để làm cho chúng sanh khỏi đoạn duyên Ngài căn dặn đủ điều trong Tam Tạng Kinh Điển tu đến bậc nào đường lối nào cũng vẫn có lời dạy của Ngài không thiếu sót.
Lại nữa, Ngài dùng pháp nào là lời phương tiện tùy căn cơ thọ lãnh, tùy duyên khởi của chúng sanh để chỉ dạy. Ngài lại tùy theo chướng bệnh để áp dụng cứu chữa, chẳng khác mấy với vị ĐẠI LƯƠNG Y của ngày nay cứu trị con bệnh vậy.
Giữa thời nầy tu theo Cái Muốn chìm đắm trong Duyên Khởi để thọ chấp, dùng Trí Tuệ chẳng làm ĐẠO HẠNH, tu nơi Đạo Hạnh không dùng Trí Tuệ phá ngăn chấp. Cũng như kẻ uống nước không, chẳng ăn cơm, còn kẻ ăn cơm, không uống nước, làm cho Lý Sự chênh lệch hiểu biết mơ màng chỉ vì chưa rốt ráo ngỡ là đã rốt, chỉ vì lựa chọn pháp lớn nhỏ để tu, chớ chẳng biết pháp nào là pháp cũng phải tu để hiểu đến thật biết, tu cho vẹn toàn không thiếu sót gọi là rốt ráo.
KHỞI TÍN lại tùy theo CĂN CƠ, chớ ít tùy thuộc nơi trình độ, khởi tín không tùy theo học vấn, chỉ tùy theo sở nguyện mong cầu, vì vậy nên khởi tín nó có một đặc tánh giữa sự công phu tu hành nhiều kiếp hoặc ít kiếp từ thời quá khứ mà hiện tại gặp hàng THIỆN TRI THỨC theo nhu cầu của bậc Khởi Tín, đôi khi có bậc mới vào một tôn giáo nào, bậc ấy chỉ vào là vào chớ chưa có niềm Khởi Tín chi cả, đến một cơ hội đương nhiên phát sinh Khởi Tín từ đó có một niềm TIN để tu hành vững đến căn bản mục tiêu của bậc Lãnh Đạo Tôn Giáo đó. Khi đến mức độ trong một trình độ hiểu biết chưa thoải mái thời bậc ấy bắt đầu khởi tìm nơi đúng với tinh thần khởi tín lại tu thêm, đó chính là bậc chín chắn. Còn có bậc gặp THIỆN TRI THỨC chỉ bày vẫn chưa có trạng thái khởi tín như trên, thêm vào sự chán nản thờ ơ biếng trễ hoặc vì gia cảnh làm cho bậc ấy không thể nào công phu tu tập sanh thối chí, đó chính là nghiệp ngăn cản.
KHỞI TÍN chia ra làm BA HẠNG: Tiểu, Đại, Nhất để tiến đến con đường tu tập, nhưng nó cũng tùy theo bậc THIỆN TRI THỨC lãnh đạo khéo léo để đưa các hàng khởi tín đến căn bản từ nơi Tiểu trở thành Khởi Tín Nhất Thừa trong một thời gian khá lâu mới đến. Khi bậc tu hành đặng Khởi Tín đến TIN VÂNG không xa mấy, từ TIN VÂNG đến CHÁNH TÍN chẳng mấy hồi. Còn đối với bậc bắt đầu vào tu hành liền Khởi Tín giữ vững lập trường lướt qua mọi hoàn cảnh trái ngang để bảo trì TIN VÂNG sau đến trọn GIÁC, đó chính là bậc khó kiếm tìm, bậc ấy khởi tín BA LA MẬT ĐA, bậc ấy đã phụng thờ hằng hà sa số kiếp với Chánh Pháp cũng là Bồ Tát hiện thân vậy. Lại cũng có bậc bước vào tu hành liền Khởi Tín say mê, sau một thời gian chán ngán thờ ơ tìm lối thoát, đó chính là bậc cuồng tín tu mong cầu nơi tự lợi về mình mong cầu thần quyền tài phép, đến lúc gần các bậc tu TỰ TÁNH TỎ TÁNH khác biệt sinh ra chán vọng mà lui tìm tu theo Cái Muốn.
KHỞI TÍN chẳng phải dễ gì đến khởi tín, vì vậy nên Phật và chư Bồ Tát phải làm PHÁP HẠNH và ĐẠO HẠNH nguyện độ chúng sanh khởi tín, vì chúng sanh vào đang tu với Phật hay Bồ Tát, nhưng nó chẳng bao giờ chịu tu với Phật hay Bồ Tát, chính nó tu với nó nhiều hơn thái độ nghiệp ngăn của nó phải như vậy. Từ thời THẾ TÔN sau đến chư TỔ thừa kế vẫn phải chịu một thể chế cuồng gian mâu thuẩn như nhau trong thời lãnh đạo không hơn kém, do đó Phật mới bảo NHẤT TÂM đặng đồng họp mà Tri Kiến Giải Thoát.
Đạo Phật chính là một tôn giáo CHỈ ĐẠO, chẳng phải đạo Phật tôn giáo ĐỘC TÔN, nên chi dạy dỗ cho tất cả chúng sanh từ nơi mê tín đến Chánh Tín toàn giác, vì vậy pháp Duyên Khởi rất quan trọng cho đến nỗi Phật phải làm Pháp Hạnh, Bồ Tát phải Hạnh Nguyện trên cơ bản cho các bậc tu hành trong một thời gian phát tâm Khởi Tín. Cứ mỗi lần chúng sanh đa Bệnh cuồng tín, thì Phật phải đa Hạnh đưa về Khởi Tín, mỗi khi chúng sanh ưa thích Tiên Thần thời bậc lãnh đạo vì chúng sanh đó nói pháp Tiên Thần, mỗi lần chúng sanh ưa thích Y ÁO màu sắc thì bậc lãnh đạo phải thành lập Y ÁO màu sắc. Mỗi lúc chúng sanh ưa Danh Giả, thì bậc lãnh đạo vì chúng sanh để đặc thứ vị làm cho chúng sanh Khởi Tín để cùng đi vào Chánh Tín Tri Kiến Giải Thoát.
Nói đến những cái mong muốn quái dị của cuồng tín nơi chúng sanh tánh. Chúng sanh muốn sao cho vị Phật phải ngồi giữa nắng, hoặc đóng thành Khuôn để chúng sanh Lễ Bái. Chúng sanh muốn vị Phật không ăn uống, chỉ hít hơi giữa hư không ngồi yên chẳng cử động để chúng sanh vui mừng cung kính, do lẽ ấy nên chúng sanh ưa tu xác ngàn xưa hơn giải trừ đố tật, ưa màu sắc hơn đào sâu các nghiệp căn phá chấp cuồng tín để phát sanh trí tuệ viên thông. Đó chính là mâu thuẩn giữa chúng sanh Tánh và Chân Tánh Phật đạo.
Đạo Phật thì phá nghi chấp giải mê làm căn bản, còn chúng sanh tánh lại ưa Dị Thể sắc pháp làm chỗ vọng ước nên mâu thuẩn Phật Đạo và chúng sanh, do đó cần Khởi Tín đến Tin Vâng để giải mê mà đến Giác.
Đối với hai chữ KHỞI TÍN duy nhất của Phật Thừa thật khó mà định nghĩa cho được, từ lời nói đến văn tự không thể diễn nói, duy chỉ tu hành đến một thời nào đương nhiên Khởi Tín liền phát Bồ Đề Tâm thù thắng đại nguyện vào con đường Bồ Tát Hạnh để tu.
KHỞI TÍN không khác mấy câu: “TIN PHẬT LIỀN THÀNH PHẬT” hoặc “NIỆM PHẬT LIỀN THÀNH PHẬT.”
Khởi Tín khó như vậy nên chư Bồ Tát mới Hạnh Nguyện nâng Chúng Sanh từ Nhân Duyên đến Nhân Duyên Sanh tu tập nhận được một nền tảng duy nhất từ đó mới Khởi Tín đến TIN VÂNG để cúng dường cho tất cả Tam Thế cầu lấy diệu quả Bồ Đề nguyện.
Đến nay các bậc lãnh đạo chân chính vẫn thường nhận Từ Bi Bác Ái nguyện cứu giúp cho tất cả chúng sanh tu hành không bao giờ làm cho đoạn duyên Phật phải bơ vơ bất tín, dù cho chúng sanh đó làm những điều chi chăng thì đối với bậc tu giải nói cởi mở, chớ chẳng bao giờ dám đem lời nói bất cẩn để cho chúng sanh bất tín Phật.
Còn đối với các bậc, các từng lớp hãy còn Chúng Sanh Tánh họ có đủ quyền nghi chấp trong một thời họ phá chấp, vì vậy mà bậc Lãnh Đạo lại càng gìn giữ cốt để tạo Duyên Khởi giúp cho tất cả TRI KIẾN GIẢI THOÁT, đó chính là nhiệm vụ chung của chư TỔ cùng bậc thừa hành kế tiếp trên nền Chánh Pháp. Đó chính là lời DI NGÔN của Phật để lại trường tồn vậy./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN