- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 8. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 9. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 10. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 11. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 12. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 13. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 14. PHÁP TÁNH
- 15. CHÁNH TÍN
- 16. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 17. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 18. CÁC PHÁP
- 19. PHI NHÂN DUYÊN
- 20. CHÁNH BÁO
DUYÊN KHỞI thời bình đẳng thảy đều có nơi tất cả mọi người và các loài không phân biệt. Nhưng nó tùy trình độ, tùy theo hoàn cảnh giai cấp của kẻ nghĩ mà khởi tiến đối trị hoặc xúc tiến trên mọi hình thức.
DUYÊN KHỞI đối với những bậc tu Thiền lại thường Khởi, vì sao? Vì khởi để phát trí tuệ, đó chính là một yếu tố duyên khởi phát tuệ, biết sử dụng duyên khởi thời duyên khởi chính là bậc đưa đường để tỏ thông vạn pháp. Bằng chưa biết thời cho duyên khởi là vọng đảo, tan dẹp duyên khởi để cho TÂM TỊNH hay tận diệt duyên khởi làm cho không còn lấy một khởi, đó chính là bậc lầm mê tự diệt mình như Đất Đá vô tri sau trở thành PHI PHI TƯỞNG.
Tu hành chủ yếu đưa cho tất cả hiểu biết đến thật biết không lầm gọi là GIÁC, chớ chẳng phải cái Giác diệt tất cả thì lấy đâu để Giác?
VÌ SAO PHẬT LẠI NÓI PHÁP MÔN TU TỊNH ?
Khi bậc tu chưa biết áp dụng duyên khởi để làm thước đo các Nghiệp Thức của mình thuyên diễn, nên cho là vọng động loạn tâm, sanh hoảng sợ công nhận nghiệp nặng phiền não phân vân mờ tối, Phật mới bảo rằng: Tu Tịnh để độ duyên khởi, lúc độ duyên khởi xong, liền tu Chủ Quán soi xét duyên khởi động vọng những gì đặng tỏ giác, đó chính là pháp môn GIÁC TỊNH, lại sai lầm tưởng, lạc vào nơi TỊNH DIỆT, TỊNH BIỆT thờ ơ trễ lâu ngày nung đúc trở thành Ngạo Mạn Tự Ái xa lìa duyên khởi, xa lìa các pháp để tu luyện thành Ngoại Đạo. Đó chính bậc tu sai vì theo ý muốn, chưa biết tác dụng. Nếu biết sử dụng chút ít, khi đã tu trong Tịnh Diệt hoặc Tịnh Biệt thì tạo lấy Đạo Hạnh chẳng tự ái ngạo mạn tăng thượng, đến lúc thành tựu vẫn sở đắc TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ.
SỬ DỤNG DUYÊN KHỞI TÙY THEO MỖI BẬC
DUYÊN KHỞI là một cánh cửa mở đầu tiên cho 84.000 ĐỘNG LỐI THOÁT, cũng là ĐỘNG LỐI ĐÓNG, khi đặng viên thông mới công nhận vi diệu pháp tùy thuận hóa độ.
Sử dụng Duyên Khởi tùy theo mỗi bậc, mỗi hoàn cảnh, mỗi ý nghĩ, mỗi căn cơ, mỗi nghiệp cảm, mỗi ý chí, mỗi sở cầu, mỗi lời nguyện lúc Duyên Khởi mở đầu đồng hiệp với mỗi bậc liền gọi là đúng mà thi hành theo duyên khởi. Duyên Khởi nó có THỂ CÁCH linh động di chuyển không ngừng chạy vòng trong 84.000 của lối thoát và lối đóng. Lối thoát là lối tùy thuận theo duyên khởi để tỏ biết Giác Ngộ, còn lối đóng là lối thọ ngã chấp nhận nơi Định Tưởng của mình để lãnh lấy cõi Phật, hay chấp nhận mình Giác Ngộ Tiên Thánh Phật để làm nhiều điều phi đạo mà chưa suốt đạo, vì sao? Vì còn Nghi còn Chấp.
Sử dụng Duyên Khởi trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đến Rồng Người, phải làm con toán nhân 84.000 lần, còn nhiều hơn thế nữa mới kể hết pháp Duyên Khởi. Mỗi Duyên Khởi làm một mở đầu công việc thì thử hỏi vô số vô biên trên công việc, do đó dễ lầm, dễ nhận, dễ chấp, dễ Thọ Báo, dễ Chánh Báo, nên khi Chánh Báo được sanh làm Tiên Thần Thánh Đạo, lúc Chịu Báo phải sa trong vạn lối ác khổ, nghiệp khổ, tác tạo sanh khổ, từ nơi khổ chốn sướng vì bởi chấp nhận sử dụng duyên khởi chưa biết nên thành hình. Duyên Khởi rất tinh nhuệ giúp lợi cho bậc tu nương theo duyên khởi để Giác Ngộ, khỏi lầm duyên khởi Phật dạy pháp môn BA LA MẬT ĐA là pháp môn lìa Bản Ngã nương theo Vô Ngã để tỏ rõ duyên khởi vậy.
Nói đến Lý Sự tác động của Duyên Khởi thật khó diễn giải hết, duy chỉ dùng Trí Tuệ để quán, thì mới hiểu trong một phần nào mê lầm chạy theo Duyên Khởi chấp nhận tác tạo thành ra bá thiên vạn ức nghiệp ác trên sự tranh giành chém giết thù hận mưu sỉ sang đoạt ngôi thứ hơn thua từng lời nói, từng cử chỉ nhưng vẫn công nhận phần phải về mình để trôi theo duyên khởi sanh, duyên khởi diệt. Khi mới phát sanh gọi là duyên khởi sanh. Lúc xong công việc mục tiêu tan rã gọi là duyên khởi diệt. Do đó mà sự làm theo duyên khởi không bao giờ toại nguyện, bậc mê mờ cứ phải tạo rồi phải làm, phải tạo phải làm thét cũng chẳng bao giờ theo tròn nguyện. Phật mới nói là: “Vọng Đảo Hư Dối, nó như bóng cây dưới nước, như tia chớp chân trời chớ có cầu van nắm bắt mà phải chịu trong vòng Sanh Tử Luân Hồi.”
Đối với bậc tu để cầu PHƯỚC BÁO Nhân Thiên, cầu Gia Đạo An Hòa, cầu có nhiều điều may mắn, thời bậc ấy nên tu Hỷ Xả để tạo Đạo Đức, nên đối xử thương mình và biết thương người, làm những điều chi lợi ích cho mình và cho mọi người, cổi giải tâm không thù oán noi theo duyên khởi làm Phước Thiện để huân tập Định Tưởng cầu báo Nhân Thiên.
Về bậc tu có một đại nguyện TRI KIẾN GIẢI THOÁT vẫn tu hành như trên, lập ĐẠO HẠNH cùng TÍN HẠNH NGUYỆN để lãnh hội tỏ rõ duyên khởi, tu theo TÔN CHỈ của Phật dạy như: BI CHÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ, TỨ NHIẾP PHÁP, LỤC BA LA MẬT ĐA. Cần nhất vì mê lầm bởi duyên khởi, nay thật rõ biết THỂ CÁCH duyên khởi sinh các chứng bệnh thường chấp dễ bị chấp đến GIÁC NGỘ hoàn toàn không còn lấy một chấp, có thể dùng vạn chấp đặng đưa họ khỏi chấp như mình.
Chẳng khác mấy: Bậc đứng nhìn trên mặt biển thấy chẳng biết bao nhiêu sóng cồn. Bậc ấy thật biết sóng cồn nó vẫn thường diễn nên chẳng sanh tâm sợ sóng. Đối với DUYÊN KHỞI kia nó vốn thường diễn. Bậc tu cầu TRI KIẾN cốt để tỏ rõ các duyên khởi nó thường đưa đến phiên diễn nơi Tâm Thức mọi người đến chính mình cũng đang diễn, chẳng lạ vì thể tánh của nó nên không sanh tâm sợ. Vì sao? Vì chính thật biết nó để Giác Ngộ.
Còn đối với bậc chưa biết, hoặc lầm nơi hiểu biết của mình, duyên khởi đưa đến TỊNH sinh tâm vui mừng, BẤT TỊNH lìa xa né sợ, duyên khởi trong Ba Cõi Sáu Đường lựa lấy Ba Cõi đến NHÂN THIÊN đặng khỏi còn Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục liền diệt khởi, mãi diệt chừng nào nó vẫn khởi chừng ấy, chẳng khác sóng kia vốn nó thao diễn làm sao nắm bắt lấy con sóng cao, bỏ những con sóng thấp? Vì lầm nên KHÔNG CHẤP MÀ VẪN BỊ CHẤP KHÔNG vậy. Lúc thật biết Duyên Khởi chính là gốc bệnh của mê lầm, tu chừng nào hết mê, tức là thật biết rõ ràng các chứng bệnh lầm chấp nơi Duyên Khởi mà Chánh Giác.
Những điểm, tùy Duyên Khởi để sử dụng của mỗi bậc thật là một trong những nhiều đường lối, nó làm cho bậc tu hành TIN PHẬT, nhưng tu không đúng với pháp môn của Phật, đa số chỉ tu theo Duyên Khởi của mình, cho nên tu Phật mà không bao giờ tu Phật, vì sao? Vì MÌNH tu với MÌNH trong duyên khởi thọ chấp.
Nên Phật nói:
“TA thật biết còn biết hơn thế nữa, vì tất cả đều theo nơi sự mong muốn hương vị ngọt bùi để thọ chấp trong duyên khởi mà lãnh lấy các cõi hương vị ngọt bùi, trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
...TA biết tận tường tỉ mỉ ta không chấp trước nên chẳng tập khởi, thành TA hoàn toàn giải thoát vậy.”
Bồ Tát thường nói:
“Nó khởi sanh đến khởi diệt, khởi cấu đến khởi tịnh, vì chạy vạy SANH DIỆT CẤU TỊNH mà phải trôi giạt trong sanh tử được mất, còn hết, sướng khổ để chịu làm chúng sanh giới. Nếu biết đặng Sanh Diệt Cấu Tịnh là Thể Tánh của Duyên Khởi đối với nó không quan hệ mắc miếu gì thì nó đặng TRI KIẾN, nếu nó thật rõ, còn rõ hơn thế nữa tức nó đặng hoàn toàn Giải Thoát.”
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN