- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 8. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 9. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 10. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 11. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 12. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 13. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 14. PHÁP TÁNH
- 15. CHÁNH TÍN
- 16. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 17. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 18. CÁC PHÁP
- 19. PHI NHÂN DUYÊN
- 20. CHÁNH BÁO
Từ Nhân Pháp đến Giáo Lý Phật Pháp nhiều lúc phải phương tiện lấy lý Thế Gian để chỉ Giáo Lý Phật Pháp làm cho bậc tu hành nhận định tỏ biết được gọi là PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC.
PHÁP NHÂN DUYÊN SANH ví như: Hạt cam nếu để nguyên hạt cam chẳng động đến, lâu ngày hạt cam cũng không ích gì lại bị hoại, hoặc giả ngồi nhìn hạt cam để định tưởng nó trở thành cây cam không thể nào nó thành được. Vì sao? Vì nó thiếu duyên kết hợp đầy đủ mới sanh. Đối với con đường tu Phật cũng thế, không tu mà cầu tỏ Ngộ thật là y như trên đã nói.
Bằng hạt cam đặt xuống đất vẫn chưa đủ, phải nhờ có: SƯƠNG, MƯA, NƯỚC và KHÍ HẬU thuận tiện đúng thời tiết hạt cam mới phát sanh cây cam cùng trái cam. Nếu bậc tu hành quyết chí tu tín tâm cầu đạo vẫn chưa đủ, ít nhất phải nương theo Kinh sửa đổi các đố tật, bắt chước theo lời Phật dạy, hiểu nhiều ít tự sửa chữa để vun trồng Đạo Đức mới mong kết quả.
Nói đến pháp NHÂN DUYÊN SANH chính là một pháp trọng yếu, từ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đến Vũ Trụ Nhân Sanh thảy đều gieo Nhân Duyên tu cầu sanh trưởng ĐỒNG HỢP ĐỒNG HÓA SINH. Từ Vô Tri đến Hữu Tri thảy đều kết nạp đầy đủ nhân duyên liền Sanh Hóa, Hóa Sanh trên thiên hình vạn tướng, khó diễn nói trong sự Hóa Sanh cho hết được.
Nói về pháp NHÂN DUYÊN SANH thật vi diệu, thật dị hóa, bất luận TỊNH hay BẤT TỊNH đều kết hợp liền hóa sanh. Nơi hóa sanh của Nhân Duyên Sanh trong thời giao thừa duy chỉ có ĐỨC ĐẠI NHỰT NHƯ LAI PHẬT mới biết nỗi còn ngoài ra không thể nào tìm đặng tại sao lại hóa.
Nếu bậc tu Phật khi đầy đủ Nhân Duyên Công Đức Phật hóa độ được thành Phật gọi là Duyên Hóa Phật.
NHÂN DUYÊN SANH thường thành tựu dưới sự kết nạp của ĐỒNG HỢP ĐỒNG HÓA. Từ phàm phu có chí nguyện tu hành, khi hợp theo Đức Tánh đầy đủ y như PHẬT liền HIỆN THỂ Phật. Từ phàm phu gặp đặng Bồ Tát chỉ bày tu tập có chí nguyện sau khi thành tựu đầy đủ Đức Tánh hợp với Bồ Tát liền HOÁ THÂN BỒ TÁT. Gặp Tiên Thần Thánh tu hành đồng Đức Tánh Tiên Thần Thánh sau khi thành tựu liền trở thành TIÊN THẦN THÁNH. Gặp Quỉ Ma Ác Quái huân tập theo Đức Tánh của Quỉ Ma Ác Quái sau kết cuộc liền biến thành QUỈ MA ÁC QUÁI. Nó chẳng phải Như Nhiên hay Tự Nhiên vì Nhân Duyên Sanh nó sẵn thế. Đức Thế Tôn Ngài đã nói nơi Kinh Viên Giác: “Đời sau nếu gặp Thiện Tri Thức là Phật thời tu thành PHẬT. Bằng gặp Thiện Tri Thức Bồ Tát thì tu hành thành BỒ TÁT. Gặp Tiên Đạo, Thần Đạo, Ngoại Đạo thì thành TIÊN, THẦN, NGOẠI ĐẠO. Lỗi ấy chẳng phải bậc cầu đạo mà chính lỗi ấy do bậc lãnh đạo gánh chịu.”
NHÂN DUYÊN SANH cực kỳ quan trọng, từ một khởi Duyên để thành tựu công đức sung mãn Đại Thanh Tịnh Phật. Cũng từ một khởi động vọng duyên hợp hóa Súc Sanh, Ngạ Quỉ, Địa Ngục vòng sanh tử không ngừng. Do đó, Đức Phật cùng Chư Bồ Tát nguyện gieo NHÂN DUYÊN để chúng sanh vì Nhân Duyên mà hóa độ. Bằng không có nhân duyên hay chẳng chịu nhân duyên thời chư Bồ Tát và chư Phật cũng đành chịu. Nếu bậc đã có Nhân Duyên nhưng ngược lại chẳng nghe lời Phật dạy, hoặc Chư Bồ Tát chỉ bày để tu thì cũng khó thành tựu, vì sao? Vì không khởi Sanh, đã không Sanh thì chẳng Hợp, chẳng Hợp đâu có Hóa?
Do sự HỢP HÓA Nhân Duyên Sanh, mục đích Chư Phật đưa tất cả Chúng Sanh thoát vòng sanh tử tối cần TIN VÂNG KÍNH để chỉ dạy phá chấp mê lầm vọng đảo nơi hợp hóa thành tựu một hướng Đức Tánh Trí Tuệ đầy đủ chẳng thiếu sót đặng toại nguyện.
NHÂN DUYÊN SANH là một đường dây sanh trưởng đủ mọi mặt từ trí tuệ đến Đức Hạnh Ngôn Ngữ của bậc phàm phu được hóa thân BỒ TÁT, từ Bồ Tát thành CHÁNH GIÁC cũng vẫn nương Nhân Duyên Sanh mà đoạt đến.
NHÂN DUYÊN SANH thể hóa không phân biệt Tịnh hay Bất Tịnh, Hữu hoặc Vô Tri, duy nhất khi đồng hợp liền được hóa. Nếu có bậc nghĩ rằng Hữu Tri hóa Hữu Tri, còn Vô Tri thì hóa Vô Tri thời bậc ấy bị lầm nghĩ sai biệt với Thể Cách của Nhân Duyên Sanh.
Đã không đúng thì sự tu hành nông cạn trí tuệ ít phát sanh, con đường Tri Kiến Giải Thoát hãy còn xa triệu dặm.
Đối với bậc tu hành nên có sự nhận xét lần tiến khi trí tuệ mơ màng lẩn quẩn hoặc bị lúng túng, đó chính là bờ ngăn của phần thiếu sót sanh trưởng, một là kém công phu, hai là tự ngã thủ chấp. Đối với cái gọi là VÔ TRI nó khôn hơn HỮU TRI một phần tinh nhuệ hơn NHÂN SINH gấp bội, vì vậy lúc Bồ Tát tu hành đoạt được CÁI BIẾT CHUNG CÙNG liền nói:
“Nếu ta gán cho Vũ Trụ là khách quan, thì Vũ Trụ cũng có quyền cho ta là quan khách. Bằng ta biết Vũ Trụ thì Vũ Trụ liền biết ta. Ta cùng Vũ Trụ đồng hóa.”
Tất cả Vũ Trụ đối với Nhân Sinh, thì Vũ Trụ thường đưa Nhân Sinh Giác Ngộ, đối với Vô Tri làm cho chư Bồ Tát tỏ ngộ nhiều lần, bậc Đại Trí thường Phát Nguyện gieo Nhân Duyên với tất cả từng lớp để đồng Hóa Sanh cùng khắp mà đoạt đến Tròn Nguyện. Còn bậc Thiểu Trí thời lìa xa tất cả để đoạn các duyên phần cầu LIỄU ĐẠO, những bậc tu như thế Phật gọi là: CHỒI KHÔ MỘNG LÉP thua đất đá gió mưa, thua tất cả loài vô tri thảo mộc.
Ví như:Hạt cam kia khi đem đặt xuống đất, hạt cam nó cứ đinh ninh rằng chẳng chờ ai, thì chính nó không biết tí gì. Nếu hạt cam nó biết nó nhờ ĐẤT sanh nở nó thời đối với ĐẤT là bạn chí thân. Bằng ĐẤT nó không biết lấy ai cả, thì đất tự mua lấy sự thua kém chẳng hiểu biết chi. Nếu nó tự biết nó nương nhờ với NƯỚC thời nó cùng NƯỚC là đôi bạn thân, bằng NƯỚC nó cũng chỉ biết lấy nó, thì không khác với tự cố thủ để chịu lấy không biết tí gì. Nếu nó biết nó nhờ có NẮNG nó sẽ được bạn chí thân. NẮNG nó nương nhờ KHÍ HẬU, khí hậu nhờ THỜI TIẾT, chung lại tất cả thảy đều nương nhờ cấu kết với nhau để thành tựu, chớ đứng yên để tu cầu khó thành tựu đến rốt ráo.
Đức Thế Tôn Ngài thật biết nó như vậy, Ngài lại biết hơn thế nữa, Ngài biết tuần tự liên kết mật thiết các pháp di chuyển diễn hành Hợp Hóa liên hệ nơi PHÁP THÂN PHẬT. Vì lầm mê nên bị ĐOẠN DỊ DIỆT không thể nào nhìn nhận với nhau để đến TỰ GIÁC, do đó sanh ra TỊNH, BẤT TỊNH, THUẬN và NGHỊCH mà trở thành BẢN NGÃ BỊ BIẾT trong khuôn khổ Chúng Sanh Giới, Sanh Hóa, Hóa Sanh gọi là Sanh Tử Luân Hồi trên vạn lối.
Đức Thích Ca Ngài là bậc nhìn sâu thấy rộng, biết tận chu đáo rành mạch tỉ mỉ, Ngài mới lần vớt Chúng Sanh khỏi nơi cạnh tranh xâu xé Ngài mới đặt ra từng pháp môn để cứu độ như:
VÔ THƯỜNG Ngài đưa đến THƯỜNG CÒN. VÔ NGÃ Ngài đem đến TỰ GIÁC lìa Bản Ngã cạnh tranh xâu xé. NHÂN DUYÊN Ngài để bậc tu hành nương tựa tu đến NHÂN DUYÊN SANH lần biết tất cả giao kết liên hệ không có nơi nào là nơi BỎ, chẳng có chốn nào là chốn LẤY. Duy nhất TRI KIẾN GIẢI THOÁT khỏi vòng SANH HÓA đến HÓA SANH.
Đạo Phật chính là một mối đưa cho tất cả đến nơi TỰ QUYẾT thẳng đến CHÂN THIỆN thực tại, minh định tỏ rõ, tích cực không ngừng. Chớ chẳng phải Đạo Phật là một đạo vu vơ mơ màng trên GIÁO LÝ để chẳng có một quyết định nào đi áp dụng hàng hai như bậc tu hành hãy còn thiếu sót lầm tưởng. Đó chính là lời Tốn Từ khuyên nhủ cùng các bậc Tín Tâm cầu TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN