–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

14. PHÁP TÁNH

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 14643)
14. PHÁP TÁNH
PHÁP TÁNH vốn viên dung bình đẳng chỉ có bậc toàn giác mới biết đặng. Bậc ấy thật biết thể tánh di chuyển của Pháp Tánh, biết sự tùy thuận cung đốn theo lớp lang mong cầu sở chấp sở nguyện theo trình độ nơi Tu Chứng hay chưa chứng mà cung ứng đúng với sở cầu không sai. Lại biết từ phàm phu đến Thánh Tăng cùng các cõi như: TỊNH ĐỘ QUỐC ĐỘ cảnh giới Tiên Thần Sắc pháp, thảy đều thành tựu đáp ứng Lý Sự tương sanh hiện diện. Bậc toàn giác còn biết, biết hơn thế nữa, tận tường, tường tận tỉ mỉ nên làm vua các pháp.

Còn đối với bậc chưa giác hoặc chưa biết rốt ráo tận tường thể tánh Pháp Tánh hay chân lý mơ màng cầu mong hoàn mỹ trong tình trạng Thường Tưởng Định Tưởng thời nhìn nhận Pháp Tánh BẤT BÌNH ĐẲNG. Do nơi bất bình đẳng nên có thứ lớp cấp bậc Tu Chứng khác nhau, sự hiểu biết từng phần, sự mong cầu cao thấp, sự Chánh Báo nhiều nơi, sự Chịu Báo lắm chỗ, thành ra các Tướng Pháp khác biệt như TỊNH ĐỘ QUỐC ĐỘ HỮU VÔ NIẾT BÀN CẢNH GIỚI không ngoài pháp tánh cung ứng.

Pháp Tánh sẵn bình đẳng, chẳng khác nào: Cây bút và phẩm màu của anh thợ vẽ, hay cây viết và mực của học trò, tùy tài năng anh thợ vẽ, tùy học lực của học trò, đồng ứng khả năng thành Bức Tranh đẹp hay không đẹp, đồng theo trình độ học lực văn hóa mà đáp ứng không sai. Đối với cây viết, ngòi bút nó không phân biệt kẻ cầm bút viết, nó chẳng giai cấp thứ bậc, nó sẵn sàng nằm trong tay tất cả muốn cầm lấy nó, nó liền đồng ứng, đồng cung đốn theo năng lực, theo sở cầu, theo ý chí đúng tinh thần của kẻ cầm nó, pháp tánh cũng vậy.

Pháp Tánh sẵn sàng để các bậc điều khiển tận hưởng. Nhưng ngược lại, bị lầm phải tự vào pháp tánh van xin pháp tánh ban phước lành, ban cảnh giới, ban địa vị, ban nơi ăn chốn ở cùng các hoàn cảnh thảy đều van xin cả. Đó chính là một sự lầm mê vô tận vậy.

Cũng như: Ngọn bút ta có quyền vẽ vời, vẽ xong để mà xem, trái lại tranh vẽ vào tranh mà cầu báo, cây viết ta có quyền viết ra các văn tự ta lại chấp tự văn cầu lấy an lành muôn thuở. Pháp Tánh sẵn sàng cung đốn ta, khi ta lầm được giác ngộ, miễn ta biết dùng lại chẳng biết để dùng, chỉ chịu lấy Thứ Vị thấp cao so tính lầm mê trong vạn pháp chịu cảnh TÂM SANH tạo nên TAM GIỚI, nếu bậc tu hành biết suy ngẫm liền nhận thấy:

TỘI PHÚC do mình gây.
SƯỚNG KHỔ Tâm ta tạo.
THAM CẦU là cực khổ.
Chẳng tham đẹp hơn ai.
Mê lầm là chưa biết.
Tận biết rõ muôn phương.
Các pháp vốn sẵn thường.
CÓ KHÔNG đồng Tánh Pháp.


Pháp Tánh vốn tùy thuận viên dung bình đẳng thanh thô tế nhị, tùy theo khởi hay không khởi vẫn giúp đỡ đầy đủ tương sanh tướng pháp, tùy theo nơi Tịnh, Bất Tịnh của mong cầu liền hưởng ứng vẹn vừa không sai biệt, làm cho kẻ khởi vọng ngỡ mình Giác Ngộ hay toại nguyện đúng đắn chấp nhận do đáp ứng vi diệu khéo léo đối với bậc đã lầm lại thường lầm vì vậy mà Nghe, Thấy, Biết chẳng đồng nhau trở nên Nghiệp Thức trình độ giai cấp bị ràng buộc nơi Nghe, cái Thấy đến cái Biết bất bình đẳng trăm ngàn riêng chịu biệt lập, vì vậy nên có sự tranh giành hơn thua được mất mà phải có Tu Chứng nhiều thứ bậc lần đến cái Nghe-Thấy-Biết chung cùng trùm khắp toàn giác.

Khi đã trót vướng vào pháp tánh, cũng như đã mắc trong bức tranh của ta tự tạo tự vào thì cái Nghe-Thấy-Biết nó không ngoài SẮC PHÁP TÂM PHÁP ý chí cùng tướng hình gọi là TƯỚNG PHÁP, tướng pháp tiêu biểu cho pháp tánh, cũng như ý chí màu sắc vẽ thành bức tranh.

Trong lúc tu hành thì bậc tu cốt tỏ vạn pháp hành thâm pháp giới đặng thật tỏ rõ kẻ mê lầm vào vạn pháp lầm vào những bức tranh, miễn sao bậc tu Tự Giác lần lượt đến Chánh Giác.

Phật biết tận tường tỏ rõ đối với chúng sanh hay các bậc tu hành trót lầm lẫn pháp tánh, nên dù mong muốn hoặc chẳng mong muốn thảy đều bị pháp tánh nên chi lẽ sống không ngoài SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC PHÁP. Khi mong thoát trần lao phải tu tập lại công dụng không ngoài Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc Pháp để tỏ biết, khỏi lầm là Giác Ngộ chớ chẳng chi là Giác Ngộ.

Bằng lìa pháp để tu hoặc diệt Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc Pháp mong cầu thoát Trần Lao chẳng bao giờ Chánh Giác, chỉ cầu báo Nhân Thiên đó chính là Huấn Từ của Chư Phật vậy.

Nên chi chư Bồ Tát mới Hạnh Nguyện độ sanh cốt vào các pháp tỏ rõ sự di chuyển cung đốn của Pháp Tánh ra sao, đi lại thế nào, kẻ nằm trong pháp chấp bị vướng sanh cảnh giới vuông tròn lớn nhỏ ra sao, bậc không chấp bị chấp không thế nào, mà thông đạt vạn pháp trọn giác thành Phật vậy.

Pháp Tánh bậc đã đoạt đến thì tỏ rõ thành Chánh Giác. Kẻ phàm phu chìm đắm trong pháp tánh phải chịu sanh tử luân hồi. Bậc Bồ Tát phát nguyện Bi, Hỷ, Xả để lần đến Bát Nhã Trí thật tỏ pháp tánh. Bậc Tiên Thần tu luyện trong pháp tánh cầu Thánh Quả để tận hưởng pháp tánh nhất thời, từ nơi suốt thông thật giác đến thọ chấp nửa chừng chỉ vì chưa biết tác dụng pháp tánh, chỉ còn nghiệp lậu tập khí sanh tử mà chấp nhận pháp tánh thành thử có thứ bậc tu chứng, sai lạc vào Tiên Thần tu luyện nhưng nào có hay biết ngỡ mình đã sở đắc chân lý tận cùng.

Pháp Tánh nó tùy thuận theo duyên khởi vọng ước tư tưởng suy nghĩ mà thành tựu, đối với bậc tu hành chưa biết rõ thường bị chấp nhận, do đó mà đa số tu theo ý muốn chớ chẳng chịu phá chấp khi lầm lẫn để tự tánh tỏ tánh.

Đối với Pháp Tánh không thể dùng văn tự hay lời nói mà diễn giải thể tánh của pháp tánh được, duy chỉ có giác ngộ mới khỏi lầm pháp tánh, mới thấu đáo pháp tánh vi diệu, pháp tánh có thể dạy cho tất cả các bậc mê lầm đặng Chánh Giác, có thể đào tạo cho kẻ xuẩn được trí tuệ thông đạt. Khi chưa biết Pháp Tánh thì pháp tánh là VÔ MINH, lúc thật biết pháp tánh thời pháp tánh là PHÁP THÂN PHẬT. Do đó pháp tánh có một Đại Lực cung đốn cho tất cả từ một hoàn cảnh ý chí, một nước thanh bình hay loạn lạc đều thị hiện tỏ rõ, lúc đã thị hiện gọi Tướng Pháp, khi chưa thị hiện thì linh động di chuyển là Pháp Tánh. Vì vậy ở trong một hoàn cảnh sướng khổ nào, ở nơi cấp bậc Tu Chứng nào, ở nơi thứ vị nào cũng thảy đều in tuồng như thật mà lầm nhận, cho mình sướng khổ vui buồn cả.

Pháp Tánh có thể diễn biến kết nạp từ Mây Nước Gió Mưa đến Sơn Hà Đại Địa vũ trụ nhân sinh trong sự Đồng Hiệp Đồng Hóa để cung đốn mỗi mỗi theo sự di chuyển, theo lời mong muốn mà thành tựu. Kẻ lầm liền tưởng là Tiên Thần nhỏ phước ban cho cầu khẩn vái van lạy lục, pháp tánh lại diễn y như Tiên Thần nhỏ phước ban cho, làm cho tất cả phải ngờ vực sống trong KHOA HỌC HUYỀN BÍ không tìm ra lối thoát.

Nên Phật nói: “Nó cầu thế nào, nó được thế ấy, nó mong làm sao nó làm Phật Thánh Tiên để nó an trụ ngọt bùi thành tựu công năng của nó. Chớ nó không ngờ là nó đã lầm theo các pháp để kiến chấp tự ngã xây tạo trong HỮU VÔ NIẾT BÀN gọi là Sở Đắc Chân Lý. Nếu nó biết được Pháp Tánh di chuyển cung ứng theo nhu cầu, nó lìa Ngã Sở để tận biết thì nó hoàn toàn giải thoát.”

Trên con đường tu Phật, đối với đạo Phật chủ yếu đưa tất cả được Tri Kiến Giải Thoát, vì mê lầm bởi chấp pháp nên chi với mục tiêu của Phật dạy thế nào, chỉ bày thế nào, cho tất cả khỏi lầm các pháp, thật biết pháp tánh di chuyển, khi đã biết gọi là Giác, lúc khỏi lầm thì hết mê nên chi bậc Tri Đạo khéo Thuyết Đạo, bậc ấy thường Khai Thị để cho tất cả nhận biết khỏi lầm thì hết mê, nên chi bậc Tri Đạo khéo Thuyết Đạo, bậc ấy thường Khai Thị để cho tất cả nhận biết khỏi mê hết lầm gọi là Ngộ Nhập Chánh Giác.

Bậc Tri Đạo Thuyết Đạo khai thị không khác mấy với anh thợ vẽ, vì chúng sanh lầm sống trong bức tranh vẽ nên mường tượng mơ màng trong muôn ngàn hình thức, mắc miếu vạn cảnh ngổn ngang làm cho Thân Tâm ràng buộc không ngoài Pháp Giới định kỳ, do đó mà bậc Tri Đạo khéo thuyết đạo mới khai thị vẽ ra từng hoàn cảnh thật hư, hư thật để diễn nói làm cho tất cả chúng sanh nhận lãnh Trực Giác. Đối với bậc Tri Đạo thuyết đạo vẽ vời nói năng chẳng biết bao nhiêu là bao nhiêu lời và tranh cốt để cho nhận đặng, tu đến căn bản giác ngộ là hơn cả, chớ chẳng phải nói ra, vẽ ra để cho chúng sanh vào trong lời mà thọ chấp, vào trong bức tranh cố định, trên con đường tu Phật cũng thế. Thật tỏ Pháp Tánh liền Giác Ngộ. Thật sạch LÝ đặng dung thông. Thật thường chân không chấp pháp./-

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN