- 1. MINH ĐỊNH VỀ NHƯ LAI THIỀN
- 2. THẾ NÀO KHÔNG TÀ NIỆM?
- 3. THẾ NÀO CHẲNG KHỞI VỌNG?
- 4. THẾ NÀO LÀ HÀNH DỤNG NHƯ LAI?
- 5. THẾ NÀO LẬP CHỈ KHÔNG TRỤ?
- 6. THẾ NÀO LÀ LẬP THỂ GIÁC?
- 7. TẠI SAO PHẬT THUYẾT PHÁP ĐƯỢC GỌI LÀ BẢO PHÁP?
- 8. THẾ NÀO LÀ SÁU CỬA THIỀN MÔN?
- 9. THẾ NÀO LÀ BỐN TƯỚNG GIẢI THOÁT?
- 10. MINH ĐỊNH VỀ THỂ TÁNH CỦA THIỀN
- 11. TẠI SAO THIỀN TÔNG TÂM TRUYỀN TÂM LIỄU NGỘ
- 12. TỨ THỜI THIỀN TỌA
- 13. TỌA THIỀN
- 14. THẾ NÀO LÀ NHẬP THIỀN?
- 15. TẠI SAO TỌA THIỀN KHI THĂNG, LÚC TRẦM KHI THOẢI MÁI, LÚC UỂ OẢI?
- 16. PHƯƠNG THỨC KHÍ HẬU
- 17. PHƯƠNG THỨC THỜI CÁC CHƯ TỔ LẬP THIỀN TÔNG
- 18. LỐI CHỈ ĐẠO
- 19. PHƯƠNG THỨC THIỀN TỌA
- 20. VỀ MẬT TÔN
Vì vậy nên đời nầy hoặc đời sau, nếu bậc Tín Tâm gặp đặng Phật, vị Phật thừa hành chỉ đạo theo môn Như Lai Thiền thì Thiền ấy mới đúng Như Lai Thiền, bằng chẳng như thế khó mà tu đặng Như Lai Thiền.
Ngoài ra bậc Tín Tâm gặp Bồ Tát, vị Bồ Tát ấy, một là sáng tác danh nghĩa Như Lai Thiền, hai là y theo Tôn tập Như Lai Thiền nầy, dụng tất cả phương cách chỉ dạy cho Tín Chúng, sau Tín Chúng sở đắc Thiền Môn, thì môn Thiền ấy chẳng phải sở chứng Như Lai Thiền, chính là Bồ Tát Thiền. Đến như A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác, Phàm Phu hoặc ngoại giáo gặp đặng tập Như Lai Thiền đem tập Thiền nầy ra chỉ dạy cho Tín Chúng Đạo Hữu y theo Môn Chỉ đến nơi kết quả, thì sự kết quả tùy theo sở chứng mức độ A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác, Phàm Phu hay Ngoại Giáo mà thôi.
Đối với Như Lai Thiền là một môn Tối Diệu Tâm truyền Tâm Ấn Chứng mật thiết liên hệ với cấp bậc căn bản Giác Ngộ, Vô Thượng bất nhị viên dung trùm khắp không thiếu sót. Nếu vị nào sở đắc tận cùng thời như thế, cho nên bậc Chỉ Đạo Thiện Tri Thức, phải là bậc hoàn toàn Giác Ngộ thời tín chúng được ấn chứng trong ngày lễ Phát Bồ Đề Tâm vào dòng Như Lai, được tu Như Lai Thiền thật là một pháp môn khó nghĩ bàn đặng.
Như Lai Thiền không thể dụng Lý Trí, bằng văn tự luận giải hoặc nghiên cứu mà triệt thấu Nhãn Tạng. Cũng chưa thể đứng ra nói cho bậc chưa Giác Ngộ mà nhận chân được. Vì sao? Vì bậc chưa Giác Ngộ Tâm đang đầy hư vọng nghi chấp thành thử nghe không đặng để minh xác Như Lai Thiền. Cho nên càng dùng Trí dự đoán, càng dụng Luận để thông đạt bao nhiêu lại càng lạc lõng bấy nhiêu. Có nhiều bậc tu huân tập, tu cấu tịnh, tu định tưởng bao nhiêu lại càng vấp phải lỗi lầm bấy nhiêu. Chỉ trừ ra có bậc sở đắc pháp tánh, tự soi Thể Tánh Như Lai Thiền thì mới tỏ tường được Thiền Như Lai chung gồm duy nhất. Như Lai Thiền thể tánh vốn sẵn an nhiên tịch tịnh viên dung bình đẳng, bậc tu như thế mới gọi là THIỀN TRÍ. Nhờ Thiền Trí Hành Giả mới soi sáng được các Nghiệp Chủng của mỗi vị tu Thiền thọ chấp nơi nghiệp thức của mình trở thành tu chứng khác biệt, thấp cao. Nhờ soi được Tín Chúng, lại nhờ chính mình soi nghiệp cấu nơi mình mà thật chứng rốt ráo Tri Kiến Giải Thoát.
Thời đang còn các chư Tổ chỉ dạy về THIỀN TÔNG, thời ấy hãy còn Chân Truyền. Hai nữa trong thời Trung Kiếp tín chúng giữ trọn TIN VÂNG, chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu thành thử ít LÝ để chướng với Tông. Do đó tìm tòi cũng yếu kém. Thế mà Tổ vẫn phải thành lập mục tiêu chính đáng để làm cây kim chỉ nam cho Tín Chúng nương theo tránh khỏi sai lạc. Mục tiêu ấy là : TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG như sau :
Lấy không TÀ NIỆM lập TÔNG
Lấy chẳng KHỞI VỌNG lập CHỈ
Lấy THANH TỊNH TÂM lập THỂ
Lấy TRÍ TUỆ lập DỤNG
Đến sau cũng có một vài vị Thượng Tọa, Đại Đức vẫn nương theo thành lập: Tông, Chỉ, Thể, Dụng đặng chỉ giáo cho tín chúng nhưng chưa rành mạch vẫn bị sai chạy nhiều đâm ra nghiên cứu, muốn thế nào thì tu theo thế ấy. Từ nơi Thiền Tánh Chân Như, Thể Tánh Chân Giác bị tiêu giảm, từ nơi Tỏ Ngộ Trực Giác bị xóa mờ, vì theo vọng thức đảo điên ở nơi nghiên cứu, nên chi chấp từng văn tự, phân biệt từ nơi được mất trở thành tu theo quan niệm Lý Trí cuồng vọng, không còn gì Ý TRÍ tỏ rõ thiền tánh, do đó bị sai lạc thành thử chẳng đặng kết quả pháp môn Giải Thoát.