- 1. LÀM THẾ NÀO GIÁO MÔN KHỎI BỊ DIỆT VONG
- 2. MƯỜI DANH HIỆU PHẬT
- 3. ĐẮP XÂY TƯỢNG ĐÔNG ĐỘ
- 4. ĐẠO PHẬT
- 5. VỀ VẤN ĐỀ THAM SÂN SI
- 6. VỀ VẤN ĐỀ TỶ DỤ
- 7. SỰ TU HÀNH
- 8. SỰ LẦM LẪN DO QUAN NIỆM SAI
- 9. TỈ DỤ: VỀ CÂU CHUYỆN THẰNG CHĂN TRÂU
- 10. SỰ MÊ CHẤP, LẦM LẪN DO BẢO THỦ CÁ TÁNH
- 11. TỰ HOAN HỶ TÁN THÁN
- 12. VỀ VẤN ĐỀ NGỒI THIỀN TỰ CHỦ
- 13. THƯỜNG NHIỄM
- 14. LẦM MÊ CHỊU PHÁP TRIỀN MIÊN...
- 15. Ý TRÍ và LÝ TRÍ
- 16. NẾU BIẾT TUỒNG ĐỜI LÀ NHƯ THẾ...
- 17. TỪ TÍN NGƯỠNG ĐẾN THÀNH TÂM
- 18. ĐẠO PHẬT CHÍNH THẬT SIÊU ĐẲNG
- 19. NÓI VỀ VẤN ĐỀ PHÁP GIỚI
- 20. HUẤN TỪ CẦU ĐẠO
- 21. QUYỀN HẠN QUYỀN LỢI CỦA BẬC TU
- 22. ĐẠO PHẬT BẢO PHÁP BẤT DIỆT
- 23. CÁI MÊ CHÍNH NÓ KHÔNG GỐC
- 24. ĐẠO PHẬT TU TÂM CỐT GIÁC TÂM
- 25. VỀ PHẨM TU TÂM, trích từ BẢO PHẨM XUẤT THẾ CHƠN KINH
- 26. LỤC-BA-LA MẬT-ĐA NHIẾP ĐỘ LỤC-ĐẠO
- 27. SỰ TU HÀNH KHÓ MÀ KHÔNG KHÓ...
- 28. ĐẠO PHẨM
- 29. CHẤP TRƯỚC ĐƯƠNG SINH THỌ NGÃ
THƯỜNG NHIỄM Nhân sinh thường nhiễm, bệnh hay lây. Vì thế cho nên NGHIỆP dẫy đầy.
Bậc Trí khéo phương, tìm lối giải.
Kẻ Khờ vụng tính, đắm cuồng say.
Dù tu vạn kiếp, trên thiên hạ.
Trót nhiễm trăm năm, uổng tháng ngày.
Nếu biết Nghiệp truyền, vương mắc bệnh.
NGÃ lìa Chánh Giác, Đại lương y.
–T.V.
|
QUÁN THƯỜNG NHIỄM
• TÁNH PHẬT:
Sáng suốt, vẹn vừa, chưa nhiễm bợn, chiếu trùm khắp bình đẳng, viên dung. Vì sao? Vì Tối Thượng Duy Nhất Bổn Lai Tánh không chỗ chỉ. Khi chỉ đến liền có điểm tựa chỉ cấp Tối Thượng là: PHẬT. Từ thị danh chấp nhận, Bổn Lai Tánh không chỗ chỉ trở thành có điểm tựa, vì vậy nên Kinh Kim Cang nói: THỊ DANH PHẬT CHỚ CHẲNG CHI PHẬT. Bởi lệch lạc lầm lẫn Chánh Giác Tối Thượng như thế, thành thử có viễn tuợng, tự theo viễn tượng vọng thành Phật Tánh.
• PHẬT TÁNH:
Phật Tánh không khác mấy với Tánh Phật, vẫn chiếu trùm khắp muôn phương, suốt trong vẹn vừa, chỉ vướng nơi viễn tượng mà vọng khởi vô minh, khi có vô minh thời Thường Nhiễm.
Chẳng khác nào: Trưởng giả kia đang bình tĩnh sang giàu, Trí Tuệ sáng suốt. Bỗng nhiên khởi nghĩ mơ hồ viễn vong, đi tìm kho tàng bất tận, liền theo viễn vong để thi hành mà sai lạc thực tại Chân mỹ Tánh Phật, đối với Phật Tánh và Tánh Phật cũng thế.
● CHÚNG SANH GIỚI:
Khi Phật Tánh khởi sanh tạo vô minh, Vô minh đặc tánh Thường nhiễm thì liền có giới hạn do đó nên Nghe, Thấy, Biết hạn hẹp, mỗi lẽ sống đến tư tưởng tử sanh thảy đều có hạn lượng, chung nhau thích thú, hoặc sống với nhau một cảnh gọi là ĐỒNG NGHIỆP. Bằng rời nhau không thể chung nhau một cảnh thì là BIỆT NGHIỆP, có chỗ thích nhau bằng lý trí, có nơi bất đồng tư tưởng trở nên chướng đối sanh Nghiệp để chướng nhau, sát hại nhau mà có nơi Thọ Báo, Chánh Báo không đồng gọi là: CHÚNG SANH GIỚI.
Chúng Sanh Giới thường nhiễm tập nhiễm chẳng đồng, chia ra nhiều loại, nhiều kẻ nhiều bậc thọ chủng khác nhau, do bởi nặng nhẹ nhiều ít vọng khởi mà chấp nhận vô minh tạo thành, nhưng sự thường nhiễm thời giống nhau khi mà Chúng Sanh gần gủi, chung đụng nhau, ai cũng sẵn có Nghiệp, ai cũng đương có tập nhiễm của mỗi người, mỗi kẻ và mỗi bậc chung sống lẫn nhau, thế rồi buông nhả cùng nhau trở thành vô minh Pháp Giới cùng nhau bị nhiễm. Lúc Phật Tánh bị nhiễm nhiều ít thì tuổi thọ của Chúng Sanh theo đó mà hưởng thọ. Thời Thượng kiếp tuổi thọ mỗi vị hưởng 80 ngàn tuổi, đến thời Hạ Kiếp tuổi thọ chỉ có 60 lẽ hai tuổi thôi.
Bậc Giác Ngộ thấy biết Chúng Sanh Giới thường nhiễm lại thường lây bệnh nhiễm với nhau mà hứng chịu Nghiệp, nên mới tùy thuận tránh né phương tiện giúp đỡ từng căn bệnh, lại thành lập các Pháp Môn tu tập như: Thiền tọa đặng khỏi nhiễm, Cổi Giải Tâm, Phát Bồ Đề Tâm đặng tránh nhiễm. Phá nghi chấp để viên thông không trụ Nhiễm, làm cho bệnh nhiễm vướng mắc tiêu lần, vô minh tan dẹp, Phật Tánh trổ ra mà Tri Kiến Phật Tánh, đến hoàn toàn Giải Thoát. Đó chính là Môn Pháp cần ghi Quán Thường Nhiễm đến không nhiễm mà Giác Ngộ vậy.
LONG HOA HỘI THƯỢNG
Chân Phật Tử: Đặng Kim Sơn
Pháp Danh: Tạng Bửu
“Phụng ghi để phổ truyền”
Ngày 25 tháng 2 năm Giáp Dần