- 1. LÀM THẾ NÀO GIÁO MÔN KHỎI BỊ DIỆT VONG
- 2. MƯỜI DANH HIỆU PHẬT
- 3. ĐẮP XÂY TƯỢNG ĐÔNG ĐỘ
- 4. ĐẠO PHẬT
- 5. VỀ VẤN ĐỀ THAM SÂN SI
- 6. VỀ VẤN ĐỀ TỶ DỤ
- 7. SỰ TU HÀNH
- 8. SỰ LẦM LẪN DO QUAN NIỆM SAI
- 9. TỈ DỤ: VỀ CÂU CHUYỆN THẰNG CHĂN TRÂU
- 10. SỰ MÊ CHẤP, LẦM LẪN DO BẢO THỦ CÁ TÁNH
- 11. TỰ HOAN HỶ TÁN THÁN
- 12. VỀ VẤN ĐỀ NGỒI THIỀN TỰ CHỦ
- 13. THƯỜNG NHIỄM
- 14. LẦM MÊ CHỊU PHÁP TRIỀN MIÊN...
- 15. Ý TRÍ và LÝ TRÍ
- 16. NẾU BIẾT TUỒNG ĐỜI LÀ NHƯ THẾ...
- 17. TỪ TÍN NGƯỠNG ĐẾN THÀNH TÂM
- 18. ĐẠO PHẬT CHÍNH THẬT SIÊU ĐẲNG
- 19. NÓI VỀ VẤN ĐỀ PHÁP GIỚI
- 20. HUẤN TỪ CẦU ĐẠO
- 21. QUYỀN HẠN QUYỀN LỢI CỦA BẬC TU
- 22. ĐẠO PHẬT BẢO PHÁP BẤT DIỆT
- 23. CÁI MÊ CHÍNH NÓ KHÔNG GỐC
- 24. ĐẠO PHẬT TU TÂM CỐT GIÁC TÂM
- 25. VỀ PHẨM TU TÂM, trích từ BẢO PHẨM XUẤT THẾ CHƠN KINH
- 26. LỤC-BA-LA MẬT-ĐA NHIẾP ĐỘ LỤC-ĐẠO
- 27. SỰ TU HÀNH KHÓ MÀ KHÔNG KHÓ...
- 28. ĐẠO PHẨM
- 29. CHẤP TRƯỚC ĐƯƠNG SINH THỌ NGÃ
– Các ông hãy nhìn lấy tôi để làm gương mà tu, đối với Tôi tay không lìa máy đánh chữ, CHÍ không lìa soi giúp đỡ sự lầm lẫn của các ông trên con đường tu tập. Nhưng rất tiếc thay, lời chỉ dạy của Tôi không thiếu sót, mỗi tháng ra bốn bài Giáo Ngôn, ngoài ra còn có rất nhiều Thời Pháp phụ thuộc để dạy bảo, không bao giờ Tôi chán nản. Vì sao? Vì Tôi phục vụ một cương vị Chỉ Đạo, một bổn phận trách nhiệm Tỏ Đạo, đưa các ông vào con đường Giải Thoát thật sự. Tôi không bao giờ trách các ông, nhưng Tôi chỉ khuyên các ông nên cổi giải các NGHIỆP, khi Nghiệp đã biếng trễ nó kéo lôi các ông được, thì đương nhiên Chân Lý nó phải mơ màng khó nhận định, khi nó đã mơ màng khó nhận liền bước vào con đường vọng đảo, trong lúc vọng đảo làm gì Sở Đắc Chân lý hữu hiệu.
Tôi vì hiện hành phục vụ cao quý của Chánh Giác Bảo Truyền, nên diễn nói đầy đủ tất cả khía cạnh, lưu lại đời này và đời sau lần lượt có nhiều bậc Tu Chứng. Hôm nay trước sự hiện diện giữa Tôi và các ông, Tôi chẳng tiếc Công của Tôi, nhưng rất tiếc công của các ông biếng trễ, nhìn thấy Bảo Vật mà không biết dùng Bảo Vật, nhận được Thiện căn cao quý mà chẳng thật hành để thành tựu đến Thiện căn quý cao. Biết rằng Bảo Pháp Bất diệt, mà chẳng biết bảo trì nơi Bất Diệt, lại theo điên đảo diệt sanh. Do lẽ ấy nên hôm nay Tôi cho các ông được trích lại một đoạn ở tập BẢO PHẨM XUẤT THẾ CHƠN KINH, để các ông làm một bản đồ tu Tâm rất rõ ràng, không sai một mũi kim hoặc một sợi tóc, không sai với tinh thần hai chữ Chân lý Phật Tôn. Ngày nay nó lạc pháp, Hạ Lai, Tận Độ. Bài này là một bài rất hữu hiệu hiện tại của các ông đang mơ màng nơi tu tập. Đoạn kinh này là đoạn các ông đang cần thiết. ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ dạy xong, Tứ Chúng đồng đảnh lễ cung tiễn Đức Ngài trở về Tịnh Thất. Tứ Chúng ai nấy vui vẻ phấn khởi vì được sự chấp thuận của ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ, cho trích một đoạn trong Kinh Bảo Phẩm Xuất Thế, mà mấy hôm nay Ngài Đã nhập vào Chánh Định tạo thành.
Lúc bấy giờ, trong Tứ Chúng đề cử mỗi chúng một Đại diện lên Đảnh lễ ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ, đồng thời để thọ lãnh Bảo Phẩm Chơn Kinh Xuất Thế.
* * * * * * *
BẢO PHẨM CHƠN KINH XUẤT THẾ đoạn Tu Tâm, Ngài dạy:
Thứ nhất tu Tâm, trước tiên thành thật Tâm, thiết tha Tâm đồng phát Bồ Đề Tâm nguyện, sau Tâm nguyện Tâm, huân tập Tâm, làm cho Tâm nọ phát triển trở thành Thù Thắng Tâm, công dụng Thù Thắng Tâm để tu. Bằng chưa có Tâm Thù Thắng, thì có tu chăng vẫn tu nơi cầu Phước, tu để làm lành thế thôi.
Sau khi đã có Tâm Thù Thắng thời dùng Tâm ấy lướt qua các hoàn cảnh, các trở ngại ngăn chấp, các chướng đối trái tai gai mắt như Tịnh Bất Tịnh không vì lý mà chướng, chẳng vì Sự mà ngại, các vọng đảo nghi chấp nơi Tâm thảy đều giải nghi phá chấp, làm cho Tâm suông chảy không mắc miếu, Tâm đặng phân minh Đạo Tràng mà Thanh Tịnh Tâm, Tâm đặng thanh tịnh chính nương nhờ Hỷ Xả Cổi Giải vặc mắc mà Tâm mới được Thanh Tịnh, chớ chẳng phải tìm nơi vắng vẻ mà Thanh Tịnh Tâm, đó là yếu điểm cần ghi nhớ.
Lúc đã sở đắc Thanh Tịnh Tâm nhìn lại con đường Tu Tâm mới thấy được các pháp Tịnh Bất Tịnh do Tâm Năng Biệt nên Bị Biệt, các Chướng Đối trái tai gai mắt, bởi Nghiệp Thọ Ngã mà ra liền Sở Đắc Nhãn Tịnh đồng Nhĩ Tịnh. Lúc đã đến Nhãn Tịnh, Nhĩ Tịnh thì cái NGHE cái THẤY trước cảnh Sắc Trần Thinh Pháp chẳng còn ngăn cách chướng đối như trước kia nữa, Vì Sao? Vì nó đã thành tựu kết chung hai Tướng về với một Tướng.
Thế nào là hai Tướng về với một Tướng? Tướng NGHE, tướng THẤY là hai, đều trả về trở thành Tướng Tâm. Khi Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn thành tựu đặng mức Tướng Tâm thì cái Nghe Thấy nó không còn bị Nghe bị Thấy, nhờ chẳng Bị nên không chướng ngại biệt phân, nó dung thông vô ngại, có Vô Ngại như thế nên dù nghe lời Tịnh Bất Tịnh thảy đều lời Phật Pháp chẳng chướng đối. Thấy những nơi gai chướng nó ít lưu tâm để thọ chấp, Tâm thường thanh tịnh rỗng rang, phát Trí Tuệ tìm Chân Giác.
Mới nhận được Các Pháp vốn KHÔNG, do lầm mê năng sở tri chấp phải vướng mắc vạn Pháp trong Sanh Tử Tử Sanh liền đắc pháp Chân Không Thanh Tịnh, nhìn khắp sơn hà Đại Địa Chân Không, nhìn đến Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới chẳng còn, Tâm vô ngại Tâm kia mừng rỡ rỗng rang chẳng còn ngăn ngại lấy một pháp nào chứa đọng, trong một thời gian tối đa ba tháng đương nhiên vô ngại Tâm phát khởi nghi ngờ Năng Sở Kiến Tri trở về vạn Pháp tìm tòi cái gì của nó để an trụ Tu Chứng.
Này Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, bậc tu tâm đứng giữa tình trạng này bậc tu sở đắc rốt ráo hay chưa đặng rốt ráo nơi tu chứng của Thiện Nam, Thiện Nữ khó diễn nói cho đặng, vì sao? Vì nó chính là một ngã ba chia ra rất nhiều bậc tu chứng, nó lại tùy theo Năng Sở Tri của mỗi bậc mà thành tựu quả vị.
Nếu là bậc có căn bản Bồ Tát Nguyện thì bậc này thường tự kiểm soát lấy mình Đạo Hạnh Trí Tuệ nương theo Bát Nhã Tâm Kinh làm tấm gương soi sáng lần tiến để tu. Trên cung kính Tam Bảo, dưới lục hòa Tín Chúng, phát Tâm Công Đức làm Bảo Phẩm Chánh Giác, bằng cách Hạnh Nguyện Hành Thâm Pháp Giới, Tự Lợi, Tha Lợi làm an vui trú nơi Đạo Tràng, bậc này thật biết pháp Bất Tịnh vô ngại con đường Bất Tịnh, nhưng chẳng bao giờ thi hành cho Dục Vọng Bất Tịnh, bậc này rất biết nghịch hành ngạo mạn hay Tăng Thượng không chút sợ sệt, nhưng chẳng bao giờ nghịch hành, chẳng bao giờ Ngôn ngữ ngạo mạn Tăng Thượng, vì sao? Vì gìn giữ Phẩm giá Đạo Tràng, Bảo Trì ngôi Tam Bảo như gìn giữ thân mạng mình để cho kẻ khác khỏi đoạn duyên Phật mà chính bậc này đã thi hành thành tựu Nhất Hạnh Tối Thượng làm Bảo Phẩm báo ân Chư Phật.
Này Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đắc pháp Chân Không tức là tỏ rõ Pháp Chân Thật của Không. Chân Không là nơi Tạm Trú của Bồ tát, lúc Bồ Tát Hạnh Nguyện Hành Thâm Pháp Giới làm lợi khí áo giáp Bát Nhã Ba La Mật Đa để cho Tâm rũ sạch lỗi lầm phạm giới, lại rũ sạch các Nghiệp Thức lầm nhận được từ Thanh Tịnh đến Đại Thanh Tịnh, khỏi nơi than van ân hận tâm mà bước qua Nghiệp quả do Tâm vọng gây tạo.
Chân Không nó có rất nhiều lớp, nhiều thứ bậc, từ phàm phu chấp trụ đến Chư Thiên lập trụ, cùng Chư Tiên Thần an trụ, Ngoài ra Chư Bồ Tát tạm trú Chân Không khi bậc tu Tâm đắc Pháp Chân Không chính là một Pháp áo giáp Bát Nhã Ba La Mật Đa để cho bậc tu mang vào khỏi vướng mắc các Pháp, nó cứu cánh Tối Diệu thậm thâm. Nếu kẻ chưa biết dùng nó ngỡ mình đã Sở Đắc Chân Lý, đoạt Vô Thượng Chánh giác, liền mang thêm vào tham vọng ngạo mạn Tăng Thượng phải sa vào tà Kiến bị báo nơi Địa Ngục A Tỳ.
Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, nên nhớ lời nói trên, phải tự lượng chỗ nghi ngờ chưa tỏ rõ nơi mình mà nương theo vết chân Chư Bồ Tát Nguyện Bồ Tát Hạnh đặng tu lấy Tâm thông đạt tâm, sạch sẽ Tâm Không chổ chỉ mới là Chân Tâm.
Nếu chẳng như thế thì dù cho gặp Bậc Thiện Tri Thức đứng trước mặt mình là Phật chỉ dạy mình chăng nữa, cũng không thể nào đưa nổi mình đặng. Chính tự mình nâng mình Chánh Kiến, cũng do mình đem mình vào Tà kiến, do chính mình đưa mình đến Tịnh Độ hay lạc vào Tiên Đạo. Lỗi ấy không phải lỗi của bậc Chỉ Đạo mà chính lỗi ấy do nơi mình thường chấp cái biết của mình gọi là: Năng Sở Kiến Tri mà mình lãnh lấy Chứng vị.
Có những năng sở kiến tri gì phải bị sai lạc như thế?
– Một là thường chấp cái thấy biết của mình, mộng tưởng điên đảo cứu cánh Niết Bàn an trụ tu chứng. Dùng Định tưởng, huân tập tâm nơi sắc Pháp thành tựu thọ chấp Tu Luyện mà lâm vào Định tưởng trở thành Hữu Dư Niết Bàn sai lạc vào Tiên Đạo hoặc Đắc A La Hán.
– Hai là thường chấp nơi Thanh Tịnh của mình, bậc này trên vẫn gìn giữ Đạo Hạnh, vẫn tự kiểm soát lấy mình, trên cung kính Tam Bảo, dưới Lục Hòa Tín Chúng, lấy Đạo Tràng an vui sở trú, thật biết tất cả Tịnh Bất Tịnh, ngạo mạn tăng thượng, nhưng chẳng làm cho Công Đức nơi mình tổn thương. Duy chỉ có lập Thanh Tịnh làm nơi Năng Sở Kiến Tri mà huân tập Tâm trong thời gian thật chứng TỊNH ĐỘ, còn một lối về Tịnh Độ là lối ép Tâm, Hỷ Xả chướng ngại gìn giữ Thanh Tịnh được độ, gọi là Tịnh Độ được độ.
– Ba là lúc Sở Đắc Pháp Chân Không rỗng rang Thanh Tịnh, nhìn trên Tam Thế, nhìn đến Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới tất cả Vũ Trụ Sơn Hà Đại Địa đều Chân Không, Tâm vô ngại kia mừng rỡ chẳng còn ngăn ngại lấy một Pháp nào chứa đọng, liền vội vàng Năng Sở Kiến Tri Thọ Chấp KHÔNG. Do lẽ ấy Tâm Thanh Tịnh trở thành Tâm Vô Ngại, có Vô Ngại nơi không kia mà phát sanh ngạo mạn Tăng Thượng phóng đạt buông lung bước vào đường Bất Tịnh, Nghịch Hành lung lạc để thỏa mãn nhu cầu tham vọng, cứ ngỡ rằng mình Sở Đắc Chánh Giác tối thượng, nên thường dùng câu: Không Trụ Không Tu Không Chứng làm nơi Tâm vô ngại, do đó Tâm liền phát sanh Tăng Thượng, cười chê các bậc Tu Hành, các phẩm Đạo Hạnh, Công Đức đều là lầm lạc, Đạo Tràng phẩm Công Đức, Hạnh Nguyện thảy đều bó buộc trói mình, lại so nơi mình và Chư Phật bình đẳng hoặc chính nơi mình còn hơn thế nữa, mà phải lâm vào TÀ KIẾN.
Này Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, ba lối Tu sai lạc trên, các Thiện Nam, các Thiện Nữ hãy xem kỹ đọc tụng rõ ràng để mà Tu, nó duy nhất đúng sai chỉ có: THƯỜNG CHẤP THẤY BIẾT CỦA MÌNH, gọi là Năng Sở Kiến Tri Thọ Chấp, trở thành Chứng Vị sai lạc khác nhau, sinh ra nhiều thứ lớp Chứng Tri khác biệt.
Bậc căn bản Bồ Tát Nguyện, bậc này không bao giờ dùng Năng Sở Kiến Tri nơi mình để Thọ Chấp, vì sao? Vì bậc nầy thường kiểm soát, suy ngẫm lấy chính mình, từ cử động đến Ngôn Hạnh để mà Tỏ Ngộ tu đến Rốt Ráo Chánh Giác, do lẽ ấy mà không có Năng Sở để Kiến Tri chủ thủ. Bậc Bồ Tát Nguyện thật biết, những loài Thảo Mộc Hoa Trái đến thời đơm bông trổ nhụy, thì đương nhiên nó phải đơm bông và trổ nhụy không cần đem thứ chi đổ trên hoa nhụy của nó. Trên bước đường Tu Tâm cũng thế, nên không dùng Định Tưởng để an trụ, không dụng Thanh Tịnh để Thủ Chủ, không dùng tất cả để Thọ Chấp mà trái lại trọn tất cả Chánh Giác.
Đối với Tăng Thượng Nghịch Hành ngạo mạn, bậc Bồ Tát Nguyện rất thịnh trọng, rất chu đáo, không thể nào hành sự được vì sao? Vì mục tiêu Chánh Báo nơi Báo Thân không quái ngại chi tất cả nhưng rất cần thứ lớp Trang Nghiêm, lúc lập hạnh Trang Nghiêm đương thời Chánh Báo Trang Nghiêm, Chánh Báo Trang Nghiêm do đâu mà thành Tựu?
– Do Chân Tâm phổ chiếu, do Thanh Tịnh đến Đại Thanh Tịnh tỏ rõ tỉ mỉ Thật Giác mà Thành Tựu, vì lẽ ấy nên không hành sự Tăng Thượng Nghịch Hành ngạo mạn. Lại nữa, vì lòng Tha Lợi Độ Sinh nên mới gìn giữ Đạo Tràng, gìn giữ ngôi Tam Bảo để tưởng niệm Công Đức vô lượng vô biên Chư Phật đã Tha Lợi thi hành cứu giúp, hôm nay nguyện nương theo dấu vết Chư Phật thi hành Phật Sự đặng duy trì Bảo Pháp không ngừng dứt. Nhờ Bồ Tát Đại Nguyện như thế nên chi khỏi vào nơi cuồng vọng, khỏi bị dục vọng sai khiến, lại khỏi lầm lẫn nơi Tà Kiến.
Đại Nguyện Bồ Tát thật hành mà phát Tâm ngăn trừ các vọng khởi, mong cầu ham muốn, nên Tâm không có chỗ THAM để VỌNG, không vọng nào có ĐẢO, không Đảo cũng không Vọng, đương nhiên không Tham, đã không còn nơi Tham thì liền Sở Đắc Đại Thanh Tịnh.
Khi Sở Đắc Đại Thanh Tịnh. Bậc nầy đã từng nương nhờ VÔ NGÃ, đã từng lìa Bản Ngã cùng Ngã Sở nên Tâm mới đặng thông, gọi là Tâm Thông, nhờ Tâm Thông nên mới Nhiếp Thâu tất cả các Năng Sở Thọ Ngã của những bậc vọng đảo chứng, tu mà tỏ rõ tất cả từng thứ lớp căn bệnh chấp thủ, liền Tu Chứng Bản Thể Tâm thành tựu Chân Tâm.
Chân Tâm Bất Sanh, Bất Diệt, Bất Cấu, Bất Tịnh, đồng hợp Như Lai Tạng liền tự sanh Diệu Giác Minh để soi khắp Pháp Giới, Soi khắp tất cả ẨN HIỆN không thiếu sót, liền Sở Đắc TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG, nơi Tổng Trì Đà La Ni Tạng nầy, nó đã có rất nhiều Công Năng mới thành tựu, từ Tu Tâm đến Tâm Vô Ngại, từ Vô Ngại đến Tự Tại Tâm, từ Tự Tại Tâm đến Đại Bi Tâm. Từ Đại Bi Tâm đến TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG.
BAN HỘ ĐẠO LONG HOA HỘI THƯỢNG
“Đồng Phụng Chép Để Phổ Truyền”
Ngày 06 tháng 8 năm Giáp Dần