–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

1. VÔ THƯỜNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19785)
1. VÔ THƯỜNG
Vô THƯỜNG tức là Không Thường, Vì luân chuyển vần xoay thay đổi biến dời, khi có lúc không, khi còn lúc mất nên gọi là VÔ THƯỜNG.

Tất cả Vũ Trụ đến Nhân Sinh muôn loài cùng vạn vật, từ HỮU TRI đến VÔ TRI đều hứng chịu Vô Thường Pháp mà xuôi dòng theo luật NHÂN QỦA ngăn thành giới hạn như: năm - Tháng - Ngày - Giờ - Giây cùng Phút. Vì vậy nên tất cả đều nhịp nhàng qui định nơi SANH DIỆT cùng DIỆT SANH bởi Sở Chấp in tuồng như thật.

Vô Thường là một sự mê mờ vì kiểm điểm, chớ thật ra vốn THỂ TÁNH linh động, chẳng phải TỰ NHIÊN hay NHƯ NHIÊN mà có nó, vì sẵn nó BẤT NHỊ, THƯỜNG CÒN, KHÔNG TĂNG, KHÔNG GIẢM, bởi phân chia cùng qui định nhận xét nên nó thành hình Vô Thường mà Thọ Chấp. Từ lúc Khởi Sanh đến khi Bị Diệt nhịp nhàng thứ tự có Bốn Pháp : THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG trong Vô Thường Pháp.

Lại nữa: Trót vướng mắc vào Vô Thường Pháp, trót bị xoay chuyển nơi: THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG, do đó dù muốn hay không cũng phải THỤ BÁO theo Pháp mà xuôi dòng buông chảy trôi dạt theo các Pháp nhịp nhàng xoay chuyển, đó là lẻ chung của Pháp vướng chịu sanh TƯƠNG ĐỐI PHÁP: Được Mất Có Không vậy.

Hiện nay bậc tu hành nên tìm nơi THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN để đặng TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Tránh lầm lẫn: Được mừng, Mất buồn của Vô Thường thuyên diễn, đó mới gọi là TU PHẬT, cũng là CHÂN LÝ VÔ SANH.

ĐỨC THÍCH CA Ngài nhận thấy chúng sanh ngăn lầm phân biệt gìn giữ nắm bắt theo các Pháp, mong cầu nó dừng trụ để Thọ Hưởng, gọi là SỐNG CHẾT vì Pháp. Khi Pháp Dừng Trụ gọi là ĐẶNG, lúc Pháp Hoại Không cho là MẤT, tự phát sinh ưu phiền khổ sở như vậy thật là đảo loạn, nên PHẬT nói:Tất cả các pháp đều Huyển Hóa, nó như tia chớp chân trời, như bóng cây dưới nước, chớ nên lầm theo sự Diễn Tuồng của nó, chớ nên nhận nó là chân thật, đừng nhận chỗ Huyển Tưởng làm Chơn Tưởng.

Vì lầm theo các Pháp di chuyển từng lúc, từng hồi của nó mà cho nó là SANH DIỆT, lại chấp nhận từng ly từng tí của nó mà cho là MÌNH, mà tự mình bị nó điều động vướng mắc lấy pháp Tứ Đại riêng tư vòng quanh Sanh Tử.

Chẳng khác nào: một đám đông dân khờ khạo kia, cứ mỗi buổi sáng sớm khi mặt trời mọc lên thì họ đồng vui mừng thích thú cho tồn sanh mặt trời. Đến chiều tối thì tất nhiên mặt trời lần lần lặn, họ lại sinh tâm buồn bả phiền trách khổ sở, cho là mặt trời Bị Diệt mất. So nơi ví dụ đó đủ biết sự xoay chuyển của PHÁP TÁNH như mặt trời linh động vậy, nhưng vốn nó THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN nào có Diệt Sanh. Nhưng bởi Diệt Sanh, Sanh Diệt là do lầm nhận từng hồi, từng lúc của nó chuyển mình phân biệt thành thử in tuồng như thật mà Thọ Chấp nên theo.

Ví như: Cái bánh xe có chín cây chân tăm, khi xe chuyển mình để chạy thời chín chân tăm lần lượt chạy quây từ trên xuống dưới, từ ngang qua dọc, không phải nó là NHƯ NHIÊN hay TỰ NHIÊN. Đó, bánh xe VÔ THƯỜNG cũng vậy.

Vốn PHÁP TÁNH nó vẫn Thường Trụ, Thường Trụ ở nơi điều động các pháp. Nếu các pháp chẳng di chuyển thì tất cả thua gang sắt, kém vô tri. Chẳng khác nào chiếc xe kia có chạy mới có sự công dụng, chớ xe mà không chạy thì chẳng phải là xe.

Bởi vì TỰ NGÃ tham muốn riêng tư từ Pháp CHẤP vị kỷ eo hẹp nên bị mắc miếu vào bánh xe, nắm lấy chân tăm của xe ngỡ là nơi an trú bền vững, nên chi để bị Tâm Ý đảo điên. Vì bánh xe xoay chuyển thành thử Vô Thường năng biến mới có nơi mong cầu dừng trụ ở chổ dừng quay bất động của các Pháp nữa. Do đó nên bị lầm nghịch mà điên loạn chớ chẳng chi cả.

Cũng như kẻ mong chiếc xe không chạy, thì thà rằng đừng tạo chiếc xe. Cũng như đừng nhận nó Thường hay Không Thường vậy.

Kẻ tu hành nên quan sát suy ngẫm tìm tỏ PHÁP TÁNH THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN của nó. Khi mà rõ thấu đặng thời TÂM Ý rỗng rang, chẳng còn sợ sệt Vô Thường xoay chuyển của các Pháp diễn hành.

NÊN CHƯ VỊ BỒ TÁT VẪN NÓI: Các PHÁP thường còn. PHẬT TÁNH thường còn. MA TƯỞNG thường còn. CHÚNG SANH thường còn.

CHỈ VÌ: NGÃ, SỞ NGÃ cùng DANH TƯỚNG NGÃ. Do Tâm Năng Biến nên Bị Biến, lại tự nhận VÔ THƯỜNG nên bị mắc miếu vào VÔ THƯỜNG, chớ chẳng chi là: THƯỜNG hay VÔ THƯỜNG.

NAM MÔ ĐẠI NHỰT NHƯ LAI
PHÁP TẠNG HỘI THƯỢNG PHẬT