–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

16. CHÁNH TÍN

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 16287)
16. CHÁNH TÍN
CHÁNH TÍN là SỰ TIN Duy Nhất Không Hai. Gọi là NHẤT TÂM. Nhưng về quan niệm nhận thấy thì chẳng mấy AI được gọi là NHẤT TÂM và CHÁNH TÍN cả. Vì sao? -Vì tất cả đều đang nằm trong MÊ LẦM đảo loạn riêng cách nhau, thành thử cùng một Chánh Tín đó, mà khác biệt nhau, chỉ vì tầm Hiểu Biết rộng hẹp lớn nhỏ tùy theo mỗi Bậc Tự Tín riêng phần. Chớ thật ra Chánh Tín nó vốn một gốc Bình Đẵng Bất Nhị. CHẲNG KHÁC NÀO: NƯỚC kia vốn đồng một THỂ TÁNH là: NƯỚC. Nhưng NƯỚC VŨNG là nước Vũng, chớ chẳng phải là NƯỚC GIẾNG. Còn nước Giếng là nước giếng chớ chẳng phải là NƯỚC AO. Nước Ao là nước ao, chớ chẳng phải là NƯỚC SÔNG. Nước Sông là nước sông, chớ chẳng phải là NƯỚC BIỂN.

Đối với Chánh Tín nó vốn một THỂ chẳng khác, nhưng vì chia ra từng bậc mà nó khác ở nơi hiểu biết rộng hẹp không đồng như:Nước Vũng và Nước Giếng, như nước Ao và nước Sông cùng với nước Biển vậy.

Những Bậc tu hành từ khi khởi Tín đến TIN nó vẫn tùy theo mức độ và công phu đưa lần lên từng Bậc. Thì đến Bậc nào Chánh Tín nó vẫn có theo vẹn vừa với Bậc ấy thôi chớ chẳng hơn đặng.

VÍ NHƯ: Có Bậc chỉ hiểu biết CẦU PHƯỚC, hay TÍN NGƯỠNG LỄ BÁI cầu an. Hoặc giả Trai Đàn Trống Phách, Cúng Lạy, thời Chánh Tín trong phạm vi Hiểu Biết đó thôi. Ngoài ra chẳng còn làm thế nào hơn đặng.

NHƯ: Có Bậc phát tâm NIỆM PHẬT tu hành, hay Trường Trai Giới Hạnh, hoặc Khất Sĩ Tu Sĩ hay Xuất Gia Tại Gia, vẫn tùy theo từng Bậc ấy Chánh tín.

NHƯ: Có Bậc phát tâm Bồ Đề tu hành quyết định tìm đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT, tùy theo sự TÍN mà tu, hoặc HIỂN GIÁO, TIỆM GIÁO, ĐỐN GIÁO hay Thiền Tông, TỊNH ĐỘ chẳng hạn. Thời Bậc ấy vẫn nương theo sự Hiểu Biết mà Chánh Tín, ngoài ra chẳng còn hơn nữa đặng.

Nói đến Chánh Tín thời chính nó BẤT NHỊ, nếu những Bậc tu hành nào, hay những Bậc THƯỢNG THẶNG hiểu biết nào đồng với Chánh Tín thời Bậc ấy gọi là VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC. Đó chính là Tận Gốc của Chánh Tín.

Ngoài ra tất cả đều có sẵn Chánh Tín, nhưng vì bị LẦM MÊ nên gốc Chánh Tín trở thành MÊ TÍN DỊ ĐOAN. Do chỗ Mê Tín mà Đảo Loạn. Do nơi Dị Đoan mà Tự Sanh ra ẢO TƯỞNG. Tức là: Những sự việc gì đồng với Ảo Tưởng của Kẻ ấy là: TIN THEO, bằng không đồng thì chẳng Tin Vậy.

Chánh Tín nó chẳng khác nào với Phật Tánh. Ai ai cũng Sẵn Có Phật Tánh, nhưng vì mê lầm mà trở thành Chúng Sanh. Nếu tu hành đến Giác Ngộ cùng đoạt Vô Thượng Chánh Giác thì là PHẬT. Mê Tín và Chánh Tín cũng thế.

ĐỨC THÍCH CA Ngài Thật Biết vì lầm lạc mà điên đảo, nhưng nguồn gốc vẫn còn SỰ TIN của Chánh Tín.

CŨNG NHƯ: Ông CHA kia có một người con bị điên loạn. Nhưng đứa con kia Miệng nó vẫn kêu CHA. Khóc Cười xin Cha cứu mạng. Đó tình trạng của Chư Phật cứu độ chúng sanh cũng thế.

Đức THẾ TÔN Ngài thật Biết nguồn TIN PHẬT vô kể của chúng sanh. Lại biết chúng sanh nó ưa muốn thoát ly Trần Cấu, nó đòi hỏi sự Tri Kiến Giải Thoát vô tận, nhưng chỉ vì ĐỘC NGHIỆP trót lầm bị nhiễm, vì Bờ Ngăn ảo tưởng muôn trùng. Nên Phật phải phương tiện làm theo Bờ Ngăn, theo ảo tưởng mà thuyết pháp 49 năm để giải Độc Nghiệp cho chúng sanh mà cứu vãng, đưa về Tri Kiến Giải Thoát.

PHẬT lại tùy nghi mà làm hình dáng để phá nghi, PHẬT lại tùy theo sự ưa thích mà phương tiện khen để nương theo chúng sanh đặng lần hồi cứu độ. PHẬT lại tỏ biết chúng sanh điên đảo không chừng hay Đoạn-Dị-Diệt trong thời tu tập mà Phật nói Pháp: TINH TIẾN, NHẪN NHỤC, THIỀN ĐỊNH, làm cho chúng sanh nương theo Đảo Loạn mà hết Đảo Loạn. PHẬT lại rõ biết chúng sanh vì loạn đảo mà tranh giành hơn thua trong cơn mê sảng, nên PHẬT nói pháp: TỪ BI HỶ XÃ, TRÍ TUỆ sáng soi làm cho chúng sanh hồi tĩnh. Phật lại tỏ biết chúng sanh vọng tưởng cho là Chơn Tưởng mà Ái Nịch chìm đắm theo Ngũ Dục mà PHẬT phải nói sự sa đọa: NGẠ QUỶ, SÚC SANH, ĐỊA NGỤC. Còn bày biện cõi TIÊN THẦN làm cho chúng sanh ưa thích mong cầu mà lần đem chúng sanh vào TỎ MINH các pháp diễn tuồng do Tâm Sanh biến hiện.

PHẬT cứ tùy nơi CĂN BỆNH mà cho thuốc. Tùy nơi Tánh QUẤY CỰA mà dỗ dành. Tùy nơi MONG CẦU mà giúp đỡ, miễn sao cho chúng sanh từ nơi MÊ TÍN đặng vào CHÁNH TÍN BẤT NHỊ thôi.

Tất cả trên con đường tu tập, hay sự chỉ bày của ĐỨC THẾ TÔN thảy đều then chốt để giải mê mờ đưa đến Giác Ngộ. Thành thử PHẬT PHÁP của Ngài diễn nói đó chẳng phải là PHÁP của PHẬT, mà là vì Chúng Sanh nên PHẬT mới dùng Phương Tiện tùy theo Chúng Sanh để nói PHÁP, làm cho chúng sanh Tỏ Pháp vì chúng sanh Lầm Pháp.

CŨNG NHƯ: LẤY HUYỄN ĐỂ TU HUYỄN, KHI HUYỄN HẾT GỌI LÀ GIÁC. Nơi Chánh Tín nó cũng thế. Nó bởi đi trong MÊ TÍN DỊ ĐOAN mà phải tu hành đến CHÁNH TÍN CHÂN THẬT.

PHẬT lại tỏ thấu tận cùng của nguồn gốc các Pháp mà chúng sanh Thọ Chấp thâm nhiễm mê mờ. Nên Ngài mới dùng các Pháp đó để ĐỐI TRỊ phá mê, đưa chúng sanh vào đường Trung Đạo như sau:

- MÊ MỜ Ngài nói GIÁC NGỘ
- MÊ TÍN Ngài nói CHÁNH TÍN
- ẢO TƯỞNG Ngài nói CHÂN THẬT
- ÁI NỊCH Ngài nói XUẤT LY
- BỦN SỈN Ngài nói BỐ THÍ
- BUÔNG LUNG Ngài nói TINH TẤN
- CHÉM GIẾT Ngài nói TỪ BI
- THÂM HIỂM Ngài nói THIỆN CĂN
- SÂN HẬN Ngài nói HỶ XÃ
- NGĂN PHÂN Ngài bảo PHÁ CHẤP
- VÔ THƯỜNG Ngài dạy THƯỜNG CÒN
- SANH TỬ Ngài chỉ VÔ SANH
- HỮU NGÃ Ngài nói VÔ NGÃ
- ĐOẠN-DỊ-DIỆT Ngài nói DUYÊN SANH.
- ƯA HỌC CHO THUỘC PHÁP Ngài nói ngón tay Ngài chỉ CHÂN LÝ, chớ chẳng phải ngón tay Ngài là Chân Lý. Và tận cùng Ngài nói là Ngài không Thuyết Pháp, mà chúng sanh cũng không nghe Pháp.

Đó chính là ngón TINH HOA tuyệt mỹ mà PHẬT đã làm và mong cho Bậc tu hành chớ LẦM PHÁP. Để từ Trí Tuệ thấp kém Chánh Tín nhỏ nhen eo hẹp, đặng vào ĐẠI TRÍ, Tâm rỗng rang tròn khắp mà đồng CHÁNH TÍN với TAM THẾ PHẬT vẹn vừa Bất Nhị vậy.

Những Bậc tu hành đời nầy và đời sau, nên chủ ý những Đặc Điểm Di Truyền trên. Và chớ vì sự Hiểu Biết nhỏ của kẻ khác mà phỉnh bán chê khen kẻ Tà người Chánh, kẻ Nội người Ngoại Đạo thành Tự Mình mua lấy Nội Ngoại Tà Chánh làm cho Đoạn Duyên PHẬT làm cho mất tất cả TÌNH DUY NHẤT mà NHƯ LAI đã nói Pháp LỤC HOÀ NHƯ LAI đã làm Hạnh NHẪN NHỤC. NHƯ LAI đã để PHẬT PHÁP TĂNG và tạo nên một Ngôi TAM BẢO cốt làm cho chúng sanh soi chung một TẤM GƯƠNG BẤT NHỊ vậy.

NAM MÔ ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN KINH