- DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG
- 1. VÔ THƯỜNG
- 2. VÔ NGÃ
- 3. NHÂN DUYÊN
- 4. NHÂN DUYÊN SANH
- 5. DUYÊN KHỞI
- 6. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 7. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 8. PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG
- 9. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 10. KHỞI TÍN
- 11. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP. MỘT LÝ MỤC GIẢI QUYẾT VŨ TRỤ CÙNG NHÂN SINH
- 12 TÂM PHÁP BẤT NHỊ TÂM CẢNH KHÔNG HAI
- 13. HẠNH NGUYỆN
- 14. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 15. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. PHÁP ĐẢNH ÁO ĐẠI GIÁP
- 18. PHI NHÂN DUYÊN
- 19. CHÁNH BÁO
- 20. PHÁP TÁNH VIÊN DUNG BÌNH ĐẲNG
- TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 21. BẤT ĐỘNG
- 22. PHÁP THÍ
- 23. TƯỚNG TÂM
- 24. TÁNH TƯỚNG
- 25. TỰ TÁNH
- 26. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?
- 27. CÁC PHÁP
- 28. TRÒN DUYÊN
- 29. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI
- 30. TÂM BẤT NHỊ
- 31. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?
- 32. CHỈ QUÁN LUẬN
Tứ Đại Giả Hợp tức Bốn Đại mượn nhau hợp thành Hình Tướng như: Vũ Trụ và Thân Người cùng Cây Cảnh và Vạn Vật muôn loài, gọi là Vũ Trụ Nhân Sanh vậy.
Nơi Vũ Trụ và Nhân Sinh ấy chia ra hai Tác Dụng: Một bên về HỮU TRI còn một bên là VÔ TRI nhưng thảy đều có Bốn Đại hợp thành. Bốn Đại hay Bốn Chất là: ĐỊA ĐẠI (chất đất ) THỦY ĐẠI (chất Nước) PHONG ĐẠI (chất Gió) HỎA ĐẠI (chất Lửa). Tứ Đại ấy nó liên tục cấu kết nhau thành Hình Tướng, khi đã có Tướng của nó chớ chưa nói về vấn đề NGHE THẤY BIẾT gọi là VÔ TRI. Nếu có đặng NGHE THẤY BIẾT thời gọi nó là HỮU TRI.
Vì có chỗ KHÔNG BIẾT và BIẾT nên Vũ Trụ và Nhân Sinh là HAI. Một VÔ TRI, Hai HỮU TRI. Bậc Hữu Tri có thêm hai Đại nữa là: HƯ KHÔNG và TẠNG THỨC, nên có tất cả là: LỤC ĐẠI, hơn Vô Tri hai Đại. Đó cũng chính là phần quan sát hiện tại của Nhân Sinh cũng có lối quan sát ấy một phần vậy.
PHẬT ĐẠO NÓI: Tất cả Vũ Trụ Nhân Sinh do GIẢ TƯỞNG Tâm biến hiện nên có SƠN HÀ ĐẠI ĐỊA, bởi vọng tưởng mà thành chớ vốn nó không thực, nó cũng ví như giấc chiêm bao vậy.
Nếu theo Triết Lý, theo lời của Phật Đạo để bàn giải thì nói: Khi đã Giả Tưởng hợp thành mà có nơi chiêm bao, thì tất cả đều SẴN CÓ Lục Đại, cũng như Hữu hay Vô đồng có. Nhưng tại sao có cái Biết còn có cái lại KHÔNG BIẾT? Triết Lý đến đây cũng phải chịu. PHẬT lại cho Triết Lý tận cùng là Biện Tài, nơi biệt tài vô ngại ấy nó chẳng phải là Chân Lý, vì Chân Lý bao gồm, thì Triết Lý nó vẫn lãnh một phần nào của Chân Lý thôi.
Về phần Triết Học và Khoa Học, thời họ có ý chí cao cả và rộng rãi hơn, nào là tìm những cái gì tồn tại nơi vũ trụ để cung đốn cho nhân sinh, nên họ dọ dẫm từng Sát Na khẻ động của Vũ Trụ so lại nhịp nhàng đều đặn ăn khớp với con tim của loài người. Họ khảo cứu thực tại, nên gọi họ là phái Duy Vật của Triết Học và Khoa Học. Họ lại thực hiện khám phá các Hành Tinh tìm ra đặng tính chất của Nguyên Tử, nào là chất Hợp, chất Phá, cùng các chất như: Đặc, Lỏng, Thăng, Trầm để họ biết nó gìn giữ vũ trụ và Nhân Sinh ra sao. Họ lại cần hiểu khi mà vũ trụ tan rã thì họ lại đưa Nhân Sinh lên các Hành Tinh đã tìm đặng để bảo tồn nhân loại. Đó là những điều của họ đang làm hay sẽ làm vậy. Nhưng ngược lại, chính ngay Thân Mạng họ đến lúc diệt vong không còn cứu vãng họ đặng thì sao? Họ đành chịu, họ lại triết lý rằng kẻ sau họ tiếp tục làm, có thế thôi.
Cũng có phần vẫn đi trong Triết Học và Khoa Học, gọi là DUY TÂM. Trước hết là họ phải sống để bảo vệ thân mạng của họ sau mới đến Nhân Sinh. Họ bèn quan sát và Tu Luyện theo lối của Nhật Bản gọi là:TRIẾT HỌC ZEN, còn ta gọi là THIỀN TÔNG.
Những bậc ấy họ đang hiểu hay đã hiểu: Vũ Trụ với Nhân Sinh in nhau không khác. Trong Thân con người trái tim khẻ đập các mạch máu chạy đều, thì ở bên ngoài Vũ Trụ chuyển mình làm việc in như nhau. Trong thân con người từ hơi thở hay nóng lạnh bao nhiêu thì ngoài Vũ Trụ: GIÓ, MƯA, NẮNG, TUYẾT bấy nhiêu. Do như vậy nên Vũ Trụ bên ngoài chuyển mình giao động, con người không đủ sức điều hòa theo vũ trụ liền sanh đau ốm chết chóc là vậy. Bậc ấy lại công nhận Vũ Trụ là ĐẠI THIÊN ĐỊA, còn con người là TIỂU THIÊN ĐỊA. Nhưng họ lại quyết định con người là: CHỦ của Vũ Trụ, vì họ cho con người lấy TẠNG THỨC làm Bản Năng, con người có sự HIỂU BIẾT, con người có KHÔN NGOAN TINH XÃO tuyệt mỹ, có thể làm cho các Ngoại Cảnh biến đổi như:Núi Sông Rừng Rú biến thành Bình Địa, nơi xa xăm hẻo lánh cồn cư trở nên Đô Thị, do những điểm Tạng Thức hiểu biết mà làm chủ Vũ Trụ, còn Vũ Trụ thì lấy ĐẤT làm BẢN NĂNG chỉ có to lớn hơn Nhân Sinh mà KHÔNG BIẾT.
LẠI NỮA:Bậc ấy lấy căn bản bí quyết làm sao cho con người và Vũ Trụ sự nhịp nhàng điều hòa không sai chạy, thì con người và Vũ Trụ đồng sống như nhau, thành thử họ tu luyện bảo vệ THÂN hơn. Trước tiên họ không dâm dục vì vũ trụ không dâm dục, sau họ dùng phương thức luyện theo với vũ trụ mà Tọa Thiền dùng Thiên Điện thu nhiếp tinh chất thanh khiết của vũ trụ thở ra họ bèn thâu nhận để tập trung năng lực bồi dưỡng Thân, trong một thời gian tu luyện Thân họ đặng điều hòa và tráng kiện, cái mức sống của họ lâu hơn kẻ tầm thường. Nhưng đến một thời nào nó cũng tùy theo công tu luyện bù đắp bảo tồn Thân Mạng, đến giai đoạn sau vẫn phải chịu với luật Sống Chết.
Tất cả phần Triết Học Khoa Học Duy Vật và Duy Tâm trên, theo lời của Phật Đạo giải và nói:TÂM PHÁP BẤT NHỊ tức là: Tâm và Cảnh không Hai, Tâm biến diễn in tuồng có thực. Chúng Sanh bị tưởng lầm sanh mê lầm, nương theo để sống ngỡ là thật, vốn nó Ảo Tưởng thành hình thôi. Nên chi Nó muốn thế nào đặng thế ấy không sai, vì nó Thọ Chấp mà thành.
TÂM PHÁP: Chẳng khác nào: Kẻ kia viết một quyển truyện thật hay, khi viết kẻ ấy đặt hết Tâm vào ngòi bút mà viết, Tâm thuyên diễn thế nào thì quyển truyện ra thế ấy. Tâm của kẻ viết truyện và quyển truyện đều là Một, nên Tâm Pháp không Hai là vậy.
Còn người xem truyện, xem chẳng nhàm chán, họ cũng đặt cả Tâm vào truyện họ tưởng in tuồng như thực, một phút ước mong bao nhiêu tư tưởng đi trong quyển truyện mà đầy sinh sống nó cũng vậy.
PHẬT ĐẠO LẠI NÓI: Kẻ nằm chiêm bao TÂM BIẾN ra SƠN HÀ ĐẠI ĐỊA, nào là Núi Sông Lâu Đài, kẻ qua người lại, họ tấp nập dưng hương lễ bái. Kẻ mơ ấy lại đi đứng nằm ngồi trong giấc mơ, nào có hay biết mình ở trong mơ. Tâm của mình biến hiện, mình lại ở trong Tâm mình. Khi mơ đó nó có những đặc tánh là:Mình vừa Khởi Muốn nó liền hiện theo như ý, mình lại tưởng mình làm mà đặng, mình tìm nó đặng. Đó là những then chốt lầm nhận trăm phần trăm đều thế cả. Khoa Học và Triết Học cũng vậy, nơi câu: nên chi nó muốn thế nào đặng thế ấy không sai, vì nó Thọ Chấp mà thành.
Khi hãy còn mắc vào Vũ Trụ và nhân sinh thời tư tưởng có thể đào tạo nên triệu sự Muốn để mà làm thảy đều thành tựu được cả, duy chỉ có trước và sau thôi, Nhưng gìn giữ cho nó tồn tại không đặng.
Có Bậc cũng đã Hiểu Biết những lời nói trong bài nầy và đã biết thật rõ mình đang nằm trong Chiêm Bao, nhưng không thể nào ra khỏi đặng. Vì sao? Vì chính mình không Tin Mình, hãy còn Nghi Mình (gọi là còn Nghi Chấp) nên mắc vào Tâm mình, đó gọi là Bị TÂM SANH. Vì bị Tâm Sanh như vậy nên mới có:Làm Ác bị sanh vào Địa Ngục. Làm Thiện đặng sanh Cõi Trời. Lập Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín sanh được Thế Gian. Đó là Tự Tạo lấy Cõi mà tự lãnh lấy Cõi vậy.
Trong Vũ Trụ và Nhân Sinh cũng thảy đều trong vòng Tâm Sanh chừng nào KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH mới thoát khỏi Tâm Sanh. Bậc mà chẳng bị Tâm Sanh thì gọi là VÔ SANH. Khi Tỏ Tâm Chánh Giác gọi là Giác Ngộ vậy.
Theo Phật Đạo thì phần Triết học cùng Khoa Học đang đi nơi thuyên diễn của Tâm Sanh, tuy đoạt đến làm chủ của Vũ Trụ chớ chưa phải làm chủ TÂM MÌNH. Khi Tâm của mình thuyên diễn qua tuồng khác thời chính mình phải trôi dạt theo nó, thành ra giải quyết vấn đề Vũ Trụ và Nhân Sinh không đặng.
PHẬT ĐẠO NÓI: Trước tiên phải thu nhiếp Điều Ngự Tâm vì TA bị Tâm Ta điều khiển nên mới Sanh Tử Luân Hồi. Nếu Ta tỏ Tâm gọi là GIÁC thời chẳng lầm TÂM, nào bị Tâm Sanh điều khiển ? Đó là một quyết định giải quyết Nhân Sinh được thì Vũ Trụ xong.
Các Bậc tu hành hay tìm hiểu nơi Khởi Sanh Tâm thì nên coi BÀI THỨ SÁU, đó cũng là bài giải đáp chung và riêng các Bậc vậy.
Sau nầy về phần của Y KHOA họ vẫn khảo cứu và truy tầm các chất trong Vũ Trụ không ngoài Lục Đại như: Cây Cỏ Đất Đá mỗi một thứ cây họ đều tìm đặng nguyên liệu tánh chất của nó để mà chửa bệnh hay bồi dưỡng Thân, tùy theo sức khỏe một khi Thân cần đến, họ tìm tòi từng hơi thở, từng lời nói đặng rõ biết chứng bệnh do nguyên nhân nào phát sanh mà trợ giúp cho Thân đặng lành mạnh như sau:
- Kẻ thiếu Máu, triệu chứng xây xẩm, họ liền cho chất máu của loài khác sang hay cho uống những chất trong cây cỏ mà thích hợp hóa sanh đặng máu hoặc dùng chất bổ nơi sự ăn uống làm cho kẻ thiếu máu đặng tăng vừa, thân liền trở nên điều hòa khoẻ mạnh. Bằng người dư máu lại cho uống chất để giảm, mục đích vẫn làm cho điều hòa là căn bản thôi. Đó cũng gọi là NƯỚC trong Tứ Đại.
- Kẻ thiếu Gió hơi thở mệt yếu, họ bèn bồi dưỡng về Phổi hay tùy theo chứng căn về gió.
- Kẻ thiếu Lửa khi nóng lúc lạnh, họ bèn làm cho điều hòa các mạch máu chạy đều mà tạo thành lửa.
- Kẻ thiếu chất Đất, liền cho uống chất vôi để bồi dưỡng lấy xương.
Nói tóm lại khi Thân sút kém, Tứ Đại thâu nhận chênh lệch chẳng điều hòa tức nhiên có Bệnh. Hoặc trong Lục Đại có ĐẠI nào DƯ cùng THIẾU vẫn bị đau ốm hay suy giảm đều có chất chữa bệnh hay bồi dưỡng trong Thân cả. Đó là lẽ thông thường của các Y KHOA đã làm và đã Biết. Nhưng đến lúc giải quyết về CÁI CHẾT vẫn đành chịu. Có bậc nói tu luyện thuốc Trường sanh hoặc Linh Đơn chẳng hạn, nhưng khi mà đã đến lúc Tan Rã phải đành thôi.
Tất cả theo phần Y Khoa, Phật Đạo giảng giải và nói:Tất cả bệnh hoạn do Chúng Sanh Sân Hận Tranh Dành Tâm Ý mắc miếu buồn khổ mà có bệnh, nó cũng gọi là Nghiệp đòi hỏi suy nghĩ mà thành lao. Nghiệp nóng giận, được mừng mất phiền mà sanh Não (đau đầu). Nghiệp nhát sợ hay bị đau xương ủ rủ. Nghiệp hốt hoảng chẳng định nên bị nước da vàng. Nuôi tức giận là Nghiệp sau sẽ đau gan hoặc đau xốc hông. Quá vui mừng chính là nuôi cho Tâm Ý điên cuồng vọng loạn mà phát sanh Tăng Thượng.
Nói đến các bệnh thời nó không cùng đặng, vì chính nó là:Nghiệp tạo thành có bệnh. Cứ mỗi trạng thái TĂNG hay GIẢM đều là NGHIỆP và BỆNH song liền với nhau. Càng văn minh bao nhiêu lại càng có bệnh bấy nhiêu. Càng bao quảng vũ trụ và Nhân Sinh lại càng tăng trưởng bệnh hoạn bấy nhiêu. Cứ tìm đặng một liều thuốc hay là có một bệnh nặng, bệnh do Nghiệp tạo thành mà có, vì thuyết giải của Phật Đạo như thế nên chi làm cho Nghiệp tiêu giảm là hết bệnh, Tâm Ý rỗng rang là hết bệnh, không hoảng hốt sợ sệt chẳng hơn thua đặng bình dị là hết bệnh. Tìm tỏ đặng Tánh Pháp bản tánh vọng đảo của mọi người mà Tâm chẳng gút mắc là hết bệnh. Thung Dung Tự Tại giúp người hơn lợi kỷ cho mình là giải bệnh. Khi bậc tu hành đã Tự Lợi và đến nơi Tha Lợi thời chẳng có bệnh, khi không có bệnh tức nhiên Lão (già) cũng không vậy.
Trên Căn Bản của nền Phật Đạo Tu Chứng có thể giải quyết đặng vấn đề vũ trụ và nhân sinh thực tại. Vấn đề Nhân Sinh duy chỉ có: SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ, đó là một khuôn khổ hệ thống kèm giữ nhân loại trong vòng BỊ SANH, lúc đã Bị Sanh liền Bị Tử, BỊ BỆNH phải có LÃO liền theo với KHỔ.
NGƯỢC LẠI: Ai sanh Ta: TÂM SANH Ta, Ta liền BỊ SANH. Hiện tại Ta phải làm thế nào? Ta SANH TÂM luôn luôn xem xét Tâm, không cho Tâm lung lạc, gọi là: Nghi Chấp để Phá Chấp, lúc chẳng còn bị Tâm sanh, Ta điều khiển đặng Tâm, thời chẳng Bị Sanh nào đâu có TỬ, đã Không Tử, Chẳng Sanh, gọi là VÔ SANH vậy.
CÒN BỆNH: Do đâu có bệnh? Bởi có NGHIỆP liền có BỆNH. Hiện tại ta phải làm thế nào Ta phải đối đải mọi hoàn cảnh chẳng mắc miếu nặng nhẹ riêng rẻ một mình ta, nếu ta làm như thế đặng thì Tâm rỗng rang, Từ Bi Hỷ Xã tâm đặng Tự Tại, Tình chân thật đối đải với kẻ lân cận họ hàng thời Tâm Vô Ngại. Biết vào cửa ĐẠI BI thì hết NGHIỆP BỆNH. Lúc đã không Bệnh thời nào có LÃO KHỔ. Đó chính là giải quyết vấn đề SANH TỬ BỆNH LÃO KHỔ, nó cũng chính nằm nơi TỨ ĐẠI GIẢ TẠO HỢP THÀNH vậy.
NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT