- DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG
- 1. VÔ THƯỜNG
- 2. VÔ NGÃ
- 3. NHÂN DUYÊN
- 4. NHÂN DUYÊN SANH
- 5. DUYÊN KHỞI
- 6. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 7. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 8. PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG
- 9. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 10. KHỞI TÍN
- 11. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP. MỘT LÝ MỤC GIẢI QUYẾT VŨ TRỤ CÙNG NHÂN SINH
- 12 TÂM PHÁP BẤT NHỊ TÂM CẢNH KHÔNG HAI
- 13. HẠNH NGUYỆN
- 14. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 15. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. PHÁP ĐẢNH ÁO ĐẠI GIÁP
- 18. PHI NHÂN DUYÊN
- 19. CHÁNH BÁO
- 20. PHÁP TÁNH VIÊN DUNG BÌNH ĐẲNG
- TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 21. BẤT ĐỘNG
- 22. PHÁP THÍ
- 23. TƯỚNG TÂM
- 24. TÁNH TƯỚNG
- 25. TỰ TÁNH
- 26. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?
- 27. CÁC PHÁP
- 28. TRÒN DUYÊN
- 29. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI
- 30. TÂM BẤT NHỊ
- 31. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?
- 32. CHỈ QUÁN LUẬN
Do vậy mà có từng DANH NGÃ cùng TƯỚNG NGÃ như: Nhà, cửa, xóm, làng, thì có tên nhà của Ông A, xóm B, làng C chẳng hạn, chỉ vì tự đặt mà tự thành ranh giới biệt ngăn. Còn các vật dụng cũng có từng món, mỗi món đều có một tên để cho dễ nhận của ta hay của kẻ khác vậy.
PHẬT thấy rõ sự lầm nhận hình bóng huyển ảo cho là Mình, nên PHẬT nói Pháp Vô Ngã, là không có CÁI TA nơi đảo loạn để chúng sanh khỏi lầm nhận tu tập , nương vào Vô Ngã tìm lấy CHƠN NGÃ BẢN LAI đặng hoàn toàn CHÁNH GIÁC vậy.
Vì trót mê lầm tự nhận Nhân Thân ( là thân Tứ Đại ) hư dối của Ta, cùng với các dụng Nhơn Tướng ( vật dùng ) của Ta nương theo Tứ Đại để sống nhờ cầu lấy vật dụng làm nơi vui sướng, do bảo vệ Tự Ngã cùng với Tướng Ngã mà sanh ra tham lam sân hận, vướng mắc đua vạy hơn thua trong đường sanh tử vì Huyển Pháp lầm nhận Cái Ta hư dối làm Mình, chớ thật ra nơi thân Giả Hợp chẳng có CÁI TA, vì nó VÔ NGÃ.
Các bậc tu hành nên thực hành nhận định tìm trong Thân xem cái nào là cái TA ? Nếu chỉ nó ở trên đầu là cái Ta, thời trên đầu là tóc, còn dưới là: Trán Tai - Mũi cùng Miệng, đến Cổ - Ngực - Bụng - Rún, Tay và Chân. Còn ở bên trong thời có: Ruột, Gan, Phèo, Bao tử và Phổi cùng với Máu Mủ, Xương, Thịt không có cái chi gọi là CÁI TA cả. Còn nói gồm chung nó lại mới nhận nó là CÁI TA, thì một khi đã gồm chung nó lại cũng có thể gọi là nó là CÁI MI vẫn được, cần chi gọi CÁI TA? Như vậy, CÁI TA thật là Thị Danh Hư Dối vì nó BẤT NHẤT.
Lại nhận xem về các vật dụng như: Từ cái bàn qua cái ghế cùng lại giường, phảng, tủ lớn, tủ nhỏ, cùng với chén bát mỗi mỗi đều tự đặt cùng với tự mang Danh Ngã và Tướng Ngã cho nó chớ thật ra nó chẳng có CÁI NGÃ của nó.
LẠI NỮA: Tất cả vật dụng cùng với các loài thảy đều Bị Biến và Mê Lầm mang Danh Ngã cùng Tướng Ngã, thành thử cái Dụng máng cho: PHẢI LÀM và BỊ LÀM vậy.
THẾ NÀO LÀ PHẢI BỊ DANH NGÃ VÀ TƯỚNG NGÃ?
Cũng như: Từ nơi chất ĐẤT đem ra làm thành Chén Bát cùng Dĩa hay Độc Bình và các món đồ khác, mỗi món thảy đều có cách dùng của nó.
... Đó gọi là BỊ BIẾN mang Danh Ngã Tướng Ngã, chớ thật BẢN LAI nó là ĐẤT.
LẠI NHƯ: Bàn, ghế, tủ, giường hay tấm phảng nó cũng trường hợp trên. Nó từ Bản Lai là CÂY. Người thợ cưa ra vuông, tròn là GỔ, cưa từng miếng là VÁN, không còn gọi là Cây nữa. Đó, nó Bị biến và mang Danh Tướng Ngã qua Ba lớp vậy. Đến lúc tùy người thợ sử dụng đóng ra BÀN GHẾ, nó trở thành hình Bàn Ghế, thời cái Danh Ngã nó là BÀN GHẾ, nhưng Tướng Ngã nó khác nhau. Có khác nhau như vậy nên việc dùng nó mới khác, như: Cái bàn để ăn cơm hay để sách báo hoặc ly tách, chẳng bao giờ cái Bàn để ngồi. Cũng như cái GHẾ để ngồi, chớ chẳng bao giờ cái GHẾ để sách báo ly tách. Gọi là CÁI DỤNG mỗi khi thành hình thế nào thì dùng theo cái ấy của nó, chớ chẳng dùng sai chạy. Tất cả tủ, giường, phảng hay tủ áo và tủ bạc, mỗi mỗi đều theo thứ lớp DANH NGÃ TƯỚNG NGÃ tạo nên Hình Tướng.
Còn nói về THÂN của con người (Nhân Thân) bị chấp nhận Tự Ngã nên Bị Biến thành CÁI DỤNG của CHÂN NHƯ. Đã lầm lỡ chấp nhận Mình là Cái Dụng của Chân Thể, nên xa cách CÁI TA THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN, mà chạy theo Cái Ta đảo loạn Huyển Sanh. Vì sao? Vì nhận pháp Huyển làm Chân nên phải bị mang Danh Giả Tướng Giả, ngỡ Bản Ngã, Tự Ngã là mình. Vì trót nhận hình bóng Huyển là Mình nên nương theo bóng để cầu Thực, nhưng nó chẳng Thực vì vốn nó là Huyển Pháp.
Chẳng khác nào nhà Ảo Thuật kia lấy hình NỘM Giấy diễn tuồng ăn nói, xong rồi vứt bỏ hình giấy không thể nào làm cho trở nên THẬT đặng. Các Pháp cũng vậy, nó duy chỉ Giả Hợp mà thành nên khi hợp lúc tan, chỉ mê lầm nhận lấy nó mà bị Danh Ngã Tướng Ngã tư riêng tạo nên Nghiệp sai khác của Ta cái Ta hư dối mờ mê.
Khi đã trở nên Nghiệp thời có thanh thô, cao thấp và sướng khổ không đồng Chịu Báo hoặc Chánh Báo. Vì vậy mà có mỗi người một nghề, nghề ấy chính là Nghiệp để nương theo mà tạo cái sự sống. Đó cũng là Tự Làm phải Tự Chịu.
Các bậc tu hành nên nhớ: VÌ LẦM phải bị MÊ, do nơi MÊ mới có LẦM. Chớ không Lầm nào có nơi Mê ? Chẳng Mê là GIÁC. Cái GIÁC NGỘ ấy đâu phải là một hình tướng gì, nó duy chỉ là TỎ BIẾT trọn vẹn chung cùng. Còn mê mờ là CHƯA BIẾT mà ngăn ngại.
Bậc tu phải chủ quán VÔ NGÃ đặng lìa Tự Ngã làm cho các NGHIỆP tiêu giảm, thân tâm chẳng còn mắc miếu Huyển Pháp đặng Tỏ Tánh lại qua khỏi Pháp Chấp. Đó chính là một pháp môn TRI KIẾN GIẢI THOÁT vậy.
Hiện tại vì trót lầm mê nhận các pháp Huyển là mình, cái Hữu Ngã hư dối, cái Ta không bền, nên đóng thành khuôn Danh Tướng và Ngã Dụng của CHÂN NHƯ mà vọng loạn. Đó cũng gọi là: Phải sao chịu vậy trong khuôn khổ Hành Dụng do thọ chấp nên hình. Chẳng khác nào một món đồ kia chính nó là Đất, nhưng trót vỗ nên khuôn Chén Bát hay Dĩa chẳng hạn. Vì vậy mà hiện tại là một cái Bị Khuôn bởi trót lỡ nhúng tay vào nước Chàm. Sự tối cần là phải rửa cho sạch Nghi Chấp, tiêu giảm Tự Ngã Danh Tướng Ngã, nương vào Vô Ngã cho đặng Tỏ Tánh Viên Thông đến CHÂN NGÃ THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN. Nếu được như vậy gọi là Hành Nguyện.
Các bậc tu hành chớ nên than van một khi hãy còn lí bí vì Nghi Chấp, chưa đến Bản Ngã chung cùng mà hoài vọng Thoát Sinh chỗ kia hay chốn nọ, đó thực là điên đảo vậy.
Trong Nghiệp Lực một khi đã mắc miếu thời ai cũng có mang và cũng có chịu, chẳng riêng một ai cả, duy chỉ thanh thô, nặng nhẹ mà thôi, cần nên tu để cỗi giải.
Nó chẳng khác nào: Trót lầm lẫn làm trâu ngựa phải mang cày hay kéo xe, con người thì có kẻ sướng người khổ, nhưng chung lại tùy mỗi mỗi Nghiệp mà phải chịu lấy một HIỆN HÀNH thuyên diễn của nó.
CŨNG VÍ NHƯ: Con ngựa kia phải kéo xe hàng ngày, nó chẳng than van, một ngày kia xe hư, ngựa già liền đặng thoát sanh. Ngược lại : Nó bực tức phá chiếc xe thì người chủ lại đánh đập cùm xiềng, đóng chiếc xe bền chắc hơn, phải kéo lâu hơn mới hư nát.
Bậc tu hành nên nương theo ví dụ trên. Khi đang còn trong HƯ NGÃ nên cỗi giải chấp ngăn. Lúc GIÁC NGỘ Viên Thông nên Hành Nguyện theo mọi hoàn cảnh diễn tuồng cho TRÒN NGUYỆN. Lời PHẬT cũng có dặn như:Các ông chớ nên TẬN DIỆT ĐỊNH. Vì sao? Vì chưa TRÒN NGUYỆN.
Tất cả chúng sanh vốn nguyên MỘT THỂ, đồng với CHƯ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG chẳng sai khác. Nhưng chỉ chấp nhận Pháp Ngã làm TỰ TÁNH cho là Mình. Chẳng khác nào một khối vàng kia đem chia vụn ra làm thành vật dụng, tự nhận xíu đỉnh nơi vật dụng là Mình, dùng Danh Ngã Tướng Ngã hơn là CHÂN NGÃ mà trôi dạt. Như theo Tự Ngã: Cà Rá, Bông tai hơn là KHỐI VÀNG vậy.
ĐỨC VĂN THÙ NGÀI NÓI: Nó là PHẬT chẳng chịu làm PHẬT, chỉ chịu làm chúng sanh.
Nó VÔ NGÃ nó chẳng chịu. Nó chỉ chịu nó HỮU NGÃ nên trôi dạt SANH TỬ LUÂN HỒI. Nếu nó không nhận Danh Ngã Tướng Ngã thì nó đồng với TAM THẾ.
CŨNG NHƯ: Các món ấy chính là VÀNG KHỐI, chẳng chịu nhận là VÀNG. Chỉ ưa nhận nó là Cà Rá hay Bông Tai mà thôi.
NAM MÔ TỰ TẠI VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT