–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

14. VẠN PHÁP ĐỒNG Y

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 16393)
14. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
Vạn pháp đồng y tức là vạn pháp đồng in Một. Tuy nhiên Tâm thay Tướng Pháp diễn tuồng có muôn ngàn vạn lối, từng Cảnh khác biệt chẳng hạn, nhưng chung gồm đến PHÁP thì có MỘT không Hai hay SAI KHÁC mảy may nào cả. Vì sao? Vì Pháp thời vốn sẵn tánh nó linh động, sự thuyên diễn của nó không ngừng. Tuy nó là Một, do Tập Khởi và Chấp Nhận nơi ngăn biệt, thành thử từ nơi Một Bị Biến ra 8 vạn 4000 pháp. Lại cũng từ 8 vạn 4000 pháp đó trở về Một Pháp.

Bậc tu hành đứng về Quân Bình nhận xét, thời nó chia ra làm hai pháp: THUẬN và NGHỊCH Pháp. Nơi bản tánh thuận nghịch nó có ẨN và HIỆN pháp. Do lầm nơi phân biệt đó mà Bị Biệt trong TƯƠNG ĐỐI nên BỊ ĐỐI.

Vì trót mê lầm chấp nhận nên in tuồng các pháp thực sai khác với nhau, nên đứng về bên nầy bỏ bên nọ, đứng về tốt là mình mà xấu là Họ. Phải là mình còn quấy là kẻ khác mà trở thành nghiệp TƯƠNG ĐỐI pháp, gây thành Thuận Thương Nghịch Ghét, thù hận vay trả không ngừng.

Nói đến NHẤT THỂ CHÂN NGUYÊN của pháp, thời nó Viên Dung cùng khắp Bất Nhị, không có chỗ chỉ hay nghĩ bàn nó đặng. Vì sao? Vì NÓ VIÊN TỊCH SẴN CÓ BẤT TĂNG BẤT GIẢM.

Nhưng vì CHÂN NGUYÊN ấy, BẢN TÁNH ấy, lại tự đem nó ra để đặt điều, hý luận chia xẻ nó, bàn tán nó, nên theo những lời chia xẻ bàn tán mà tin tưởng ngở là Chân Thật lầm mơ cho nơi ấy là Chân Thật trở thành muôn hình vạn tượng chạy theo động vọng đó mà cầu hưởng. Nên PHẬT nói nó là: HUYỄN PHÁP, chớ chẳng chi gọi nó là HUYỄN cả.

VÍ DỤ CÁC PHÁP HUYỂN NHƯ SAU: Có một Vị TRƯỞNG GIẢ giàu sang ở vào một khuôn vườn rộng lớn. Vị Trưởng Giả bèn đóng chiếc xe SONG MÃ cực kỳ lộng lẫy hơn những chiếc xe của dân giả dùng. Nào là bên trong của chiếc xe có ghế cùng màn che, bên ngoài có cửa lớn, cửa nhỏ, hai bên hông xe sơn son chạm trỗ như Rồng Phụng hay đính các quả Lê lóng lánh bốn phía xe thật là cực kỳ sang trọng. Chiếc xe ấy đem để trong vườn cho nó khô ráo nước sơn sẽ dùng đến.

Trong khi đó, có một nông dân đi ngoài khu vườn cách chiếc xe hơn hai trăm thước, trực nhìn thấy chiếc xe, liền lầm tưởng là CON RỒNG nằm trong khuôn vườn, hoảng sợ chạy về kêu các anh em trong xóm mà nói rằng: “Nầy các anh em, Chính mắt tôi đã nhìn thấy trong vườn Ông Trưởng Giả có một CON RỒNG VÀNG đang nằm cựa quậy cặp mắt thật to lóng lánh sáng ngời, tôi sợ quá về cho các anh em hay chớ nên ra sau khu vườn ấy.”

Các người lối xóm sinh lòng sợ sệt, cũng có một số tò mò lén lút đến xem thử, khi đến gần vườn một là sợ, hai là ở xa mà nhìn. Có người đứng sau xe nhìn thấy, có người đứng đầu chiếc xe mà nhìn thấy, nên có kẻ cho là con Phượng, có người cho là con Sấu, có bậc cho là con Rồng... rồi cùng nhau bàn tán trăm kia vạn nọ, nào là Trưởng Giả giàu có mua đặng con RỒNG, con PHƯỢNG...

Lại tất cả đồng tin theo việc bàn tán ấy tự sanh mơ ước ảo huyền của sự Đặt Điều mà lầm chấp. Câu chuyện trên đây chỉ vào pháp CHÂN NGUYÊN mà lầm HUYỂN cũng thế.

Tất cả các kẻ vì có lầm nên bị mê, lúc chưa rõ Vạn Pháp thảy đều bị từ một pháp, thời vạn pháp phải bị. Nếu một không lầm thì Vạn cũng không luôn. Có sự lầm mới động vọng suy nghĩ bàn tán bằng không vọng nào có loạn ?

CŨNG NHƯ: Kẻ lầm uống phải ĐỘC DƯỢC bị điên loạn, thì nhìn nơi nào cũng đảo loạn. Vì vậy nên sự: NGHE, THẤY, BIẾT và tất cả việc chi làm cũng còn trong vòng sai khác, không thể nào nói là TĨNH đặng. Nếu những bậc tu hành cứ so như thế để mà tu, thời tự mình đặt nền tảng đúng đắn trên việc tu học vậy.

Từ lúc KHỞI TÍN sau đến TIN vào sự TU PHẬT, nên bình tĩnh tùy nơi mức hiểu biết, tùy nơi công năng tu sửa để cầu tiến bộ. Lúc tự mình quan sát thấy bớt SÂN HẬN ấy là lòng Tham Muốn có phần Giảm, thì trí hiểu biết có phần Tiến Bộ. Vì thế kẻ tu hành căn bản là TÂM BUÔNG XUÔI không phiền trách và sân hận đó là một lối tu chánh đáng. Nên xa lìa ẢO TƯỞNG VỌNG LOẠN, nguồn gốc ảo tưởng vọng loạn là TÁNH TỰ CAO, mong pháp SIÊU HÌNH VIỄN ẢO, quá sự chân thật. Chính nó là Nghiệp THAM MUỐN của MA TÁNH lộng hành để đưa bậc tu hành tập nhiễm điên dại vậy.

Những bậc tu nên thận trọng lấy, một khi hiểu sơ sài chớ cho mình là Hiểu, vì cái mức hiểu biết rất có nhiều Bậc. Nên nhẫn nại gạt nó lại một bên cầu hiểu thêm nữa.

THEO LỜI PHẬT DẶN: CÁC ÔNG NÊN CẦM ĐUỐC TRÍ TUỆ, TÙY MỨC SOI SÁNG MÀ ĐI, CHỚ NÔN, CHỚ VỘI MÀ THỌ CHẤP CHO LÀ ĐƯỢC, LÀ ĐẾN MÀ NGUY HẠI.

Bậc tu hành càng thung dung bình dị bao nhiêu lại càng tiến bộ bấy nhiêu. Chẳng khác nào người đi súc chai cẩn thận không nôn đựng nước quý, chỉ cầu cho sạch sẽ không còn cặn bả. Khi đã sạch rồi thì đựng món chi cũng dùng đặng vậy. Bậc tu mà Sạch Nghiệp Đảo loạn thời VẠN PHÁP ĐỒNG Y sẽ tỏ ngời rực rỡ. Lại cần thâm nhập MƯỜI điểm sau để cầu Tỏ Biết:

MỘT LÀ: Nghe thuyết pháp để rõ vạn Pháp Đồng y.
HAI LÀ: Xem Kinh PHẬT để tìm CHƠN TÁNH cùng TINH HOA của PHẬT dạy để mà tu.
BA LÀ: Không vội Chấp Pháp, chẳng cho mình là PHẢI, khi chưa sạch lý hiểu biết mà sanh Tăng Thượng Mạng.
BỐN LÀ: Lấy việc tu hành Đạo Tràng làm quan hệ hơn lấy lề lối sống ở thế gian làm quan hệ, miễn là CHÂN THIỆN MỸ hoàn lại cho ta là đủ.
NĂM LÀ: Không vì tiền bạc hay Thiện Căn mà thuyết pháp. Không vì nghèo nàn hay Ác Căn mà không thuyết pháp. Nên thâm nhập Tâm Bình Đẳng, nương theo kẻ cầu pháp mà thuyết pháp.
SÁU LÀ: Gạt bỏ tâm tham cầu TÀI PHÉP DANH GIẢ nơi Thần Quyền, ước vọng xa xuôi, viễn ảo để mau thành PHẬT, thành TIÊN.
BẢY LÀ: Tánh tình vui vẻ, đồng kính các bậc tu, không phân biệt Tôn Giáo cùng Giáo Phái, nặng Đại Thừa chê bai Tiểu Thừa, khinh khi hoặc xăm xỉa lẫn nhau nào là NỘI NGOẠI, TÀ CHÁNH, CHAY MẶN, NÊN HƯ.
TÁM LÀ: Phát nguyện tu đến rốt ráo tận cùng, nương theo BỒ TÁT HẠNH mà tu, Độ sanh không ngừng nghỉ.
CHÍN LÀ: THÂN KHẨU Ý Kín nhiệm, Tâm buông xuôi, thực hành LỤC BA LA MẬT ĐA.
MƯỜI LÀ: Trí Tuệ Phá Chấp, Tướng Phẩm Hạnh tu PHẬT phải làm cho trọn vẹn, căn bản đi trong Đạo Đức để cho mọi kẻ ưa thích, khỏi làm hư Tác Phong mà Đoạn Duyên Phật Đạo. Nên lìa Tướng để Tri Kiến và Giải Thoát là Duy Nhất.

Những bậc có Chí mà tu như vậy mới gọi là: TU PHẬT. Bằng chẳng vậy gọi là: Học Pháp Phật. Vì sao? Vì duy nhất là cái duyên Độ sanh làm cho chúng sanh Tri Kiến Giải Thoát nên PHẬT mới Thị Hiện. Vì vậy nên ĐỨC THÍCH CA Ngài mới nương theo sự mê chấp của chúng sanh phương tiện thuyết pháp để cỗi giải nghi chấp cho chúng sanh, dìu dắt đưa cho chúng sanh từ chưa hiểu đặng hiểu, từ lầm vạn pháp trở lại không lầm một pháp, nhờ tu tập tỏ biết sự Đồng Y của Vạn Pháp mà đặng cứu cánh Giải Thoát vậy.

PHẬT chẳng khác nào: Ông CHA kia cốt đến cứu bầy con ra khỏi nhà lửa TỬ SANH. Nhưng trái lại, bầy con nó chỉ vì mê nơi Ái Nịch muốn kéo Ông CHA nằm luôn nhà Lửa với mình. Do lẽ đó nên Ngài mới thuyết Pháp giảng giải đủ các phương pháp 49 năm để đem các con ra khỏi nhà Lửa.

Nếu bậc tu hành nào mà biết suy nghĩ như thế, thời chớ nên tu hành mà cầu lấy An, hoặc quan niệm Đạo Phật là một Đạo Vô Tư hay Tiêu Cực, hoặc chán đời mà đi Tu Phật. Dù vô tình hay cố ý mà sai biệt Bổn Nguyện, mất nền tảng Tôn Nghiêm Quốc Độ Phật nơi TÂM MÌNH.

Mặc dù trong lúc nầy đang bị mê mờ trong Giả Tạo, thành thử những bậc đang tu còn nhiều Giả Tưởng, nó làm cho ngăn lối tiến trên đường tu, lại làm cho việc tu hành biếng trễ, chớ có ai lại đã tu mà không cầu tiến đâu? Cũng như ai ai thảy đều gây tạo đường Thiện, chớ có ai lại cầu gây điều Ác để mà lãnh chịu sự đọa đày đâu? Nhưng chỉ duy Nghiệp kéo lôi thành thử cầu tốt không đặng, cầu tiến chẳng xong. Đó chính là Căn Nghiệp ở nơi Điên Đảo làm cho Tâm không quyết định, hay có quyết định vẫn phải nghi ngờ trong thời Mạt Pháp đảo điên vậy.

Nếu các Bậc tu hành, hoặc giả đang chực chờ để mà tu thì nên phá những lối suy nghĩ như sau, nó làm cho biếng trễ mà uổng phí một kiếp CON NGƯỜI đương thời Nhân Pháp là nơi tu hành rất tốt.

MỘT LÀ: Nghiệp chần chờ không dứt khoát, mà mong mỏi gặp tu mới đặng Giải Thoát còn hiện nay tu không đặng Giải Thoát. Chỉ cầu ích lợi là có Tu. Đó là GIẢ TƯỞNG MA NGHIỆP lôi kéo.

HAI LÀ: Tự mình dìm mình là ngu tối cho là nặng Nghiệp tự sanh buồn chán nên quan niệm tu cho có chừng để chờ kiếp sau. Có lúc cho lời PHẬT nói kinh sâu xa, Kín Nhiệm mà chẳng chịu coi Kinh. Do Giả Tưởng như vậy mà thờ ơ chẳng nghe thuyết pháp.

BA LÀ: Muốn tu nhưng tự so mình tuổi cao tu chẳng đến, hai nữa còn trẻ chưa vội gì tu, hay nghiệp phân chia kẻ tu lâu năm cùng người mới tu chẳng chịu học hỏi nhau, hay Xuất Gia không cầu Tại Gia.

BỐN LÀ: Cho mình có học lực, xem kinh khảo cứu dễ bị chấp trong Văn Tự mà tu. Cầu Sắc Tướng hơn cầu Tinh Hoa nơi Chân Lý. Cầu Danh Giả hơn cầu lìa Ngã Danh. Cầu tu cao hơn cầu Tỏ Biết. Nhận nơi Bị Biết học thuộc Kinh hơn cầu Tự Biết.

NĂM LÀ: Chấp nhận cho mình là tu Chánh, còn kẻ khác là tà, không tìm hiểu pháp Môn hay sự Hiểu Biết mọi kẻ học hỏi tu tập, năng chấp nhận phần mình mà tu, chia rẽ tranh giành Bổn Đạo cho là Xây Dựng Chánh Pháp, xâm xỉa soi bói các Tông.

SÁU LÀ: Biếng trễ tự cho mình là PHẢI, cho mình Hiền Lành Đạo Đức hơn kẻ tu. Còn có bậc chờ con cái lớn khôn thời dứt áo ra tu không mấy ngày thành Đạo. Họ tu thì lâu còn mình tu thời mau vì vậy không nôn chi tu vội.

BẢY LÀ: Vì quan niệm nơi Giả Tưởng nên tu hành ưa thích đọc tụng hơn nghe thuyết pháp hoặc xem nghĩa Kinh. Còn gặp đặng Thầy chỉ bày để tu, thời tu nhìn Thầy hơn là Tự sửa mình. Chẳng gạt bỏ đố tật tu lại sanh chán ghét bậc nọ kẻ kia trong Bổn Đạo.

TÁM LÀ: Tu cầu Phước giàu sang, miệng đọc tụng Sám Hối mà Tâm chẳng Cải Hối. Biết nói điều lành mà không làm lành. Lúc nghe Thuyết Pháp thì buồn ngủ thờ ơ biếng trễ.

CHÍN LÀ: Tu ưa thích mê tín dị đoan hơn là tìm hiểu để Tỏ Tín, Bê Tha hơn Tinh Tấn, nói Lý hơn Sự làm chỉ trích hơn Tự tiêu bỏ Nghiệp, Tự ái hơn là lìa dẹp Tự ái, muốn kẻ khác nghe mình hơn là mình đi nghe kẻ khác.

MƯỜI LÀ: Tự cao cho mình biết hơn ai hết, ngạo mạn chê Tăng, không Tin Phật. Khi gặp điều khổ thời kêu Trời than Phật, lúc ai động đến việc tu hành thì cho họ là mê tín, còn hay khoe khoang tài mình miệng nói Đạo Đức để lừa kẻ khác đặng cười chê lại cho là PHẬT ở trong Tâm Mình.

Mười điều trên nó chính là đảo loạn cùng phờ phỉnh, làm cho bậc muốn tu khó dứt ra để mà tu. Còn bậc đang tu bị ngăn cách vì Giả Tưởng. Đó cũng gọi là Nghiệp ngăn phân Ma Tánh đưa đón làm cho con đường Đạo xa cách. Vì vậy khuyên các Bậc tu hành nên có sự Quyết Định mà Tự PHÁT BỒ ĐỀ TÂM mà tu. Nếu tu đặng một ngày tức là một ngày có tu còn hơn không tu vậy, đặng làm cho các Giả Tưởng và Nghiệp mau giảm, mới cầu Tỏ Biết Vạn Pháp Đồng Y.

Bậc tu hành cần phải suy nghĩ rằng: Tất cả các Giả Tưởng cùng Nghiệp Thức cũng do mình tạo mà TỰ MÌNH mắc phải, chớ không AI bắt mình phải mắc cả.

Dù bậc trên trước là: THẦN TIÊN hay THÁNH PHẬT cũng chẳng thể bắt mình đặng thay, huống chi là NGHIỆP?

Đó chính là những điều đáng nghĩ để tự chọn lấy một lối tu hành vững chãi, Tâm Địa Chơn Chánh, nói năng ngay thẳng sẽ đến nơi chốn theo sự mong muốn và sở cầu vậy. Nên chi các bậc tu hành hiện đang ở Thế Gian nầy có đủ điều kiện cho sự lựa chọn mà tu. Muốn tu TIÊN THẦN liền đặng thành Tiên Thần. Muốn tu Tri Kiến Giải Thoát của THÁNH PHẬT liền được như Ý Nguyện. Vì lẽ đó nên Đức THÁNH MINH Ngài nói:Ai là kẻ bắt mình? Chính mình tự bắt lấy Mình. Ai đem mình vào Địa Ngục? Chính mình tự đem mình vào Địa Ngục vậy. Ai nâng mình lên ngang hàng với PHẬT THÁNH TIÊN? Cũng chính tự Mình đưa Mình. Đó chính là những điểm TỰ TÁNH trong con đường tu hành nên ghi nhớ.

Về đường tu PHẬT các bậc nên có chí PHÁT NGUYỆN là mục đích tu đến nơi Sở Nguyện và cũng cần Siêng Năng Kiên Dũng để tiêu dẹp các GIẢ TƯỞNG Vọng Loạn. Khi Giả Tưởng cùng Vọng Loạn tiêu giảm bao nhiêu thì Trí Tuệ lại tiến bấy nhiêu. Đó chính là Phá Bờ Ngăn Chấp. Bằng tu mà chẳng dẹp bỏ hay Phá Chấp thì không đặng chi cả. Vì sao? Vì mê lầm nó cứ bao trùm lớp lớp, cứ mỗi một Pháp thời có một Bờ Ngăn, từ Một đến Vạn Pháp thì cũng từ Một đến Vạn Bờ Ngăn. Khi đã tu nên đi ngược trở lại mà tiêu dẹp phá các bờ ngăn chấp ấy đặng trở lại một pháp cũng không, liền đặng Tri Kiến Giải Thoát.

LẠI NỮA: Nên thịnh trọng về sự hiểu biết, về trình độ tiến triển trong lúc tu hành. Nó chẳng khác nào kẻ nhồi Đất để nắn khuôn Tượng vậy. Càng mềm dẻo các pháp Tỏ Biết bao nhiêu lại càng quý bấy nhiêu, chớ vội cho được hay đắc mà mang họa.

Nên chi: Tu là một việc, Hiểu là một việc, Biết là một việc, Tri Kiến Giải Thoát là một việc, Viên Thông là một việc. Viên Mãn là một việc. Chớ chẳng phải tu là Giải Thoát. Chớ chẳng phải Tri Kiến Giải Thoát là Viên Thông. Chớ chẳng phải Viên Thông là Viên mãn.

Do những điểm trên nên mới có TU CHỨNG từng lớp, từng Bậc và cũng nương nhờ Khởi Tâm Phát Nguyện rộng lớn hay nhỏ hẹp mà thành tựu Thứ Lớp vậy.

CŨNG VÍ NHƯ: Một TRƯỜNG HỌC kia là nói chung. Nếu nói riêng thời nó chia ra nhiều lớp học. Từ lớp Năm lên đến lớp Nhất. Mà mỗi một lớp như vậy thì các môn học cũng như nhau, nhưng Toán của lớp Nhất không phải là của lớp Năm làm được. Còn mỗi một lớp như thế thì có nhiều trò sắp thành thứ lớp của trình độ học, như có trò lực học đứng Nhất, lại có trò trung bình và Thứ chót chẳng hạn.

Việc tu hành cũng vậy. Tuy rằng ở cùng nhau một Chùa hay cùng gặp nhau tu tập một Thầy, nhưng năng lực công phu thảy đều cao thấp thứ lớp. Đó là do tại ai? Do tại Nghiệp NGHI CHẤP mà thành.

Do lời PHÁT NGUYỆN rộng hẹp mà đến. D0 KHÔNG TIN vào đường TU PHẬT đặng Giải Thoát hiện tại. Nói chung lại do NGHIỆP THỨC Năng Phân và BỜ NGĂN Chấp Pháp.

-VÌ SAO GỌI LÀ BỜ NGĂN CHẤP PHÁP?

Vì BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, TINH TẤN, tự nhận tu như thế là pháp môn Giải Thoát, chớ nó chẳng phải là pháp môn Giải Thoát. Nó là: Bố Thí Trì Giới Tinh Tấn mà thôi.

-NHẪN NHỤC, TRÍ TUỆ, THIỀN ĐỊNH, tự nhận tu như thế là: pháp môn Giải Thoát, chớ nó chẳng phải là Pháp môn Giải Thoát. Chính nó là: Nhẫn Nhục Trí Tuệ Thiền Định thôi.

-BI CHÍ DŨNG, GIỚI HẠNH NGUYỆN hay ĐẠO TRÀNG HẠN LƯỢNG hoặc ĐẠO TRÀNG VÔ HẠN LƯỢNG, tự nhận tu như thế là Pháp Môn Giải Thoát. Chớ chính nó là: Bi Chí Dũng, Giới Hạnh Nguyện hoặc Đạo Tràng Hạn Lượng hay Đạo Tràng Vô Hạn Lượng mà thôi. Chớ chẳng phải là Pháp Môn Tri Kiến Giải Thoát vậy.

THẾ NÀO LÀ PHÁP MÔN TRI KIẾN GIẢI THOÁT?

Tu hành không thiếu PHẨM HẠNH trên, chẳng chấp nhận gìn giữ một HẠNH nào làm của mình. Đó chính là Pháp Môn Tri Kiến và Giải Thoát.

CHẲNG KHÁC NÀO: Kẻ kia đi mua sắm các phẩm vật nguyên liệu không thiếu sót để đóng CHIẾC TÀU. Các phẩm vật mua sắm đó là làm các HẠNH không thiếu sót. Khi đã mua xong, đóng thành một chiếc TÀU để đưa đến bên kia BỜ CHÁNH GIÁC, thời Chiếc Tàu nọ chính là TƯỚNG của GIẢI THOÁT và VẠN PHÁP ĐỒNG Y cũng thế.

NAM MÔ PHÁP TẠNG HỘI THƯỢNG PHẬT