–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

26. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 17085)
26. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?
VẤN ĐỀ TU CHỨNG không nên giảng giải đối với những Bậc Tâm Chí hẹp hòi, sự Tham Cầu động vọng chưa GIẢM. Mà TƯƠNG SANH trạng thái XIỂM ĐỀ, mắc phải TĂNG THƯỢNG CHỨNG TU.

TU CHỨNG khi đem giảng nói hay áp dụng, đối với Bậc tu đã thuần túy ĐẠO TRÀNG, chung gồm ĐỨC HẠNH lẫn TRÍ TUỆ. Vì Bậc ấy đã từng thi hành LÝ SỰ dung hòa tu tập không chướng ngại, nên được biết rõ mối quan hệ NẶNG NHẸ đường tu và các SỞ TRI để thọ lãnh Pháp rốt ráo hoặc chưa rốt ráo.

Do đó Thân Tâm rổng rang điều hòa. Chí Nguyện thù thắng phù hợp Chơn Như Tánh mà nương theo BẤT TĂNG GIẢM. Lại cùng con đường BI TRÍ DŨNG. GIỚI ĐỊNH TUỆ HÀNH NGUYỆN cho được TRÒN DUYÊN không nhàm chán. Bậc như thế có một trạng thái hiểu biết chẳng tham để xét soi lần tiến, thì TU CHỨNG kia là: MỤC TIÊU đến đích vậy.

Giữa thời nầy Bậc TU CHỨNG vẫn có nhưng hiếm hoi. Còn Bậc CHỨNG TU lại nhiều, vì còn thiếu sót vội chấp nhận.

NẾU BẬC TU HÀNH MÀ ĐƯỢC BIẾT: TU PHẬT ĐẠO là một việc. Còn TU CHỨNG là một việc. Nó là Hai nhưng gồm không BỎ LẤY. Vì sao? -Vì TU CHỨNG vượt tầm Lý Luận, Ngôn Thuyết, Đạo Đức cùng Hạnh Nguyện.

NHƯNG NGƯỢC LẠI: Phải TU cho đầy đủ các MÔN: LÝ LUẬN, NGÔN THUYẾT, ĐẠO ĐỨC và HẠNH NGUYỆN cho vẹn mà SỞ ĐẮC lấy TU CHỨNG. Bằng thiếu sót, ngăn ngại cũng chẳng đến. Hay vội chấp nhận trong lúc mơ màng lý bí cùng với ròng biết trong một MÔN cũng chẳng đặng nó liền sanh in tuồng mình SỞ ĐẮC để nhận lãnh phải vướng vào CHỨNG TU.

Do lẽ ấy các Bậc tu thường lầm nhận, mặc dù không muốn, nhưng vì Nghiệp động vọng chưa sạch nên làm cho Bậc Tu phải lầm nơi Sở Tri của nó, để nhận lãnh là mình mà chưa trọn đến rốt ráo vậy.

Nếu nhận định xét soi hay kiểm điểm, thời mới thấy rõ ĐƯỜNG TU LÀ PHƯƠNG TIỆN, bởi phương tiện như thế nên chưa có Quyết Định. Bậc đang tu dù vô tình hay cố ý mà nói hay nhận có Quyết Định liền bị trong vòng Pháp Chấp.

Trước kia PHẬT vẫn thường nhắc cho các

Bậc đang tu hành mong chấp trước như câu: “NẾU CÁC ÔNG NGHĨ HAY NÓI ĐẾN SỰ: TU-CHỨNG LÀ KHÔNG CHỨNG.” Vì sao? -Vì nó vượt tầm Ngôn Thuyết tu cho trọn vẹn chẳng thiếu sót mà SỞ ĐẮC. Lúc ĐÃ ĐẮC thì chẳng còn NÓI ĐẮC.

Đó chính là lời chỉ minh bạch đối với Bậc đang tu. Cũng có sự Minh Định cho Bậc đến Đích. Bậc đã TU CHỨNG, thời BẬC ấy rất Trọn Biết tỏ rỏ tỉ mỉ không thiếu sót. Do đó có một Quyết Định CHƠN CHÁNH không lầm, để đưa các bậc đang tu tập vào TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Đối với Bậc đã Sở ĐẮc, thì Thâm Nhập thấu đáo các PHÁP MÔN tu hành, đồng biết sự NẶNG NHẸ ngăn chấp chỗ ĐÚNG-SAI do nghiệp đảo của các Bậc đang tu. Lại tỏ thấu HÀNH DỤNG của NHƯ LAI TẠNG nên mới ĐỒNG ỨNG lúc ẨN, khi THỊ HIỆN các TÁNH THUẬN và NGHỊCH, TỊNH cùng BẤT TỊNH, THIỆN hay BẤT THIỆN để gánh chịu cho tất cả chúng sanh. Miễn duy nhất đưa Chúng Sanh đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT mà các CHÚNG không hay biết ngỡ Mình tu đặng.

Đối với Bậc như thế khó nghĩ bàn, khó biết đặng. Nếu Bậc đang tu mà biết đặng, hay bàn đặng, việc làm của BẬc CHƠN GIÁC, thì Bậc ấy cần gì phải tu?

Điểm ấy Bậc đang tu nhớ để cầu lấy BIẾT. Nên chi lúc gặp đặng Bậc THIỆN TRÍ THỨC chỉ dạy tu tập, thời nghe theo lời Giáo Pháp Huấn Từ để mà tu. Chớ đem sự nghe đó mà hòa chung chỗ phê phán nghi ngờ từng Hành Vi của THIỆN TRÍ THỨC thì nó làm cho LÝ CHƯỚNG. Khi LÝ đã Chướng, SỰ cũng cản ngăn, không Tu lấy đâu để TỎ NGỘ? Gọi là LÝ SỰ Đồng Chướng vậy.

Bằng Bậc Thượng Thặng cầu Chơn Giác hiện tại có một trạng thái đánh đổi để lướt qua các Chướng Ngại của Hành vi TƯỚNG PHÁP. Bậc ấy không lấy đó làm quan hệ đường tu. Mà chỉ cầu lấy GIÁC NGỘ TU CHỨNG làm đích căn bản nên chẳng chỉ trích, trọn TIN VÂNG KÍNH THIỆN TRÍ THỨC, thời đối với TU CHỨNG không xa mấy của Bậc thượng thặng.

Trong thời nầy nói đến tu hành thì chẳng thiếu. Nhưng đối với Bậc tu TRÒN DUYÊN chu đáo hay Biết Tu. Từ Trí Tuệ lẫn Đức Hạnh và Ngôn Ngữ thì rất sút kém. Chỉ NẶNG NHẸ có một bên, lại khi Tiến lúc Thủ không rõ ràng nên chẳng Quân Bình lối tu mà phải chênh lệch thiếu sót. Thành thử TU CHỨNG hiếm hoi, còn thành tâm tu thì vượt mức trở nên tình trạng MÊ TÍN.

NHỮNG ĐIỂM NẶNG NHẸ VÀ THIẾU SÓT NHƯ SAU:

NẶNG NGHỊCH HÀNH: Nếu Bậc tu dùng TRÍ TUỆ Phá Chấp chuyên ròng. Thì vẫn thiếu CĂN BẢN ĐẠO TRÀNG, kém về ĐỨC HẠNH. Nên sanh lối lung lạc hay TĂNG MẠNG mà đánh giá tu hành trở thành Dễ Dãi. Liền có sự NGHI nơi TU CHỨNG là một Lý Luận Thông Giải. Mà lâm vào NGHỊCH HÀNH BẤT TỊNH sa nơi ÁC CĂN Dụng Độ.

NẶNG THUẬN HÀNH: Còn Bậc dùng CÔNG PHU tu tập căn bản ĐẠO TRÀNG, và ĐỨC HẠNH chuyên ròng về THIÊN PHÁP. Vẫn thiếu đường TRÍ TUỆ phá chấp VÔ MINH, nên tu lâu phải nhàm chán. Do đó liền đánh giá tu hành KHÓ KHĂN, nghi TU CHỨNG chẳng đến hiện tại phải chờ kiếp sau mới thành tựu. Mà lâm vào yếu mềm thờ ơ chỉ đặng có THANH TỊNH THUẬN HÀNH, sa nơi THIỆN CĂN Dụng Độ.

Lại có Bậc hiểu biết thêm tí nữa, thời Bậc ấy tu chung gồm CÔNG NĂNG ĐỨC HẠNH lẫn TRÍ TUỆ, thuận nghịch đều tu, nên xem KINH học hỏi luận giải chuyên ròng theo ý muốn phù hợp của mình quanh quẩn nơi TU LUYỆN, mà lâm vào TIÊN ĐẠO Dụng Độ.

MỘT trong BA điểm trên về sự tu hành NẶNG NHẸ. Tu theo Sở Thích phù hợp với mình trở thành thiếu sót và dư dả, chẳng có một căn bản nào để tiến đến trọn vẹn SỞ ĐẮC rốt ráo nơi TU CHỨNG. Vì sao? Vì thiếu sự chỉ dạy đường tu, thiếu sự đưa đón khai thông từng lớp, Đó chính là lời nói chân thật vậy.

Trong bài nầy. TÔI và các BẠN so vào KINH SÁCH. Nơi thời GIÁO CHỦ THẾ TÔN, Ngài dùng đủ phương dìu dắt các Bậc tu hành, có căn bản khi TIẾN lúc THỦ mực thước và tôn chỉnh, vì Ngài là Bậc Tri ĐẠo THUYẾT ĐẠO khéo nên: TÙY NGHI THUYẾT PHÁP. TÙY NGĂN CHẤP mà PHÁ CHẤP. TÙY SỰ ĐƯA. TÙY NƠI ĐÓN. Làm cho thuần túy BẤT TĂNG GIẢM trong LÝ SỰ Đồng Song.

NGÀI CHẲNG KHÁC NÀO: ĐẠI LƯƠNG Y cứu chữa bệnh TOÀN THÂN, chỉ vì Tham mà TĂNG, ưa GIẢM mà Mê Lầm thọ chấp. Ngài là Bậc ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU cùng THIÊN NHƠN SƯ hay ỨNG CÚNG và CHÁNH BIẾN TRI hoặc NHƯ LAI, PHẬT và THẾ TÔN có đầy đủ 10 DANH HIỆU do trọn vẹn Hoàn tất mà đặng như thế.

Giữa thời ĐỨC THÍCH CA Ngài KHAI ĐẠO. Tất cả Chư vị Bồ Tát đang tu, hoặc TU CHỨNG. Từ trên đến dưới trong HỘI TRƯỜNG đồng theo đồng học hỏi tu tập không thiếu sót. Ngài lại thường nhắc nhở: CÁC PHÁP KHÔNG BỎ và cũng CHẲNG LẤY CHỈ CẦN THÂM NHẬP RỐT RÁO LÀ SỞ ĐẮC.

NẾU CÓ: Bậc nặng về PHẨM HẠNH ĐẠO TRÀNG công phu tu tập không chán. Nhưng thiếu về đường TRÍ TUỆ xét suy để phá chấp.

NGÀI LIỀN NÓI: TRÍ TUỆ là Cứu Cánh cuả TU CHỨNG. Nếu các Ông dùng Công Năng củng cố để mà tu thì chẳng thành tựu đặng. Vì sao? -Vì VÔ MINH không thể lấy sức mà phá nó, bằng dùng sức mà phá VÔ MINH thì chẳng khác nào CON KIẾN kia cố đục xuyên qua núi TU DI, núi ấy không lay chuyển mà lại phí công. Nếu dùng TRÍ TUỆ phá VÔ MINH. Ví như: GƯƠM BÁU chém thủng THẠCH XOA vậy.

BẰNG CÓ: Bậc tu THIỀN ĐỊNH chuyên Trí Tuệ xét suy. Nhưng thiếu sót PHẨM HẠNH NGÔN NGỮ ĐẠO TRÀNG CÔNG PHU tu tập.

NGÀI LIỀN NÓI: Chớ ngồi yên mà suy nghĩ. Có bao giờ không làm mà đặng tỏ thấu chu đáo? Cũng như kẻ kia không chịu đi qua BỜ GIÁC mà bảo Bờ Giác kia đến? Nếu không đi mà bảo đến, thì chẳng khác nào Xây Cất TÒA LÂU ĐÀI trên hư không. Nếu tu mà ngồi yên để TƯỞNG, thì không hơn mấy KẺ XÂY MỘNG ĐỂ VÀO MỘNG.

So trên con đường TU PHẬT, có một hệ thống không thiếu sót nếu NƠI nào cùng PHÁP nào bê trể thiếu sót thảy đều QUAN TRỌNG cả. Nó lại vẹn vừa chẳng NẶNG NHẸ nên gọi là VIÊN DUNG để đến TU CHỨNG. Bằng chênh lệch Nặng Nhẹ thì gọi là CHỨNG TU vậy.

TU CHỨNG hay CHỨNG TU chính là TRỌN GIÁC cùng chưa TRỌN GIÁC.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kỷ niệm: ngày 8 tháng 4 KỶ DẬU
1969