–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

30. TÂM BẤT NHỊ

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 17766)
30. TÂM BẤT NHỊ
NHƯNG TA CÓ THỂ NÓI: TÂM có một, nhưng Ta có thể nói là Tâm Pháp, Tướng Pháp hay Tâm Thức cùng Như Lai Tạng, do đó Tâm không có chỗ chỉ, vì cùng khắp liên kết chung gồm.

Ta đứng về TƯỚNG thì Ta có thể nói, các Tướng Pháp tiêu biểu cho Tâm. Ta suy nghĩ về Tâm thời Ta có quyền nói: Do Tâm sinh Vạn Pháp nên gọi là TÂM PHÁP.

Khi Ta phân biệt các pháp tỉ mỉ để nhận biết Ta nói là: TÂM THỨC, nhưng Ta có thể cho là Ý THỨC. Lúc Ta nếm ngửi Hương vị hoặc Nắm bắt đụng chạm sự: Nóng Lạnh, Chua Chát, Ngọt Bùi, Đắng Cay thời Ta nói do Như Lai Tạng đồng ứng Thân Tâm phát sanh THẤY BIẾT.

CHUNG LẠI: Tâm Bất Nhị Bổn Lai Diện Mục đứng yên không di chuyển Động Tịnh. Cũng như: Nước là Nước chớ không CÓ SÓNG nên Tâm không thể chỉ hay nói hoặc phê phán. Nếu chỉ hay nói cùng phê phán đến nó, thì nó liền ngăn cách dị biệt trở thành nhiều lối phiên diễn mà có SÓNG CỒN. Tâm bị chỉ, bị phân gọi là Tâm điên đảo Loạn Tâm.

Khi Ta đã bị Tâm Loạn Tưởng thì Ta phải ngược chiều tu hành trở lại về Tâm, bằng cách nhiếp thâu các Pháp, hay chịu đựng các Tướng Pháp Thuận Nghịch để Ngự Chế TỊNH TÂM, làm cho Tâm Thức bớt xao xuyến. Lại có cách thường Quán Như Lai Tạng suy ngẫm đến suốt thông sự chung gồm của nó mà biết được nó chính là TÂM mà đoạt đến BẢN THỂ TÂM, lại đi trong Hạnh Nguyện Độ Sanh đến Tâm Thông cùng thi hành Lục Ba La Mật Đa chẳng Sở Chấp để về TÂM KHÔNG BẤT BIẾN CHƠN TÂM VIÊN MÃN.

TÂM THÌ CÓ CHỪNG ĐÓ.

Nhưng các Bậc tu nó cứ loanh quanh khó hiểu, khó lãnh hội thâm nhập, phải nương tựa các Pháp để tu, cốt sao Tỏ Pháp liền Tỏ Tâm. Bậc như vậy gọi là biết tu.

Bằng chưa biết, hay chẳng chịu biết, thời trong lúc tu nơi pháp, liền Chấp Pháp để Tu Luyện củng cố lấy pháp vội cho là Chánh Đáng, thì thử hỏi Bậc ấy làm sao Tỏ Tâm đến rốt ráo?

Sau đây Ta thử đứng về Tâm Pháp tự suy ngẫm nó ra sao? Thì nguyên nó cũng là TÂM, bậc biết nó một THỂ TÂM thì nhập về Tâm, vì nó không hai chẳng sai khác.

Bằng Bậc chưa biết hay không chịu biết, đem phân biệt bên trong, bên ngoài với ý nghỉ Chủ Quan, liền bị hai Tướng Dị Biệt trở nên TÂM PHÁP và TƯỚNG PHÁP. Sự loanh quanh đó tự mình Chủ Xướng phân biệt nên mờ tối phải đi tìm Tâm, đó là nguyên nhân thứ nhất.

Đây đứng về TÂM THỨC Ta tự suy ngẫm nó ra sao? Nó chính vẫn là Tâm. Những sự nhận biết của nó vốn sẵn. Cũng như: Có GiÓ thì phải có SÓNG, có Nước thì phải có Giá Lạnh hay Mát. Nên Tâm Thức di chuyển lần đi để Ta tự biết nó sẵn như thế, nếu Ta lần theo tỉ mỉ để biết thì Ta đến tận biết nó có một mối về Tâm.

Bằng Bậc chưa biết, hay chẳng chịu biết, tự sanh rụt rè quái ngại vì sợ đảo loạn, coi nó như vật phân biệt đảo điên, nên không nhờ nó đặng soi biết mà đi đoạn trừ TÂM THỨC. Bởi lầm cho nó là Ý THỨC NỊNH THẦN mà chẳng quan tâm suy nghĩ đặng biết, trái lại ngăn cách để tu bằng lối TẬN DIỆT cho Thanh Tịnh hơn là Tỏ Biết. Thì làm sao Tỏ Pháp đến Tỏ Tâm rốt ráo Bản Thể Tâm? Đó là nguyên nhân thứ hai.

Đây Ta đứng về NHƯ LAI TẠNG bày tỏ sự NGHE THẤY BIẾT để nhận xét nó ra sao, có phải là Tâm chăng?

Khi Ta đụng chạm vào Lửa thì Ta liền biết Nóng. Lúc Ta sờ vào Nước Đá thời Ta biết Lạnh. Ta vịn nơi Mịn thì biết nó Xốp. Ta cầm nắm ĐÁ hoặc SẮT, Ta liền biết nó Nặng và Cứng. Chung lại từ va chạm đến vấp đánh thảy đều biết cả, chớ không thể chỉ hay nói CÁI BIẾT nó ở đâu, vì đâu nó cũng có ở.

NÓI ĐẾN CÁI THẤY - NGHE - BIẾT.

Nếu Ta nhìn thấy trái CHANH trước mắt màu XANH, Ta nếm Chanh liền biết Chua. Ta nhìn thấy ĐƯỜNG CÁT nó màu vàng hay trắng, nếu Ta nếm thì nó ngọt. Ta nhìn MUỐI thấy nó có từng hột trắng. Ta nếm nó mặn. Tất cả nhìn thấy, nếm biết, từ cay đắng hương vị màu sắc nó đồng hợp với Ta trở thành THẤY BIẾT chẳng thiếu sót. Nơi NHƯ LAI TẠNG đều là TÂM.

Bằng nói đến CÁI NGHE Ta có thể nghe từng tiếng Chuông, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng phách, cùng tất cả các tiếng khua động chẳng có thiếu sót. Bậc biết NGHE, biết nhận định tìm hiểu cái nghe sau mới rõ sự Nghe cùng Thấy Biết liên hệ hữu hiệu Tự Tánh đến Tỏ Biết, gọi là TÌM ĐẶNG CHƠN TÁNH để tu. Trong một thời gian tường tận hết nghi mà Sở Đắc CHƠN TÂM TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Bằng chưa biết hay không chịu biết. Bậc ấy có một quan niệm tìm cao siêu cầu kỳ, hay tìm Chơn Tâm theo lề lối Viễn Ảo, mộng tưởng cứu cánh Giác Ngộ, bằng theo sở thích của tư tưởng mình, rồi tự mơ màng tạo thành TÂM TƯỞNG để cấu tạo ĐỊNH TƯỞNG liền sa nơi Tuệ trong Tưởng, đến Nhãn Tưởng, Hương Tưởng, Pháp Tưởng cùng tất cả sự sự giao động đều tưởng đến XÚC TƯỞNG, nó đi mê mờ Chơn Tâm vượt đến DỊ BIỆT, sống trong hoài mơ vọng loạn BA CÕI SÁU ĐƯỜNG chạy theo Sanh Tử của TÂM.

SAU ĐÂY TA CÓ THỂ NÓI:

CÁC BẬC NGHE và TÙY THEO LÃNH LẤY GIÁC NGỘ TÂM.

Một trong Bốn giai đoạn. Khi Ta nói về TÂM PHÁP, TƯỚNG PHÁP hay TÂM THỨC cùng NHƯ LAI TẠNG, hoặc nhiều hơn thế nữa. Miễn các Bậc TIN-VÂNG thọ lãnh thì có thể biết TÂM. Tỏ Tánh được thông đạt các Pháp cùng Tâm cặn kẽ an vui khen tặng tán thán và đặng GIÁC NGỘ.

Đó chẳng phải là TA mà không phải TÂM. Nhưng cũng thật là TA, cũng thật là TÂM, nên mới có sự thể biết thông như thế.

ĐIỂM NHỨT: TA NÓI VỀ TÂM PHÁP.

Các Ông được nghe, liền mừng rỡ và tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi. Do TÂM PHÁP nơi Ta, Ta lại nghi ngờ sự di chuyển nên mơ màng mà chẳng nhận ra sự hiện diện SƠN HÀ ĐẠI ĐIẠ chung cùng Cảnh Vật vốn nó đều là TA. Không khác mấy với kẻ nằm CHIÊM BAO, kẻ ấy thấy trong giấc mộng có những Chùa Tháp và Chư Tăng đang tế lễ. Đến khi tỉnh mộng thời tất cả đều tan mất, thì thử hỏi nó trở về đâu? Đối với Ta cùng Cảnh Vật cũng thế. Bởi Ta lầm không biết nhận nên trở thành Dị Biệt SƠN HÀ bên ngoài, không phải nó là Ta, nên Ta có nơi nghi, từ nghi ấy đâm ra tìm kiếm TÂM của Ta, mà chính TÂM Ta trước mặt không nhận. Phải tìm TÂM Ta trong hư không vô tận, cầu mong sự ban cho vô lối tín mê. Nay Ta được nghe mà Ta được biết Thân Tâm ngoại vật đều là TÂM, TÂM đó chính là Ta cùng là tất cả. Liền hết nghi Sở Đắc CHƠN TÂM BẤT NHỊ.

ĐIỂM NHÌ: TA NÓI VỀ TƯỚNG PHÁP.

Khi nghe Ta nói TƯỚNG PHÁP tỏ rõ. Các ông được Nghe liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi. Do nơi chướng ngại ngăn biệt, cùng ái nịch Chấp Ngã của Ta, riêng dành nó tự trở thành đắm trong NGŨ DỤC Tham Sân Si nên thân tâm bị hèn yếu eo hẹp mà si mê, do đó mà Cái Thấy ngăn ngại Tốt Xấu Thuận Nghịch, Thiện và Bất Thiện để ưa thích cùng không ưa thích tạo nên NGHIỆP CẢM chướng đối, vì vậy mà đường tu hành chập chờn biếng trể. Tâm xao động đảo điên. Nay Ta được Nghe và được Biết TƯỚNG PHÁP và TÂM PHÁP vốn đều là TÂM, thì Ta chẳng chướng ngại trong ngoài Dị Biệt. Ta đã Phát Bồ Đề Tâm rộng rãi nay Ta hãy thực hành rộng rãi và phá chấp ngăn ngại đặng cho Lý Sự Đồng Song mà đến CHƠN TÂM rốt ráo vậy, nhờ thế mà Giác Ngộ.

ĐIỂM BA: TA NÓI VỀ TÂM THỨC.

Các ông được Nghe, liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi. Do sự chưa biết lầm lẫn nên Ta khởi diệt TÂM THỨC, cho nó là pháp động vọng nào ngờ chính Tâm Thức vốn là Tâm Ta, Thể Tánh Tâm Thức sẵn có sự di chuyển cốt để đưa Ta đến hiểu biết Sáng Soi mà tìm đặng Chơn Tánh tu đến Tự Tánh thường còn. Thật tuyệt mỹ khó nghĩ bàn đến sự tác dụng của Tâm Thức. Nếu đối với Bậc biết nương nhờ sử dụng thì nó là cứu cánh Giải Thoát. Bằng chưa biết thì trái lại đi diệt trừ đã chẳng lợi chi mà tu hành phải chịu loanh quanh nơi mê lầm xó tối. Đó chính là điểm rất cần cho Ta công nhận để sử dụng Tâm Thức mà đoạt đến TÂM BẤT NHỊ vậy.

ĐIỂM TƯ: TA NÓI VỀ NHƯ LAI TẠNG.

Các Ông được Nghe, liền mừng rỡ mà tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi. Như Lai Tạng chung gồm tất cả Tâm Pháp, Tướng Pháp cùng Tâm Thức điều động đụng chạm ngửi nếm mà đặng sanh ra NGHE THẤY BIẾT trùm khắp Bất Nhị. Do Ta lầm lẫn nên đem nó mà DỊ BIỆT đoạn phân từng phần mà Ta phải mê mờ nơi DỊ CHỦNG, vì vậy Ta công nhận Cái Ta nơi thân tâm nhỏ bé, vứt bỏ một Nguyên Thể Như Lai Tạng rộng lớn bao la trùm khắp. Nên PHẬT thường nói rằng: Ta bỏ biển cả không nhận mà đi nhận lấy bọt nước. Nay Ta được nghe và biết Như Lai Tạng cũng vốn là Tâm, đồng hợp đồng ứng tương sinh liên hệ với thân tâm sanh ra NGHE THẤY BIẾT nó không hai như Ta lầm tưởng. Bởi sự lầm ấy mà Ta ĐOẠN DỊ DIỆT, chớ thật ra trong ngoài đều sẵn, chẳng có DỊ DIỆT phân chia chung cùng Bất Nhị.

VÍ NHƯ: Ta nhìn THẤY con Chim Én trên hư không, thì Ta không nên hỏi, tại sao Ta thấy? Đó là điên đảo. Nếu Ta nói, tại cặp Mắt Ta thấy, hay tại con Chim én trên hư không mà Ta thấy? Đó chính Ta lộn xộn, vì sao? Vì có cặp con Mắt nơi Ta sẵn, mà chưa có con Chim én trên hư không thì làm chi Ta được thấy? Bằng có con Chim én trên hư không nhưng Ta chưa gặp nhìn thấy thì làm sao thấy?

Nên khi Ta đã nhìn thấy rồi, thì dù cho con Chim én bay nơi khác, hoặc Ta có bịt mắt chăng thì Cái Thấy ấy vẫn còn nơi tròng con mắt Ta. Cũng như: Có một người to lớn trắng trẻo uy nghi, đứng trước mặt Ta, Ta đã Thấy rồi, khi người ấy đi trong một hai năm chăng, nếu có kẻ nhắc lại thời Ta nhớ và vẫn nhìn thấy người to lớn trắng trẻo đứng trước mặt Ta. Như thế là cái Tánh Thấy của Ta không mất, vì sao lạ vậy? Vì nó chính là Tánh Thấy CHƠN TÂM DIỆU MINH Thường Tịch Như Lai Tạng, nó chẳng phải tự nhiên hay như nhiên, nó vốn bất nhị chung cùng đồng hợp lúc đụng chạm giao cảm mà có. Khi đã hợp rồi thì dù cho hư không kia hay con Chim én nọ nó không có trước mắt nữa thời Ta cũng có thể Thấy trước mắt trở lại không bao giờ mất là vậy.

Còn nói đến sự Đụng Chạm, Nếm Ngữi, nó cũng không phải là biệt hẳn bên ngoài, mà nó chẳng phải phần riêng hẵn bên trong Thân Tâm nơi Ta. Chính nó đều sẵn viên dung trong ngoài đồng hiệp thành ra Thấy-Biết, do đó từ một khẻ động trên đầu ngón tay của Ta nhịp hay cọ xát thì liền có Cái Biết nơi cọ xát. Như Ta vấp phải viên đá ở đầu ngón chân,thì giữa viên đá đồng cái vấp nơi chân nó liền có cái biết đau, Ta cùng viên đá.

Khi Ta nếm đến Cay Đắng, Ngọt Bùi, Chua Mặn thì giữa vật cùng Lưởi giao động đồng hợp tương ứng phát ngay Cái Biết. Cái Biết ấy nó sẵn có nơi toàn thân Ta và cùng khắp NHƯ LAI TẠNG, Cảnh cùng Vật ngoài chung trong không thiếu sót, đến sự Mưa Gío, Nóng Lạnh tê tái thanh thô nặng nhẹ, đến từ cảm nghĩ nhiều ít giữa Ta và Sơn Hà Đại Địa đồng nhất, không riêng khác cùng Ta với sự NGHE THẤY BIẾT đều là TÂM TA cũng là NHƯ LAI TẠNG bất biến không hai của Ta và cũng Ta tất cả.

TA CÓ THỂ NÓI: TÂM NÓ CHUNG GỒM

NGHE - THẤY - BIẾT.

TÂM PHÁP. TƯỚNG PHÁP. TÂM THỨC cùng NHƯ LAI TẠNG, từ một lời đến vạn lời hay các Môn tu hành, lớn nhỏ rộng hẹp và các phương tiện trong ngôn ngữ cử chỉ đến hành động hạnh nguyện trùm khắp, Ta có thể nói nó thảy đều là TÂM chung gồm NGHE - THẤY - BIẾT.

VÍ NHƯ: Một trong hai Bậc tu hành. Có Bậc tu, đã hiểu biết hay biết hơn thế nữa. Bậc ấy biết tận từ tuyệt mỹ thâm diệu rốt ráo Tâm Pháp và Tướng Pháp, Tâm Thức cùng Như Lai Tạng cặn kẽ tỉ mỉ, mà Vị đó hiện tại thi hành BỔN NGUYỆN Độ Sanh thì đều là TÂM. Đến Mãn Nguyện nhập ĐẠI NIẾT BÀN mới thành PHẬT.

Còn một kẻ kia chưa biết Bốn Pháp Tâm, Tướng Tâm, Thức Tâm và Như Lai Tạng. Nhưng kẻ ấy tin tưởng hết sức niệm danh hiệu: A DI ĐÀ PHẬT, thì vẫn được là TÂM chừng mãn kiếp cũng được Thành Phật. Vì sao? Vì lớn nhỏ rộng hẹp đều là TÂM. Duy chỉ có Công Năng tận biết Nguyện Lực rốt ráo trường tồn thôi.

Một trong hai Bậc trên thảy đều chung gồm có nơi NGHE THẤY BIẾT đều là TÂM cũng là NHƯ LAI TẠNG, Bậc chưa trọn biết nhưng vẫn Nhất Tâm mà thành Phật, thời PHẬT NƠI TÂM. Bậc rốt ráo biết tận cùng đều NGHE-THẤY-BIẾT chung khắp đoạt Bản Thể Chơn Tâm Thành Phật, thì PHẬT là PHẬT.

CŨNG NHƯ: Có một BIỂN CẢ, biển ấy của Vị TRƯỞNG GIẢ. Khi bấy giờ có một trăm ngàn người đến xin Nước Biển, kẻ thì đem chén để múc, Người thời đem gàu để múc, kẻ đem tô để múc họ đem đủ thứ dụng cụ để múc nước biển. Thì thử hỏi đồ họ đến múc xách mang về có phải chung một gốc nước biển không? Đối với Tâm rốt ráo và Tâm Niệm cũng thế, cùng với sự Thành Phật cũng vậy. Tuy nhất tâm chưa biết và đối với Bậc rốt ráo không sai khác, nhưng nó vẫn sai khác nơi Tận Hưởng và chưa được Tận Hưởng nhiều ít, bền hay không bền thôi. Bởi tùy theo Công Năng và Công Đức của mỗi Bậc trọn đến hoặc chưa trọn đến CHƠN TÂM VIÊN TỊCH mà ở nơi Tâm phiên diễn.

NÊN PHẬT NÓI: Tất cả Nhất Tâm thảy đều Thấy Phật và gặp Phật. Nhưng Phàm Phu thấy Phật, thì Phật của Phàm Phu. Tiên Thần thấy Phật thì Phật của Tiên Thần. La Hán thấy Phật thì Phật của La Hán. Bích Chi thấy Phật thì Phật của Bích Chi. Bồ Tát thấy Phật thì Phật của Bồ TÁt. Đến chừng Phật thấy Phật mới là PHẬT.

Lời nói trên thời Ta đủ biết. Tâm thì có một nhưng phần tu tập thành tựu lấy Tâm nhiều ít tùy theo TU CHỨNG mà đến nơi tận hưởng. Đối với Bản Thể Tâm trùm khắp Viên Dung Bình Đẳng. Chỗ nào nó cũng ở, mà nó không đâu chẳng ở, do thế mà TÂM chẳng có chỗ chỉ, đương nhiên sanh TÂM.

Nếu Ta vừa khởi TÂM PHÁP, liền có Tâm trong Tâm Pháp. Bằng Ta nghĩ Tướng Pháp liền có trong Tướng Pháp. Nếu Ta cho nó nơi Tâm Thức, liền sanh nơi Tâm Thức. Bằng Ta nhớ đến Như Lai Tạng trùm khắp, thì nó liền thung dung vô ngại, lúc đến khi không trong Như Lai Tạng. Từ một khởi niệm TÂM liền ứng theo khởi niệm, từ một Quán Tưởng Tâm liền đồng trong Quán Tưởng. Do đó các Bậc tu hành từng lớp như: TU TIÊN, TU THẦN, TU THÁNH, TU PHẬT nơi nơi cũng ngỡ mình Tu Phật, vì sao? Vì thờ Phật tưởng niệm Phật mà sự đòi hỏi nơi TÂM lại nặng về Tiên-Thần-Thánh hay Cô Bà, thời Tâm kia của mình nó phải vì mình mà ứng hiện theo CÁI MUỐN.

TÂM chính là của Mình, mà trái lại mình đi tìm TÂM? Nếu Mình mong muốn, thì Tâm mình nó phải tuân theo mình. Vì mình lầm chưa biết nó, nên mình phải cầu lụy van xin. Khi mình được biết, thời mình lại khen tặng thích thú, cho đó là vi diệu.

Tất cả sự phiên diễn, mình đã tạo biết bao cảnh để diễn tuồng hư thật và thật hư, nơi Tâm của mình mà mình chẳng hay biết, vậy mình phải cố gắng để đoạt đến Thật Biết, thì CHÂN-THIỆN-MỸ sẽ hoàn lại cho Ta vậy.

VỀ TÂM.

Tâm Ta, Ta chẳng rõ thông

Ta cùng Tâm diễn, bềnh bồng Giới Sinh

TÂM KHÔNG chưa phải lặng trong

Tỏ tường chu đáo, mới hòng Viên Minh

Cũng Ta khắp chốn, cũng Mình

Vẹn chung tận biết, Lộ Trình vốn TA.


NAM MÔ PHỔ HIỀN ĐẠI HẠNH VÔ TẬN BỒ TÁT MA HA TÁT