–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

31. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 16906)
31. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?
PHẬT PHÁP trên con đường Giải Thoát, vì sao khó nghe khó lãnh hội? Vì chưa đủ căn bản nên khó nghe và khó lãnh hội. Nếu đủ điều kiện lập căn thì trái lại dễ lãnh hội và cũng dễ nghe Phật Pháp.

Trên con đường tu tập, cốt yếu là nghe Phật Pháp, lãnh hội được Phật Pháp, nó tạo ra rất nhiều phương thức và điều kiện để cho vẹn vừa với bậc nói Phật Pháp để mà nghe và lãnh hội. Nhưng chung lại có ba yếu điểm cho bậc tu trong buổi ban đầu phải có để mà nghe Pháp và lãnh hội Phật Pháp. Nếu chưa có hay thiếu khuyết thì vẫn khó nghe hiểu, khó lãnh hội đặng.

BA YẾU ĐIỂM ẤY LÀ: SAY ĐẠO - TIN ĐẠO - TINH TIẾN

VÌ SAO PHẢI SAY ĐẠO?

Nếu chưa Say Đạo phần nhiều nặng về ĐỜI hay CÁ TÁNH Bản Ngã. Đối với Thế Gian thì chìm đắm SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ cùng XÚC PHÁP ở nơi Ái Dục Ái Nịch kéo lôi nên không tu được, thì làm sao nghe Pháp mà thọ lãnh Phật Pháp?

Bằng không Say Đạo, tâm ý hoang mang nên nghe cạn cợt chỉ buông chìu theo ý muốn của Nghiệp làm sở thích, nên Nghiệp ngăn cản trở thành lười biếng, khi nghe Pháp không thích thú, buồn ngủ, uể oải, do đó khó nghe, khó lãnh hội Phật Pháp. Nên chi cần phải Say Đạo. Vì Say Đạo chính là lướt qua các trở lực của buổi ban đầu, cùng đi trên con đường Phật Pháp đến Giải Thoát Sanh Tử Luân Hồi vậy.

BẬC ĐÃ SAY ĐẠO:

Bậc ấy Mến Đạo rồi đến Hiểu Đạo cùng Biết Đạo. Khi Say Đạo, Mến Đạo trong thời gian đó đương nhiên hiền từ, biết suy xét những chuyện vặt mắc nhỏ nhen và dẹp bỏ Bản Ngã Tự Ái để Cầu Đạo , nên ít phân biệt giai cấp, thứ vị tuổi tác, miễn đồng bạn tu hành, đồng nghe Pháp và được hiểu biết Phật Pháp thì thú vị.

Nên chi phần nhiều trong lúc Say Đạo, các Trưởng Giả, đến Kỹ Sư, Bác Học, Văn Hào cùng Vua Chúa gạt bỏ tài sản, quyền uy mà đi Xuất Gia cầu nghe Pháp, lãnh hội Phật Pháp, thân tâm ái nịch ái dục họ chẳng mắc miếu chìm đắm, vì họ cho những vật dụng trong đời là miếng mồi Sanh Tử. Nhờ vậy mà Bậc Say Đạo gọi là Xuất Ly Thế Gian cầu Giác.

VÌ SAO PHẢI TIN ĐẠO:

Nếu chưa Tin Đạo hay Tin Phật thì không có đích để Tu trên con đường Phật Pháp. Nói đến Bậc chưa Tin còn có triển vọng một ngày nào sẽ Tin, họ còn hơn là đối với Bậc không Tin. Bậc không tin thường bị đi nơi đoạn kiến. Bậc đoạn kiến có quan niệm chấp nhận chẳng Sanh Tử Luân Hồi, không nhân quả. Ví như cái chén kia vỡ rồi thì vất, con người chết xong là mất, bậc ấy không tu được.

Còn đối với Bậc chưa Tin, hay chẳng vội Tin. Bậc nầy đã có một niềm Tin, nhưng bị Nghiệp thường cản, vì sao? Vì đôi lúc có gặp dịp để họ Tin, bởi họ thờ ơ buông trôi chưa Tin, cứ thế mãi lần lượt vì nặng ái nịch tình vợ chồng, con cái kéo lôi trôi chảy mãi, cứ thế dần dà theo lầm mê chìm đắm, nên gọi là có Tin nhưng chưa vội Tin cũng thế. Bậc đã Tin, cần nên có một căn bản để mà Tin, phải thực thi trong điều kiện đặng đến mức Tin vững chãi không ngừng mà nghe đặng Phật Pháp, lãnh hội Chân Lý của Phật Pháp. Khi có đầy đủ sự Tin thì nó liền tan dẹp các Nghiệp ngổn ngang nơi Thân Tâm để nghe đặng mà lãnh hội Phật Pháp. Chừng ấy mới tỏ biết cái giá trị Phật Pháp trên con đường Giải Thoát thật là vô giá, cứu cánh Giải Thoát không chi bằng. Buổi ban đầu tạo nên Đức Tin thường hay vấp phải mê tín, sau nhờ hiểu biết NHƯ PHÁP lãnh hội Phật Pháp, lần phá mê chấp mới đến trọn kính, Tin Vâng. Mấy ai buổi ban đầu đi đến đích đặng. Nhưng dù sao cũng gìn giữ Thiện Căn làm gốc là được.

VÌ SAO PHẢI TINH TIẾN

Tinh Tiến là một đích rất cần cho sự nghe Pháp và lãnh hội Phật Pháp để tu tập. Nếu không Tinh Tiến thì chẳng bao giờ thành tựu, đối với tất cả sự chi mà thiếu Tinh Tiến thời coi như sự đó bất thành thay, còn như Phật Pháp thì lại càng cần hơn nữa, vì vậy Bồ Tát cùng Thánh Tăng đều Phát Nguyện thù thắng để huân tập Tinh Tiến Bất Thối trên đường Phật Pháp đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Tinh Tiến là yếu tố thành tựu quả vị. Tu không nhàm chán đến Bất Thối Bồ Tát. Nên chi Đức PHỔ HIỀN HẠNH mới tán thán khen tặng, đồng Phát Nguyện của Ngài Độ Sanh không ngừng nghỉ, còn hư không, còn vi trần, còn hơi thở là Hạnh Nguyện. Đời nầy hoặc đời sau, nếu ai tu hành Tinh Tiến chăm chỉ không ngừng thì Ngài sẽ Thị Hiện xoa đầu Khai Thị làm cho Trí Tuệ Viên Thông, Sở Đắc Chân Lý.

Đối với Tinh Tiến là một điểm cần thiết bậc nhất trong Ba Điểm trên vậy.

Ba điểm Say Đạo, Tin Đạo, Tinh Tiến mới liên quan mật thiết, nếu bậc tu hành nào thi hành thiếu khuyết hay áp dụng chênh lệch thì trên con đường tu hành nó bị sai biệt, khó nghe Pháp, khó lãnh hội Phật Pháp vô cùng. Bằng Bậc nào gìn giữ đều đặn, sửa chữa đứng đắn thì Phật Pháp trái lại dễ nghe dễ lãnh hội.

Ví như Say Đạo, Tin Đạo, nhưng thiếu Tinh Tiến thời làm sao tiến bộ được? Cũng như đến trường học mà không cần mẫn chăm chỉ khó thành tài. Bậc Tin Đạo-Say Đạo lại càng nuôi dưỡng dung túng biếng trễ. Chẳng khác nào mong đuổi kẻ trộm cướp mà chẳng hề mở miệng, chỉ lâm râm vái thì đời nào kẻ trộm cướp ra đi, nên chi thiếu Tinh Tiến thời sự nghe lãnh Phật Pháp chẳng sâu đậm, không sâu đậm tức là cạn cợt, đã cạn cợt liền sinh nhàm chán, thường bị về Tịnh Biệt mơ màng.

Bằng Tinh Tiến, nhưng không Say Đạo, Tin Đạo thì sự Tinh Tiến kia không thể gọi nó là Tinh Tiến, chỉ nói nó là kẻ siêng năng giỏi dắn thôi. Còn Tinh Tiến Đạo mà Tu chưa Say Đạo thì Bậc nầy tu Cầu Phước, chẳng phải bậc Tu mong nghe Pháp và lãnh hội Phật Pháp, hoặc Tu lấy lệ người Tu.

Khi bậc đã có đủ Ba yếu điểm trên thì Bậc ấy cũng đã từng gieo trồng Căn Duyên trong con đường Phật Pháp nhiều kiếp. Nhưng ban đầu vẫn khó nghe và nhận lãnh sai biệt, đến sau lần lượt hiểu biết mới lãnh hội đúng đắn, vì sao?

VÌ CON ĐƯỜNG PHẬT PHÁP LÀ CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO

Khi ĐỨC THẾ TÔN Ngài Thuyết Pháp đầu tiên cho Năm vị khổ Hạnh ở Ba La Nại Ngài nói: Nầy các Tỳ Kheo ở đời có hai cực đoan ta nên tránh:

THỨ NHẤT: Cực Đoan lấy lạc thú làm mục đích, điều ấy quá hèn và ngu xuẩn, chỉ dành riêng cho kẻ tiểu nhân.

THỨ HAI: Là Tu Khổ Hạnh, điều ấy làm cho con người thêm đau khổ, chỉ dành riêng cho kẻ mê muội.

Nầy các Tỳ Kheo, Phật Pháp chỉ tránh hai cực đoan ấy mà đi trên Trung Đạo, con đường ấy đoạt được Trí Tuệ, nâng cao Trí Giác đến tuyệt đích Giải Thoát hoàn toàn cho con người.

VẬY TRUNG ĐẠO LÀ GÌ?

Đó là con đường Chánh, không nghiêng ngã vào hai Cực Đoan nói trên, Ta đã từng kinh nghiệm hai cực đoan ấy. Trước kia Ta làm Thái Tử nếu đã khoái lạc ở đời, nhưng Ta nhận thấy những lạc thú ấy nhất thời, lại làm cho Ta hối hận băn khoăn mãi, sau Ta tu Khổ Hạnh nhưng lại thấy đớn đau và chẳng ích gì cho việc tìm Chân Lý, nên Ta thực hành vào Trung Đạo là con đường Kiến Thức tuyệt đích, nó giúp cho con người TRI KIẾN GIẢI THOÁT vậy.

Phật Pháp chủ đích đưa con người đến nơi Chánh Báo, nên lời nói Phật Pháp là lời nói Chân Thật. Do nơi nghe lãnh của từng lớp đảo vọng cực đoan nặng về một phía nên lời nói của BẬc nói Phật Pháp chúng sanh khó nghe, khó lãnh hội là vậy.

CŨNG NHƯ: Rất cần đến Say Đạo và Tin Phật, nhưng Tin Say nghiêng ngã quá trớn thì trở nên mê tín.

Như Tinh Tiến là cần mẫn để nghe Bậc Lãnh Đạo chỉ bày, phần Bậc Tu phải làm theo, nhưng nên tự lượng vẹn vừa chẳng chênh lệch nghiêng ngã về một bên quá nặng. Nếu cố gắng Tinh Tiến quá nhiều trở thành cố định Tu Luyện, thì vẫn khó nghe Pháp và khó lãnh hội Phật Pháp.

Con đường Trung Đạo là một con đường đi vào chính giữa Pháp Tương Đối đặng tỏ biết Pháp Tương Đối, không bỏ mà cũng chẳng lấy. Nếu nặng một bên gọi là Chấp Pháp, những sự kiện do đó mà khó nghe, khó lãnh Phật Pháp vì sao? Vì phần nhiều chỉ biết nghiêng ngã công nhận có một bên, thành ra cực đoan chìm đắm.

VÍ NHƯ: Say Đạo cực kỳ quá trớn, còn Tin Phật, Tin Pháp Môn cũng vô cùng, nên sự TIN SAY đó trở thành Cực Đoan Mê Tín. Cũng như sướng khổ, thương ghét, cao thấp đều là hai Pháp của Tương Đối. Nếu nhận bên sướng, thì có khi Thân Tâm sẽ khổ. Nặng bên thương có ngày vẫn ghét. Mong nghe Pháp cao thì chính Ta bị Tham trở thành Pháp thấp. Chi bằng tu hành cứ dung thông rằng: Ta chẳng sướng mà cũng không có khổ thì liền tìm được gốc của nó là sướng khổ do cái ham muốn mà thành. Cứ gìn giữ sự tu hành hay nghe Pháp có một độ lượng dung thông, tham cầu nhưng không quá trớn, tìm hiểu mong đến biết nghe chớ đừng nghĩ rằng nghe cho thật nhiều mà chính ta chẳng suy gẫm để hiểu biết.

Đối với sự nghe Phật Pháp trên con đường Trung Đạo chẳng khác nào như kẻ cầm sợi chỉ để xâu vào lổ kim. Ít nhất sợi chỉ phải se cho thật thẳng, mắt phải chăm vào lỗ cây kim, xâu vào giữa đích lỗ kim, nếu lệch qua một bên là sai, xâu không đặng. Nghe Pháp cùng lãnh hội Phật Pháp cũng thế.

Nghe Phật Pháp ta chớ đặt nơi mơ màng truy cứu cầu kỳ phán đoán. Ta chỉ cầu suy nghĩ Tự Tánh nơi ta để nhận thức Phật Pháp thì mới mong kết quả Chân Chánh.

Cũng như làm lành thì có Phước, làm dữ bị mang họa, thì Bậc tu nên tạo có Thiện Căn hơn là van vái cầu Phước mà chính mình hung dữ. Như Tu là sửa các đố tật ích kỷ thù ghét Tâm sanh sân hận, chớ chẳng phải Tu để cố luyện ngồi yên Niệm Phật mà ai động đến Bản Ngã nơi mình ích kỷ thù ghét sân hận làm cho Thân Tâm mắc miếu vào mê lầm. Đó chính là con đường CHƠN TÁNH TỰ TÁNH PHÁ MÊ CHẤP để nghe Pháp và để lãnh hội Pháp vậy.

TỊNH VƯƠNG KỶ NIỆM NGÀY 24 -12 CANH TUẤT