–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

9. Khai mở "Long Hoa Hội Thượng-Thời Hai"

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 46114)
9. Khai mở "Long Hoa Hội Thượng-Thời Hai"
lotusbullĐịnh nghĩa chữ Long Hoa. Nhiều bậc tín tâm tu Phật đang trông đợi Đức Di Lạc ra đời, khai mở Long Hoa vậy Long Hoa là gì?

Tôi nghe Ngài khai thị như vầy:

– Long nghĩa là Rồng. Theo truyền thuyết cổ xưa dân tộc Việt Nam là con Rồng Cháu Tiên.
– Hoa nghĩa là Hoa Pháp Tánh.

Hoa Pháp Tánh chung gồm tất cả tánh tốt, tánh xấu, gọi là chủng tánh chúng sanh. Chủng tánh chúng sanh vốn lầm mê trong sanh tử luân hồi. Có hoa pháp tánh nên bậc tín tâm mới tự nguyện độ chúng sanh và Chư Phật ra đời cứu độ. Bậc tu không tự độ hoa pháp tánh dù Phật có ra đời chăng cũng không độ được.

Chư Tổ cho đắp tượng Phật, tướng Phật ngồi trên tòa sen, tiêu biểu ngự trị hoa pháp tánh. Tỷ như khi có hoàn cảnh, tánh sân hận nổi lên, bậc tu cần nhẫn nhục, nhẫn nhịn hay nhẫn nại có kết quả, điều ngự được tánh sân hận. Tất cả các tánh khác như lo âu, sầu khổ, ngang tàng... đều kềm giữ êm đẹp gọi là Điều Ngự Trượng Phu. Trượng phu là tầng số cao hơn con người.

Hoa Pháp Tánh diễn hành, biến hóa thành pháp giới cá nhân, ôm giữ pháp giới làm lẽ sống khiến cho tất cả đều mê lầm. Hoa pháp tánh lui tới nơi con người do phổ chiếu từ vũ trụ, nên con người chạy theo diễn cảnh đúng sai, sai đúng. Vũ trụ và con người chạy theo nhau như một vòng tròn gọi là bánh xe luân hồi.

Vì không rõ được đường đi của luân hồi nên tất cả bậc tu bị sai biệt, sinh ra thực hiện từ bi, bác ái nhưng trí tuệ chưa có, cuối cùng lãnh phước thiện. Còn con đường đi đến Tri Kiến Giải Thoát là thế nào lại không nắm vững.

Vậy Long Hoa có nghĩa là Đức Di Lạc ra đời tại Việt Nam, khai đạo cho tất cả chân tử tín tâm, giải sạch hoa pháp tánh, tu hành đoạt được tri kiến giải thoát, không còn sanh tử luân hồi.

Khoa học càng tiến bộ, xã hội càng văn minh, bậc tu hành không kiềm chế được sẽ trở thành bị nhiều mong muốn về dục vọng: gọi là sắc, thinh, hương, vị cứ thế mãi tu cầu. Thời này, khi nghe nói tu điều ngự, hóa giải hoa pháp tánh, lắm bậc không tin pháp môn mới lạ này, họ nổi giận, đánh đổ trở thành an trụ nơi hoa pháp. Đa phần chỉ thích nghiên cứu, học kinh, ăn chay, mặc y áo giống Phật thì cho là Chánh Đạo, còn ngồi nhắm mắt lim dim cho là chân tu.

Khó khăn lắm mới có bậc chịu tu theo sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà không nhiễm. Hoa pháp đáp ứng cho tất cả tứ loài như ý muốn, trở thành hoa pháp giới còn gọi là pháp giới. Hoa pháp giới linh động, vi tế đến nỗi Phật còn phải lầm mà bị trụ chứng nơi Phật Giới còn gọi là Bích Chi Phật, Độc Giác Phật. Bậc tu cầu giác ngộ phải thực hiện thường soi nơi tánh mình, thấy-biết rõ tánh mình thay đổi có tham vọng, thích vọng mà cải thiện gọi là sửa tánh. Bậc tu không chịu sửa tánh, ắt bị thọ nghiệp nơi hoa pháp phải chịu vướng trong sanh tử.

Đức Di Lạc khai mở Long Hoa hàng ngày cho chân tử tìm đến xin tu học, còn Bên ngoài pháp bảo, Ngài cho treo một cái bảng chiều rộng 1m và chiều dài 4m có ghi:

PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRUNG ƯƠNG HỘI THƯỢNG




Biết bao Tăng Ni qua lại trên đường Hồng Bàng ở thành phố Nha Trang này nhưng không có một vị nào hỏi hay tìm hiểu. Trung Ương hội tại sao còn chữ “Thượng” là gì? Nếu chú tâm tìm hiểu liền biết đó là dấu hiệu Đức Di Lạc đã ra đời!

Ý Ngài muốn nhắc nhở thế gian: Thượng có nghĩa Thượng Ngươn, Thượng Kiếp. Bảng được cho phép treo từ năm 1972 nhưng đến năm 1975 bị lao đao. Cho đến năm 1982 thì bị nhà nước Cộng Sản dẹp bỏ.

Năm 1972, khi treo bảng, Ngài cũng làm lễ treo lá cờ Pháp Tạng đầu tiên. Điều mầu nhiệm liền ngay sau đó, trên không trung hiện ra một lá cờ đủ màu sắc giống y như một lá cờ Pháp Tạng mà Ngài đang treo nhưng rất to lớn, bao trùm khắp bầu trời. Đó là dấu hiệu Chư Thiên, Thần hoan hỷ.

Lá cờ Pháp Tạng gồm ba phần: Phật–Tăng–Pháp, biện minh Đại diện Tam Thế, nếu bậc Trí nhìn lá cờ cũng biết Phật ra đời.

flag_r
  Phật ι Tăng ι Pháp









lotusbull Mục đích của Long Hoa. Chủ đích của Long Hoa chính là pháp môn giải thoát để cứu nhân loài thoát sanh tử luân hồi, y tôn chỉ Tam Thế Phật: Quá khứ, hiện tại, vị lai.

Pháp môn giải thoát là một pháp môn tu nơi Nghe Thấy Biết, tức là vạn pháp không vướng mắc. Từ hoàn cảnh trong Đạo tràng khúc mắc, cho đến ngoài thế gian: bà con gia đình, bạn thân hoặc sơ, người trên kẻ dưới, va chạm nhau trở thành diễn cảnh thuận và nghịch. Bậc tu nương nhờ hỷ xả tâm, có công năng kiến tạo không bị vướng mắc sẽ sống động hơn bậc nhắm mắt lim dim, ngồi chỗ vắng tránh né vạn pháp để tận diệt, đặng không va chạm vướng mắc.

Có trí tuệ hóa giải nghi chấp, hóa giải bờ ngăn bằng con đường nhẫn nhục, nhẫn nhịn, nhẫn nại, tiếp đến vận chuyển bờ ngăn gọi là trí tuệ cứu cánh mới mong giải thoát. Bậc tu không dùng trí tuệ hóa giải, chỉ an trụ từ bi, bác ái, ai giết mình cũng được gọi là Thánh Hiền nhưng không thực hiện tận độ chúng sinh được. Bậc tu chưa có trí tuệ cứu cánh, chỉ thực hiện từ bi, bác ái dù có thần thông vẫn còn kẹt nơi hoa pháp cố thủ không giải thoát được, cao nhất được về Cõi Trời chứ không thoát ra ngoài vũ trụ được. Bậc kiến tánh, không cần sắc tướng vẫn thấy biết, nhờ thường tánh sáng soi nơi không tướng vẫn thấy. Tư tưởng chứa nhóm sanh tánh, vọng đảo tham muốn sanh tánh. Có cảnh tánh liền sanh bởi tự ngã sanh tánh. Tánh đã sanh liền lại diệt nên chi có rất nhiều tánh sanh diệt, diệt sanh gọi là sanh tử luân hồi.

Bậc tín tâm cầu đạo cần lý kinh và sự hóa giải tánh phải đồng song. Đức và trí đồng song, bất tăng bất giảm mà triệt thấu, viên đạt giải giới hoa pháp. Rất nhiều bậc tu hành bị vướng vào không chấp, bị chấp không, vẫn là hoa Pháp Giới Không. Thật tai hại. Chỉ cần một sơ ý sai lạc phải chịu nằm trong ĐÀI HOA PHÁP GIỚI vô số kiếp. Do đó hàng hàng lớp lớp bậc tu an trụ nơi Đài Hoa Pháp Giới sinh ra Tam Thiên Đại Thiên Thế giới, cho đến ba cõi sáu đường. Bồ Tát nguyện là bậc nương vạn hạnh lìa hẳn chướng đối, hòa mình nương nơi thuận nghịch chứ đừng diệt nghịch pháp. Tâm không quái ngại nhiếp độ lục đạo pháp giới, thâm nhập pháp giới mới tỏ ngộ mà tận giác tướng, thoát khỏi đài hoa pháp giới, Đạt được Vô Thượng Đẳng Chánh Giác.

Thời Mạt Pháp, tất cả các pháp nơi nào cũng tận. Ngài biết rất khó đắp xây vì bậc tu Phật không quan tâm đến Hoa Pháp Giới. Khi nghe giải thích về Long Hoa như vậy, nhiều bậc tu không cầu giác ngộ, vốn thường trụ, thường chấp, thường bảo thủ cá nhân, thương ghét không chừng và tu theo chí hướng qui định, lòng vẫn tin Phật, nhưng tu chỉ trông chờ siêu hình cùng sự kỳ lạ, liền không thấy có gì hợp ý. Nó cũng không theo ý nghĩ lâu nay của các bậc tu này, với ảo tưởng kỳ lạ nơi cơ đàn ghi bút: như núi Thất Sơn nổ, trời đất tối đen bảy ngày bảy đêm. Sau đó Đức Di Lạc từ trong núi đi ra hào quang sáng chiếu...

Còn Tiên Thần Trí đức tánh suy tưởng, dụng Thiền, định tưởng, chọn lọc các pháp thanh cao, đẹp đẽ, bỏ và thanh lọc pháp thô, xấu, dơ. Sau đó nhiếp thu tu luyện nên chưa rõ Long Hoa ra đời, núi Thất Sơn nổ như thế nào.

Một hôm Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc khai thị, tôi nghe như vầy: Ví như thân Tôi, không từ bà mẹ sanh ra, lại do núi Thất Sơn nổ sanh ra, Tôi từ trong núi đi ra, hào quang sáng chói, thì chắc thiên hạ họ sẽ ùn ùn kéo nhau đi đến xem. Lúc đó, ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi, mỗi mỗi cử động, họ đều theo hiếu kỳ mà bám sát, chắc Tôi cũng chết sớm chớ sống sao nổi để khai mở Long Hoa. Ngài ghi bút nhắc nhở:

"Thượng Sanh Đâu Suất Môn,
Hạ Lai Vô Thượng Tôn.
" –T.V.

Qúi thay! Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khéo biết, khéo tường tận chốn Hạ Lai Đồng Độ. Ngài đã thọ ký Đức Di Lạc từ Cung Trời Đâu Suất, hạ sanh nơi thế giới Ta Bà này, hạnh nguyện tu hành nhiếp độ các hàng Tiên Thần, tận độ chúng sanh thành Phật Quả. Cho nên những bậc tín tâm có Đại Duyên Lành, không chướng đối, không chấp, được gặp Long Hoa ra đời tại tỉnh Khánh Hòa này. Còn những bậc quan niệm cho rằng Tu hành sao không ăn chay, sao không cạo đầu, sao lại có gia đình vợ chồng, con cái nặng nghiệp quá, lại vì họ không nhận Nghe-Thấy-Biết là vạn pháp nên chê trách, cho là tà đạo, bỏ đi không vào tu hành theo Long Hoa được.

Ngày nay, nói đến Phật Giáo, là một tôn giáo mà cả thế giới này đều biết, nó đã đi vào lịch sử của nhân loại, nhưng những ai thiết tha cầu con đường giác ngộ, thật khó tìm bậc đạo sư làm thỏa nguyện. Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hóa thân Đức Di Lạc Hạ Lai lần này, đã lưu lại cho hiện tại và hậu thế một pháp môn tu hành, ngay trong gia đình, ngay chốn cơ quan làm việc mà vẫn được giác ngộ. Một Pháp môn giác ngộ hiện đại nó là niềm tin tự hào cho bất cứ chúng sinh nào muốn cầu Tri Kiến Giải Thoát trong hiện kiếp. Đường lối tu này tuy mới lạ nhưng thực sự đã y tôn chỉ thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức A Di Đà Phật, Đức Đông Độ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cùng Chư Phật mười phương hộ trì.

Những hình thức nghi lễ rườm rà được Ngài bãi bỏ. Lễ nhập đạo, cùng những ngày Đại lễ khác cũng tổ chức đơn giản nhưng đầy tôn nghiêm, trịnh trọng, không có một giáo điều mê tín. Sự tu hành hàng ngày của chân tử được khai thị rõ ràng, minh bạch, cốt yếu cho bậc tu nhận lãnh được rồi thực hành, áp dụng tu thực tiễn trong đời sống thường ngày, hưởng kết quả không còn đau khổ trong hiện tại.

Một hôm, Ngài hỏi một Hòa Thượng tu ở chùa đến viếng thăm Ngài, Ngài hỏi:

- Hòa Thượng tu được bao lâu?

- Con tu được 47 năm.


- Hàng ngày Hòa Thượng tu gì?


- Sáng, tối con tụng kinh, ăn trường chay, học tất cả các loại kinh của Phật.


- Phải sửa tánh, giải đố tật xấu, hỷ xả để tạo Đạo Đức. Tụng kinh phải hiểu nghĩa kinh thuộc về giáo lý. Cần Thiền Định để Trực Giác. Nói chung ba môn
Đạo Đức + Giáo lý + Tọa Thiền phát triển đồng đều vào đời sống thực tiễn của con người sẽ không còn là một mối nguy hiểm đối với bản thân, gia đình, tu như vậy được giác ngộ.

Hòa Thượng nhận lãnh được và công nhận pháp môn này tu được giác ngộ. Trên đường về lại chùa, Hòa Thượng sơ ý bước một chân sụp vào lỗ chân trâu trên đám ruộng bị trật chân, phải lết về đến chùa, cả tháng mới hết đau. Sau đó, cứ mỗi lần muốn đến viếng Đức Ngài, ở chùa Hòa Thượng đều có xảy ra chuyện bất ổn, ồn, cản trở không đi được.

Quan niệm của một chúng sinh trong tứ loài, qua tư tưởng, lời nói, hành động nhiều đời kiếp sẽ quyết định cuộc đời của chúng sinh đó trong hiện tại, tương lai và tái sinh. Quan niệm cố định Phật gọi là NGHIỆP, tất cả chúng sinh không thoát khỏi nghiệp lực này. Nó quyết định số phận của chúng sanh không chỉ ngay hiện tại mà còn hiện rõ trong những hoàn cảnh thích hợp về sau nữa. Nếu quyết tâm bền chí, chúng sinh nhờ công năng công đức trong hiện kiếp có thể tự hóa giải, thoát nghiệp được.

Thời Hạ Lai lạc pháp có lắm pháp đến tận cùng. Ví như có một thầy giáo quen nghề cầm bút và đứng trên bục giảng, nếu bị bắt đi làm ruộng thà chết chứ không chịu. Quan niệm sống thường ngày ăn sâu vào tư tưởng đến lời nói, cuối cùng là hành động quen dần, nếu bị đổi thay khác giới sẽ không chịu nổi. Bậc tu gặp phải hoàn cảnh dù tại gia hay xuất gia, nếu có chí dũng đều được giải thoát nghiệp lực. Hàng Bồ Tát Nguyện, gặp hoàn cảnh như vậy cũng vui lòng ghi nhận, tâm không hờn oán, lại chú tâm tìm cách hóa giải. Trái lại, chúng sinh chỉ than thở hoặc sầu khổ.

Ví như con cá quen sống ở ao tù nước đọng, nếu bắt đem nó ra mương nước rộng hơn, trong trẻo hơn, nó hoảng hốt chạy trốn và lủi dưới bùn. Dần dần nó quen lối sống, mới dám bơi lội tự nhiên. Nếu đem con cá ở mương nước ra sông rộng rãi hơn, nước chảy siết hơn, nó cũng hốt hoảng chạy trốn. Dần dần nó quen lối sống, mới dám bơi lội tự nhiên. Nếu đem con cá ở sông ra nước hai giòng ngọt và mặn ở cửa biển, nó cũng hoảng sợ và liền quay đầu tìm về chốn cũ, sau quen dần nó mới ra vào biển cả rộng mênh mông, tha hồ đi lại.

Bậc tu cũng vậy, quan niệm theo môi trường sống của mình bị thay đổi thì thà chết chớ không chịu nghe, hoặc không chịu tìm hiểu, sẽ không bao giờ gặp Phật hay Bồ Tát ra đời để được cứu độ. Dù chư vị Thiện Trí Thức này có ở ngay bên cạnh các cũng đành chịu. Đương thời, Đức Tịnh Vương ra đời thường nhắn nhủ cho chân tử ý thức câu: Phật bất hóa độ Vô Duyên, bất hóa độ Định Nghiệp.

Bậc tu quan niệm con đường mình đang đi là đúng, dù có Chư Phật cũng không giải cái định kiến này, chỉ trừ bậc đó họ tự hồi hướng, tự tìm hiểu và tự nhận định. Bậc cầu giác ngộ luôn nương tựa Chư Bồ Tát nếu không có đại duyên gặp Phật. Cần vào giới, ra giới, dung thông không dừng trụ, không chấp mới mong tu theo con đường Tri Kiến Giải Thoát được.

Nghiệp bao phủ chúng sinh trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Tu hành muốn tiến bộ hơn hiện tại, tức thì có sự cản ngăn của nghiệp chướng. Nó vô tướng nhưng đầy quyền lực. Phải tu trong Phổ Môn Phẩm và chí bền mới vượt khỏi nghiệp lực được. Bậc Thánh nó cản ngăn không cho đến Bồ Tát, Bậc Bồ Tát nó cản ngăn không cho đến Phật. Chính mình mới thắng được nghiệp lực của mình. Thời nào cũng vậy, do Nghiệp Lực mà chúng sinh không gặp được Phật.

Nếu tin rằng chúng sinh được sinh ra, do một Đấng Toàn Năng, có quyền quyết định cả số phận của tất cả mà không một chúng sinh nào thay đổi được nghiệp lực của mình, điều đó là trái ngược lời chỉ dạy của Chư Phật.

Chư Phật hướng đạo, còn chính chúng sinh quyết định đường tu hành của mình: Giác ngộ hay mê lầm, hạnh phúc hay đau khổ, do sự khác biệt giữa cái Nghiệp của mỗi chúng sinh nên mới có sự khác nhau: Chúng sanh gặp chúng sanh không gặp được Chư Phật là như thế.

Còn kinh sấm của Chư vị Tiên Thần ghi:

"Mở cuộc Long Hoa chiêu Thánh Đức
Hưng truyền chơn lý phước cao phong"


Kinh sấm này ghi đúng thời gian Đức Di Lạc đang khai đạo cho tứ chúng tìm đến tu theo Ngài. Vào khoảng năm 1990 dương lịch, tôi gởi cho một vị tu ở Tòa Thánh Tây Ninh quyển kinh “Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng” tập I của Đức Tịnh Vương nhập Chánh Định viết ra. Sau ngày lễ mùng một hàng tháng, cơ đàn Tòa Thánh Tây Ninh biết được chính Đức Di Lạc Hạ Lai nhưng mang tên Tịnh Vương, hiện đang dạy đạo ở Nha Trang. Tòa Thánh liền xin Thỉnh Ngài, nhưng thời điểm này Ngài không đủ nhân duyên hiện thân, Ngài có hẹn một cơ hội khác, khi ra đời sẽ cho nhân sinh biết để viếng thăm Ngài.

Sau đó, cơ bút Tòa Thánh Tây Ninh bảo “Hàng Tiên Thần như các con chưa gặp được Ngài lúc này, chỉ hàng Bồ Tát, Tôn Giả mới gần bên Ngài lúc ẩn này thôi. Các con phải đợi gặp sau.” Tòa Thánh xin mời tôi, nhưng tôi cũng không đến được mà phải chờ lúc thuận tiện.

Kinh sấm còn ghi:

Rán tu gặp Hội Long Hoa
Trễ rồi một kiếp đọa sa muôn đời.
Dầu cho vật đổi sao dời
Tu hành cũng được Phật Trời chở che.


Chúng sanh gặp hoàn cảnh khổ, tu rất đông ở chùa khắp nơi, nhưng kinh sách của Ngài rất ít người đọc được dù Ngài đã viết và ấn hành nhiều. Có người gặp được kinh của Ngài, cầm lên đọc, tức thì buồn ngủ hoặc có việc này việc nọ đến, nên họ bỏ xuống, đem cất hay trả lại. Cứ trung bình một trăm người nhận được thì có chừng một người vào tu với Ngài mà thôi.

Kinh sấm cũng ghi chép:

Lập rồi cái Hội Long Hoa
Chọn lựa coi thử ít nhiều
Người lành kẻ dữ còn tiêu kẻ nào


Kinh sấm cũng ghi đúng Long Hoa ra đời. chúng sinh cũng như Thánh Tăng nào có đủ công công năng, công đức đều được đăng vào bảng Phong Thần, thi chọn bậc Giác Ngộ, Đại Ngộ, Liễu Ngộ đến Chánh Giác, hầu mai sau các bậc này tiếp nối Đức Di Lạc, rộng mở chánh pháp lan rộng khắp, lập lại đời Thượng Kiếp như Di Chúc Đức Ngài đã lưu lại.

Phật thi Đức, trào quốc thi văn,
Nhơn tùng thi chánh, nhơn tăng thi lòng
.

Còn Ông Hồ Hữu Tường, một nhà học giả uyên thâm, nổi tiếng của miền Nam, xây dựng thuyết “Tân Xuân Thu”, một quan điểm để chỉ sau này thời Hạ Kiếp chấm dứt sẽ đến thời Thượng Kiếp. Ông thay đổi quan điểm một cách đột ngột. Tân Xuân Thu là một danh từ được thấy trong sấm kinh. Ông đã khám phá được một chân lý cao siêu sẽ ra đời ở Việt Nam. Ông còn kêu to lên “những tiếng gọi đàn”.

“Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thực to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin… để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt Nam”.

Ông còn viết nhiều nữa và đúng lúc Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hóa thân Đức Di Lạc đang chuyển mình hành đạo. Nhưng viết kêu gọi mà chính ông Tường cũng không có đại duyên gặp Đức Ngài. May mắn thay, giòng họ ông cũng có được một người cháu đã tu theo Đức Di lạc từ năm 1983, sau này đã được Ngài nuôi dưỡng Đạo và được tôi dìu dắt. Theo tôi được nghe Đức Ngài dạy, người cháu ông Tường sẽ được làm Tổ ở một kiếp nào của mai sau.

Cô Trúc Lâm Nương là Tiên Đạo cũng bảo rằng: Thời kỳ này là thời Mạt Pháp, chúng sanh quá đắm say vật chất, gây tạo không biết bao điều độc hại. Để cứu vớt chúng sinh Phật sẽ xuất hiện ở Việt Nam.

Là tri kỷ, đôi lời ta xin nhắn
Phật,Thánh,Tiên xuất hiện nước non nhà
Độ chúng sinh giữ vững khắp sơn hà
Đời Mạt Pháp hoằng khai thành chánh pháp


Cô cũng quả quyết có Long Hoa ra đời và Việt Nam là một giống dân quý.

Rồng mây Phật hội Phong Thần mạng
Sen nở, Long Hoa vạn Quốc qui
Ớ hởi ! Lạc Hồng nền Bích Ngọc
Vững lòng chúa ẩn, hạnh duyên tùy


Tuy vậy cô cũng không gặp được Đức Di Lạc trong lúc cô đang viết những lời thơ này. Đúng là Thần Tiên cũng không gặp được Ngài, chỉ hàng Tổ của Tiên, Thần mới đến học đạo được.

Ông Tám (Lương Sĩ Hằng) cũng nói Phật đã hiện ở Việt Nam nhưng một hôm Đức Di Lạc bảo:

“Ông Tám tu mức Thần Đạo chớ chưa được Tiên Đạo”
Do vậy mà Ông Tám cũng không gặp được Đức Ngài. Chỉ Tổ của Tiên, Thần mới đủ công đức gặp Đức Ngài.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai thị: “Người nào nhìn thấy giáo pháp là thấy Như Lai” Giáo pháp của Như Lai Là gì? Như đã trình bày ở phần trước:

 – Đạo đức: Sửa tánh xấu, đố tật xấu, hỷ xả...

 – Giáo lý: Kinh Phật, nghe thuyết giảng...

 – Toạ Thiền: Tu Như Lai Thiền.


Đạo Đức + Giáo Lý + Tọa Thiền = Tri Kiến Giải Thoát

Tu như vậy, Chư Phật ra đời liền được đến diện kiến. Chư Phật dạy chân tử của Ngài, nên tu theo giáo pháp của Ngài như vậy để tìm chân lý. Kinh sấm giảng đúng lúc Đức Di Lạc ra đời mà bậc tu không biết giáo môn của Phật ra sao, lại mang nặng thành kiến sẵn cũng không gặp được Ngài.

Ngài dạy cho Chân tử tự giác, chứ không dụng thần thông để chân tử tìm đến theo học Ngài. Chỉ khi tối cần, Chư Phật mới hiện thần thông để cứu độ những bậc tu đáng được độ. Thử hỏi, khi núi Thất Sơn nổ, số đông đến hỗn loạn, liệu Ngài độ được mấy chúng sinh giác ngộ?

Không hề có cảnh đăng đàn thuyết pháp mà đắc đạo hết được. Trái lại, phải diệu dụng cho từng chân tử một trong muôn vạn pháp, khó lắm bậc tín tâm mới thọ lãnh được. Nếu chỉ nghe qua một câu kinh mà ngộ là ngộ kinh chứ không phải giác ngộ của Chư Phật, vì nó còn phần vận chuyển vạn pháp quá ư là khó nữa.

Thời hiền kiếp Đức Bổn Sư Khai Thị, có lắm bậc hữu hình và vô số bậc tu vô hình giác ngộ. Còn thời hạ kiếp này vật chất làm đảo lộn lòng người nên quá khó đắp xây nền chánh pháp, do đó hiếm bậc giác ngộ. Hai câu thơ ghi rõ tâm trạng của Đức Di Lạc:

“Gối mỏi gối, vai vùn vai

Chí còn vận chuyển Phật Đài còn xây”
–T.V.

Thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng vậy, tự người chân tử phải kiên trì tu hành mới mong có kết quả: “Các con phải cố gắng, Chư Phật chỉ là những vị Thầy”

 ___________________

Một hôm tại Trung Ương Hội Thượng, Đức Di Lạc Tôn Phật khai thị cho bà Diệu Tuệ (Maria) như vầy: "Bà có người con trai phá của." Bà Diệu Tuệ không hiểu và hỏi tôi, tôi bảo: Đó là ý Ngài muốn nói sự tu chứng hàng Đại Thừa của Tôn giả La Hầu La tức Chúa Jésus. Chịu đựng đến mức tối đa đến KHÔNG, đạt được bác ái không oán trách, sở đắc thần thông thần kỳ.

Đây là đỉnh cao của Đại Thừa, sự nghiệp còn dang dở chưa thành công đã bị chết, đạt Tri Kiến Phật, nửa đoạn đường đến chân lý KHÔNG gọi là phá của. Hàng Tôn Giả ở vị trí Thánh Hiền được nhập thể vào Như Lai Phật hay Thượng Đế với chữ bác ái còn tương đối.

Phật Thừa không bỏ cũng chẳng lấy, không oán hận cũng chẳng chịu đựng. Có nghĩa phải vận chuyển pháp tránh chịu đựng những việc không cần thiết để hoàn thành lòng Đại Bi gọi là Phật Tri Kiến, nửa đường chân lý còn lại Hàng Bồ Tát ở vị trí tiến đến Phật Giác nhập thể sâu hơn vào Thượng Đế.

Tối Thượng Thừa viên dung vận chuyển Tam Muội ổn định theo ý muốn, đạt được Diệu Dụng Phẩm thuộc hàng Ma Ha Tát, tiến đến sát với Như Lai Phật gọi là Phật Thừa. Phẩm này không thể nghĩ bàn, nó tuy hai mà một, tuy một mà hai./-