Bậc thấu đạt Như Lai tạng là những vị Đại Bồ Tát, đã từng bao quản cúng dường Như Lai, phụng hành tạng pháp của Chư Phật Nhất sanh Bổ xứ thành Phật, tất cả vạn pháp trơn liền, ra vào Viên giác.
–Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng Kinh
|
“Chân Tôn là một lối tu Phật thừa không trực thuộc pháp môn chỉ nương theo con đường Trung Đạo nhiếp thu tỏ tánh mới vào Phật thừa tu tập, chân tôn tường tận, pháp đảnh viên đạt Như Lai Tạng mà thôi.” –T.V.
Đại Bồ Tát là Chư Vị đã từng biết cúng dường Như Lai, từng tu cận kề sát thể với Như Lai, đã từng thấu đạt Như Lai Tạng vào ra vạn pháp trơn liền rốt ráo được về với Chân Tôn. Khi đang tu tập cầu tri kiến giải thoát để được ban hành chứng minh, những Bậc này còn phải tu hành pháp môn Phật Tri Kiến cho giác ngộ rốt ráo, muốn vậy phải thực hành hoàn toàn đầy đủ Phật Thừa còn gọi Tam Thừa, chung lại một gọi là Nhất Tôn Hạnh. Thấu đạt Chân Tôn.
Nhất Tôn Hạnh gồm có Tiểu Thừa, Đại Thừa, Nhất Thừa. Hàng Bồ Tát thi hành Ma Ha Tát còn gọi Đại Bồ Tát mỗi mỗi đều thị hiện Trung Đạo Tôn, con đường thị hiện sắc thân Tam Muội nên không còn bị gò bó giáo điều, không còn lệ thuộc pháp môn. Vì sao? Vì Bồ Tát đã trực giác biết thị hiện Như Pháp không còn y Kinh cũng chẳng ly Kinh, được thấu đạt Pháp đảnh Như Lai Tạng.
“Kể cả hàng Bồ Tát hạnh, Bồ Tát nguyện, lần nơi hạnh nguyện vẫn mơ màng, do đó mà thoái chuyển, phải tu hành Bát Nhã đến Bất Thối Bồ Tát vào Phật Thừa Chân Tôn Pháp Đảnh Chứng Tri Pháp Đảnh Như Lai Tạng. Do lẽ ấy nhiều Bậc lầm nhận sự lý kín nhiệm Như Lai, thật ra Như Lai không kín nhiệm. Nơi lầm lạc mơ màng cho đó là đóng mở Như Lai, thật ra Như Lai không đóng mở.” –T.V.
Những vị còn đang tu Bồ Tát hạnh, Bồ Tát nguyện chưa thành tựu Bồ Tát vẫn mơ màng chân lý vì thấy biết pháp giới chưa sâu đậm.
Hàng Bồ Tát thi hành Ma Ha Tát đã thấu đạt nơi Chân Lý Thực Tiễn, từng phút giây tường tận tỏ rõ tỷ mỷ sự di chuyển vạn pháp nơi thân mạng, thành tựu hỷ xả và vận chuyển được vạn pháp hồi Chân Tôn. Hàng A La Hán cao nhất đến Liễu Ngộ, tỏ rõ hỷ xả nhưng đây là khúc eo vĩnh cửu phải qua vận chuyển thành công vạn pháp mới bước vào Nhất Thừa không hai tướng.
Thời Hạ Lai này Chư Tổ quá khứ giỏi thuyết, giỏi hỷ xả, đến đó đứng yên. Đức Long Hoa Tăng Chủ phải vận dụng cho Khoa Thi nhưng rất nhiều vị còn kẹt ở Phật giới không qua nổi, có vị đã được khai con đường Nhất Thừa nhưng chung kết không thi đậu. Do vậy mà không được Ngài ban hành chứng minh. Vì sao? Vì không thấy, không biết sâu đậm nghiệp thức để thoát sinh cho sạch lại sinh chán nản làm tăng thêm nghiệp căn nghiệp kiết sử. Lắm bậc giảng Bát Nhã lại không thực hành đúng được Bát Nhã, vận chuyển pháp không tự tin, không khẳng định được đúng hay sai, còn mơ màng trở thành lý bí Bát Nhã.
Bậc tu không chuyên hoá giải vạn pháp mới có tối sáng không chừng nên lầm nhận Như Lai kín nhiệm, Như Lai đóng mở. Thật ra nghe thấy biết vốn Như vậy, Bậc tu thọ giới bảo thủ thành Không Như. Do đó mới biết Như Lai không kín nhiệm, Như Lai không đóng mở.
“Phật Pháp. Chính Phật thời không Pháp, mà chưa thọ Pháp thời không có Phật. Cũng như: Giác không còn mê, lúc đang mê phải tu cầu Giác.” –T.V.
Chính Phật thời không Pháp. Vì sao? Vì Chư Phật đã thành tựu Phật tánh, đâu đâu cũng đều hiện Nhất Thiết Sắc Thân Tam Muội, mỗi sát na là Vi Trần Phật, Sát Na Phật, dưới mắt Phật chỉ có Nhất Tướng đâu còn hai tướng nên Phật thời không Pháp.
Bậc đang còn tu phải nương vạn pháp, tỏ pháp, thấu đạt pháp đến tận thành pháp. Khi đã giác ngộ rốt ráo, nghe thấy biết không còn mê. Ngoài ra những Bậc tu còn đang mê lầm phải tìm chân tánh để tu, phải nhất tâm tự tánh tỏ tánh. Khi còn thấy nghi nghi chấp chấp, còn mơ màng chưa sạch sẽ Hoa Pháp Tánh là còn mê. Chúng sanh lầm mê nơi vạn pháp không thể kể hết được, Chư Phật rất khéo lưu lại Tam Tạng Kinh để giải mê, phá nghi chấp cốt nâng đỡ chúng sanh Tri Kiến Giải Thoát Rốt Ráo như Phật. Vì vậy Phật không bao giờ có Pháp nào của Phật cả, chỉ giải mê lầm cho chúng sanh mà Phật hoá pháp đem đến bất sanh bất diệt cho chúng sanh, Thánh Hiền, Bồ Tát thôi.
“Bậc thấu đạt Như Lai Tạng thật biết, biết tỏ rõ, biết tỷ mỷ Như Lai Tạng thường còn, thường sẵn có cùng khắp không thiếu sót Như Lai Phật cho đến tất cả chúng sanh, rất bình đẳng dung thông. Do tại Đức Độ, do tại trọng lượng bản năng, rộng hẹp, dài ngắn, vuông tròn từng khía cạnh mà nhận lãnh. Khi đã nhận lãnh mỗi một hạt vi trần Phật nào thì thừa hưởng mỗi vi trần Phật ấy. Bằng nhận một khối hay một thặng hoặc giả một cân cho đến bá thiên vạn cân khối liền tự mình thừa hưởng chớ chẳng ai ban cho mình, phải tự chính mình mà đặng thành đạt tận thấu tận hưởng Như Lai Tạng chăng?” –T.V.
Bậc thấu đạt Như Lai Tạng thật biết tỏ rỏ, biết tỷ mỷ vạn pháp hồi Chân Tâm, không còn khởi sanh diệt, cấu tịnh, tăng giảm. Đó chính Như Lai đồng hiệp Tạng gọi là Như Lai Tạng đặng quân minh trực giác liền biết Như Lai Tạng vốn thường còn khắp nơi chốn. Từ Như Lai Phật cho đến chúng sanh đều bình đẳng từng lớp lớp.
Do tại chúng sanh tự phân biệt chạy theo biệt phân trở thành pháp giới. Pháp giới thì thiên hình vạn trạng như rộng hẹp, dài ngắn, vuông tròn. Mỗi giới đều vẹn vừa với nó mà nhận lãnh. Tự mình tạo mình phải lãnh chớ chẳng ai ban cho.
Mỗi pháp giới khi đã tu tỏ thấu đến Chánh giác thì nó là mỗi vi trần Phật. Một vị thành Phật có hằng hà sa số vi trần Phật, mỗi vi trần Phật có tính chất, phẩm lượng nơi nó, nên Bồ Tát thành quả A La Hán không sao hiểu thấu. Còn thành Phật như đức Vô Thượng Tôn Di Lạc cũng không có ai hiểu đầy đủ thể hiện của Ngài. Trừ trường hợp đến mức thi hành Đại Bồ Tát, Ngài mới Mật Ấn để thọ lãnh Như Lai Tạng mà hành tiếp cho đến Nhất Sanh Bổ Xứ thành Phật.
Thật không có chư Phật A Tăng Kỳ kiếp cũng chưa tìm đường đi tới suốt suốt được. Nói trên thực tế còn lý luận ai muốn nói gì cũng được. Phật duy nhất Phật thừa chớ chẳng có Tam Thừa. Do như vậy nên Chư Bồ Tát tin vâng kính đều là Duy nhất Phật Thừa còn chúng sanh căn cơ không đồng mới có Tam Thừa. Chư Phật nương theo để chỉ đạo khai thị.
“Bậc thấu đạt tận thấu rất cảm mến chúng sanh, rất thương mến chúng sanh chẳng khác thương mến, cảm mến thân mạng mình, không có bờ ngăn cách Phật và chúng sanh chỉ nhìn nhận mình tỏ rõ tỷ mỷ mà chúng sanh chưa thấu đạt thôi, chỉ nhìn nhận nơi mình vô biên Bảo Châu, vô số Kim Châu, vô lượng Bích Châu, vô xứ Thanh Châu, vô kể Hoàng Châu, nên chi gần gũi tất cả chúng sanh làm thầy trò, giả làm anh em hoặc vợ chồng, cha mẹ để đem bảo vật ban cho rất nhiều tư cách, rất nhiều vai tuồng tùy theo hình thức, phương diện, miễn chúng sanh chớm nở hoặc khởi điểm liền có năm thứ châu trao tặng, thế mà vẫn bị rơi bị rớt vì chưa biết sử dụng chớ chưa hề mất hẳn các thứ ban cho." –T.V.
Chư Bồ Tát Trực giác được vô minh sâu mới biết tường tận ý nghĩa bảo châu... trước tiên cũng từ chúng sanh tu tập đầy công năng công đức không còn bờ ngăn cách mà tận thấu các giống hạt châu, tận tường chúng sanh tánh. Từ đó rất thương mến chúng sanh, rất cảm mến chúng sanh như thương mến, cảm mến thân mạng mình.
Bồ Tát biết nhìn nơi mình lúc chưa Trực Giác còn là chúng sanh có vô biên nghi chấp, vô số sợ sệt, vô lượng nôn nóng, vô xứ mong muốn, vô kể ngẩn ngơ. Sau Bồ Tát nhất tâm Bi Chí Dũng, Giới Định Huệ, Lục Ba La Mật Đa không nhàm chán lướt qua vạn pháp nghịch, chẳng còn tập khí viễn vông. Không còn nghi ngờ hai Pháp thân cảnh, có không, đâu đâu cũng viên dung. Bồ Tát liền thấy biết lạ thay! Qua năm chủng tánh chúng sanh trên liền thấu đạt vô biên Bảo Châu, vô số Kim Châu, vô lượng Bích Châu, vô xứ Thanh Châu, vô kể Hoàng Châu. Tâm không động vọng, ý chẳng thối chuyển, nhập lưu 42 ngày qua bờ bên kia thấu đạt các diễn cảnh chính tâm Chân Như. Chỉ kém Phật 49 ngày đêm tận thành qua bờ bên kia, chỉ Bậc sở đắc mức tu chứng Bồ Tát thi hành Ma Ha Tát mới cảm thông mà thôi. Ngoài ra nó vượt tầm nói năng, vượt tầm lý luận, vượt tầm hiểu biết.
Bồ Tát thật biết sống trong thế gian phải có cha mẹ, vợ chồng con cái, anh em, dòng họ. Bồ Tát giả mê hoá thân vẹn vừa cốt ban cho rất nhiều phương tiện khiến cho có bậc Trực Giác được con đuờng Nhất Thừa: Không khen cũng chẳng chê, không phải cũng chẳng quấy, không thiện cũng chẳng ác, không đạo đức cũng chẳng bỏ đạo đức, không hòa cũng chẳng đạp đổ ai, không gần cũng chẳng xa. Tất cả cũng không ngoài năm thứ châu qúi báu trên. Còn số đông không nhận lãnh được nhưng cũng không mất, nó chứa trong các hộc nơi Như Lai Tạng chờ đủ căn cơ nó hiện, chỉ lâu hay mau do nhất tâm mà thôi.
“Các ông nên nhớ kỹ, nhận định kỹ càng: Bậc Chánh Giác từ nơi Bảo Tạng Phật minh thuyết, Bảo Tạng này chung gồm năm châu báu nói trên, mang ra minh thuyết có đầy đủ Chư Bồ Tát phụng hành cho đến Chư Thiên kính bái chiêm ngưỡng Tạng Pháp, nên mới xưng tán Bảo Pháp Ngũ Châu lời vàng Phật thuyết.” –T.V.
Bậc tu nên quan tâm đọc kỹ, nhớ kỹ, nhận định kỹ lời của Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc đây chính từ nơi Bảo Tạng Phật minh thuyết Chư Bồ Tát thi hành Nhất Tôn Hạnh. Còn Chư Thiên nhẹ cảm nên kính bái chiêm ngưỡng một thời nào Trực Giác bước vào Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Nguyện chừng đó mới biết Ngũ Châu chính lời vàng qúi báu biết chừng nào. Vật chất được đầy đủ, giàu sang, nhà cao sang cũng không ngừng sự tham muốn, không giải khổ đau do sanh, lão, bệnh, tử vì nó còn sắc vọng. Chư Phật thật biết bổn lai nguồn gốc chúng sanh không đảo vọng, tất cả đều có sẵn Viên Tịch Chách Giác, do Cái Muốn rồi nghĩ mà hành theo ý muốn trở thành tư riêng thành có sanh ra vạn pháp gọi là nghiệp đã là nghiệp liền bị nhiễm độc mà mê lầm chấp nhận mới có sanh tử luân hồi.
“Còn đối với chúng sanh nương nơi pháp tu học thọ pháp lần nơi pháp hóa giải hồi Tôn, về với Chân Tôn sở đắc Phật Pháp sở chứng Như Lai Tạng, tự tánh tỏ tánh, phi đạo suốt đạo, dung thông thấu đạt Như Lai Tạng, con đường này gọi là: PHÁP TẠNG.
Một chiều nhưng hai lối. Chư Phật thời cứu giúp chúng sanh dụng Bảo Pháp Ngũ Châu vị trí Tạng Pháp. Còn về phương diện chúng sanh nhận lãnh Bảo Pháp, phải nương tỏ pháp trở về Chân Tôn Bảo Tạng Phật Thừa Tri Kiến Giải Thoát.” –T.V.
Bậc tu nơi vạn pháp hoá giải đến thấu đạt mới nhận diện được Như Lai Tạng gọi là Pháp Tạng, gọi là về với Chân Tôn.
Tu vạn pháp là một chiều khi tỏ rõ Như Lai Pháp nhập Tạng là hai lối, nhớ biết qúi Ngũ Châu nên trí tuệ tăng trưởng sáng soi nghiệp thức cùng vọng khởi, không còn chọn thanh bỏ thô, không còn chọn lành bỏ hung dữ, không còn chán chê sự thế vô thường sống chết đảo điên, không còn tu nặng nhẹ, được mất, có không mà dung thông Như Lai Pháp tỏ pháp, thấu đạt pháp hồi Chân Tôn Phật Thừa còn gọi là Nhất Thừa đó là con đường đi đến hoàn toàn Tri Kiến Giải Thoát.
Còn đối với chúng sanh thì năm thứ độc hại: Nghi chấp, sợ sệt, nôn nóng, mong muốn, ngẩn ngơ làm cho không thấy, không nghe, không biết đặng châu báu của Ngũ Châu nên phải được khai thông cho nhập Như Lai Tạng hồi Chân Tôn.
“Nơi thọ sanh ly diệt nầy, dù cho Bậc Thiền Trí cho đến siêu phàm, cho đến tỏ pháp chưa về với Chân Tôn vẫn nằm nơi pháp giới mơ màng không lối thoát. Sự đòi hỏi toại nguyện đáp số theo nhu cầu con đường tu hành giải thoát tử sanh nơi Bậc tín tâm tín đạo chưa hẳn là ít, cho đến nỗi phải hỏi Bậc Thiền Sư trong hàng Bồ Tát rằng: Làm thế nào, tu như thế nào giải quyết tử sanh? Thiền sư đáp: Làm theo sanh tử, tu theo sanh tử mà giải quyết tử sanh.” –T.V.
Thiền trí là do chủng nghiệp của chúng sanh mà có. Chúng sanh chia từng giới bị lầm mới có chướng đối nhau và cảm mến nhau thành nghiệp. Bậc có Thiền trí biết do nghiệp dẫn đi sanh tử luân hồi, chớ thể tánh vốn sẵn từ vô thủy vô chung an nhiên viên tịch sẵn có nơi chúng sanh. Bậc có Thiền trí, cho đến bậc siêu phàm làm Thánh mà chưa đến mức hoàn toàn Tri kiến Giải Thoát vẫn còn mơ màng chân lý. Vì sao?
Vì chưa ra khỏi vòng đai pháp giới của vũ trụ, vì còn về cõi Trời, cõi Tiên… còn giới thuộc qui chế chúng sanh giới. Bậc siêu phàm có thể chỉ đường cho chúng sanh tu hành về cõi Trời, cõi Tiên nhưng chủ yếu của Chư Phật đưa chúng sanh thoát khỏi vũ trụ, đứng ngoài vũ trụ, làm chủ vũ trụ, điều động vũ trụ mới Tri Kiến Giải Thoát con đường sanh tử.
Vậy làm thế nào, tu như thế nào giải quyết tử sanh? Chung cùng với chúng sanh, nương theo vạn pháp nơi chúng sanh hoá giải nghiệp thức, nghiệp căn, nghiệp lậu, nghiệp kiết sử gọi là tu theo sanh tử để hết tử sanh.
Nếu Bậc Thiền Trí không theo thể tánh Thiền như trên mà huân tập định tưởng đều là ngoại giáo còn sanh diệt. Chư Bồ Tát khi Chánh Giác cũng có lúc dụng định tưởng, không bỏ cũng chẳng lấy vì đã thoát sinh khỏi pháp giới. Đó là đặc điểm của Nhất Thừa.
“Tu trên con đường giải thoát cực kỳ tế nhị từng phân lượng nơi Bậc chứng tri và thực chứng khác nhau, cứ mỗi nơi sở đắc có bá vạn đường tẻ khác nhau, chẳng khác nào : Bậc đắc pháp Thường Chân liền theo nơi đó tự nhận đồng đẳng thường chân là chân thật, chính ra nó vốn chân thật thường còn bất biến ở trong khía cạnh nào thôi, chớ chưa hẳn là rốt ráo Chân Tôn tận thấu.” –T.V.
Bậc chứng tri là Bậc tỏ đạo do từ lý trí để biết, Bậc thực chứng được các pháp Bình Đẳng, Phật tánh bình đẳng do không đảo vọng mà Bình Đẳng Tánh Trí. Đặng Bình Đẳng Tánh Trí thời mới đặng tỏ thông các pháp không lầm lạc sanh tử. Nếu theo lý trí là còn cái muốn để chứng đạo thì ý muốn là Bất Bình Đẳng đã Bất Bình Đẳng thời vọng loạn vậy. Cứ mỗi nơi sở đắc có bá vạn đường tẻ khác nhau. Vì sao?
– Vì Bậc xuôi dòng cứ cho sở đắc của mình là nhất, không tiếp tục chịu lìa Ngã, Ngã Sở để gặp Bậc Minh Đạo Thiền Sư từ hàng Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát đến chư Phật. Nếu gặp qua một vài câu đơn sơ cũng lợi ích vô kể, mới biết mình đang đứng ở mức nào của sở đắc, đang đi ở đuờng nào.
Vì vậy lắm Bậc chứng tri vô tình đi ngược lại con đường Tri Kiến. Mỗi Bậc tu có một trực giác rộng hẹp nên không bao giờ sở đắc đồng đẳng thường chân là thật được. Do tại pháp tánh nó bình đẳng viên dung vẹn vừa vô kể, nó có thể đưa Bậc sở đắc chưa rốt ráo lầm theo cái còn khởi muốn xưng Bồ Tát, xưng Phật không biết thấy hết tập khí sanh tử đến vô lượng, vô biên kiếp. Pháp tánh cung đốn Bậc muốn tuyệt mỹ khả thượng, khả hạ, nó là Bậc thầy của Bậc chứng tri còn ước vọng, mong cầu xa xôi mà chìm trong sanh tử chịu làm chúng sanh nơi các cõi mà không hề hay biết. Pháp tánh nương chiều tất cả Bậc tu còn cái muốn. Nó không phân biệt là ai, nó chỉ chiều cái muốn thật vẹn vừa nên không có Bậc chỉ đạo dễ lầm.
“Bậc trụ xứ thường chân, đương nhiên chưa đào sâu vạn pháp, biếng sanh lười trễ Phật pháp hoang mang. Một là nhiếp thâu thường chân về Tịnh Độ. Hai là nhiếp tâm tu luyện, ba là mơ màng Vô Minh pháp nhẫn không thể nào thoát sanh. Những Bậc đắc pháp thường chân tu đến chân thường rất hiếm. Vì sao? Vì thường chân là một bước đầu thân tâm bình đẳng phải tu trì đạt đến tận cùng bản thể tâm. Bản thể chân tâm chính là về với chân tôn cao qúy." –T.V.
Những Bậc đắc pháp thường chân tu đạt nơi Nghe Thấy Biết vào biển Như Lai pháp, từ đó đến chân thường tức tu thấu đạt Như Lai tạng.
Tu nơi Như Lai pháp không còn nặng nhẹ, không còn cấu tịnh, không còn tăng giảm, vạn pháp được viên dung từng lớp lớp. Tỏ rõ bổn lai từng pháp không còn lầm. Pháp hồi tâm, sở đắc Bản Thể Chân Tâm. Càng kiểm soát tỷ mỷ, từng chi tiết vạn pháp càng thấu đạt rốt ráo không còn cạn cợt. Những Bậc đắc Như Lai pháp tu đến chân thường rốt ráo rất hiếm.
Tỷ như tu giải Khổ đắc pháp độ Khổ, tỏ rõ Khổ, cần hoá giải pháp Khổ gọi là tận thấu tận diệt Khổ, phải tập thi hành độ Khổ, xem xét kỹ từng ly từng tý không còn kẽ hở, Khổ không chui vào tâm đứng mới sạch Khổ. Phải tu như vậy là rốt ráo về với Chân Tôn tận thấu. Đường đi chi ly kín là của Nhất Thừa mới bước vào biển cả Tam Muội được. Đắc bản thể chân tâm phải là Bậc thấu đạt đầy đủ pháp giới lớp lớp bình đẳng gọi là về với Chân Tôn. Không nên suy luận Nó cũng có. Nó cũng không. Muốn có liền có. Muốn không liền không. Nó không hai. Nó không có chỗ chỉ đều chưa đạt bình đẳng mơ màng phân hai không quyết định Duy Nhất.
Vì không quyết định được Bản Thể Chân Tâm nên chán ngán đứng yên về với tịnh biệt, gọi là Tịnh Độ. Thật ra Tịnh Độ thật sống động, thật tỏ tuờng bản thể Chân Tâm. Có Bậc không đứng yên tịnh để độ thì bước vào đường tu luyện thần thông tài phép cũng không về với Bản Thể Chân Tâm. Có Bậc chưa đủ pháp nhẫn chưa sở đắc vô sanh rốt ráo cũng không tỏ tường Bản Thể Chân Tâm.
“Các ông nên biết: Về với Chân Tôn là một cơ bản hoàn toàn giải thoát. Vì sao? Vì nhìn sâu thấy rộng tâm chí mở mang không vướng mắc. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế, ông A Nan là em của Chí Tôn đang tu trì tỏ tánh, đang lướt qua pháp giới từng cơn, chưa về Chân Tôn, thành thử mới nghĩ: Đức Thế Tôn Ngài đang đi, đứng, nằm, ngồi. Cảnh giới ô trược, uế truợc trong cõi Ta Bà, rất cam lao, rất cực nhọc, có núi sông nơi cao chỗ thấp.
Khi bấy giờ Chí Tôn Ngài rất tường tận, Ngài từ Bửu Tọa bước xuống nói với A Nan rằng: Nầy A Nan theo sự suy đoán của ông sai biệt với Chân Tôn Vô Thượng Đẳng, sai tất cả những điều ông nghĩ sai, sai tất cả mục tiêu nhìn nhận nơi ông đều sai, không mảy may đúng với Chân Tôn. Đức Thế Tôn Ngài dụng thần lực Ngũ Châu khai hoang, A Nan trực thị, liền trạch vai đi bảy lần thưa thỉnh: Bạch Thế Tôn con nào ngờ công đức vô lượng Bình Đẳng Chân Tôn mà quốc độ Chí Tôn trang nghiêm đất liền chưa có nơi nào chỗ nào cao thấp cả. Chưa có chốn nào nơi nào ô trược, uế trược phiền não trược là năm thứ con vừa suy nghĩ. Lạ thay Kính bái. Chí Tôn im lặng chứng minh.” –T.V.
Thời Đức Thế Tôn, Chư Vị Tôn Giả, Thánh Hiền còn lầm tưởng rằng Thế Tôn đang sống nơi thế giới Ta Bà đầy ô trược, rất cực nhọc, rất cam go như núi sông nơi cao chỗ thấp Đức Thế Tôn Ngài rất tường tận sự lầm lẫn này của Tứ chúng, nên Ngài mới dùng Phật lực cho Thị Giả A Nan trực thị Quốc Độ của Thế Tôn là Chân Tôn Vô Thượng Đẳng đầy đủ trang nghiêm, tâm bằng phẳng mịn như nhung không hề có chút nào ô trược, phiền não trược, tứ thời luôn an lạc.
Thời Hạ Lai Mạt Pháp cũng diễn tuồng lầm lẫn như trên của Tứ chúng. Đức Vô Thượng Chân Tôn Di Lạc, Ngài cố nhắc nhở quốc độ của Chư Phật đầy trang nghiêm không hề có chỗ cao chỗ thấp, lại mịn như nhung, lại đầy đủ bảy báu, không có nóng lạnh bất chừng, tâm Ngài lúc nào cũng điều hoà. Tại Tứ chúng chưa đúng mức trình độ nhận lãnh nên mới có lầm.
“Đến một thời gian sau. A Nan thọ lãnh lời khai thị, về với Chân Tôn thị chứng, liền đảnh lễ thưa thỉnh như sau: Bạch Thế Tôn, sự lầm lạc nơi con vô cùng vô tận, do chốn diệt sanh lại qua nhiều kiếp. Mỗi một kiếp con ngỡ là cha mẹ nuôi con từng mâm cơm manh áo, từng chỗ tắm nơi nằm, cho đến vô số kiếp thảy đều như thế. Đến nay con mới rõ, chỗ thị danh lầm lạc ngỡ thật cha con. Nào ngờ chính con không thể ngỡ đặng. Ngài chính là cha mẹ của con. Ngài là Bậc đã nuôi con từ thân thể tứ đại hợp giả trở thành Kim Thân mã não.
Thân mạng nơi con phàm phu tục tử, Ngài dưỡng cho con đặng chư Phật hiện toàn thân, lý trí nhỏ nhen vị kỷ, con nhìn không ngoài pháp giới bị sanh eo hẹp, nay đặng rộng rãi bao la chung khắp. Ngài cho con thực dụng Bảo Châu, đầy đủ Ngũ Châu làm món ăn hương vị, cùng với cơm Hương Tích Ngài nhận của Chư Phật mười phương, cốt nuôi con bất diệt. A Nan thưa thỉnh xong chiêm ngưỡng lễ bái.” –T.V.
Ngài nhắc nhở Tứ Chúng chính Chư Phật mới làm cho thân phàm trở thành Kim Thân, lại nữa tâm vọ vậy chúng sanh, Ngài nuôi dưỡng Phật hiện toàn thân, không có gì sánh bằng thực dụng Bảo Châu của Ngài đã thị hiện Hạ Lai ban cho./-