–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

34. Chí Tâm Đảnh Lễ (Ý nghĩa xác thực Lời Nguyện A-Di-Đà)

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 45354)
34. Chí Tâm Đảnh Lễ (Ý nghĩa xác thực Lời Nguyện A-Di-Đà)
lotusbull  Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Lượng Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn Vô Lượng.

Pháp môn vô lượng là nghe thấy biết tức vạn pháp. Nếu y Tam Tạng Kinh trong sách của Đức Phật cũng không phải vô lượng mà hữu lượng. Chính bộ kinh ngoài thế gian mà Đức Bổn Sư 49 năm hành đạo khai thị cũng chưa đủ thời gian giải hết nên phải học Tam Tạng kinh ngoài đời, cùng Tam tạng kinh của Đức Bổn Sư mới gọi là vô lượng. Bậc tu chỉ cần sở đắc một vi trần nhỏ nhất liền thị chứng vô lượng.

lotusbull  Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Biên Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn vô biên.

Pháp môn vô biên là tu không có giới hạn, ở chùa, ở nhà, ở nơi làm việc, ở khắp mọi nơi chỗ nào cũng nhận diện được vạn pháp qua nghe thấy biết, chứ không phải vào chùa xuất gia mới là tu, quan niệm lầm lẫn như vậy là tu hữu biên. Bậc tu chỉ cần sở đắc một diện tích cực nhỏ liền thị chứng Vô Biên.

lotusbull  Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Đối Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai và pháp môn “Vô Đối” tức không đối chướng. Đối diện vạn pháp cần hỷ xả không để cái chướng làm chủ sai khiến bậc tu. Như vậy hiện tại tâm được thảnh thơi đâu có phiền não. Chính sự đối chướng che Chơn Tâm. Sự đối chướng là vọng tâm. Thì chơn tâm ẩn trong vọng tâm. Vọng tâm bao che chơn tâm. Mây mù tan ắt mặt trời ló dạng quang đãng. Không đối chướng Chơn Tâm như nhiên hiện.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Diệm Vương Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn Diệm Vương.

Diệm Vương có nghĩa hòn núi vua của các núi Hỏa Diệm Sơn, ý nói không có hòn núi nào cao, to, lớn bằng, nó thuộc loại núi khó vượt qua thứ nhất lại phun lửa cực nóng. Pháp môn Diệm Vương là pháp môn bằng trí tuệ, bằng thân mạng phải qua khỏi núi lửa đầy bất trắc đứng thứ nhất này.

Tỷ như vợ chồng một gia đình kia lâu nay tu ăn chay, tụng kinh, niệm Phật đi chùa, lễ bái cầu vái chư Phật quen thuộc nhiều năm. Bỗng hôm nay bà vợ thấy ông chồng không theo lối tu như trước nữa. Lại thấy chồng ngồi Thiền, đi nghe thuyết pháp, tu sửa tánh theo một Thiền Sư khác chứ không còn theo thầy ở chùa như trước nữa. Bà vợ thấy chồng như vậy, tức giận, quát to ầm ỹ cả nhà, buộc chồng phải bỏ tu theo lối này. Chồng không nghe vẫn cố giải thích lối tu này là của Đại Thừa rất tự tánh sẽ tiến bộ hơn lối tu trước. Bà vợ chướng đối bỏ nhà ra đi, con cái không người chăm sóc, gia đình đỗ vỡ và bị đảo lộn. Chồng thấy vợ không hiểu mà sanh tâm chướng đối làm tan cả nhà hoảng sợ quá, do nghiệp thức cản nên bỏ tu, bà vợ trở về. Bà vợ biện minh cho hòn núi Diệm Vương.

Ông chồng hóa giải qua khỏi nghiệp chủng bà vợ là vượt qua núi Diệm Vương sẽ được quang minh. Bằng không, chỉ cầu vái van xin khi tụng niệm thì chẳng bao giờ vào được cảnh giới Tịnh Độ của Đức A Di Đà Phật. Pháp môn của Đại Thừa là pháp môn hóa giải vạn pháp chứ không ngồi tịnh, cầu xin. Phải đi mới đến. Phải hành mới tỏ thông. Tận Thấu pháp là tận Thành. Trong kinh Phật thường dùng núi Tu Di để chỉ sự cản trở to lớn không cho bậc tu thù thắng nổi.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Ngại Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn Vô Ngại. Vô ngại có nghĩa vào pháp quái ngại để biết, Tâm vẫn trơn liền không ngại ngùng lo âu. Tâm được quang minh khi không còn pháp nào quái ngại. Hàng ngoại giáo, Nhị Thừa vô ngại có nghĩa diệt, né tránh để không nghe thấy nên vô ngại này không có tỏ pháp.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội, Thanh Tịnh Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn Thanh Tịnh.

Giải sạch Hoa Pháp Tánh của chính mình nghiêm túc mới có thanh tịnh. Pháp bất sanh bất diệt tỏ tường vạn pháp chính pháp thanh tịnh. Tinh thần ổn định chính là nơi an lạc, là chân hạnh phúc thật sự. Đó là thanh tịnh. Bậc tu chưa ổn định tư tưởng thì chưa có thanh tịnh. Nếu chưa thanh tịnh thì làm sao dạy người khác thanh tịnh được. Bậc phải đắc an lạc mới quân minh, lúc bấy giờ hóa giải vạn pháp đều vào tuyệt đối. Không một quyết định nào sánh kịp bậc đã vào tuyệt đối pháp. Nhiều bậc cho rằng tu như vậy là ích kỷ cá nhân. Thử hỏi một người bệnh, không phải bác sĩ mà lại chỉ cho người khác uống thuốc. Có phải không đúng chút nào không? Học ra trường đậu bác sĩ rồi cho thuốc con bệnh mới an tâm.

Bậc tu hành sống trong gia đình, hàng ngày làm việc kiếm sống dễ va chạm nhau, sướng khổ, vui buồn, được mất, có không làm cho bậc thật biết tu hóa giải, sau giỏi hóa giải sẽ được an lạc ngay trong đời. Đó là pháp thanh tịnh đầy hạnh phúc quí báu không gì bằng. Dần dần vào vạn pháp sâu thêm, năng động hơn, sẽ đến Đại Thanh Tịnh. Cho nên thanh tịnh cũng phải có nhiều cấp bực tùy theo công năng, công đức cao dày hay mỏng. Có bậc tu suốt đời không một phút giây thấy biết loạn tưởng, tối tưởng vẫn ngồi mong tưởng sẽ đắc đạo. Dù ở pháp môn nào cũng phải tu cho thanh tịnh mới đạt đạo được.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội, Hoan Hỷ Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn Hoan Hỷ.

Hoan có nghĩa là hoan lạc. Hỷ tức hỷ xả những gay cấn, bậc tu hóa giải sẽ quen dần chịu đựng vạn pháp. Trái ý vẫn hỷ xả không hờn giận, không oán ghét kẻ đã gây cho mình đau khổ. Hoa Pháp Tánh giải được sẽ thoải mái. Bậc tu như vậy thực hành đúng đạo đức, con đường chư Bồ Tát đang đi, Chư Thánh đang tu.

lotusbull  Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội, Trí Huệ Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn trí huệ.

Pháp môn trí huệ có nghĩa cái biết sâu đậm, trước chưa biết mà nay được biết, trước chưa nghe mà nay được nghe. Trước cái biết có bờ ngăn nhỏ nhen nay cái biết rộng lớn. Trước tu tập lầm lẫn nay nhờ Đạo Tràng lần hiểu biết gọi là trí huệ. Tùy theo mức hiểu biết của bậc tu mà thuyết pháp giúp đỡ đúng tầm cỡ, không cao quá cũng không thấp quá gọi là trí huệ.

Bậc tu tìm được cái biết viên dung trùm khắp được quang minh, gọi là pháp của Như Lai Nhãn Tạng.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội, Nan Tư Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn Nan Tư.

Nan có nghĩa là nan giải khó khăn. Tư là tư riêng của cá nhân, cá tánh. Pháp môn Nan Tư bậc tu gặp pháp nan giải gay cấn đến với cá nhân mình phải hóa giải cho được mới quang minh. Đó là pháp của Như Lai. Bậc thiết tha tâm, thành thật tâm cần phải biết nhận định đúng đắn đường tu hóa giải vạn pháp qua những khúc eo gay cấn làm bế tắc đời mình. Nếu không, dù cho thành thật tâm, thiết tha tâm đến đâu chăng cũng không đem lại kết quả Tri Kiến. Bậc chỉ cầu vái van xin, chay trường, thành tâm, thiết tha cũng không làm sao tháo gỡ hoàn cảnh được.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội, Bất Đoạn Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn bất đoạn.

Bất đoạn có nghĩa không gián đoạn, bậc tu gặp bối cảnh, khó khăn nếu không tỏ được giá trị bảo pháp dễ bỏ dở. Sự chán nản làm cho bậc tu đoạn, dị, diệt. Vượt qua được sáng tỏ. Đó là pháp của Như Lai. Trong cuộc sống bậc tu gặp vật chất thiếu thốn, liền gia tăng xả thân vào cuộc đời tìm kiếm cốt thỏa mãn, trong trường hợp như vậy phải bậc trí dũng mới không bỏ tu. Bậc tu tầm thường không nhận giá trị, quyền lợi của đường tu cứu mình thoát khỏi trầm luân trong biển khổ, dù cho bậc chỉ đạo có ở cạnh cũng không đem lại kết quả cho được.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội, Vô Xưng Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn Vô Xưng.

Vô xưng có nghĩa không xưng danh chứng đắc. Nó vốn vô ngã. Chúng sanh bị hữu ngã nên xưng danh làm thêm tăng thượng. Tu hành như vậy vẫn còn lầm lẫn bị vô minh che mờ. Bậc tu sở đắc, biết nhận chân được pháp vô ngã không hề xưng danh liền vãng sanh Tịnh Độ.

Phật nói pháp vô ngã là ý nói không có cái Ta nơi đảo loạn để chúng sanh nương theo tu tập khỏi lầm nhận. Nhờ không xưng danh mà tìm được CHƠN NGÃ đặng Tri Kiến Giải Thoát. Do chúng sanh bảo vệ danh xưng cùng tướng ngã mà sanh tham. Từ tham bị vướng mắc tranh giành sanh ra sân hận, phải bị si mê. Đó chính là con đường sanh tử. Danh xưng nó vốn như huyễn lầm nhận cái ta hư dối làm mình, nó chính là thị danh, danh giả. Từ Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng tu hành nhận định kỹ khi thực hành vạn pháp tìm xem cái nào là của ta. Nó là cái dụng của Như Lai.

Tỷ như, từ nơi lúa làm ra gạo đem ra làm bột, từ bột làm đủ thứ bánh, mỗi kiểu có một tên riêng chứ thật ra nó cũng chính là lúa. Nó bị biến mang danh ngã, tướng ngã.

Tỷ như gỗ người thợ đem làm bàn, ghế, tủ, giường, cửa sổ, cửa chính. Nó vốn từ cây. Người thợ cưa, đục, đẽo làm thành. Nó đã bị biến và mang danh ngã, tướng ngã: cái bàn, cái ghế, tủ, giường, cửa sổ, cửa chính mỗi thứ có một công dụng khác nhau. Như cái ghế để ngồi, cái bàn để viết, để vật dụng, cái giường để nằm, chẳng ai đem cái ghế để vật dụng, chẳng ai đem cái bàn để ngồi. Gọi là cái dụng thành hình thì dùng đúng theo nó.

Tất cả đều mang danh ngã, tướng ngã. Do đó bậc tu chân chính không hề xưng danh để được quang minh. Đó là pháp môn vô xưng của Như Lai. Cái ta thường còn bất biến, không còn nhận huyễn là mình. Bậc tu hành cần phải chủ quán vô xưng, tức tỏ được vô ngã làm cho nghiệp tiêu giảm, không còn nhận lầm huyễn làm chân. Đó chính là pháp môn Đại Thừa tu Tri Kiến Giải Thoát. Tất cả chúng sanh vốn nguyên một thể đồng với NHƯ LAI mười phương chẳng sai khác.

lotusbull Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội, Siêu Nhựt Nguyệt Quang Như Lai.

Muốn về an hưởng hạnh phúc nơi cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà được mãi mãi an lạc thì phải tu pháp môn của Như Lai là pháp môn Siêu Nhựt Nguyệt.

Nhựt là mặt trời, Nguyệt là mặt trăng. Siêu Nhựt Nguyệt có ý nói ngày đêm đều sáng rỡ, không hề có tối tăm. Bậc tu giữ gìn tự tánh không lúc nào quên lãng, chẳng suy tính hạn lượng cùng biên giới. Chớ nên gặp khó khăn, gặp hồi gay cấn mà chướng đối ắt bị tối tăm. Hóa giải siêu đạo đức, tâm được thanh tịnh, vạn pháp được quân minh thành đạt viên thông, kết chung viên dung liền vào An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội.

Bậc tu phải chí tâm đảnh lễ, nhất tâm thiết tha mới thọ lãnh đầy đủ. Đó chính là lời ấn chỉ của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Bậc tu thành thật tâm, thiết tha tâm nhưng không cổi giải để hóa giải vạn pháp, chỉ cầu vái linh thiên vẫn bị lạc hướng khác với con đường Chư Bồ Tát quá khứ đã đi, chư Bồ Tát hiện tại đang hạnh nguyện. Tu hành chủ yếu thực hiện 12 câu nguyện trên, chính là tu theo con đường Chân Tôn hướng đi của Bồ Tát hạnh. Vì vậy bậc tu không nên kể tu lâu năm hay mới tu. Chỉ cần đúng theo tinh thần trên liền cũng được vào dòng Bồ Tát Hạnh./-