–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

32. Ba lối phát hiện Pháp-Giới

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 32583)
32. Ba lối phát hiện Pháp-Giới
“MỘT LÀ: TƯỞNG TƯỞNG PHÁT HIỆN PHÁP GIỚI.” –T.V.

• Khởi điểm là tư tưởng. Mỗi tư tưởng là một pháp giới. Ngồi Thiền dễ phát hiện tư tưởng tới lui trong thân, lúc ban đầu phải như vậy. Tư tưởng độc là tối tưởng, tư tưởng lành mạnh không gây cấn là sáng tưởng. Khá tiến dần đến quán xét các tư tưởng gọi là quán chúng liền tỏ thấy tư tưởng ra vào trong thân rõ hơn.

Tư tưởng thay đổi không ngừng, gọi là khởi sanh khởi diệt, cho nên mỗi giờ, mỗi phút trong một ngày nó ra vào không biết bao nhiêu pháp giới. Khi tu hành đạt đến chẳng còn sanh diệt nơi tư tưởng nữa. Khi đó nghe, thấy hết khởi loạn, mà đúng vị trí nó là thường tưởng. Khi chăm chú, quan sát để soi nó, gọi là Định Tưởng. Định Tưởng để quán xét nếu bậc tu chăm nó tạo thần thông thì bị giả tạo, sống trong pháp giới.

Thần, Tiên đều kẹt nơi Định Tưởng này mà bị sa vào pháp giới không sao thoát sinh, không sao giải quyết sanh tử được.

“Lại có Tam Giới Chư Thiên trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cho đến Rồng Người. Mười Tám Cõi Trời quản lý thế gian. Mỗi giới, mỗi cõi nói chung đều là tư tưởng, về Chánh Báo thọ báo bất đồng nên cao thấp khác nhau về lý tưởng mà thụ sanh lớp lớp không ngoài trong Như Lai Tạng Giới.” –T.V.

• Mỗi chúng sanh, cao thấp khác nhau nhiều lớp, mỗi lớp là một giới còn gọi là mỗi cõi. Mỗi cõi đều do tư tưởng mà thành. Từ cõi Trời cho đến thế gian, cho đến tất cả đều tạo thành giới đóng khung. Do thanh cao, thô kệch, do rộng hẹp mà có thọ báo đủ cỡ, phát tâm tu cầu Tri Kiến Giải Thoát rốt ráo có Chánh Báo Thân Phật. Chánh Báo, Thọ Báo đều do chúng sanh gây tạo, mong muốn mà thành, nó chính là Như Lai Pháp, từ Như Lai Pháp không phân biệt chủng tử nào chính là Như Lai Tạng. Mỗi Tạng có một pháp giới mới gọi là Như Lai Nhãn Tạng hay Như Lai Tạng Giới.

Hàng ngày không lấy Như Lai Pháp để tu, chỉ nặng học Phật pháp, y kinh, thật khó khăn vô kể để tu đạt kết quả. Thật khó khăn thay cho con đường tu cầu giải thoát sanh tử.

Tu hành khởi điểm ban đầu như thế nào thì kết chung như cái khởi điểm nó đến như thế. Cần lìa sắc tướng, không còn khởi vọng, được Bậc Thiện Trí Thức khai cho về Như Tướng đoạt Giải Thoát. Khởi điểm rất quan hệ, do tưởng như thế nào mà không có bậc Chánh Giác chỉ theo đường Chư Phật, Chư Bồ Tát đã đi, đến cuối, lúc lâm chung toại nguyện như thế ấy.

“HAI LÀ: HÀNH ĐỘNG THUẬN NGHỊCH TẠO PHÁP GIỚI.” –T.V.

• Hành động tiêu biểu cho giai cấp cao, thấp, mỗi hành động cũng chính là pháp giới. Mỗi lớp có một số hành động tư cách không sai chạy nơi nó.

Hành động tốt và xấu mà có pháp giới thuận nghịch. Có nhiều bậc cố giúp đỡ cho chúng sanh qua hành động tốt nhưng tánh tình không chịu sửa làm cho những người mình giúp còn nhiễm tánh xấu của mình. Tỷ như lạy Phật, ăn chay, chiêm ngưỡng tướng Phật nhưng gặp chuyện khó liền nóng nảy làm những người chung quanh thấy được sanh tâm bất bình.

Có rất nhiều bậc thuyết pháp như Phật nói nhưng gặp chuyện liền mưu sĩ đem lợi về cho mình âm thầm hành động điều ác. Lý và sự trái nghịch nhau mà không hề quan tâm sửa đổi cũng tạo pháp giới, khó mà Giác Ngộ được đó là Tánh và Tướng khác biệt nhau chưa đồng nhất là một.

“Tạng Thức cùng Đạo Hạnh chưa hợp hóa làm sao chứng tri nơi thành đạt.”
–T.V.

• Tạng thức chính là chủng tánh thiện ác nó thuộc tánh. Còn Đạo Hạnh thuộc tướng pháp. Tướng hợp với tánh làm một duy nhất thì tu hành mới thực chứng. Tướng và Tánh chưa hợp nhất bậc tu vẫn phải thọ báo theo hành động nào quen thuộc tập nhiễm của mình. Do đó mà có Ma Tằng, Quỉ Quái rồi đến Phật Quỉ.

Có nhiều bậc Phật Pháp thông suốt nhưng chấp vô ngại củng cố hành động nóng nảy, hành động mưu sĩ hại bạn đồng môn, hại người thật thà, chất phác tin theo mình tu học mà không sợ quả xấu. Phật Tiên cũng giỏi Phật Pháp nhưng hành động thanh bai, tránh thô, tránh dơ củng cố thọ chấp, không sao thoát được pháp giới nên chẳng bao giờ đến Chánh Giác đúng như Chư Phật.

“Hành động là một biểu tượng quá khứ tiền kiếp gần nhất, hiện kiếp này lai sinh.” –T.V.


• Tánh tình tập nhiễm do hành động quen thuộc trong nghề nghiệp, trong bạn bè, trong gia đình. Những bậc tu thật có kết quả nhìn qua cử chỉ, ngôn ngữ của chúng sanh mà biết được tiền kiếp trong tứ thời: đi, đứng, nằm, ngồi rất rõ ràng.

Do đó, một là bậc Thiện Tri Thức chỉ bày cho bậc đã tín tâm hóa giải pháp giới là điều cần thiết. Hai là làm cho những bậc tín tâm chung quanh mình ái kính để tạo pháp giới thiện căn cho họ được phước báo nhân thiên khỏi phải đọa nơi Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục.

Bậc biết lần hồi tập hóa giải vạn pháp, thiện căn nhẫn nại, đừng bộc khởi một ngày nào công năng công đức đầy đủ sẽ sở đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn mà nhiếp thu được tường tận pháp giới, tỏ rõ vô sanh pháp giới, đem đến chân hạnh phúc cho bậc biết tu an lạc vô kể.

Dù cho một bậc Giác Ngộ chăng nữa mà không tỏ tường pháp giới tức chưa tỏ được Bổn Lai Diện Mục pháp giới vẫn không đầy đủ ba thân viên mãn.

“BA L
À: NGUYÊN TƯỚNG BẤT DIỆT PHÁP GIỚI.” –T.V.

• Hằng hà sa số tứ loài mỗi loài có một hình dáng riêng không giống nhau, loài nào hình dáng nhất định như thế từ bao thế hệ vẫn không thay hình đổi dạng. Tỷ như loài người, dù Đông, Tây, Nam, Bắc thì nguyên tướng xưa nay vẫn không thay đổi. Con bò, con trâu, con ngựa... mỗi loài sinh ra đều có hình dạng nhất định dù trải qua bao thế hệ vẫn thế gọi là bất diệt pháp giới.

Bậc tu hành đoạt đến viên dung thoát khỏi vòng đai pháp giới rất hiếm có. Bậc này đã từng thực hành đầy đủ chẳng thiếu sót Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa, Bi Chí Dũng, Giới Định Huệ. Nhiều bậc cho những điều này quá thường, quen thuộc nhưng thực tế am tường thực hành rất khó.

Do lầm mê mà nói tướng diệt mất, thật ra tứ loài trải qua triệu triệu năm vẫn còn nguyên. Sanh rồi lại diệt, diệt rồi lại sanh nối nhau bất tận. Bậc Đại Thừa phải nương theo pháp giới tu hành, hóa giải pháp giới, thoát vòng đai pháp giới, tường tận pháp giới.

Thời Đức Bổn Sư, Ngài vẫn dạy hàng Bồ Tát Vòng Đai Pháp Giới, nhưng khi hành đạo có một tăng hoặc ni nào sai phạm Ngài mới cho một giới luật để khỏi phải tái lầm lỗi. Do vậy cuối thời Ngài tính lại giới Tỳ Kheo có 250 giới, Tỳ Kheo Ni 348 giới. Tu tập, tu trì các điều giới răn này để khỏi sa ba đường ác, được Phước Báo Nhân Thiên, chờ Chư Bồ Tát, Chư Phật ra đời chỉ dạy Vòng Đai Pháp Giới./-