–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

39. Giác Tánh

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 32306)
39. Giác Tánh
“Nơi Giác Tánh sẵn có nơi con người cùng các cấp bậc ưa thích Như Nhiên Tánh, Đương Nhiên Tánh, tự biết hơn là học đòi đặng biết tu học tụng tán kinh điển.” –T.V.

Mỗi chúng sinh đều sẵn có Phật tánh. Phật tánh là tánh như nhiên khi nó chưa nhiễm vẫn suốt thông phổ chiếu cùng khắp chẳng khác. Khi chúng sanh nghi, trụ chấp bị che mờ gọi là vô minh nên Phật tánh kia trở thành Ma tánh. Ma tánh thường diễn tuồng hỗn loạn tạo thành nghiệp. Nghiệp dắt đi sanh tử không ngừng. Bậc học nhiều kinh điển, không quan tâm sửa tánh đương nhiên còn tham, sân, si chịu làm chúng sanh giới sống trong ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới và sáu đường: Thiên, nhân, A tu la, Ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục.

“Đối với Nhân Sanh, từ thuở nghìn xưa đang sống thực tại hay hoài vọng, niệm tưởng xa xôi hiếu kỳ trở nên vọng sống. Họ chỉ ước ao hơn là thực tánh xấu xa cải hóa trở nên bậc thanh cao hướng thượng rộng rãi bao dung thì chứng ấy, đưa tập kinh điển ngang tầm đôi mắt liền thông cảm tỏ tường cần chi phải nghiên cứu.” –T.V.

Thường bậc tu ao ước được thấy Phật từ trên trời giáng xuống, hoặc ưa nghe tiếng nói bên tai chỉ dạy, thích kỳ vọng cao siêu. Ít bậc chịu quan sát các pháp nơi nghe, thấy, biết, gặp gút mắc hóa giải. Nếu bậc tu biết tự quán xét lỗi lầm, biết hướng thượng tâm tánh được như nhiên, khi gặp kinh Phật vừa đọc liền tỏ thông một cách hồn nhiên không còn suy nghĩ, không còn nghiên cứu để biết.

“Khi bậc tu hành vốn tùy thuộc nơi quan niệm của mình mà chứng tri đạo pháp.” –T.V.

Bậc tu quan niệm như thế nào thì đường đi của mình nó kết quả như thế ấy. Tỷ như bậc có tư tưởng tu phải thanh bai, chọn nơi thanh vắng, tránh thế gian ồn thì đó là đường đi của Tiên Đạo. Tỷ như bậc tu tư tưởng nghĩ và hành nghiên cứu, học mà không chú tâm sửa tánh, độc nhiễm còn, đó là đường đi của La sát. Do vọng tưởng sai lạc bậc tu Phật trở thành Tiên, Thần, Thánh Hóa mới có Tam Thiên Đại Thiên thế giới, mới có ma, qủy dữ.

“Bước đường tu Phật chỉ sợ chưa biết tu, chớ đừng sợ không giải thoát.” –T.V.

Có bậc tu chỉ biết tu chớ không biết tu để làm gì? Có bậc cầu giải thoát lại không biết pháp môn giải thoát phải tu như thế nào hoặc tin theo một vị thầy mà vị này cũng không minh định được thế nào là pháp môn giải thoát. Do đó cầu giải thoát theo quan niệm. Chỉ sợ tu không đúng pháp môn giải thoát chớ nếu tu đúng nó phải đến. Đừng cầu giải thoát phải siêu hình vạn lối cũng đừng lo sợ không được giải thoát, cần chú tâm Đạo Đức, Giáo Lý, Tọa Thiền ba môn tiến đều dung thông là đến giác tánh. Giác Tánh Minh Tâm.

“Những bậc đa văn trí thức tu hành rất cần có công năng thực hành hơn là xem kinh tu tập, còn bậc ít học thời phải xem kinh để tu hành hơn là công năng thực tiễn.” –T.V.

Những bậc học nhiều rất cần thực hành để tự tánh, tránh tập nhiễm văn tự quá nhiều, cốt yếu đạt được giác tánh mà tự biết. Còn bậc ít học phải đọc kinh cho thông giáo lý rồi cũng phải thực hành tự tánh cốt giác tánh. Hai lớp chúng sanh tu hành trên đều bị tập nhiễm nên cần bổ sung cốt bất tăng bất giảm.

Nơi tự giác nói thảy đều là lời Phật Ngữ nói, bằng chẳng dùng lời Tự Giác nói tức lời Ma Thuyết tưởng vọng nói. Đoạn này rất cần cho bậc tu hành lưu ý.” –T.V.

Bậc sạch chúng sanh tánh rất hiếm có, bậc này đã từng hạnh nguyện Hữu Tướng, Phi Tướng, Tịnh, Bất Tịnh dung thông mới sạch chúng sanh tánh, đã từng gặp chư Phật được vào hàng Bồ Tát chờ Như Lai Phật thọ ký. Mỗi lời nói đều tự, pháp sống động cứu độ chúng sanh rất thực tế. Chưa sạch chúng sanh tánh mà thuyết pháp dù có học hết, nghiên cứu hết Tam Tạng Kinh điển của Phật vẫn là lời Ma Thuyết, do suy nghĩ chứ không do trực giác thuyết.

“Trong vũ trụ và nhân sinh cũng thảy đều trong vòng Tâm Sanh, chừng nào khởi sanh tâm tu tỏ tánh, giác tánh mới thoát khỏi tâm sanh. Bậc mà chẳng bị tâm sanh thì gọi là Vô Sanh, khi tỏ tâm Chánh Giác gọi là Giác Ngộ.” –T.V.

Tứ loài trong đó có con người đều khởi sanh tư tưởng, chạy theo tư tưởng sanh tánh. Tánh chính là tâm. Bị tánh dẫn dắt phải chịu sống theo nó gọi là Tâm Sanh, chừng nào bậc tu không còn khởi muốn, không còn vọng loạn mà thân tâm kiểm soát, kiềm chế, ngự chế tánh liền thông đạt thoát khỏi tâm sanh. Chừng đó mới không còn bị tâm sanh. Vậy phải làm sao? Ta Sanh Tâm luôn luôn xem xét tâm không cho nó dẫn dắt ta. Ta điều khiển được tâm, không còn bị sanh nào đâu còn tử. Đã không còn sanh tử gọi là vô sanh.

Bậc bị tâm sanh gọi là chúng sanh. Khi đã là chúng sanh liền có phân biệt trong thân và ngoài thân. Bên trong là Tâm Pháp còn bên ngoài là Tướng Pháp vì phân biệt nên tâm điều khiển sanh muôn trùng vạn pháp. Bậc Nhị Thừa thấy loạn mới khởi diệt để đạt Không Pháp trở thành sanh diệt lại không biết còn cho là thực. Sự lầm lẫn này phải bị động vọng theo tâm thức di chuyển mà thành loạn tưởng không ngừng trong sanh tử luân hồi. Vì vậy sự tu hành rất cần đến Thiện Tri Thức đã giác ngộ. Vì bậc tu nào cũng vậy, chỉ trong một thời gian lơ là không kiểm soát, kiềm chế liền bị Tâm Sanh mà không hay biết lại cứ tưởng mình làm chủ tu tập chân chính.

Tỷ như bậc tin Phật tu tụng kinh, cúng lạy thì tâm sanh làm cho bậc ấy trở thành mê tín, thích thú vẹn vừa nếu có ai bảo tu sửa tánh, giải tật xấu thì rất sân hận ghét không nhìn mặt.

Tỷ như tu cầu vái lâu ngày trở thành bi mà không trí. Do đó không biết xem xét việc nào đúng việc nào sai thành ra thấy ai khổ sở thì bậc này rất sầu khổ hơn họ chỉ vì nặng về thiện căn nên chấp trụ cho là tu hành phải thương lụy chúng sanh như vậy, nếu có ai làm ác hay nói lời độc liền xa lìa, ghét bỏ chớ không có trí hiểu biết Bổn Lai của người ác tập nhiễm là nói năng, hành động hung bạo.

Chừng nào họ tự kiên sợ cái ác, tự tâm hồi hướng tìm gặp Thiện Tri Thức chỉ bày để tự nguyện lìa chấp lìa chướng mới tỏ thông./-