–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

52. Tâm Tình Diễn Tiến Phật Đạo

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 27938)
52. Tâm Tình Diễn Tiến Phật Đạo
“Hàng Bồ Tát tu hạnh giải nghiệp vì hàng Bồ Tát chứng tri thể tánh vận chuyển của Như Lai Tạng, nương nơi Như Lai mà giác ngộ thành thử giải nghiệp sạch nghiệp rốt ráo thành Phật, do đó nên chi Bồ Tát không bao giờ diệt nghiệp để tu cầu.” –T.V.

Hàng Nhị Thừa tu Phật thấy nghiệp thức thường chướng bị biến đổi đủ chiều hướng nơi Nghe Thấy Biết. Nó là thể tánh vận chuyển của Như Lai Tạng thấy phức tạp, khó khăn, liền tránh né để diệt nghiệp. Kết quả tu thành Tiên Đạo.

Còn hàng Bồ Tát nương nơi Nghe Thấy Biết tức nương nơi Như Lai, vận chuyển vạn pháp qua tất cả chướng ngại cầu Chánh Giác nên quyết tâm giải sạch nghiệp, không bao giờ diệt nghiệp để tu rốt ráo thành Phật.

“Trên con đường tu Phật, Chư Bồ Tát thực hành pháp môn Phật Thừa, Chủ Quán Như Lai, Quán Như Lai là một pháp môn Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác. Tâm qua tất cả bối cảnh nghịch cảnh giải nghiệp vướng mắc thọ chấp ngăn ngại của Bồ Tát, nhờ thường chủ quán mà thấy nghiệp di chuyển ra vào, năng chấp dị phân nơi thân mạng mình, cùng tất cả con người quần chúng nhân sanh, cho nên miệng nơi mình thường nói ra, thời kẻ kia bắt lấy, nghe qua tức giận hay vui mừng, thỏa mãn hoặc nghi chấp, từ thế nhân con người học chỉ sống nơi chỗ sống chạy theo nghiệp hơn là tự sống quân minh, do đó nên Chư Bồ Tát dẹp tất cả nhỏ nhen liên hệ khởi sanh nghiệp mà sống nơi sống sáng soi nghiệp thức tỏ ngộ mà thôi.” –T.V.

Chủ quán Như Lai có nhiều lớp là pháp môn Nhất Thừa tu thẳng đến Thanh Tịnh Tâm thông đạt Nhất Tâm mà hoàn toàn Tri Kiến Giải Thoát. Trước tiên hàng Nhất Thừa đã được hỷ xả sâu, nương nhờ pháp quán xét nơi Nghe Thấy Biết trong thế gian gọi là bất ly thế gian, lướt qua các pháp được hồi tâm, được rỗng rang, chẳng còn mắc miếu, sâu hơn Đại Thừa sạch nghi đến Đại Thanh Tịnh.

Nhờ thường chủ quán mà thấy nghiệp thức di chuyển ra vào làm lầm chấp nơi thân mạng, thấy tất cả đều chạy theo nghiệp không thoát sinh được. Nghiệp ăn sâu thành nghiệp căn, tỏ rõ tỷ mỷ khỏi lầm nghiệp Kiết Sử vi tế mới dẹp nhỏ nhen không sanh nghiệp, thân tâm thanh tịnh, được Thiện Tri Thức diệu dụng Biệt Tôn Đốn Ngộ để khai thị làm cho Bậc này sở đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác.

Hàng nhất thừa là hàng không còn phân đối pháp, quân minh thực hiện tuyệt đối pháp, lấy Như Lai nương Như Lai không còn lăn tăn gợn sóng ngăn chấp. Nhận được pháp Đốn Ngộ thì Nghe Thấy Biết tỏ rõ, rỗng rang sở đắc được Bổn Lai Diện Mục của mình, của Như Lai Pháp được Đại Thanh Tịnh vào Nhất Tâm. Bậc tu hành chưa sạch lý, chưa được Bậc Thiện Tri Thức chỉ bày, còn chướng chấp nếu tu Đốn Giáo rất có hại vì không thi hành không biết làm sao cho sạch nghiệp lại dùng tâm tham, sân, si thuộc Đốn Môn liều lĩnh mang nuôi bệnh rất có hại là như thế.

“Có Bồ Tát thưa hỏi Phật: Bạch Thế Tôn, con lầm mê, càng tu càng thấy mê lầm, con có giải nghiệp đặng thấy nghiệp mà giải. Bằng con cứ an nhiên, con không bao giờ thấy nghiệp. Đức Thế Tôn Ngài hỏi: Ông thấy nó, ông lấy chi để mà thấy?

Bồ Tát đáp: Con thấy lấy cái thấy mà thấy. Ngài tươi cười nói: Cái thấy đồng với thấy không bao giờ đặng thấy, chỉ ngoài cái thấy mới thấy mà thôi.” –
T.V.

Rất nhiều Bậc tu thời Hạ lai không chú tâm thực hành hạnh nguyện giải nghiệp. Nghiệp rất khó thấy, nếu bậc tu tinh tấn nhận được nó cũng thấy cạn cợt không thiệt thấy hết. Có thực hành mới thấy nghiệp trổ mà giải. Phải dung thông, tâm đứng ngoài hoàn cảnh không vướng mắc, không bảo thủ cá tánh mới lấy cái thấy để thấy.

Cũng như chuyện người ngoài mình thấy rất rõ nghiệp của họ, còn chính nghiệp của mình lại không bao giờ thấy, dù Bậc chú tâm cũng không thấy hết được. Lấy cái thấy để thấy tức lấy Như Lai Nhãn Tạng để thấy.

“Bồ Tát tán thán, hay thay tán thán cứu tinh Phật Đạo. Con đang ở nơi nghiệp không bao giờ thấy nghiệp, con đang lầm lạc chưa bao giờ tránh đặng lý sự lạc lầm. Con nằm yên chưa bao giờ nhận chân Phật Đạo chứng tri. Con phải nương theo vết chân Bồ Tát Phật mới trưởng thành Đạo Phật. Con đã thật biết hay đã từng biết, sự diễn tiến đạo Phật, con nên tiến từng giai đoạn diễn hành cốt tỏ ngộ, nhận đặng tâm tình Chư Phật đã cứu giúp con, tình nơi Chư Phật chính là một mối tình không phương mà chúng con được cứu trợ nâng đỡ con từng bước tiến. Con đã từng tỏ rõ nghiệp là tự con ngăn chận hoài mong cái sống chỗ sống tự ngã do con. Thế mà lúc con xả ra cho thật hết nghiệp lại tự mang lấy cấu nghiệp nằm yên chờ chân lý giác ngộ.

Con đã từng nghe, sạch nghiệp mới dung thông tận thấy biết mà tri kiến. Bằng chưa dung thông thì chưa bao giờ sạch nghiệp. Bồ Tát tán thán xong bái lễ. Đức Thế Tôn gật đầu yên lặng chứng minh.” –
T.V.

Hàng Đại Thừa hỷ xả tỏ rõ giải nghiệp. Bồ Tát biết chân lý có sẵn khắp nơi như lớp lớp bụi vi trần chung khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Nó là Pháp Thân Phật, hàng Bồ Tát biết sự vận chuyển mà thành Như Lai Tạng nên thường tâm niệm tin Phật – tin Pháp – tin Tăng để rốt ráo giác ngộ. Tâm tình Chư Phật luôn cứu giúp khắp muôn phương, Bồ Tát thức tỉnh liền đâu đâu cũng có Phật Lực cứu độ lúc diễn cảnh cho đến hồi cam go, khó khăn làm cho Bồ Tát sạch nghiệp, biết nghiệp do tự mình hoài mong, tự ngã phải mang cấu nghiệp.

Bồ Tát theo vết chân Chư Phật Bi Chí Dũng thực hành dung thông đến sở đắc viên dung tận thấy biết sạch nghiệp là cốt yếu. Khi đã sạch nghiệp Bồ Tát được nhẹ cảm, như nhiên thân cận Như Lai Phật thật không gì qúy bằng. Dù của cải đầy nhà Bồ Tát biết qúy Chánh Giác nên cái gì cũng dám đánh đổi để chung cùng với Như Lai.

“Con đường duy nhất các Bậc thảy đều bước qua không thể nào tránh được. Từ Đức Bổn Sư thành Phật đến hàng Bồ Tát nương theo qua từng cơn giải nghiệp, qua từng lý trí sáng soi, qua từng giai đoạn giải tỏa, nó càng nhịp nhàng bao nhiêu thì tâm tình Đạo Phật, giữa Đức Chí Tôn cùng Chư Tổ lại càng giao cảm bấy nhiêu. Có như thế nên chi các Bậc Bồ Tát không bao giờ củng cố quả vị. Vì sao?

Vì địa vị hay quả vị củng cố cũng đứng vào hàng hư vị danh giả, nên chi mới công dụng Lý Trí dung thông đương nhiên quả vị. Nhờ nơi Lý Trí dung thông là do xa lià Ngã cùng Ngã Sở, nhờ xa lià Ngã mà chẳng bao giờ có tự Ngã, tự tôn kết quả không man khai tướng Phật chỉ thể tánh đồng đẳng chung cùng với Phật mà thôi.” –
T.V.

Bậc tu nào cũng vậy, từ hàng Bồ Tát đến thành Phật đều phải trải qua từng lúc khó khăn giải nghiệp, Chư Bồ Tát lúc đầu cũng phải dùng ý trí sáng soi, giải tỏa nghiệp thức, nghiệp căn, nghiệp lậu, nghiệp kiết sử từng lớp lớp sau sạch nghiệp được kiến diện Như Lai. Chính vì khó khăn như thế nên Chư Phật rất giao cảm với Chư Bồ Tát. Phần Bồ Tát tri ân Chư Phật phải cầu tiến mãi không ngừng nên chẳng bao giờ củng cố vị trí tu chứng. Nếu củng cố là dừng trụ bị sa vào pháp giới đồng với Nhị Thừa tu chứng. Bồ Tát ý thức được như vậy nên không cầu hư vị danh giả, sống bình dị thân cận chúng sanh, nên chúng sanh, A La Hán không nhận ra được.

“Bậc Chánh Giác trong sáng lành lẽ, lời vàng Chân Lý từ Kim Thân phát hiện, tất cả Chư Bồ Tát mỗi bậc lãnh lấy Chân Lý mà tu hành thời gian sở đắc Chân Lý ra làm một vị Tổ thừa kế chỉ giáo. Các hàng Chư Tiên, Chư Thiên, Chư Thần, Chư Long Thần đồng với Chư Hộ Pháp đến Hộ Pháp Bồ Tát, nghe đặng mỗi một lời nói. Lời nói ấy lãnh hội đặng hay không do lòng cung kính Phật mà thọ trì lãnh lấy liền sở đắc pháp Chân Lý, hoặc giả tiếp nhận một hơi thở hay nhìn một ngón tay hay một ngón chân Phật đang bước nhẹ nhàng thoải mái để lãnh lấy Chân Lý, với hàng Chư Thiên, Chư Tiên, Chư Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát, tận tường chu đáo rốt ráo Chánh Giác thành Phật.” –T.V.

Tu đến rốt ráo chân lý thành tựu Bồ Tát thật quá khó khăn. Nếu có thành tựu phải đợi nhiều kiếp gặp Phật chứng minh nhập thể mới thật sự đại diện Chư Phật tận độ chúng sanh. Còn từ Bồ Tát tu đến rốt ráo thành tựu Diệu Quả Bồ Đề như Đức Bổn Sư nay đến Đức Di Lạc thật hiếm hoi vô kể. Chư Bồ Tát được tương thông Phật Lực thừa kế chỉ giáo tất cả các hàng từ Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát đến Chư Thiên, Chư Tiên, Chư Thần, Chư Long Thần nghe được một Pháp liền lãnh lấy sở đắc Chân Lý. Hàng Bồ Tát vì nhạy cảm, nhanh hiểu biết nên nhìn qua một cử chỉ, một ngón tay hay một ngón chân Phật diệu dụng cũng dễ thoải mái lãnh lấy chân lý chu đáo. Vì Chân Lý vốn sẵn có, chỉ bậc nặng nề do nghiệp khó nhận, bậc nhẹ cảm dễ tiếp thu, chỉ cần một cử chỉ nhỏ nhặt của Phật cũng cảm thấu nên Chư Phật và Chư Bồ Tát rất dễ cảm thông nhau qua Giác Tướng Đại./-