–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

70. Thể Tánh

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 35176)
70. Thể Tánh
Thể tánh vốn sẵn có viên tịch, sáng suốt nơi con người, nhưng tại nhân sinh khởi vọng chạy theo sự hoài vọng, khát vọng từng giới hạn này đến giới hạn nọ, vì lẽ đó mà Thể Tánh trở thành chủng tánh riêng biệt chia bốn trình độ cao thấp biệt lập nhau gọi là chủng tánh Chúng Sanh, chủng tánh Bồ Tát, chủng tánh Phật, chủng tánh Như Lai Tánh.

“Chủng tánh Phật lúc còn đang Ẩn mê ngộ chưa phân gọi là Phật Tánh, lúc giác ngộ gọi là Tánh Phật.

Như Lai bất động không chỗ chỉ, Bồ Tát quán Như Lai phải dụng tánh Bất Động trùm khắp để quán sát Như Lai gọi là Như Lai Tánh hoặc Như Lai Nhãn Tạng.


Những gì Thể Tánh cũng làm được, cũng đến được khỏi cầu ai, chỉ cần biết khai thác thể tánh là dùng được tất cả. Vì vậy nhân sinh tu Phật biết nương nơi thể tánh giải mê lầm được Giác ngộ. Nhân sinh tu Thiền Tọa nương nơi thể tánh tỏ Thiền tức là tỏ Thiền Tánh. Nhờ Thiền tánh mà viễn thông tam giới tỏ rõ tam thiên khỏi lầm hết mê. Chớ nên khởi vọng để thấy Tam Thiên, chớ nên hoài mong xuất hồn nhập cảnh mà đoạt Tam Giới. Dù cho hành giả có đoạt Tam Giới, tỏ rõ Tam Thiên bằng khởi vọng bằng ảo tưởng xa lìa thể tánh mà đoạt đến thì nơi chốn đến kia thảy đều nằm nơi vọng tưởng đảo điên thành tựu. Nó không bền chi cả.”
–T.V.

Bậc trí khi tu Thiền tọa cần nhất tự kiểm điểm lấy mình từ tinh thần cầu đạo đến Nghiệp chướng, nghiệp thức, nghiệp căn, nghiệp lậu, nghiệp kiết sử làm trở ngại sự tu tập như thế nào phải tự hóa giải, phải thù thắng tìm Bậc chỉ hóa giải nếu tự mình không giải toả nổi, nếu thấy tánh nào xấu làm tổn hại đường tu bất tín, thiếu hạnh nguyện nên hóa giải, nên chỉnh trang lại để cho thể tánh được dung thông sẽ kết quả vô biên xứ.

Từ đó nhận biết được thể tánh đồng hợp với Thể tánh chân nguyên vũ trụ.

Chủng tánh chúng sanh có bốn đặc điểm: Tăng-Giảm-Cấu-Tịnh như đã giải ở phần trước.

Đối với chúng sanh tánh hay lấy thanh tịnh để an phận tuổi già nó chẳng khác nào viên thuốc ngủ dùng lúc cứu con bệnh đang đau nhức. Buổi ban đầu Bậc tu Thiền tọa bị vọng loạn giao động điên đảo mới dùng Tịnh cốt độ vọng loạn điên đảo, sáng soi tỏ rõ sự điên đảo vọng loạn gọi là TỊNH GIÁC. Phải tu nơi Giác Tịnh mới tỏ Thiền Tánh hay Pháp Tánh vốn là một. Bằng chẳng Giác Tịnh dụng Tịnh tu tịnh như hầu hết Bậc tu thời Hạ lai bị CẤU TỊNH lần đưa hành giả vào nơi Tịnh Biệt.

Giác tịnh sống động, linh hoạt, dung thông vì biết nương vạn pháp. Còn Tịnh biệt bị thọ giới chúng sanh thành cấu tịnh là như thế. Bậc rơi vào tịnh biệt Thiền môn thì hành giả tối tăm mơ màng sinh căn bệnh rỗng nơi đỉnh đầu rất khó chịu, có thể khùng dại nữa. Khi Bậc tu Thiền tu sai lạc thì càng xa Chân Thể, còn biết điều hành ngự chế thì Tăng Giảm Cấu Tịnh là bốn Bảo châu. Nếu tu tự ý muốn, tự sanh khởi vọng đảo điên, chưa biết sử dụng, điều hành ngự chế Thiền môn thì nó đem hành giả càng tu đến đâu, càng bị Ngộ Độc đến đó.

Bậc tu lần tỏ Thể Tánh viên dung Thiền Tánh thì con đường tu hành rất sống động viên thông. Phật đạo đối với chân lý không có pháp nào là pháp thiện ác, tốt xấu, lành hoặc dữ cả. Chỉ Bậc tu hành chưa am tường vạn pháp sống động linh hoạt, chỉ biết xem Kinh không hóa giải thực hành chính là tu BỊ BIẾT nên khó liễu nghĩa Kinh.

Thể tánh luôn luôn sống, hành giả tọa Thiền khởi vọng thế nào, nguyện vọng ra sao, Đức Trí tới đâu thì Thiền biểu lộ ra theo Tánh của hành giả. Hành giả tưởng là Thiền Ứng nên thọ chấp Thiền mà chìm đắm.

Đức Thế Tôn Di Lạc căn dặn:

“Nó muốn thế nào, thì Thiền Tánh thảy đều đồng nương, đồng ứng theo cái muốn của nó mà thuyên diễn y như thật. Nó ngỡ là xuất nhập mong mỏi thụ chấp nơi Thiền Tánh.” –T.V.

Tâm Phật và tâm chúng sanh không khác mà khác vì chúng sanh chưa hợp với Tâm Phật nên chưa thành Phật. Bởi vậy Bậc tu phải nương theo Thiền Tánh để biết rõ nó không bị lầm. Vì thế Chư Bồ Tát biết Thiền Tánh phiên diễn do cái muốn nên Chư Bồ Tát biết được mới đại nguyện Bi Chí Dũng cho được làm chủ Thể Tánh Thiền mà hóa thể cùng Như Lai Phật.

Đối với vũ trụ bao la, nhân sinh cùng khắp các cõi được gọi là Như Lai Thể. Còn đối Bậc tu từ nơi thể mà hiện tánh tư riêng nên gọi là Thể Tánh. Lúc tọa Thiền gọi là Thiền Tánh, Thiền Tánh có lúc làm xấu gọi là tánh xấu, lúc làm được an lành gọi là tánh tốt. Nó không ngoài thể tánh. Bậc biết nương theo thể tánh tu tập đầy đủ công năng công đức Như Nhiên Tự Giác, nhờ như thế nên hợp hóa với vũ trụ gọi là Như Lai Thể. Hành giả tu Thiền nên nương nơi vết chân Chư Bồ Tát đã đi thực hành tu học. Chư Phật thời trước cũng đã từng Bi Nguyện tận độ chúng sanh nay Chư Bồ Tát cũng noi theo đồng Bổn nguyện cho đặng thông giác rốt ráo cùng cứu độ chúng sanh.

“Tại sao Thiền Tông lại Tâm Truyền Tâm Liễu Ngộ đến Chánh Giác?” –T.V.

Vì Thiền Tông chỉ chuyên Thể Tánh Tự Giác nên Thiền Tông không dùng văn tự dù cho có dùng văn tự chăng cũng là ngón tay chỉ cốt Trực Giác. Vì vậy nương Thiền Tánh để tỏ tánh chớ chẳng phải THỤ THIỀN mà Giác Ngộ. Do đó mới gọi là Thể Tâm. Tâm Truyền Tâm Liễu Ngộ. Bậc rốt ráo đến Chánh Giác.

Bậc tu Thiền xa lìa Thể Tánh ắt không rõ Thiền Tánh lại tự lập Định Tưởng, thường tưởng hay nghiên cứu suy nghĩ dự đoán đều sai lạc Như Lai Thiền./-