–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

40. Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 36198)
40. Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn
“
Bậc tu, chủ yếu rõ biết Vô Minh mới gọi là tu. Bằng tu để tu không biết Vô Minh thời tu đến vô số kiếp chăng nữa, cũng không được lấy một ngày tu.
–Vô Sư Kinh
”
 
“Khi mà Đức Bổn Sư cầm cành hoa đưa lên hội trường, chính Ma Ha Ca Diếp nhận lãnh liền chứng thị: Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn, đó phải chăng Tương Thông Phật lực?”
–T.V.

Tôi nghe như vầy: Một hôm tại Trung Ương Hội Thượng số 42 đường Hồng Bàng, Nha Trang. Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hóa thân Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc Tôn Phật khai thị: Tôn giả Ma Ha Ca Diếp chứng thị Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn. Vậy thế nào là Thực Tướng Vô Tướng?

Hoa hồng là thực tướng, nếu đem con sâu sống trong hoa hồng sang hoa cúc hay bất cứ một loài hoa nào khác, nó phải bị chết vì không quen ăn chất hoa cúc hay một chất nào khác, môi trường sống khác nó cũng không quen, nó chỉ thích hợp với môi trường và chất hoa hồng thôi. Đó là vô tướng. Từ đó Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp trực giác chúng sanh giới nào chỉ biết giới đó, ngoài giới không biết không tồn tại được. Trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới, mỗi thế giới có một môi trường sống, ẩm thực, vật dụng đều đồng đẳng với nó không sai khác được.

Tỷ như con cá sống trong nước ngọt, nếu đem nó lên bờ hay bỏ nó vào nước mặn, nó sẽ chết. Tỷ như con người sống nhờ có không khí nếu mất không khí hay ra khỏi bầu khí quyển không còn không khí ắt phải chết, nếu muốn tạm sống phải có bình oxy để thở. Từ tánh tình, tập nhiễm, cách sống, cử chỉ thảy đều tương thông mỗi giới.

Bậc biết thực tướng, biết được vô tướng, biết chình mình lầm mê gọi là ba cái mê nơi bậc tu. Vậy là bậc tu giải được Tam Muội. Đấy là Tâm Ấn chư Phật khai thị để bậc thật tín tâm giải sạch vòng đai pháp giới, là pháp vi diệu đạt được Chánh Định Tam Muội.

Thực Tướng Vô Tướng là chính yếu để giải mê lầm khi gặp vạn pháp, nếu bậc tu Trực Giác nó chính là con đường Trung Đạo. Muốn bước vào con đường Trung Đạo bậc tu phải tự tánh tỏ tánh, không chấp, không chướng tâm rỗng rang mới đạt được. Thực Tướng Vô Tướng còn gọi là hai pháp Có – Không. Nếu bậc tu bỏ Có lấy Không thì sa vào Tiên Đạo. Còn bỏ Không lấy Có thì ví bằng phàm phu, thường mắc miếu trụ chấp, chướng đối phải bị chìm đắm trong sanh tử luân hồi.

Các vị Tổ xưa kia khi chưa đắc chân lý cũng phải bị mê lầm như chúng sanh. Các vị trước tiên cũng niệm Phật, cũng nghe thuyết pháp, cũng xem kinh, cũng mê tín, cũng tập khởi, cũng chấp pháp Có-Không, nặng nhẹ không chừng. Nhưng với bản năng quyết tâm cầu Giác Ngộ cần thực hiện sửa tánh bộc phát hóa giải vạn pháp chớ không xem kinh, tụng kinh Phật mà học thuộc. Mục đích chư Tổ là tự biết chớ không bị biết cũng không thọ ngã, không thọ chấp Thực Tướng, cũng không thọ chấp Vô Tướng nên chẳng còn nghi, tỏ thông pháp tánh tròn khắp.

“Ma ha Ca Diếp chứng tri Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội pháp môn, phải trải qua hàng bao Tam Muội, vạn pháp Thần Thông Tam Muội, mới chứng tri lìa có lấy không, tận tận không không đến nơi Phật Tướng Giác Tướng.” –T.V.

Mặc dầu sở đắc chân lý nhưng còn phải hành thâm pháp giới, phải trải qua hàng bá thiên vạn pháp Thực Tướng Vô Tướng mới tỏ thông liền lạc, mới không còn lầm, đến lúc sạch sẽ pháp giới tức sạch sẽ chúng sanh tánh, tận thấu không còn vướng một pháp giới mới đến giác tướng, bước từ Bồ Tát Nguyện, Bồ Tát Hạnh vào hàng Bồ Tát được. Cái Không của bậc Giác Tướng đã từng dẫm nát vạn triệu triệu pháp giới, vào ra không ngại chứ chẳng phải ngồi yên mà cho là đắc Không được.

“Nơi Kiến Tánh nó tận dụng không sắc tướng vẫn Thấy Biết, nó từ nơi chân tánh phát hiện ở nơi soi tánh, sửa tánh mà tự thấy đặng tánh, nhờ tu pháp môn giải thoát nên chi thường tánh sáng soi nơi Không Tánh vẫn thấy.”
–T.V.

Chúng sanh phải có sắc, có tướng mới thấy biết, bậc tu thường quan tâm sửa tánh, xem xét tánh đúng mức tự nhiên phát hiện chân tánh, từ chân tánh như nhiên sáng nên khi pháp diễn cảnh thấy biết Vô Tướng gọi là Không Tướng vẫn thấy.

Tỷ như hai người bạn thân với nhau từ lâu, bỗng một hôm có hoàn cảnh rối rắm, một trong hai người bất bình giận người kia. Người bạn nói một câu bất mãn, bỏ tình bạn cũ, người kia nhờ tu sửa tánh, không còn giận hờn bạn, lại bình tĩnh, sáng soi tại sao bạn mình nói câu dứt tình nghĩa như vậy, liền biết được nguyên nhân, biết được do hoàn cảnh gì từ trong thân tâm bạn mình ẩn khuất bên trong, đó gọi là Không Tướng mà thấy. Người bạn quan sát giỏi, hóa giải đúng vẹn toàn gọi là Diệu Quan Sát, chân tánh được tỏ thông pháp môn giải thoát, con đường đi đến Lục Thông. Từ Lục Thông sẽ hoàn tất Tam Muội.

Không nên dùng thương, ghét suy đoán mà thấy, không suy nghĩ nặng một chiều, phải như nhiên quan sát kỹ lưỡng, được tự biết.

“Hai giáo phái Đại Thừa và Tiểu Thừa đối với những bậc căn cơ chưa hiểu biết thường phân tách chướng đối. Bậc đã từng biết hoặc biết hơn thế nữa thì đặng gọi chung lại là Đạo Hạnh-Trí Tuệ của hai môn, phân ra hai lối tu hành nặng nhẹ của mỗi bên, do đó mới gọi là chung và riêng, Ứng Thân Chân Lý cùng Pháp Thân Chân Lý. Bằng Pháp Thân cùng Ứng Thân song tu thì được gọi là Viên Giác, mới hoàn toàn tôn chỉ duy nhất trên con đường Tri Kiến Giải Thoát.” –T.V.

Tiểu thừa thuộc Đạo Hạnh. Đại thừa thuộc Trí Tuệ. Tiểu thừa tu kết quả Ứng Thân đắc chân lý. Đại Thừa tu kết quả Pháp Thân đắc chân lý. Bởi vậy bậc tu Ứng Thân đầy đủ cần phải tu Pháp Thân. Ứng Thân cùng Pháp Thân rốt ráo liền có Chánh Báo Thân, viên mãn ba thân. Chư Phật có ba thân.

Bậc tu nặng Đạo Hạnh, nhẹ Trí Tuệ. Cũng có bậc tu nặng Trí Tuệ, nhẹ Đạo Hạnh, không tỏ thông viên giác được. Phải Trí Tuệ và Đạo Hạnh tương song. Tiểu thừa nặng tổ chức, nặng hình thức, từ đi đứng, nói năng, cử chỉ cái gì cũng đẹp, được nhiều bậc tu ưa thích. Bậc Đại Thừa tu Pháp Thân, chính là tu Nghe Thấy Biết trong đời sống, giải nghi chấp, giải mê chấp làm cho thân tâm thanh thoát, cuộc sống hồn nhiên. Bậc Đại Thừa đã tu được con đường chân lý thực tiễn, chứ không phải lúc nào trí cũng rỗng không, bỏ hết vạn pháp nơi Nghe Thấy Biết./-