–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

44. Ấn Chỉ III: Đồng Hoá Nhân Sinh, Dưới Sự Nhận Định Bất Đồng

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 32156)
44. Ấn Chỉ III: Đồng Hoá Nhân Sinh, Dưới Sự Nhận Định Bất Đồng
“Bàn về sự nhận định, phần nhiều hay bất đồng tự sanh khắc biệt, do lẽ ấy rất hiếm có sự đồng đặng hóa ra tri kỷ. Tại sao có những sự nhận định thường bất đồng như thế? –Vì nơi nhận định nó phải tùy thuộc vào trình độ đồng nhau, tùy theo hoàn cảnh tương sanh giai cấp chẳng dị biệt. Nếu như đa số Nhân Sinh thuộc với nhau một trình độ hoặc giả đã từng chung sống nhau một hoàn cảnh tương tự hòa hiệp cùng nhau, liền trưởng thành một khối. Bằng mỗi một con người riêng định tự nhận lấy mình, thì thuộc về nhân cách nhận định.” –T.V.

Người thế gian khi nghe thấy khác ý mình liền chướng, do cá nhân cá tánh sinh chướng đối. Đó chính là thường tình. Học làm Thánh phải biết hướng thượng lại biết nương vào vạn pháp để cầu lấy giải thoát. Phải tập khi nghe thấy khác ý liền hỷ xả, xem xét những chướng đối bộc phát từ trong thân mạng mình mà kiềm chế, ngự chế.

Nếu cùng trình độ cầu Giác, cùng hoàn cảnh gay cấn phải quyết tâm hỷ xả để không chướng đối. Chừng đó đồng ứng với bậc Thánh Tăng liền được đồng hóa theo bậc đó sẽ có lợi vô kể.

DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH BẤT ĐỒNG.

“Bởi duyên như thế Phật Đạo mới phân định thành Bốn Lối nhận định trở thành dị chủng bất đồng. Lối thứ nhất là Nhân Sanh Trí. Lối thứ hai là Tiên Thần Trí. Lối thứ ba Là Bồ Tát Trí. Lối thứ tư là Phật Trí.” –T.V.

Do có sự bất đồng nên Phật Đạo phân định thành bốn trí:

- Nhân Sanh Trí: Còn gọi là chúng sanh trí, đã là chúng sanh phải có hình tướng, có sắc mới thấy biết. Không có hình tướng chúng sanh không thấy biết.

- Tiên Thần Trí: Sống nhờ tư tưởng, lại công dụng Định Tưởng để luyện thần thông. Quan sát vũ trụ cùng dùng Định Tưởng thu nhận Tinh Khí Thần để nuôi thân sống lâu lại xa lánh chốn phàm phu, đó là sự sai lầm. – Thiên Trí dùng uy quyền làm lẽ sống thường bậc này thông minh.

- Bồ Tát Trí: Hạnh nguyện thâm nhập tất cả pháp giới như Nhân Sanh Trí, Tiên Thần Trí để cầu Đại Trí. Tận độ chúng sanh tánh được linh động, tâm trí tinh hoa biết hành dụng vạn pháp sau biết diệu dụng thông đạt Như Lai Tạng đặng chứng tri Phật Trí.

- Phật Trí: Chỉ có Chư Phật mới giải tận tường mà thôi. Vì hành dụng nên hàng Bồ Tát sống chung với chúng sanh không bị nhiễm nên gọi gần phàm không mất Thánh Ý, lại có Đại Trí tùy thuận cứu độ chúng sanh giờ phút trước giờ phút sau linh động không hề có bị biết, không y kinh nhưng chẳng ly kinh nên lúc nào dụng Trí đều đúng. Hàng Bồ Tát Trí lúc nào cũng niệm niệm cổi giải tâm mắc miếu trước hoàn cảnh để hiện giác. Đó là đường đi duy nhất.

“Khi bậc đoạt đến Vô Thượng Chánh Giác thành Phật thì từ lời nói, đến cử chỉ thảy đều Diệu Dụng, thảy đều Diệu Pháp Liên Hoa Phật Trí. Bậc này từ nơi Phật Trí quán xuyến tổng trì soi khắp từ hàng Bồ Tát cho đến hàng Nhị Thừa A La Hán, Bích Chi cùng Thinh Văn, Duyên Giác đến Phàm Phu Nhân Thế. Bậc Phật Trí có thể soi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài vì bậc này thật tỏ rõ tất cả Chủng Tánh Chúng Sanh, Chủng Tánh Bồ Tát nên đắc Phật Quả triệt thấu tất cả từng thứ lớp của các hàng nhận định thọ chấp ra sao, chánh báo thọ báo của nó như thế nào không còn vướng đọng nên hoàn toàn giải thoát.” –T.V.

Bồ Tát Di Lạc đã Hạ Lai thời Mạt Pháp này đoạt Diệu Quả Vô Thượng thành Phật nên phải dụng Hữu-Tướng, Phi-Tướng thuộc Pháp Tịnh, Bất-Tịnh dung thông cốt đánh thức tánh tình của tất cả Chân Tử đúng thời điểm 1975 xã hội Việt Nam đang hỗn loạn, thế giới cũng lo thế chiến. Ngài dùng Phật Trí quán xét thấy biết Như Lai Tạng cũng đang vận chuyển hỗn loạn. Đây là lúc đúng thời điểm dụng Phi Tướng để đoạt Phật Quả.

Với Đức Tăng Chủ, Ngài đã được Tứ Chúng kính ái, chiêm ngưỡng thế mà Ngài vứt bỏ quyết thực hiện lìa Ngã, Ngã Sở. Từ lời nói đến hành động ân ái với vợ bé cốt yếu phô diễn cho tất cả bậc tu theo Ngài nghe, thấy tổng quát hoặc chi tiết tùy bậc tin sâu, tin cạn làm cho họ không chướng bằng sự. Đến lúc nhận được là Hoa Pháp Tánh đã Diệu liền tỏ “DIỆU PHÁP LIÊN HOA” sống động thực tế trong đời chứ không còn tụng đọc cầu xin van vái mà mắt không thấy tai không nghe Diệu Pháp Liên Hoa. Bậc Chánh Giác tùy thời có Phật Trí nhìn được Như Lai Tạng mà vận chuyển để mở Diệu Pháp Liên Hoa mới đoạt Phật Quả.

Ngài nhìn tận tường Như Lai Nhãn Tạng soi khắp, thấu đáo tất cả bậc tu. Có bậc thích thú hoan hỷ vẫn theo Ngài, hộ trì khi diễn cảnh hỗn loạn đến với Ngài. Có bậc hướng thượng đứng yên, có bậc thấy khó chịu nhưng vẫn tin theo, có bậc bất đồng bỏ đi không tin, có bậc chống đối cho là chuyện súc sanh bậy bạ. Từ đó Ngài phân định và triệt thấu lớp lớp nên bậc này được ở gần, bậc này phải có pháp mới được đến, có bậc không cho nghe thấy, hoặc không được gặp Ngài. Ngài tận tường lớp lớp chúng sanh giới, Thinh Văn Hạnh, Duyên Giác Hạnh, La Hán Hạnh, Bồ Tát Hạnh đến Phật Quả tức Diệu Quả Bồ Đề.

“Nói đến các Nhân Sinh từ dưới soi tỏ lên trên thật khó khăn vô kể, phải nương vào công đức của Như Lai, nhờ công đức ấy mới lần soi tỏ tánh, lần bước giải mê, chớ đương nhiên nhận định chỉ trích bừa bãi gọi là: Phật Làm Phàm Phê. Cho nên Phật nói, Các ông cũng nên biết: Nhân Sinh không thể nào soi biết đặng Tiên Thần Trí, Tiên Thần không thể hiểu đặng các bậc Nhị Thừa A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác Trí. Hàng Nhị Thừa không thể nào soi hiểu Bồ Tát Trí. Bồ Tát không bao giờ biết đặng chư Phật, phải thi hành hạnh nguyện cầu lấy Chánh Tri thành Phật.” –T.V.

Chúng sanh không thể nào biết được việc làm của Tiên Thần Trí. Tiên Thần không thể nào hiểu đặng trí của hàng Nhị Thừa A La Hán - Bích Chi - Thinh Văn - Duyên Giác. Hàng Nhị Thừa không thể nào hiểu được Bồ Tát Trí. Bồ Tát không thể biết được Phật Trí. Thật khó khăn vô kể. Đó là căn bệnh truyền kiếp.

Vì vậy, do mê lầm mà bậc dưới thường chỉ trích, phê phán việc làm của Bồ Tát cùng chư Phật gọi là Phật làm phàm phê. Hỷ xả để hồi hướng công đức Như Lai, chướng đối không còn nghi chấp lướt qua được đến lúc đầy đủ bỗng trực giác được thoát khỏi Nhân Sanh Trí. Do đó Ngài đã khai con đường Giác Trí cho bậc tu thời Mạt Pháp nhưng rất ít bậc nhận lãnh được. Đa số phê bình, chỉ trích nên không tỏ rõ lối tu giải thoát là thế nào.

“Sự nhận định bất đồng là do trình độ hiểu biết chưa rốt ráo, khi hiểu biết chưa tường tận rốt ráo thường hay thủ chấp. Lúc đã tường tận hiểu biết đến thật tỏ rõ gọi là Giác, bậc Giác thường rõ ràng từng căn cơ, từng trình độ, từng ý mong muốn của con người, của Tiên Thần cùng các hàng tu chứng hoặc chưa đến mức tu chứng nơi Lục Đạo. Bậc Diệu Dụng Phật Trí minh xác tường tận, không khác mấy vị Đại Lương Y thật biết tính dược các món thuốc, lại thật rõ ràng chứng bệnh của các con bệnh mà chữa trị, nên chi bậc này đứng trước Nhân Sanh hay A La Hán đến Tiên Thần bất luận cấp bậc nào trình độ chi vẫn làm cho họ khỏi khắc biệt được vui vẻ an lành đồng đẳng, bậc này lại tùy theo thời cơ tùy thuận tất cả ý chí Chúng Sanh Giới mà Thị Hiện từ cử chỉ đến ngôn ngữ đồng hợp, đồng hóa Chúng Sanh, bậc đã thực hành như thế cử chỉ như vậy đều là Diệu Dụng.” –T.V.

Bậc Chánh Giác nhìn chung thời Mạt Pháp này, đến nay là năm 2539 năm Phật Lịch trong Long Hoa hội Chư Tổ, Chư Hộ Pháp thời quá khứ đã qui tụ về đầy đủ, căn tánh cầu đạo nhiệt thành nên phải trắc nghiệm mới phân định được thực hư.

Ngài liền diệu dụng nghịch hành, tất cả tứ chúng đều ngỡ ngàng hiện rõ sự tu hành chọn thanh bỏ thô, chọn sạch bỏ dơ, chọn tiếng thơm khen tặng, tránh chê bai, bác bỏ. Hầu hết chín phần mười bậc tu trong Long Hoa đều ưa thích Tịnh bỏ Bất Tịnh trở thành Tịnh Biệt truyền kiếp, không tiến đến con đường Chư Bồ Tát được.

Dần dần từ cử chỉ, lời thuyết giảng Ngài lựa từng căn bệnh nghi chấp của số chân tử tín tâm mà thị hiện làm cho họ tỉnh trí, sau nhận được mới phát sinh trí tuệ mà tỏ thông Tri Kiến Phật, có bậc Phật Tri Kiến đến Chánh Giác. Ngài diệu dụng nghịch hành làm cho nhân sinh ở Nha Trang hầu hết chê bai, cho là tà đạo, còn số ít chân tử Ngài vẫn theo hộ trì. Họ đã thực hiện không chấp, không chướng khi đối cảnh diễn hỗn loạn.

Ngài nhận thấy trình độ chúng sanh là phải vậy không hơn được. Nếu có chúng sanh nào không chấp, không chướng liền đồng Chư Tổ, Chư Hộ Pháp thời xưa. Nhưng trình độ Nhân Sanh Trí khó tìm được vị nào có tâm từ, hỷ xả vui vẻ với các bậc trong đạo tràng.

“Tất cả sự nhận định bất đồng, chính là một vấn đề khó khăn làm cho hợp hóa. Có thể nói những bậc tu hành chưa sở đắc Bản Thể Tâm rốt ráo tỷ mỉ tường tận, tỷ như thời Đức Phật còn tại thế, Chư Bồ Tát được sự nuôi dưỡng chỉ dạy của Ngài, Chư Bồ Tát vẫn bị lầm lẫn nhận định đúng sai sai đúng, lúc bấy giờ có ngài Duy Ma thị hiện trưởng giả hóa giải chấp mê thì thử hỏi thời này là thời Lạc Pháp mấy ai nhận định đúng đắn?”
–T.V.

Ngài ra đời trong thời Lạc Pháp cốt yếu khai đạo nâng bậc tu cao hơn con người, nếu tánh bị nhiễm độc lại tự cao tự mãn còn thua con người hiền lành thời làm sao gỡ độc nhiễm để cao hơn Nhân Sanh Trí. Ngài phải tạo pháp nghịch hành, phô bày cho bậc tu nương theo vết chân Bồ Tát biết hướng thượng thực tiễn diễn cảnh trước mắt làm cho tâm chí chúng sanh biết cần phải sửa tánh, biết điều ngự tánh, đặng giải nghiệp nặng nề về sau trưởng thành sở đắc Bản Thể Tâm.

Bậc bất đồng chướng đối việc diệu dụng của Ngài làm cho không đồng hợp nên vô cùng khó đồng hóa trưởng thành Thánh Nhân, Thánh Thiên. Tứ chúng thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng y tâm trạng bất đồng nên 1250 vị chỉ có sở đắc 10 vị Tôn Giả và vài Bồ Tát tại thế được chứng minh.

“Vì nơi nhận định bất đồng sai biệt nên bậc Chánh Giác nói ra kẻ mê lầm nào hiểu, cho nên kẻ mê lầm phải tu trì tạo công đức thi hành Lục Ba La Mật có công năng mới lãnh hội đặng lời nói của Phật một phần nào, do lẽ khó nghe, khó hiểu nên chi Phật nói: Chúng Sanh Chưa Bao Giờ Xem Kinh. Lời nói trên như thế, trái lại Chúng Sanh Nhân Trí đã từng đọc tụng thuộc kinh thật vi diệu thay. Nói đến sự nghe lầm nhận như: Thời Đức Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Tạng sang Trung Quốc gặp vua Lương Võ Đế, nhà vua thì Nhân Trí nên công nhận mình là vua. Còn Tổ thời Phật Trí biết thật rõ nếu nhà vua cầu Đạo. Ngài khai thị sở đắc tùy theo mức độ mà thọ lãnh thành Phật hay Bồ Tát cùng A La Hán chẳng hạn, do hai lối nhận định thành thử bất đồng khác biệt nhau.” –T.V.

Như đã trình bày phần trước (vua Lương Võ Đế và Tổ Bồ Đề) về hành sự Tổ nằm ở chữ Không, còn về lý ở Nhứt Thừa nên lời nói của Tổ vua không hiểu phải sinh ra bất đồng. Khi bậc tu dù lâu đời vẫn còn thấy nghịch sinh chướng, liền có bất đồng, sai biệt không hiểu việc làm của chư Phật nên còn mê lầm. Phải tu sửa tánh tạo công đức, thi hành Lục Ba La Mật Đa, đến thời có đủ công năng không còn đối chướng mới nhận lãnh một phần lời dạy của chư Phật. Bậc không tu sửa, bất đồng chướng đối còn dẫy đầy, dù có đọc tụng thiên vạn quyển kinh, Phật vẫn bảo chưa bao giờ xem kinh là như thế.

“Nhà vua mới hỏi: Ông biết tôi là ai chăng?

Tổ trả lời: Không. Làm cho nhà vua chẳng tin Tổ là Phật khi chưa nhận định được thời nơi tưởng niệm chẳng còn, nhưng nhà vua hỏi tiếp: Thưa Ngài tôi xây dựng trên bốn vạn tám ngàn (48.000) Chùa Tháp để cho tất cả Tăng Ni trong nước tu hành có công đức chăng?


Tổ trả lời: Không. Vua Lương Võ Đế bất bình, Tổ phải ẩn danh quay mặt vào vách chín năm không truyền đạo.


Tại sao Tổ Đạt Ma Trả lời không công đức? Vì đối với Nhất Tôn Phật Thừa chính mình phải tu, tự nơi mình tạo công đức mới là Công Đức. Bằng xây cất Chùa Tháp để cho tất cả tu hành, chính mình chưa lấy một ngày tu chưa phải Công Đức, chỉ tu cầu Phước Nhân Thiên nên Tổ trả lời Không.”
–T.V.

Tâm chí sẵn có, vua tin Tổ là Phật nhưng khi gặp câu trả lời Đốn Giáo của Tổ, vua không nhận định được, từ đó tư tưởng không còn tin Tổ là Phật nữa nên phát sinh chướng đối bất đồng. Sự bất đồng thời nào cũng sẵn có ở chúng sanh, nhất là bậc tu cầu Phước Báo Nhân Thiên, khó lãnh hội được chân lý Nhứt Thừa.

“Sự Diệu Dụng của Chư Phật đối với bậc Sơ Trụ Bồ Tát cũng khó hiểu đặng làm sao hàng Nhị Thừa đến Nhân Trí biết đặng. Nên Đức Bổn Sư Ngài thường nhập Chánh Định, Ngài biết tỉ mỉ các hàng Bồ Tát cùng trình độ các Tín Chúng đang suy nghĩ mỗi bậc một lý lẽ, mỗi người nhận định mỗi khác nhau, có từng người nhận định như thế này cho mình là đúng. Có bậc nhận định như thế nọ cùng thế kia hoặc thế khác, thảy đều đúng đắn với công năng khả năng của thứ bậc họ.” –T.V.

Chư Phật chỉ có một thừa duy nhứt là Tối Thượng Thừa, một pháp môn duy nhất là Vô Thượng Chánh Giác nhưng chư vị Bồ Tát cùng A La Hán, Bích Chi, Duyên Giác, Thinh Văn, Tiên Thần, cho đến chúng sanh mỗi lớp, mỗi bậc tu có một nhận định khác nhau, nên có lý lẽ tu khác nhau. Đức Bổn Sư biết tỷ mỉ nên tùy trường hợp Ngài khai thị mỗi lớp một phương tiện trở thành Đại Phương Tiện khai ngộ cho Tứ Chúng.

Thời Hạ lai này cũng vậy. Đức Long Hoa Tăng Chủ cũng tường tận lớp lớp trong Tứ Chúng cùng chúng sanh. Ngài dụng đủ phương tiện khai thị cho chẳng thiếu sót trong 37 năm. Có bậc căn cơ sâu dày nhận lãnh được Chân Lý thi hành thấu đạt, cũng lắm bậc nghe xong để đó trở thành Lý không Sự, nhiều bậc nói giỏi mà thi hành thì thất bại do nghiệp lực không qua nổi.

“Ngài bèn nói: Các ông nên biết, ngày nay các ông nhận định như thế này là đúng, thì nơi chỗ đúng ấy nó thuộc về ngày nay, chớ chưa phải ngày mai nó đúng. Đến mai kia mốt nọ, nó vẫn đúng nhưng nó đúng với mai kia mốt nọ chớ chưa hẳn đúng hoàn toàn với Chân Giác. Do đó, các ông phải tu tập lần qua rất nhiều giai đoạn, rất lắm bờ ngăn đoạt đến toàn diện rốt ráo Phật Trí nhận định chân thật đúng đắn.” –T.V.

Thời Đức Bổn Sư, Ngài khai mở Chân Lý cho Tứ Chúng áp dụng tu hành, đến nay 2500 Phật Lịch chân lý ấy vẫn đúng, nhưng Đại Phương Tiện áp dụng cho thời Hạ Lai này phải đổi mới. Vì sao? Vì Như Lai Tạng chuyển mình trong thời đại văn minh khoa học quá mức. Bậc Chánh Giác như Đức Di Lạc Tôn Phật đã có Như Lai Nhãn Tạng nên thấy phải đến lúc làm cho tất cả nhận được Hoa Pháp Tánh hỗn loạn phô diễn để Giác Ngộ, làm cho tất cả nhận định được cái đúng ngày hôm qua chưa phải ngày hôm nay nó đúng. Từ đó trực giác được không còn bị biết mới đi đến viên dung sở đắc hoàn toàn đến Chánh Giác.

Do đó Ngài chuyển mình cho Tăng Ni Pháp Tạng theo Cư Nhân Hạnh cho đúng Như Lai Tạng trổ hình. Đã Cư Nhân Hạnh thì gia đình phải có bối cảnh hỗn loạn, Hoa Pháp Tánh trổ để bậc tu hóa giải, Ngài nương theo chỉ đạo bậc tín tâm đến Chân Tôn. Những bậc không tin, nghi chấp, chướng đối không theo kịp ngón tay Ngài chỉ Như Lai Tạng chuyển mình đều bị đứng yên, coi như bị thi rớt dù ở trong Long Hoa Hội.

“Kể theo câu chuyện dưới đây để biết đặng sự nhận định Phật Trí Chánh Giác, rất khó khăn vô kể, chỉ có đầy đủ công năng tu tập mới nhận định đặng lý thú kỳ diệu, bằng dùng Nhân Trí không thể nào rõ đặng. Có vị Thiền Sư tu đoạt Chánh Giác Phật Trí quan sát trùm khắp biết tỏ rõ, nhận định đúng đắn các hàng tu chứng thứ lớp, Thiền Sư tự nghĩ thật khó khăn làm thể nào cho họ nhận định đúng đắn đồng nhau cốt hóa giải lầm lẫn nơi họ làm cho họ đặng Chánh Giác.

"Khi bấy giờ Thiền Sư thường tĩnh tọa an lành các pháp làm nơi an dưỡng quốc chờ ngày nhập Bát Đại Niết Bàn vì thật biết thời này chưa phải là thời hóa độ nhiều. Vì Sao? Vì chúng sanh đang sinh sống gặp phải thời an lành thích hợp, nên khó tu, khó có bậc phát tâm tu cầu Giải Thoát, chờ đến thời Đông Độ chúng sanh nhiều ý nghĩ, nhiều tham vọng nghiệp cấu vạn pháp linh động Hành Dụng Như Lai chuyển mình, mới có thể hóa sanh đồng độ, vì duyên trên nên Thiền Sư tận dụng hư không an dưỡng quốc.” –T.V.

Tâm sự của Thiền Sư tu đoạt Chánh Giác Phật Trí cũng thấy quá khó làm cho chúng sanh nhận được thế nào là Chân Pháp đặng hóa giải cho họ hết lầm lẫn. Phải chờ cơ hội đến lúc Hành Dụng Như Lai chuyển mình, các pháp động loạn, chúng sanh gặp lúc cuộc sống khó khăn mới nảy sanh tham muốn, lúc này mới dụng pháp đồng độ được, làm cho chúng sanh Giác Ngộ, vì khi chúng sanh còn cuộc sống sung túc, xã hội an lành không ai nghĩ đến việc tu cầu Giác Ngộ.

“Một hôm có vị văn hào đã từng nghiên cứu kinh điển thành thật thiết tha tu tập tìm tòi Chân Lý đến bái kiến Thiền Sư thưa gởi: Kính thưa Thiền Sư, mong Thiền Sư chỉ dạy Đến Rõ, Biết Rõ Chân Giác Chánh Giác thưa gởi xong đứng lại một bên. Thiền Sư mỉm cười đáp: Ông cứ tu cứ tìm, bây giờ Ta nói ông liền chửi Ta.
Nói xong Thiền Sư tĩnh tọa, vị văn hào ra về, đến 20 năm về sau, nhà văn hào tu tĩnh tọa vừa nâng chung trà liền đánh rơi, tiếng khua chung trà Trực Giác. Nhà văn hào đứng lên quay mặt về phía Thiền Sư đảnh lễ, thật vi diệu, thực khó nhận, nếu nhận được Trực Giác thời chẳng có chi bằng.” –TV

“...Ông cứ tu, cứ tìm, bây giờ Ta nói ông liền chửi Ta...”

Vậy cầu Chánh Giác có đặc điểm gì mà khi khai cho bậc cầu đạo phải chửi lại? Thật ra Bậc Chánh Giác hành thực tiễn cho Bậc Tín Tâm nhận được Vô Ngã, Vô Sở Hữu.

Vô Ngã: Tỷ như bậc Chánh Giác đánh đuổi ông ra khỏi đường tu, khai trừ ông ra khỏi đạo chúng. Nếu ông còn cái TA hư dối ắt không chịu nổi liền chửi lại...

Vô Sở Hữu: Người đời ai cũng say mê giữ gìn ba thứ: Vật chất - danh vọng - tình yêu. Những thứ đó ai cũng lo xây đắp bảo vệ. Nếu là tâm chí chúng sanh vào tu cầu Giác Ngộ, Bậc Thiện Tri Thức giỏi như đại lương y sẽ Diệu Dụng nghịch pháp một trong ba thứ. Nếu hoan hỷ hướng thượng, ông sẽ Giác Ngộ đến Liễu Ngộ.

– Nếu cầu Chánh Giác, ông được Bậc Thiện Tri Thức diệu dụng bất tịnh cả ba. Nếu hướng thượng, tận độ chúng sanh tánh ông sẽ Chánh Giác. Phải sự sự chớ không nói lý.

Thiền Sư không mở cho văn hào vì vị này chưa đủ TIN VÂNG KÍNH. Thứ hai vị này tu: học, nghiên cứu, chớ không tu sửa tánh nên không thể khai mở được. Nếu mất danh dự văn hào sẽ chửi lại do không tu sửa tánh nên mở cho rất nguy hại. Gặp bậc có chức quyền còn có thể giết hại Bậc Thiện Tri Thức Chánh Giác nữa. Chỉ có Đốn mới Ngộ. Có Đốn mới Nghi. Giải Nghi sẽ Ngộ.

  Không nghi không ngộ.

  Tiểu nghi tiểu ngộ.

  Đại nghi đại ngộ.

Bậc cầu Giác Ngộ phải nhẫn nhục, nhẫn nhịn, nhẫn nại cốt điều ngự chúng sanh tánh trở thành Điều Ngự Trượng Phu mới sạch chúng sanh tánh. Kẻ ngu xuẩn thấy chân tử cầu Chánh Giác bị khai trừ do diệu dụng vội vui mừng chê bai. Kẻ xuẩn này tu vô lượng kiếp cũng uổng phí công tu mà thôi. Cũng chẳng khác kẻ vào tu, lại không chịu tu lại đi ĐÒI NỢ Bậc Chánh Giác ban cho Phước Báo Nhân Thiên để hưởng sung sướng.

Chính vì vậy mà nhà văn hào phải lần theo vết chân của học trò Thiền Sư sau về lo tu sửa tánh, tự tánh tỏ tánh nương vạn pháp thực hiện dung thông. Đến lúc sung mãn công đức cúng dường Như Lai, công năng xuất thế mới trực ngộ khi đánh rơi chén trà. Lúc đó đã 20 năm dài! Thiền Sư tuổi già không còn ở thế gian nữa. Nhà văn hào hối hận vì không còn Bậc Chánh Giác để đảnh lễ tri ân nên quay về hướng Bậc Chánh Giác thi lễ tạ ơn về sự giác ngộ của mình.

Nếu nhà văn hào đừng chấp cái học, sinh ngã mạn, không háo danh, vô sở hữu thì chỉ một lời khai thị của Bậc Chánh Giác liền Giác Ngộ, chớ đâu phải đợi đến 20 năm sau.

Đương Thời Hạ Lai Mạt Pháp nầy: “Tất cả nhân sinh tứ loài lạc lối tu hành, thất chân truyền bảo pháp, làm cho chưa biết nhận định đường lối để tu, cho nên tu theo nhu cầu ý muốn đem lý trí Nhân Sinh khảo cứu với bộ óc Nhân Trí huyễn hóa, thêm vào đó sự ước mơ thèm khát, càng mong tìm con đường Tri Kiến Giải Thoát bao nhiêu càng thọ ngã bấy nhiêu, chỉ vì thời Cấu Tạo phát sanh tư tưởng quá nhiều trở thành Lý Chướng, Sự Chướng. Do đó, mà ưa thích tu học những pháp môn nào Không Tu Mà Chứng, chưa thực hành, chẳng thực tu mà mong mỏi thâm nhập vi diệu Chánh Giác, hiếm bậc lần nơi Chơn Tánh để tu, có bậc tu nơi chơn tánh lại chưa tu Tận Giác. Kể từ hàng Phật Tử đến các nhà tu Tiên thảy đều bị vướng víu sống nơi kỳ ảo mộng mị sưu tầm, chưa mấy bậc đã từng nương vào Diệu Dụng, Hành Dụng cốt thâm nhập Pháp Giới. Vì vậy cho nên đem lời Chánh Giác Phật dạy đặt trong vọng đảo Nhân Sanh Trí mong mỏi Phật ra đời theo lòng ham muốn.” –T.V.

Đối với Đức Long Hoa Tăng Chủ, Bậc Vô Thượng Chân Tôn đương thời Hạ Lai Mạt Pháp này, Ngài đã chứng kiến tường tận số đông tu lạc pháp chưa nhận định đúng đường lối tu Giác Ngộ, thịnh hành nhất tu theo ý muốn ưa thích. Nếu bậc nào có tâm tu cầu Tri Kiến Giải Thoát lại vương mang nghiệp cái Ta thọ ngã quá lớn.

Chư Bồ Tát Chư Phật có tâm đến gần chỉnh trang cho tu sửa không sao cứu độ được. Đâu đâu cũng nặng sắc tướng âm thanh, cầu vái van xin, không hề chú tâm tu sửa trở thành tu nơi kỳ vọng, ảo tưởng trong chiêm bao.

Sự Diệu Dụng của Ngài cốt chờ một Tăng Ni đến cũng không có. Có số mong chờ Long Hoa, Đức Di Lạc ra đời theo quan niệm của riêng mình trong lúc Ngài đã thị hiện ở Nha Trang bằng xương bằng thịt như tất cả con người đang sống.

Đức Bổn Sư, Ngài đã tường tận thời Mạt Pháp chúng sanh dự đoán bằng Nhục Nhãn Nhân Trí, xem kinh chấp tự, nương tựa theo cuồng vọng mê tín, do như thế mà căn cơ thấp kém, không khác nào Nồi Đất Mỏng, nên Ngài nói:

"Y kinh diễn nghĩa, tam thế phật oan.
Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết"

Hai câu trên ám chỉ lời kinh chính lời Chánh Giác không thể dùng tướng văn tự mà hiểu đặng, duy chỉ tự giác, giác tha mới nhận định được thôi, hoặc Hạnh Nguyện Hành Dụng mà thọ lãnh, vì nó như thế nên chi đọc tụng thuộc kinh liền bị biết, khó lãnh hội Phật Trí.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thọ ký Đức Di Lạc năm 2500 Phật Lịch Hạ Lai tận độ chúng sanh, có nghĩa là Đức Bổn Sư đã biết tường tận thời Ha Lai Mạt Pháp không còn thực tu, thực chứng mà chỉ y kinh học, nghiên cứu rồi chấp từng chữ tán rộng ra cho là cao đạo.

Lại lấy con mắt thường để xem xét, suy đoán có tướng mới thấy, không tướng không thấy nên Ngài căn dặn chư Bồ Tát thời Hạ Lai phải nương chìu theo cái mê của chúng sanh mà lần tháo gỡ, đừng chỉ thẳng họ oán bỏ đi chẳng khác nồi đất mỏng đụng mạnh sẽ vỡ tan. Vậy chỉ thẳng cái gì mới có trực giác không còn y kinh? Bậc thấy biết chỉ tật xấu, tánh độc của chúng sanh ngay trong cuộc sống, chỗ ở, chỗ làm việc chung đụng với mọi giới từng ngày để tháo gỡ độc nhiễm. Một ngày nào sạch sẽ bỗng Trực Giác thấy biết không còn lầm.

Đã Trực Giác đâu còn y kinh, lời Trực Giác toàn là bộ kinh Nghe Thấy Biết trong thế gian, ngoài thế gian khắp trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới nên đâu có ly kinh Phật. Đúng lúc, đúng vị trí viên dung làm tỏ rõ tất cả thì đâu còn ly kinh mà bộ kinh tự giác xuất ra khác ý thế gian hay nghịch hành đều đúng, vì cốt tháo gỡ độc nhiễm của chúng sanh nên nó phải như vậy thôi. Ai chê tức bị bê trễ.

“Đức Phật Ngài khéo thuyết đạo, Ngài tinh vi đưa cho chúng sanh cùng Tín Chúng tri đạo. Ngài thương tứ loài không khác người mẹ thương con vừa mới thoát thai ba tháng. Ngài phân tách tu Tự Giác cùng với tu Bị Giác. Ngài nói nếu các ông tu bị giác dù cho các ông có thành Phật chăng nữa cũng thành Phật với Định Tưởng Tướng Phật mà thành. Ngài chỉ nói trên mặt quyển kinh với nhan đề là Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh. Có nghĩa là tu đến Phật Trí Chánh Giác mới là Phật. Bằng tu thuộc kinh sau thành Phật chăng nữa vẫn là Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh, thật là lời Diệu Dụng quá ư tỷ mỉ, quá vi diệu của đấng Chí Tôn lo nghĩ chúng sanh từng tỷ mỉ.” –T.V.

Như đã trình bày ở phần trước, nhiều bậc tu bị lầm lẫn dùng Định Tưởng lại cho mình là Phật bị ở Phật Giới vô số kiếp khi bậc tu thọ chấp thật khó gỡ. Còn nghe một câu kinh hay đọc quyển kinh sau ngộ là ngộ kinh. Kinh là Đại Phương Tiện Phật lưu lại để thi hành tự giác nếu ngộ kinh thì hãy báo ân kinh là Phật. Chứ Phật thật khai thị sau Trực Giác không bị vướng trong giác giả thuyết học thuyết.

“Khó khăn thay: Nhân Sanh lạc pháp lầm lẫn chân truyền do kẻ kỳ ảo háo danh dục lợi dụng lý trí nhân sanh phổ truyền Đạo Phật, bằng tư cách ngồi yên dự đoán, chớ chẳng thành thật cùng thiết tha cầu đạo, giải mê phá chấp, lìa Ngã cốt đoạt đến Phật Trí.

Ta còn nhớ: Thời Đức Bổn Sư thành Phật. Danh hiệu Ngài BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Tứ chúng Tin Vâng với tư cách Đức Thầy, chớ chưa hẳn Tin Vâng với bậc Tối Thượng Chánh Giác Sư Bổn nên Phật nói: Các ông tin Ta làm bậc Tôn Sư, nếu Ta thực chất là vị Tôn Sư của các ông, thời các ông liền Tri Kiến Giải Thoát. Vì sao? Vì trong thân của các ông có đến hàng ngàn hàng vạn, đồng với hàng trăm ông Tôn Sư, do lẽ ấy ngăn cản các ông nên nơi Tin Vâng chưa hẳng Nhất Tâm đảnh lễ thành Phật. Lời dạy của Đức Bổn Sư đủ cho Tín Chúng hiểu thời Chánh Pháp có Phật vẫn còn như thế. Tứ Chúng thời ấy vẫn nhận định sai biệt, nhận định trên hình sắc Thái Tử Tất Đạt Đa hoặc tập quán chủ quán là Thầy như thói thường ngày nay vậy.”
 –T.V.

Đối với chân lý chỉ biết nhận cùng chưa biết nhận. Nếu biết nhận thì sự nghe thấy biết được viên thông chân lý. Ngài thường khai thị: Nhất Ngôn Tri Kiến Phật. Bậc tu chỉ cần bỏ tạp nhập sẽ có lúc Trực Giác Nhất Tâm. Nếu đầy tham vọng, thích vọng bậc tu bị vô minh dù cả đời có nghe Ngài khai thông biết bao nhiêu lần, vẫn không nhận lãnh được.

Tham vọng, thích vọng chính là nghiệp thức phiên diễn hàng vạn, hàng vô số nó làm thầy của ta khiến ta sống trong vô minh với nó vô số kiếp. Thật tự thấy vô minh quá khó. Duy nhất đủ công đức mới gặp Chư Phật, Chư Bồ Tát thị hiện phá vô minh cho.

“Nhược bằng đương thời hạ Lai Lạc Pháp nầy: Tâm chí tất cả thảy đều tu cầu Tri Kiến, tu cầu Giải Thoát, nếu ai va chạm đến cá nhân cá tánh liền bất mãn bỏ tu, hai nữa có hy vọng thời Mạt Pháp Phật ra đời. Di Lạc Tôn Phật hiện thế, trên hình thức Long Hoa Khai Đạo. Từ nơi tâm chí cá nhân cá tánh kia làm sao nhận định được, cho nên nếu có trường hợp nào gặp đặng Ngài hay đang ở tại Long Hoa tu tập thì làm sao nhận định đặng Ngài? Khi nhận định chưa đặng thì Đức Tin yếu kém, Đức Tin kém thời công năng cũng sa sút, làm thế nào nhận lãnh thấy biết đặng? Khi chưa thấy biết Nhất Tôn được, thời chưa bao giờ Giác Ngộ.” –T.V.

Người thế gian hy vọng Long Hoa ra đời theo sự ưa thích kỳ lạ. Nếu gặp đặng Long Hoa cho họ tu sửa theo vết chân chư Tổ đã đi, họ sẽ chán ngán. Do lối tu này không giống cá nhân cá tánh của chúng sanh nên không nhận định được pháp môn Tri Kiến Giải Thoát. Đã không nhận định được chân lý ắt không nhận ra được Đức Di Lạc Tôn Phật đang khai đạo cho họ. Khi không thấy biết con đường tu Giác Ngộ là như thế nào thì kiếp nào cũng vậy dù có gặp vị Phật kế cũng không cứu độ được.

“Dưới sự nhận định bất đồng của Nhân Sanh Trí đối với chư Phật chẳng biết bao công trình Diệu Dụng, cứ chúng sanh đa bệnh bao nhiêu thì Phật phải đa dụng bấy nhiêu, chừng nào chúng sanh hết bệnh thì Phật mới hết dụng. Do nó như thế nên chư Phật hiện thế gánh chịu chẳng biết bao nhiêu chua chát đắng cay từng giây từng phút. Nhất là thời kỳ Mạt Pháp Hạ Lai này nếu Đức Đại Lực Tôn Phật thị hiện thời chưa có bút mực nào kể cho hết đặng sự gánh chịu cho Nhân Loài Tứ Chúng. Chỉ vì Phật Tử lạc lõng đảo điên hư vọng mới có như thế.”
–T.V.

Chúng sanh không biết Diệu Dụng của Chư Phật thường sanh bất đồng. Cứ mỗi căn bệnh tập nhiễm thì Phật phải có Diệu Dụng. Khi chúng sanh hết nhiễm Giác Ngộ, Phật hết Diệu Dụng.

Chúng sanh bị nhiễm ái Phật phải Dụng ái tháo gỡ cho hết ái nhiễm. Do đó việc thực hiện phi tướng cốt độ chúng sanh thoát sinh ái nhiễm thường bị chống đối. Chư Phật phải gánh chịu chẳng biết bao nhiêu việc làm độc hại, từng phút từng giây nhận cay đắng nguyền rủa của chúng sanh, Chân Phật Tử. Chỉ vì chúng sanh, Chân Tử đảo điên, hư vọng mới phản đối như thế.

Tỷ như bác sĩ giải phẩu ung nhọt cho đứa trẻ. Nó không biết lại la, hò hét phản đối bác sĩ. Khi hết bệnh lớn lên nó mới biết sự sai lầm của mình. Chúng sanh mê lầm dùng Nhân Sinh Trí phản đối chư Phật cứu độ cũng vậy, không khác đứa trẻ nhỏ kia.

Sự diệu dụng phi tướng của Ngài ở Nha Trang làm ồn ào chúng sanh chê bai, nguyền rủa từng giây phút không ngừng. Mục đích khai mở Hoa Pháp Tánh còn gọi Long Hoa để trị tâm bệnh mà đào tạo Thánh Chúng. Thật sự Hạ Lai này chỉ có Ngài mới ở trong lửa mà vẫn diệu dụng cứu độ sự mê lầm của chúng sanh.

“Hiện nay các Phật Tử cùng bậc tín tâm hãy nhận định lý chân trên hai trường hợp có Đức Tôn Phật đã Hạ Sanh nhưng đang còn ẨN như sau:

Trường hợp thứ nhất: Ngài xuất gia làm vị Hòa Thượng, làm vị Đại Đức hay Thượng Tọa.


Trường hợp thư hai: Ngài là Cư Sĩ tại gia có vợ có con cùng Tứ Chúng.”
–T.V.

Không nên trông chờ kỳ lạ như Núi Thất Sơn nổ Đức Di Lạc Tôn Phật từ trong núi đi ra như vậy không hợp với như nhiên. Do kinh sấm mà nhân sinh hiểu theo lý trí mê lầm.

“Nếu Ngài xuất gia Hòa Thượng, Đại Đức hay Thượng Tọa đương thời này Ngài vẫn có Bổn Đạo Tín Đồ từng lớp từng trình độ hiểu biết khác nhau, từ tâm lý hẹp hòi đến rộng rãi khoát đạt. Nhưng vấn đề phê phán chỉ trích của Nhân Sinh Trí vẫn còn, Ngài cũng bị chỉ trích như: Ngài thế này hay thế nọ hoặc thế kia, cùng thế khác, làm như thế phải như thế, Đạo Chúng mong sao Ngài từ lối ăn đến mức ở, từ sự Diệu Dụng nơi Ngài buộc Ngài phải làm y theo lý trí của Nhân Sanh Trí, mới bằng lòng tán thán, nếu trái ý với ý thức đương sanh nghi ngờ mê chấp. Rất hiếm bậc Tin Vâng từng theo lời chỉ dạy cốt lìa Ngã, Ngã Sở để tu trì chuyên đạt đến Chân Trí Phật Trí. Đứng trước trường hợp diễn cảnh mà Đức Ngài đã chịu biết bao cay đắng chát chua, chỉ vì nhận định chưa đồng nên mới có những điểm như vậy.” –T.V.

Nếu Ngài xuất gia mà muốn tận độ chúng sanh thì phải diệu dụng hữu tướng phi tướng thế nào cũng bị Phật Tử do mê lầm chỉ trích phê phán. Họ muốn Ngài phải nói năng, hành sự giống theo cái Ngã và Ngã Sở của họ mới được. Khi đã diệu dụng tận độ chúng sanh không sao tránh khỏi ồn ào, động loạn của người chung quanh nên Ngài phải chịu đắng cay chua chát từng lớp lớp trong từng phút từng giây vì họ không biết việc hóa độ của Phật.

“Bằng Ngài thể hiện Cư Sĩ Đồng Hóa Nhân Sinh vẫn có vợ, có con đồng với có Tín Đồ Đạo Chúng. Khi bấy giờ Tín Đồ Đạo Chúng có từng lớp người, có từng trình độ nơi hiểu biết khác nhau, nơi tâm ý chẳng đồng, có kẻ hẹp hòi, có bậc rộng rãi khoát đạt mà vấn đề phê phán chỉ trích của Nhân Sinh Trí cũng không ít, có thể nói: Ngài làm như thế này, hay thế nọ hoặc thế kia và thế khác phải làm như thế, cùng như thế, lại có phần chỉ trích phê phán còn hơn thế nữa, nào là lối ăn, mức ở, mỗi mỗi phải chịu trong mọi hình thức chê khen phỉnh báng. Về phần Ngài: Từ Diệu Dụng đưa Nhân Loại đến nơi chốn Đạo Đời Hợp Nhất khó nói khó giải, duy chỉ có Ngài biết thôi. Nhưng buộc lòng Ngài phải hứng chịu sự ràng buộc của Nhân Sinh Tứ Loài, chỉ lý trí của tất cả Nhân Sinh nó như thế.” –T.V.

Hiện kiếp này Ngài hiện Cư Sĩ dạy đạo chủ yếu đồng hóa Đạo và Đời cho nhân sinh nhận được chân lý. Ngài có vợ và sáu người con. Nếp sống cũng như bao gia đình, cũng có vui buồn, sướng khổ, giận hờn yêu thương. Vợ con cũng ồn ào và yên ổn. Cũng đòi hỏi nhu cầu cuộc sống.

Tứ Chúng trong Đạo có nhiều lớp nhiều trình độ khắc biệt chê, chống đối, phỉnh báng cho là phàm tục như bao gia đình khác. Mắt trần thấy, tai nghe đều chướng đối. Đạo hạnh là quả vị của Thánh Hiền ai cũng ưa thích Thanh, gia đình con cái có lúc lộn xộn vốn như nhiên, gia đình nào cũng một thể cách không khác. Đa số bậc tu không nhận được, đã vào theo chân lý mà còn nghi chấp bỏ đạo tất nhiều.

“Ngoài Đạo Chúng Tín Đồ còn về Con và Vợ. Con thì tự trách Cha sự đòi hỏi khờ dại, nơi mộng tưởng đua tranh nên thường nói: Cha tôi phải lo cho chúng tôi như thế này, như thế nọ hay thế kia, thật ra khó diễn tả hết, ai là kẻ đã từng sống giữa thời Hạ Lai mới thông cảm nổi, bằng thanh bình thịnh vượng chưa nhận định được thời Mạt Pháp Con Đối Với Cha, Vợ Đối Với Chồng. Về phần vợ thì lại nặng vào gia đình, do lẽ ấy nên Ngài phải qua rất nhiều trở lực quá đáng, phải chịu những gì khi bà vợ nổi lôi phong bối diễn.” –T.V.

Bên ngoài Tứ Chúng trong Đạo cùng Nhân Sinh thấy dị biệt sanh bất đồng. Bên trong gia đình con cái đòi hỏi nhu cầu ham muốn theo thời thế. Nhưng làm Đạo thì tiền và vật chất có rất hạn chế không thỏa mãn đủ cung cấp cho con nên Ngài cũng bị phiền trách, khó kể hết bối cảnh gia đình.

Còn phần bà vợ thương con cũng muốn con mình có đủ như những gia đình khác, cũng đứng về phía con nên Ngài cũng phải trải qua rất nhiều trận bà vợ nổi lôi phong. Còn những trận nổi lôi phong rối loạn do bà vợ ghen tuông, bất chợt Chân Phật Tử gần xa về thăm Ngài bắt gặp, thấy diễn cảnh kỳ lạ liền nghi chấp, gặp bạn bè đồng tu kể lại đồng bỏ đi biền biệt. Chỉ còn một Bồ Tát và ba Tôn Giả số còn lại thấy bối cảnh trốn hết. Có số ít sau trời êm biển lặng thỉnh thoảng ghé về. Chân Tử các tỉnh không bao giờ thấy việc này, số nghe được còn theo tu nay là Hộ Pháp ở các tỉnh thị hội Pháp Tạng tức Long Hoa Hội.

Xuất gia ở chùa thật khoẻ, tu hành yên yên tịnh tịnh. Thế mới biết Đức Bổn Sư thọ ký Đức Di Lạc Hạ Lai Đồng Độ, mở màng cho chúng sanh, cho bậc tu đủ lớp lớp, đủ trình độ.

“Ngoài gia cảnh còn có Thế Nhân viễn ảo mộng tưởng, sự nhận định Phật Đạo khắc biệt, nên thường xảy ra các Tôn Giáo cạnh tranh, các lối tu mâu thuẫn phê bình chỉ trích nhau quá kể, chính thật Phật Nơi Tự Tánh Không Tu, lại tu trong mộng tưởng đảo điên của thời lạc pháp. Chỉ vì Ngã, Ngã Sở mà có như thế.

Đối với ba đời Phật cùng các chư Phật đến mỗi một vị Phật hiện thế, lời nói như Ngài là duy nhất không hai, nhưng có ba phương thức khác nhau sự kết quả chu toàn nó sẽ về một. Thế nào gọi là: Ba phương thức khác nhau? Thứ nhất lời Ấn Chứng Phật nói. Thứ hai phương tiện Phật nói. Thứ ba tùy thuận Phật nói.”
–T.V.

Đây là tâm sự của Ngài trong chuyến Hạ Lai thời Mạt Pháp đã chứng kiến sự tu hành của tất cả Nhân Sanh Trí. Đối với ba đời Phật, lời nào cũng là lời Chánh Giác nhưng có bậc tu tin tuyệt đối, có bậc tu tin vừa, có bậc tin nhưng rất dễ nghi chấp bỏ tu nên chư Phật mới có ba phương thức nói:

–Thứ nhất lời Ấn Chứng Phật nói: Có nghĩa chỉ thẳng, nói thẳng sự mê lầm của bậc đang tu. Hàng Đại Bồ Tát, Bồ Tát, hàng Thánh nghe liền tán thán thi hành.

–Thứ hai phương tiện Phật nói: Có nghĩa nếu nói thẳng, chỉ thẳng vô minh thì bậc tu sẽ bỏ đi nên chỉ quanh co sau đến chỉ thẳng như Hàng Tiên Thần Trí, Chúng Sanh Trí.

–Thứ ba tùy thuận Phật nói: Bậc trí tuệ lung lạc, không vâng lời Phật, không thi hành lời Phật dạy. Tu tự ý kết quả vẫn theo ý nó muốn. Tự phá chấp tu bất tịnh không do Phật, Bồ Tát hướng dẫn nên Phật tùy thuận nói cho vừa ý cá tánh nó.

Đương thời Đức Long Hoa Tăng Chủ ra đời trong thời lạc pháp này, ngay trong Long Hoa Hội cũng có bậc tu tự ý, Ngài tùy thuận nương theo. Chưa sở đắc chân lý tự ý đi phi tướng rất nguy hại. Vì sao? Vì còn nhiễm bị vòng quanh trong lục đạo. Tu tự ý không vâng lời Ngài chỉ đạo, chỉ có tin Phật nhưng không biết việc Ngài diệu dụng, sở đắc của giả thuyết Ngài không chứng minh. Ngài bảo chứng minh là không có một phần ly ty sai chạy được mới chứng minh.

Khi ấn chỉ lời nói nơi Ngài như thế này:

"Các ông cũng nên biết. Ta là Phật đã thành, Các ông là Phật sẽ thành Chư Bồ Tát đến Đại Bồ Tát thảy đều công nhận, lời Phật nói quá đúng, khi Bồ Tát tu trì mới đoạt thấu nên nói:

Có tu mới có thành,
Chưa tu vẫn chưa thành,
Bổn lai vốn rành rành
Nhân sinh đều Phật Tánh.






Phật ấn chỉ dưới sự mê lầm của chúng sanh, Đui Điếc Ngọng Câm Ngài nói: Các ông cũng nên biết, đời nầy đến thời sau: Nếu các ông gặp Bồ Tát ra đời, hoặc Phật Hiện Thế kẻ đui liền đặng sáng. Người điếc đặng nghe. Ngọng câm biết nói. Bậc tê liệt biết đi. Ngài chỉ cho Nhân Loài thảy đều Câm Điếc Ngọng Đui Tê Liệt. Nếu không đui thời tại sao chưa nhìn thấy Phật. Chẳng điếc tai sao chưa nghe đặng lời Phật thuyết. Không câm vì sao chẳng thuyết pháp, bằng chẳng tê liệt tại sao trí tuệ chẳng suốt thông, nhập Chánh Định du hành vạn triệu cõi. Lời trên chân thật trực giác, còn Nhân Sanh Trí dùng vọng tưởng mong đợi Phật ra đời, Bồ Tát thị hiện chữa các con bệnh Đui Điếc Ngọng Câm, Tê Liệt theo lý trí hoài mong Nhân Loại tự đặt Đức Phật cùng Bồ Tát không hơn không kém với một vị Phù Thủy vậy. Đó chính lời Phật nói, ý chí phàm nghe bất đồng nó như thế.”
–T.V.

Vì ảo tưởng kỳ vọng của bậc tu chờ Long Hoa bằng kinh sấm như núi Thất Sơn nổ chuyện không như nhiên, trông chờ Đức Di Lạc làm chuyện Phù Thủy, dù Ngài có hiện thần thông cũng không đem đến Chân Giác.

“Lúc dùng phương tiện Ngài nói: Ngài đã nhìn vào vọng tưởng điên đảo của Chúng Sanh, nhìn nơi tham vọng mong ước của các bậc Tín Tâm. Nếu để nó như thế nó vẫn thành như thế, nó phải sinh vào các cõi Tiên Thần, do lẽ ấy Phật mới phương tiện nói các cảnh giới và các cõi Tiên Thần đến Tịnh Độ cùng Quốc Độ Phật Quốc. Làm cho tất cả phấn khởi phát tâm tu cầu đến quả vị Phật Trí Giải Thoát.”
–T.V.

Cõi Tiên Thần người thế gian mơ ước cho là sung sướng. Các cõi này vẫn còn sanh tử, tuổi thọ có hạn đến lúc già vẫn chết. Chỉ con đường giải quyết sanh tử luân hồi của Chư Phật mới bất tử. Đó là nơi an lạc nhất.

“Phật lại tùy thuận mà nói: Sự tùy thuận nơi Ngài không làm tổn thương Đạo Phật, chẳng làm mất Công Quả của các bậc đang tu, không phương hại đến Công Đức. Nếu có bậc xuất gia vào hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di tu trì thời gian lâu mau chẳng hạn, có Trí Tuệ hoặc giả chưa có Trí Tuệ đầy đủ. Nhưng tánh tình lung lạc, đạo hạnh khó gìn giữ phạm nhiều giới luật, làm cho tất cả Tứ Chúng phê chỉ rất nhiều, lúc bấy giờ Phật tùy thuận nói: Các ông chớ nên nói đến bậc này hoặc bậc kia cùng bậc nọ. Những bậc ấy thảy đều tu trì nơi Hạnh Nguyện. Có bậc hiện thân tu trì nguyện độ Súc Sanh, có bậc tu hành nguyện độ Ngạ Quỷ, có bậc tu trì nguyện độ Địa Ngục, có bậc tu hành nguyện làm Quỷ Dạ Xoa làm Càng Cát nên chỉ có những hạnh như thế làm như vậy. Đó chính lời Thiện Xảo mà Phật nói đến hậu quả vẫn y như thế. Qua thời nầy các tín tâm tu hành phá chấp hay dùng lối này để tu lối bất tịnh, tu theo sự Kiến Dục, chỉ vì Nhân Trí tham vọng mơ màng trên lý thuyết mà nó phải như thế.”
–T.V.

Trong tứ chúng Pháp Tạng, những chân tử tu công năng công đức còn yếu kém, họ tin Ngài nhưng không làm theo lời dạy do thiếu Vâng. Ngài biết Bổn Lai mỗi vị liền Diệu Dụng, tất cả đều ưa thích ái kính Ngài. Cả trăm bậc tu thiếu vâng lời, tự ý nào có hay biết, vì Ngài biết không làm gì hóa cải đố tật tập nhiễm của họ nên làm cho họ an trụ thích thú còn hơn. Vì vậy vị nào cũng thấy Ngài thương mình thứ nhất. Phật tùy thuận nói trình độ họ không sao hiểu biết nổi.

Có một bậc tu theo Ngài tự xưng Hoan Lạc và xưng Phật, Ngài tùy thuận làm họ thích thú nhưng quyết định không được Chứng Minh văn bảng dù là hàng Hộ Pháp cũng không có được.

Hàng Tôn Giả vị nào cũng tùy công năng công đức Ngài giao nhiệm vụ giúp đỡ hàng Hộ Pháp. Hàng Bồ Tát điều hành mối đạo thừa hành lệnh Ngài thật nghiêm túc –Vị xưng Phật, Ngài diệu dụng gạt ra vòng ngoài, đứng lơ lửng trong đạo không hề nhận một nhiệm vụ gì vì thọ ngã không gỡ được.

Gặp Phật ra đời mà biết nhận định tu cho đoạt chân lý cũng thật khó. Chỉ một sơ sót liền bị rớt vì tự giác phải cao độ mới ở gần Ngài, được Ngài dạy tỷ mỉ chẳng thiếu sót. Do quá khứ tu lung lạc bị thọ nhiễm đến thời Hạ Lai Mạt Pháp này pháp tánh không biến đổi được. Thật uổng phí một kiếp gặp Phật Chánh Giác.

“Đối với Chư Phật ba thời (Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai) cùng các Đức Phật nếu có Vị Phật Hiện Thể chứng minh tận độ chúng sanh, thời vị ấy trước tiên phải tùy theo thời như: Thời Thượng Kiếp, Trung Kiếp, Hạ Kiếp của chúng sanh mà Thị Hiện, lại tùy theo căn cơ lòng hoài vọng mà Hành Dụng đến khi chúng sanh nhận chân ít nhiều mới Diệu Dụng cốt hóa độ chúng sanh Tri Kiến Giải Thoát.”
–T.V.

Thời Trung Kiếp Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khai đạo, xã hội thời này chưa phát triển văn minh khoa học hiện đại tánh tình chúng sanh dễ ngộ nhập Phật Pháp.

Đến thời Hạ Lai Mạt Pháp này, Đức Long Hoa Tăng chủ nhìn thấy xã hội phát triển theo khoa học hiện đại quá mức, trình độ chúng sanh cũng bộc phát theo nên Ngài diệu dụng phi tướng cốt yếu đưa chúng sanh vào sâu Chân Lý cho kịp xã hội hiện đại, phá tan nghi chấp, chấp thủ dừng trụ đứng yên, từ đó chúng sanh nhận được sự họp hóa vạn pháp của Như Lai Tạng đang chuyển mình, nếu theo kịp sẽ sở đắc Như Lai Nhãn Tạng sau đến Trực Giác mà ngộ nhập con đường Tri Kiến Giải Thoát.

“Về Phật Trí nơi Phật, lại thường soi khắp ba thời hóa giải thành một. Là quán xuyến quá khứ Chư Phật đã thi hành, hôm nay Đức Phật phải làm, đồng chỉ dạy chư Bồ Tát rõ để làm. Lại diễn giải trong thời hiện tại tỏ rõ, hóa giải các ngăn chấp ngăn ngại để lướt qua từng lớp lớp nghi chấp, trí tuệ tăng trưởng tỏ tánh Trực Giác. Ngài tùy theo thứ lớp công dụng Đốn Tiệm tương song, làm cho tất cả Tứ Chúng hợp căn cơ, hợp trí tuệ đạo hạnh đoạt đến Phật Trí.”
–T.V.

Ba thời là thời Thượng Kiếp, thời Trung Kiếp và thời Hạ Kiếp soi khắp để hóa độ Tứ Chúng tu đến Giác Ngộ. Hóa giải ngăn chấp, ngăn ngại không thể ngồi nói mà được phải diệu dụng phi tướng trong thời này cho ngăn chấp, cho ngăn ngại sau nhờ hỷ xả đầy đủ bỗng Trực Giác xóa sạch ngăn chấp, ngăn ngại. Tùy theo trình độ Tứ Chúng Ngài dùng Đốn cho Ngộ sau dùng Tiệm Giáo lập lại Đạo Hạnh cho tương song đoạt Chánh Giác.

Thật khó khăn vô kể, nếu tự tu không sao hết ngăn chấp, ngăn ngại nên không bao giờ Trực Giác để có Trí Tuệ tiến dần đến Bồ Tát Trí.

“Lại vạch rõ cho Tứ Chúng nhận chân, tu như thế nào Chánh Báo, tu như thế nào Thọ Báo, Ngài dặn dò tỷ mỉ lưu lại đời Vị Lai để các bậc tu hành đời sau khỏi sai lạc trở thành Tam Tạng Kinh Điển ngày nay.

Phật lại Ấn Chứng Thọ Ký cho Vị Đại Bồ Tát Nhứt Sanh Bổn Xứ thành Phật để hoàn toàn Ba Thời Đồng Nhất, toàn diện rốt ráo Như Như gọi là Không Hai Tướng. Phật thường nói : Phật Diệu Dụng duy chỉ có Phật mới biết Phật mà thôi, cho nên giai đoạn Phật chỉ dạy cho Tứ Chúng Phật Diệu Dụng ba phương thức diễn nói, để cho Nhân Sanh nhận định đặng, chính ra Phật chỉ Ấn Quyết một phương thức khai thị, chớ chẳng có ba phương chi cả. Phật Trí soi khắp trong ba thời hóa giải duy nhất, mỗi một thời thọ ký chớ không có ba thời như trên đã nói.”
–T.V.

• Tu Chánh Báo: Tu sửa có tự tánh tỏ tánh, đến hóa giải, vận chuyển vạn pháp. Viên dung đoạt Chánh Báo.

• Tu Thọ Báo: Không tu sửa, tu theo ý muốn, tu định tưởng tướng Phật bị thọ báo Tiên Thần. Tu không thấy không biết vô minh dễ sa ba đường ác bị thọ báo A Tu La, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục.

Vô Minh không phải dễ thấy, dễ tháo gỡ nó. Duy có Chư Phật, Chư Bồ Tát mới chỉ được rõ Vô Minh mà thôi. Vô Minh thấy cạn sâu tùy theo công năng công đức. Thời Hạ Lai Mạt Pháp cả đời lắm bậc tu chưa thấy một pháp Vô Minh, trong lúc Vô Minh nhiều như đám rừng! Nói giỏi viết hay nhưng không nhận diện được Bổn Lai của Vô Minh tu uổng phí thời gian. Vậy học giỏi Phật Pháp để làm gì? Thấy Vô Minh, phá Vô Minh mới sạch Chúng Sanh Tánh, chờ bậc Chánh Giác khai mở Trực Giác mới có ngày Giác Ngộ.

“Nên chi khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ấn chứng thọ ký Di Lạc Tôn Phật thành Phật, lúc bấy giờ nơi hội trường tất cả thảy đều nhận định hai tướng nhận định ba thời (Quá Khứ, Vị Lai, Hiện Tại) Đức Di Lạc thành Phật. Liền sau khi đó Đức Duy Ma Cật, Ngài là một vị Cổ Phật, thật biết sự nhận định sai lầm của Tứ Chúng hội trường làm mất lời vàng của Đức Chí Tôn nên chi Ngài hỏi Bồ Tát Di Lạc? - Ngài Di Lạc, Đức Thế Tôn thọ ký cho Ngài một đời sẽ được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật, đó là đời nào Ngài đặng thọ ký? Nếu đời quá khứ chăng? Đời vị lai chăng? Đời hiện tại chăng?

Quá khứ thì quá khứ đã qua, bằng vị lai thời vị lai chưa đến còn hiện tại thì hiện tại không dừng, chính lời hỏi của Duy Ma, chỉ vào ba thời đồng nhất thọ ký Không Hai Tướng, ba phương thức lời của Phật thảy đều Khai Thị Chứng Tri Phật Trí.”
–T.V.

Khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật quyết định thọ ký đức Di Lạc Tôn Phật, lúc bấy giờ nơi hội trường Tứ Chúng đều lấy hai tướng Sanh và Diệt để nhận định. Dù cho bậc tu gặp Phật Chánh Giác mà chưa giác ngộ thì Quá Khứ, Vị Lai, Hiện Tại ba thời đều lấy tướng tương đối để nhận định Đức Di Lạc Tôn Phật đều lầm lẫn.

Vị Cổ Phật Duy Ma biết được sự nhận định sai lầm của Tứ Chúng chưa nhận định được sự thọ ký tuyệt mỹ này chính là chỉ thẳng Pháp Vô Sanh Tam Thừa. Ngài Duy Ma liền hỏi, Bồ Tát Di Lạc giải Bí Tạng này.

Quá khứ thì quá khứ đã qua, bằng vị lai thời vị lai chưa đến còn hiện tại thì hiện tại không dừng. Vậy thời nào mà Bồ Tát Di Lạc được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?

Đến nay thời Hạ Lai Mạt Pháp Đức Di Lạc giải Bí Tạng như vầy:

Ba thời đồng nhất có nghĩa: Từ vô thỉ vô chung Phật Quả Vô Thượng vốn sẵn có nơi chúng sanh tại tu chưa đủ công năng công đức, chưa trực hiện chớ đâu phải chờ 2500 năm sau mới đoạt được. Khi Trực Giác liền nhận được sự Khai Thị của Đức Bổn Sư: Phật quả vốn ba thời đều sẵn có. Nó đồng Nhất Tướng, không hề có hai tướng, là chơn tâm thanh tịnh viên dung, chung cùng vô thỉ vô chung, thường còn bất biến.

Ngày 24 tháng 12 âm lịch năm Nhâm Thân, tức năm 1992, tôi đại diện Tứ Chúng Pháp Tạng tổ chức đại lễ kỷ niệm ngày Đản Sinh thứ 75 và cũng là kỷ niệm mùa Hồi Sinh hy hữu của Đức Vô Thượng Tôn Long Hoa Tăng Chủ.

Hồi Sinh có nghĩa Bậc Chánh Giác như Ngài đã tận thành việc phân thân Tứ Đại, muốn ở thế gian hay lúc đã nhập Bát Đại Niết Bàn mà muốn hiện thân bất cứ nơi nào đều tùy ý dùng thân Tam Muội thị hiện như lúc còn sống tại thế gian.

Ngài đã tận dụng Đại Phương Tiện ngay cả nhập tận diệt định tận độ chúng sanh thật thậm thâm vi diệu, thật kín nhiệm mà Nhân Sanh Trí cùng Tứ Chúng trong Long Hoa chẳng ai hay biết. Ngài nhớ lại lời Đức Bổn Sư, thời Hạ Kiếp ông phải thị hiện bệnh Thần Kinh để Tận Độ chúng sinh mới Hồi Sinh.

Sau đại lễ Vị Cổ Phật Duy Ma liền thị hiện gặp Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc tại tịnh thất ở Nha Trang. Ngài Duy Ma hỏi:

- Nghe nói ông đoạt quả Vô Thượng vậy ông để nó ở đâu?

- Đức Di Lạc: Tôi để nó ở chỗ đó.


- Ngài Duy Ma vừa cười vừa nói: Hay, Hay, thật tuyệt, danh bất hư truyền. Rồi Ngài Duy Ma cười đi ra khỏi tịnh thất.


“Để nó ở chỗ đó” trong Long Hoa Hội không ai giải được Mật Tạng này, thực tế duy chỉ có Mục Kiền Liên Bồ Tát thi hành Ma Ha Tát giải sạch được cho cả Ngài Xá Lợi Phất và các Tôn Giả, Hộ Pháp ở vòng Trung Ương. Họ vui thích, hoan hỷ bảo chưa từng nghe nay được nghe.

“Dưới sự nhận định bất đồng có từ ngàn xưa chớ chẳng phải thời Mạt Pháp nầy mới có, từ Nhân Sanh trí cho đến Phật Trí vốn sẵn nơi Mê và Ngộ, khi mà trí mê mong làm thế nào đoạt đến ngộ trí cũng chưa đặng. Đến lúc ngộ trí muốn trở thành trí mê cũng chưa xong, duy chỉ có tu hành vượt qua tất cả Trí Giới đoạt đến Giác Chân rốt ráo thành Phật mới đặng mà thôi.” –T.V.

Thực tế bậc tu vượt qua giới vô cùng khó, kỳ Hạ Lai thời Mạt Pháp này hiện diện đầy đủ chư Tổ thời quá khứ, cho thấy không vị nào vào giới tự vượt khỏi giới nổi, giỏi lắm chỉ tu tự tánh tỏ tánh. Tỏ giới còn hóa giải, vận chuyển qua khỏi giới rất hiếm hoi. Nó thuộc quả tu chứng, quá ư khó! Chỉ bậc tín tâm nào thành thật tâm, thiết tha tâm còn phải có đủ trí tuệ hộ trì vết chân Ngài đi trên đường Chánh Quả mới được cơ hội khai thị, dắt dẫn, tháo gỡ pháp giới cho thôi.

Kinh điển của Ngài đang còn nghi bút:

Thiên môn đâu suất tọa
Hạ lai vô thượng tôn.

Đức Bổn Sư thọ ký Di Lạc Tôn Phật thời Đương Lai Hạ Sanh. Dưới cây Long Thọ đoạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, khai hội LONG HOA nhiếp độ các Tiên Thần tận độ Chúng Sanh thành Phật có Kinh Sấm lại nói:


Thất Sơn bảy ngọn núi dài,
Chừng nào vang nổ Vương Đài khai hoa

Từ nơi kinh điển lời vàng của Đức Phật, từ các Sấm Kinh dụng tưởng tương sanh phối hợp làm cho tất cả cố công tu hành chờ ngày Khai Hội. Thật cao quý thay! Thật đáng quý mến thay! Các Phật Tử quyết tâm cầu đạo hao công tốn của chẳng biết bao nhiêu. Nhưng đáng tiếc thay! Cầu đạo tự nơi đáy lòng mãi dùng Nhân Sanh Trí mãi dụng lối hoài mong Hai Tướng tu cầu. Nếu tu hành cầu Đạo Chánh Giác thì phải tìm Chơn Tánh để tu qua các chướng đối tâm không quái ngại sở đắc Nhãn Tịnh Nhĩ Thông mới nhìn thấy Đức Di Lạc Hiện Thế tại Việt Nam nầy.”
–T.V.

Như đã trình bày, cây Long Thọ có nghĩa là hóa thân một kiếp của Đức Di Lạc. Nếu Nhân Sanh Trí, Tiên Thần Trí tìm cây Long Thọ, chẳng lẽ cái cây này mà làm cho Ngài Chánh Giác sao?

Nay đã đến lúc Mạt Pháp Ngài mới Hạ Lai tu hành trải qua bao gian lao thử thách, bao đắng cay nơi vợ và con cùng nhân gian.

Thất Sơn bảy ngọn núi dài, ý chỉ là vợ và sáu người con cộng lại là bảy ngọn núi Hỏa diệm Sơn to lớn.

Chừng nào vang nổ Vương Đài khai hoa. Khi Ngài có vợ bé dụng phi tướng là Pháp Bất Tịnh, vợ và sáu con Ngài nổi lôi phong làm náo động, trong đạo và nhân gian ai thấy cũng cho không phải là đạo Giác Ngộ của Đức Di Lạc, không ai nhận định được Long Hoa gì mà kỳ lạ quá không giống lối tu ở đâu cả. Chỉ có số ít không chướng tiếp tục theo Ngài để được mở Bảo Pháp. Tất cả Hoa Pháp Tánh lúc này trổ cực mạnh gọi là vang nổ. Cũng là lúc điều ngự, hóa giải, vận chuyển cho ổn là Thanh Tịnh Tâm đến kết quả Đạo Vô Thượng.

Trong lúc đó Nhân Sanh Trí, Tiên Thần Trí trông chờ núi Thất Sơn ở Tỉnh Châu Đốc nổ theo Kinh Sấm làm ngăn che không cho những bậc trông chờ Long Hoa vào được với Đức Di Lạc.

Tất cả đều dùng Tưởng để hoài mong Long Hoa. Tưởng là tướng sanh diệt hai tướng tu cầu này bị chìm trong cơn mê dài của sanh tử. Trong lúc Chư Tổ, Chư Hộ Pháp, Bồ Tát quá khứ tu theo Chơn Tánh mới nhìn nhận chính Ngài khai Long Hoa Hội tại thành phố Nha Trang của nước Việt Nam.

“Vì sao? Vì Việt Nam là giống Tiên Rồng hoa Đàm nở tại Việt Nam gọi là Long Hoa Nhất Tướng đầy đủ các bậc tu Tiên, tu Thần, tu Thánh, tu Phật vốn ở trong một nước Việt Nam tạo thành LONG HOA TẬN ĐỘ. Khi nghe đặng lời nói chân thật này không hai tướng khuyên các bậc tu hành hãy hóa giải nghi chấp, dùng Tự Tánh Chơn Tánh nhận định mới tỏ rõ lời nói bất nhị, chớ vì nghe lời nói nầy mà phát sinh bộc khởi Tự Ngã xem như lời nói biện luận mà chướng đối thời rất phí một kiếp Hạ Lai khó gặp, khi có chướng đối ngăn ngại chưa phải tự ngã của các ông chướng đối ngăn ngại mà là tu trì chưa đầy đủ khả năng nghe được, đôi lúc nghe được lại vướng vấp loài Ma Ba Tuần làm cho khó gặp.” –T.V.

Năm 1976 khi diễn cảnh trong gia đình hỗn loạn, Ngài điều ngự và gánh chịu. Ngài khuyên các bậc tu trong Long Hoa cùng các bậc tu ở ngoài nên nhìn diễn cảnh hỷ xả, chớ có nghi chấp dừng trụ, nếu chấp nghi nên hóa giải vì đó là Long Hoa đưa bậc tu đến Chánh Đẳng Chánh Giác. Không nên lấy cái nhận định hai tướng sanh diệt của Tiên Thần Trí, Nhân Sanh Trí mà phỉ báng uổng một kiếp tu hành rất khó gặp đặng Long Hoa ra đời, Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc đang thề nguyện tháo gỡ tất cả Hoa Pháp Tánh cho chúng sanh không còn bờ ngăn.

Khi Long Hoa khai hỏa cũng có những bậc tu không chấp không chướng, nhưng trong thân mạng bị Ma Ba Tuần làm cho đứng riêng không đến với Ngài những lúc cần nghe, cần thấy hỗn loạn nên cũng chẳng biết gì tháo gỡ sâu Hoa Pháp Tánh.

“Khi nhận định đặng Việt Nam tiêu biểu cho Tiên Rồng, Hoa Đàm nở tại Việt Nam, Phật ra đời nơi đất Việt gọi là: VIỆT NAM LONG HOA NHẤT TƯỚNG trên dãy đất có đầy đủ Tôn Giáo, đầy đủ các bậc tu hành thứ lớp không thiếu sót, hội tề trang nghiêm quốc độ, thì không còn lấy một nghi, duy chỉ chính mình tự trách lấy mình chưa trọn Tin nên chưa Tròn Giác.

Còn nhận định về cây Long Thọ đồng với Đức Phật Tôn Di Lạc đều một tướng không khác mấy với Việt Nam Long Hoa vậy. Bằng nhận định Hai Tướng có cây Long Thọ có Tướng Tôn Phật Di Lạc, không lẽ cây Long Thọ đem đến cho Ngài Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hay sao? Còn phần Ngài lại ấn chỉ cây Long thọ Chánh Giác hay sao? Phật Đạo thì duy nhất Chân Tôn trực giác không hai tướng mà Giác, đó chính là lời Chân Truyền Nhất Tôn vậy.”
–T.V.

Đức Di Lạc Tôn Phật ra đời khai đạo ở tỉnh Khánh Hòa nước Việt Nam. Bấy giờ các Tôn Giáo khác đều có đại diện vào tu theo Pháp Tạng Phật Giáo chính là Long Hoa. Những vị nầy không hề có xa lạ mà quá khứ đã từng theo tu Đức Bổn Sư cách đây 2539 năm Phật Lịch, nay lai sanh đã có sẵn căn cơ, đủ các trình độ tu chứng Tiên, Thần, Thinh Văn, Duyên Giác, A La Hán, Bích Chi, Bồ Tát. Chỉ khác nay không dụng Thiên Thừa Hạnh (hạnh Xuất Gia) mà dụng Nhân Thiên Hạnh (hạnh Cư Sĩ), chủ yếu Ngài diệu dụng cho tất cả vào thấy, nghe pháp động, bất tịnh cho khỏi chướng đối, qua được quái ngại không còn quái ngại đặng Tự Tại Đại Bi Tri Kiến Giải Thoát.

Phần Ngài thực hiện Quốc Độ Trang Nghiêm Nhất Tướng. Đó là một lối tu duy nhất trực giác không hai tướng vọ vạy sanh diệt, tối sáng được về với Chân Tôn.

“Nhận định về Kinh Sấm để nói: Kinh Sấm lối nhận định thường hấp thụ NHỊ NGUYÊN, sống nơi tương đối lý tưởng thường tưởng định tưởng nên có rất nhiều lý đoán hợp thành tương sanh chấp nhận. Sống như thế, không khác nào sống trên khói thuốc lá, khi khói thuốc bốc lên, kẻ chưa biết thì chạy theo khói mà lý đoán, bậc kiến thức biết tìm lẽ sống thực thể nguyên lý vững vàng thì bậc này nương theo khói thuốc, tìm đến tận gốc thực thể điếu thuốc đồng với lửa của thuốc. Đối với Nhị Nguyên tương đối định tưởng và lý đoán chấp nhận gọi là Sống Điên Đảo chưa thực thể.” –T.V.

Đa phần tất cả bậc tu Tiên Thần Trí, Nhân Sanh Trí đều tin Kinh Sấm theo nhận định cá tánh. Nhị Nguyên là hai tướng Có-Không, Tăng-Giảm, Đúng–Sai, tức hai tướng sanh diệt, lối nhận định tương đối do ưa thích theo lý tưởng, do mơ ước thường tưởng, do ham muốn theo cá tánh gọi là Định Tưởng. Những lý đoán về Long Hoa Đức Di Lạc ra đời này chạy theo tin đồn hoài vọng không thực thể Tánh Chơn Giác.

Bằng bậc biết nương vào Kinh Sấm tự nhận định cảnh trước mắt bà vợ và sáu người con nổi lôi phong ầm ỹ gây bối diễn hỗn loạn là núi Thất Sơn nổ, liền sống thực thể theo Chơn Tánh không còn sống hoài vọng điên đảo. Chừng đó biết nhận Đức Di Lạc Tôn Phật đang đi, đang hành nguyện tận độ chúng sanh tánh và cũng chính mình nghìn năm nay mới được ở trong Long Hoa tu tập cầu Giác Ngộ Rốt Ráo./-