–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

65. Thể Dụng

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 31925)
65. Thể Dụng
“Bồ Tát phát tâm dũng mãnh, tu nơi tâm dũng mãnh, Tối Thắng vạn cảnh cách ngăn, chí không nhàm chán, năng lực bồi dưỡng thêm đến giai đoạn Trí Lực. Trí Lực là một trí chúng sanh vô biên thề nguyện độ. Trí này chịu đựng tất cả, tùy thuận tất cả, dung hòa tất cả, nhiếp thâu tất cả trưởng thành Nhất Thiết Trí.

Lại nữa: Trí Lực Công Đức Phẩm cúng dường Như Lai Phật, Trí Lực trải qua vô tận thế giới Đại Hải Trí thành đạt Nhất Thiết Trí. Trí Lực khó giải hết đặng, dù mang tất cả Tam Tạng Kinh để tán thán Công Đức Phẩm, Bồ Tát độ sanh trải qua hằng hà sa số kiếp, mỗi kiếp có vô lượng công đức, thời công đức ấy nhiếp trí, nhiếp tuệ, sáng soi khắp Diệu Quang, Phổ Quang, hằng hà sa số Quang, thành đạt Năng Lực, Tiềm Lực, Chủ Lực, Nhẫn Nại Lực, Bất Thối Chuyển Lực, tận tận vượt tầm bên kia lực mới có Nhất Thiết Lực tận tận hoàn Chánh Giác. Thiền Sư nhìn hư không tận tận cũng thế.”
–T.V.

Chúng sanh Vô Biên Thề Nguyện Độ có nghĩa vô biên Chúng Sanh Tánh, vô biên vọng tưởng phải nhận định độ cho sạch chẳng còn một chủng nào chưa độ mới có Trí Lực. Trí Lực gọi là Đại Hải Trí đã thành tựu Nhất Thiết Trí. Bồ Tát phải dũng mãnh tối thắng vạn diễn cảnh, không còn ngăn cách dừng trụ, xem diễn cảnh là món ăn của Bồ Tát nên chí bền không còn khởi nhàm chán, chịu đựng độ khổ, hóa giải tùy thuận, dung thông tất cả trí nơi chúng sanh thành tựu Nhất Thiết Trí. Nhất Thiết Trí không còn tăng hay giảm, không vứt bỏ cũng không giữ lấy. Thiếu kém công đức thì phải bổ sung, còn tăng lên phải giảm xuống mới thông con đường lui tới, tới lui nơi vạn pháp được Trực Giác quân minh thông suốt Bát Nhã Tâm Kinh.

“Trí dụng phân phối vô lượng vô biên vô số Trí, chung gồm tất cả Tam Thiên từ Nhân Sanh Trí, Thiên Sanh Trí, Tiên Thần Thánh Hóa Trí, Bồ Tát Trí cùng Phật Trí, đã nơi dụng hệ thống Trí Dụng, dù cho Thiền Trí, Giác Trí vẫn chưa thoát khỏi Dụng. Vì sao? Vì Thiền Trí vẫn Thiền Dụng, Giác Trí không ngoài Giác Dụng. Có như thế nên tu lìa Ngã, Ngã sở chính lìa Dụng, không Trụ, không chứng pháp Bất khả đắc lìa Dụng nhiếp thâu bá thiên vạn trí, trở thành Bát Nhã Trí, tỏ rõ các chủng trí không thiếu sót, sở đắc Nhất Thiết Chủng Trí, sạch Dụng Nhất Tâm Đảnh lễ thành Phật.” –T.V.

Tánh là cái Dụng của Như Lai, Trí cũng là cái Dụng của Như Lai, cho đến Pháp Thân, Pháp Giới, Pháp Tánh, Như Lai Tạng, Chân Như cũng là cái Dụng.

Trí Dụng có vô số lớp lớp như Nhân Sanh Trí, Thiên Sanh Trí, Tiên Thần Thánh Hóa Trí, Bồ Tát Trí cùng Phật Trí bao gồm tất cả Tam Thiên. Dù cho Thiền Trí, Giác Trí cũng là Dụng của Như Lai.

Bậc tu Giác Trí cũng cần lìa Ngã, Ngã Sở không trụ, không đắc mới thoát khỏi Dụng. Vì còn Dụng là còn Giới.

Cần nhiếp thâu bá thiên vạn trí dung thông trở thành Bát Nhã Trí tỏ rõ từng chủng trí chẳng còn thiếu sót chủng trí nào mà sở đắc Nhất Thiết Chủng Trí.

Bậc tỏ thông Nhất Thiết Chủng Trí phải hành đầy đủ Tịnh, Bất–Tịnh, Hữu–Tướng, Phi–Tướng thuộc hàng Đại Bồ Tát mới biết tận tường thực hiện viên dung.

Nói thì dễ, đọc hiểu nhưng tâm trạng thực hiện thoát Dụng Trí là cả vấn đề, tùy Chí Dũng giải tâm làm cho tâm thông. Bằng chấp trụ, tâm đứng yên bị sa vào Tịnh Biệt Tâm. Cần vượt chướng ngại cần nương nhờ Dụng đưa tâm thoát khỏi Dụng gọi là Giải–Thoát chớ không có chi Giải–Thoát.

“Thiện tai! Thiện tai! Sơn hà đại địa cho đến toàn thể Chân Như đều lầm nơi Trí Dụng, mơ màng Giác Dụng. Hàng Bồ Tát, trụ mà không trụ lìa Dụng, viên thông, không đắc mà vượt tầm Trí Dụng, cho đến Kim Cang Kinh. Như Lai không thuyết pháp, Tu Bồ Đề không nghe pháp, cốt sạch Dụng chứng tri. Bằng Như Lai thuyết pháp, Tu Bồ Đề nghe pháp chứng tri, thì chứng tri nơi Trí Dụng? Khéo thay Chí Tôn vi diệu!” –T.V.

Khi lầm mê Trí Hóa không sao kể hết, phải bị Dụng điều động Tâm. Bồ Tát phải giải dụng, tận thấu Dụng mà hóa cho sạch sẽ trơn liền Dụng. Bồ Tát tỏ thấu dừng trụ mà không trụ viên dung lìa Dụng. Không đắc mà đắc thoát Dụng. Tôn giả Tu Bồ Đề nghe pháp nhưng không chấp hiểu biết nơi-nghe được tự-biết cốt Trực Giác Trí Dụng. Bằng Như Lai thuyết pháp Tu Bồ Đề nghe pháp chứng tri thì chứng tri nơi pháp của Như Lai chứ chưa có tự-biết vẫn còn bị-biết nơi Trí Dụng. Không y Kinh cũng chẳng ly Kinh thoát Trí Dụng, không còn mơ màng Giác Dụng.

“Trí Dụng là tấm tuồng Vật Hóa, vạn vật thảy đều hóa sanh sanh hóa, từ cây cảnh núi sông chung cùng nơi Dụng cho đến kiếp nhân loài chịu chung cuộc của Vật Hóa Sanh qua từng kiếp kiếp sanh hóa, muôn hình vạn tướng. Từ một nhân sanh, trải qua cho đến Chánh Giác đã từng làm vật hóa sanh theo Trí Dụng, nhiều lớp Dụng như: thú vật, hình thể vật, thượng cầm hạ thú, nhà giàu, nhà sướng, nhà khổ đủ mùi vị, có nghĩ Nhãn Quang nhìn thấy bao nhiêu loài thời chính mình đã từng vướng bị vật hóa sanh ra loài ấy. Gọi là Luật Nhân Quả không cùng. Do nơi đâu mà có như thế, do nơi Dụng mà Vật Hóa Dụng Sanh.” –T.V.

Tất cả núi sông, cây cảnh, các loài súc vật cho đến Nhân sinh cũng không thoát khỏi cái Dụng của Như Lai. Do Trí Hóa mà bị Dụng sanh muôn trùng. Nếu một nhân sinh đã từng nghĩ, đã từng thấy con vật gì là đã từng bị Dụng sanh làm con vật đó nhiều lần. Đức Di Lạc Tôn Phật Ngài đã từng thấu tận tận nên ghi lại. Thế mới biết Luật Nhân Quả không chừa một ai. Chủng tánh nó thế nào đầu thai làm giống đó không sai chạy. Diễn tả không hết được.

Khi Đức Bổn Sư Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật, Ngài cũng đã từng bảo: Nhìn cát sông Hằng nhiều vô lượng vô biên, vô kể nhưng một hạt cát là một kiếp sanh tử của Ngài. Biết sự vật hóa sanh như vậy Chư Phật mới chí tình hướng đạo để Bậc tu sửa tánh không bị lộn vòng súc vật. Bậc tu cầu vái van xin không tu sửa tánh, còn bị Dụng sanh làm cầm thú là lẽ thường. Dụng này vừa dứt sanh Dụng khác gọi là sanh tử luân hồi. Con đường sanh diệt, diệt sanh nhiều kiếp đổi thay do tùy thói quen tập nhiễm kiến tạo thành hình. Nó muốn khởi ác, làm nhiều điều độc ác, nó phải vào nơi ác thọ nghiệp qủy, súc vật hạ cấp. Nó muốn thiện căn, thiện chí, nó về thượng sanh mà Chánh Báo Người, Tiên, Thần do nơi tánh tình cùng nơi hành sự của nó tạo thành.

Thời Hạ Lai tàn canh, Đức Di Lạc Tôn Phật đã tận thấu nơi lầm lẫn của chúng sanh nên minh thuyết cho nhân sanh tứ loài nương theo y tôn, y chỉ đã vạch tu đến kết quả thành đạt mà thôi. Nếu hiện tại nhân sanh không tu sai lầm, còn giữ y chỉ của Đức Thế Tôn thì Đức Di Lạc Tôn Phật hạ sanh làm chi! Bồ Tát phát Đại nguyện tận độ chúng sanh từ nay vẫn nối truyền cứu độ tiếp chúng sanh cốt đánh thức chúng sanh. Lại còn dụng công ra vào sanh tử không nhàm chán tử sanh, trưởng thành Ma Ha Tát. Bậc Bồ Tát Ma Ha Tát sạch sẽ, thấu đáo không còn khởi Ngã Sở, thật tỏ Ngã Sở thảy đều Ngã Dụng vào biển pháp vi diệu thật tuyệt mỹ, lại trọn hưởng Bát Nhã, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa./-